BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ------- Số: 4360/QĐ-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015 |
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT);
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, thẩm duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/04/2013 của Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ văn bản số 6106/VPCP-CN ngày 25/10/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc “Ủy quyền Bộ trưởng Bộ GTVT tổ chức thẩm định và phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020 theo đúng quy định hiện hành”;
Căn cứ Thông tư số 61/TT-BGTVT ngày 27/10/2014 của Bộ GTVT quy định tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bố Danh mục phân loại cảng thủy nội địa.
Căn cứ Quyết định số 3082/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia; Thông tư 36/2012/TT-BGTVT ngày 13/9/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia;
Xét tờ trình số 2226/TTr-CĐTNĐ ngày 13/10/2015 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình về việc “phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Phần quy hoạch các tuyến vận tải chính và rà soát tĩnh không cầu)”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Khu vực phía Bắc (gồm 17 tuyến)
- Tuyến Hải Phòng - Hà Nội qua sông Đuống đổi tên thành tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì qua sông Đuống dài 154,5 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp II. Tĩnh không các cầu xây mới từ Hải Phòng đến cầu Bình tối thiểu đạt 9,5 m; từ cầu Bình lên thượng lưu tối thiểu đạt 7 m.
- Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua sông Đào Hải Phòng, sông Luộc, từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc dài 264 km): Giữ nguyên quy hoạch cấp II (riêng đoạn từ cửa Văn Úc đến cầu Khuể là cấp đặc biệt). Tĩnh không cầu quy hoạch các đoạn tuyến như sau:
+ Sông Đào Hạ Lý (Hải Phòng) dài 3 km: Đoạn từ ngã ba Xi Măng (sông Cấm) đến ngã ba sông Rế, các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 4,75 m; đoạn từ ngã ba sông Rế đến ngã ba Niệm các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 7 m;
+ Sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Kênh Khê, sông Luộc: Các cầu khi xây dựng mới tĩnh không tối thiểu đạt 7 m;
+ Đoạn sông Đào Nam Định từ ngã ba sông Đáy đến cảng Nam Định phục vụ tàu pha sông biển đến 1.000 T giữ nguyên quy hoạch cấp II; đoạn hạ lưu từ ngã ba sông Đáy đến cầu Đò Quan không cầu xây mới đạt 9 m, đoạn thượng lưu từ ngã ba sông Hồng đến cầu Đò Quan tĩnh không cầu xây mới đạt 7 m;
+ Tuyến sông Đáy đoạn từ ngã ba sông Đào Nam định đến Ninh Bình, phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000 T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, điều chỉnh quy hoạch từ cấp I lên cấp đặc biệt.
- Tuyến từ cảng Hà Nội đến cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ), dài 196 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp I, đoạn cửa Lạch Giang đến kênh nối Đáy - Ninh Cơ là cấp đặc biệt.
- Tuyến cửa Đáy - Ninh Bình (từ cửa Đáy đến cảng Ninh Phúc) dài 72 km: Phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, điều chỉnh quy hoạch từ cấp I lên cấp đặc biệt.
- Tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình (qua cửa Lạch Giang, kênh nối Đáy - Ninh Cơ) từ cửa Lục đến cảng Ninh Phúc dài 178,5 km: phục vụ tàu 3.000 T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, giữ nguyên quy hoạch cấp đặc biệt.
- Tuyến Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai từ cảng Hà Nội đến ngã ba Nậm Thi (thành phố Lào Cai) dài 365,5 km; cụ thể:
+ Đoạn Hà Nội - cảng Việt Trì dài 74 km trên sông Hồng: Giữ nguyên quy hoạch cấp II;
+ Đoạn từ Việt Trì - cảng Yên Bái dài 125 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III;
+ Đoạn từ cảng Yên Bái - ngã ba Nậm Thi (Lào Cai) dài 166 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp IV; nghiên cứu xây dựng đập dâng nước, âu tầu kết hợp thủy điện để nâng lên cấp III.
- Tuyến Việt Trì - Hòa Bình từ cảng Việt Trì đến cảng Hòa Bình dài 74 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III.
- Tuyến Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang dài 186 km:
+ Đoạn từ Việt Trì - Tuyên Quang (ngã 3 Lô Gâm) dài 115 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III;
+ Đoạn Tuyên Quang từ ngã 3 Lô Gâm đến hạ lưu đập thủy điện Tuyên Quang dài 71 km: Đoạn từ Tuyên Quang đến Chiêm Hóa giữ nguyên quy hoạch cấp IV, đoạn từ Chiêm Hóa đến đập thủy điện Tuyên Quang (Na Hang) điều chỉnh đạt cấp V.
- Tuyến Phả Lại - Đa Phúc từ cảng Phả Lại đến cảng Đa Phúc dài 86 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III.
- Tuyến Phả Lại - Á Lữ từ cảng Phả Lại đến cảng Á Lữ dài 35 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III.
- Tuyến Ninh Bình - Thanh Hóa từ cảng Ninh Phúc đến cảng Lễ Môn dài 129 km:
+ Đoạn sông Đáy từ cửa Đáy đến Ninh Bình dài 72 km, phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000 T (giảm tải) cập cảng Ninh Phúc, điều chỉnh quy hoạch đoạn tuyến này từ cấp I lên cấp đặc biệt;
+ Đoạn sông Lèn từ bến Đò Lèn ra cửa Lạch Sung: Điều chỉnh đạt cấp I;
+ Đoạn sông Vạc, sông Lèn (từ bến đò Lèn đến ngã ba Bông), sông Mã (từ ngã ba Bông đến cảng Lệ Môn): Giữ nguyên quy hoạch cấp III;
+ Các đoạn tuyến còn lại (kênh Yên Mô, kênh Nga Sơn) quy hoạch cấp IV, các cầu xây mới tĩnh không thông thuyền tối thiểu đạt 5,0 m.
- Tuyến Vạn Gia - Ka Long từ Vạn Gia đến bến Ka Long (thành phố Móng Cái) dài 17 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III.
- Các tuyến vùng hồ (05 tuyến) bao gồm: Tuyến vùng hồ Hòa Bình dài 203 km; Tuyến vùng hồ thủy điện Sơn La từ đập thủy điện Sơn La đến đập thủy điện Lai Châu dài 175 km; Tuyến vùng hồ thủy điện Lai Châu từ đập thủy điện Lai Châu đến thượng lưu dài 64 km; Tuyến vùng hồ thủy điện Thác Bà từ đập thủy điện Thác Bà đến Cẩm Nhân dài 50 km; Tuyến vùng hồ thủy điện Tuyên Quang từ đập Tuyên Quang lên thượng lưu theo sông Gâm cũ dài 45 km: Điều chỉnh quy hoạch cấp III.
b) Khu vực miền Trung (gồm 10 tuyến)
- Tuyến sông Mã từ cửa Lạch Trào đến Hàm Rồng dài 19,5 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp II.
- Tuyến sông Lèn từ cửa Lạch Sung đến bến đò Lèn dài 23,5 km: Tuyến phục vụ cho tàu 1.000 T ra vào cảng sông Lèn, điều chỉnh quy hoạch đạt cấp I.
- Tuyến sông Lam dài 108 km:
+ Đoạn từ cửa Hội - Bến Thủy dài 19 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp I;
+ Đoạn từ Bến Thủy - Đô Lương dài 89 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III, các cầu xây mới tĩnh không tối thiểu đạt 5 m;
- Tuyến sông Nghèn từ cửa Sót đến cầu Nghèn dài 34,5 km:
+ Đoạn từ cửa Sót đến cảng Hộ Độ dài 14 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III;
+ Đoạn cảng Hộ Độ - cầu Nghèn dài 20,5 km: Điều chỉnh quy hoạch từ cấp III xuống cấp IV.
- Tuyến sông Gianh từ cửa Gianh đến Đồng Lào dài 63,5 km;
+ Đoạn từ cửa Gianh đến cảng Gianh dài 2,5 km. Giữ nguyên quy hoạch cấp I;
+ Đoạn từ cảng Gianh đến Lèn Bảng dài 29,5 km. Điều chỉnh quy hoạch từ cấp II xuống cấp III.
+ Đoạn từ Lèn Bảng đến Đồng Lào dài 33,5 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III.
- Tuyến sông Nhật Lệ từ cửa Nhật Lệ đến cầu Long Đại dài 23 km: Điều chỉnh cấp III toàn tuyến.
- Tuyến trên sông Hiếu - sông Thạch Hãn từ cửa Việt đến đập Tràn dài 50 km:
+ Đoạn từ cửa Việt đến Đông Hà trên sông Hiếu: Giữ nguyên quy hoạch cấp III;
+ Đoạn từ ngã ba Gia Độ đến đập Tràn trên sông Thạch Hãn: Điều chỉnh xuống cấp IV.
- Tuyến sông Hương từ cửa Thuận An đến ngã ba Tuần dài 34 km: Chủ yếu phục vụ tàu chở khách tham quan du lịch, điều chỉnh từ cấp III xuống cấp IV, tĩnh không các cầu xây mới tối thiểu đạt 2,5 m; đoạn từ cửa Thuận An đến đập Thảo Long giữ nguyên quy hoạch cấp III.
- Tuyến Hội An - Cù Lao Chàm: Từ cảng Hội An đến cảng Bãi Làng dài 23,5 km:
+ Đoạn Hội An - Cửa Đại trên sông Thu Bồn dài 6,5 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III.
+ Đoạn Cửa Đại - cảng Bãi Làng (Cù Lao Chàm), tuyến ra đảo dài khoảng 17 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp I.
- Tuyến cảng sông Hàn - cảng Kỳ Hà dài 101 km:
+ Đoạn từ cảng sông Hàn đến ngã ba Vĩnh Điện dài 29 km và đoạn từ ngã ba Vĩnh Điện đến cảng Hội An dài 14,5 km: Điều chỉnh từ cấp III xuống cấp IV;
+ Đoạn từ cảng Hội An đến cảng Kỳ Hà: Điều chỉnh từ cấp III xuống cấp IV, các cầu được xây mới tĩnh không tối thiểu đạt 5 m.
c) Khu vực phía Nam (gồm 18 tuyến)
- Tuyến cửa Tiểu - biên giới Campuchia dài 218 km: Đây là tuyến đường thủy nội địa song hành với tuyến hàng hải cho tàu 10.000 T hành thủy nên giữ nguyên quy hoạch cấp đặc biệt.
- Tuyến cửa Định An - biên giới Campuchia dài 211 km: Điều chỉnh toàn tuyến cấp đặc biệt gồm:
+ Đoạn từ cửa Định An đến ngã ba sông Vàm Nao dài khoảng 164 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp đặc biệt, đồng thời đáp ứng cho tàu biển trọng tải đến 10.000T; đoạn từ ngã ba sông Vàm Nao đến thượng lưu cảng Bình Long (An Giang) quy hoạch cấp đặc biệt cho tàu đến 3.000 T;
+ Đoạn từ thượng lưu cảng Bình Long (An Giang) đến biên giới Campuchia dài khoảng 47 km: Điều chỉnh quy hoạch cấp I.
- Tuyến Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No) từ ngã ba kênh Tẻ (giao với sông Sài Gòn đến cảng Cà Mau dài 336 km: Toàn tuyến là cấp II, tĩnh không các cầu xây mới đạt tối thiểu 7 m. Riêng một số đoạn khác cấp đồng thời thuộc các tuyến vận tải khác (sông Vàm Cỏ, Cổ Chiên, Hàm Luông, sông Hậu) là cấp đặc biệt; đoạn từ rạch Quang Trung - kênh Xà No đến Cà Mau quy hoạch đạt cấp III.
- Tuyến Vũng Tàu - Thị Vải - Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ từ cảng Bến Đình đến cảng Cần Thơ dài 242,5 km:
+ Đoạn Vũng Tàu - Thị Vải dài 28,5 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp đặc biệt;
+ Đoạn Thị Vải - Sài Gòn dài 65 km (bao gồm một số tuyến sông địa phương): Giữ nguyên quy hoạch cấp II;
+ Đoạn Sài Gòn - Mỹ Tho dài 38,5 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp II;
+ Đoạn Mỹ Tho - Cần Thơ (qua sông Măng Thít) dài 110,5 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp II. Riêng đoạn sông Cổ Chiên quy hoạch cấp đặc biệt.
- Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương qua kênh Lấp Vò Sa Đéc từ ngã ba kênh Tẻ qua Kiên Lương đến đầm Hà Tiên dài 320 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III.
- Tuyến duyên hải Sài Gòn - Cà Mau dài 367 km (gồm đoạn tuyến Sài Gòn - Đại Ngãi dài 179 km và đoạn Đại Ngãi - Cà Mau dài 188 km): Giữ nguyên quy hoạch cấp III.
- Tuyến kênh Sài Gòn - Bến Súc (sông Sài Gòn) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Bến Súc dài 90 km: Điều chỉnh từ cấp III lên cấp II, các cầu khi xây dựng mới trên tuyến tĩnh không tối thiểu đạt 7 m.
- Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo (sông Vàm Cỏ Đông) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo dài 142,9 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III.
- Tuyến Sài Gòn - Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Mộc Hóa dài khoảng 143,4 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III.
- Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 1) từ ngã ba kênh Tẻ đến Ba Hòn dài 288 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III. Các cầu khi xây dựng mới có tĩnh không tối thiểu đạt 5 m.
- Tuyến Mộc Hóa - Hà Tiên từ cảng Mộc Hóa đến Hà Tiên dài 214 km: Đoạn trên kênh Tân Châu là cấp đặc biệt; các đoạn còn lại điều chỉnh đạt cấp IV.
- Tuyến Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai) từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Hiếu Liêm dài khoảng 90 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III. Đoạn từ ngã ba kênh Tẻ đến hạ lưu cầu Đồng Nai quy hoạch cấp đặc biệt.
- Tuyến kênh 28 - kênh Phước Xuyên từ thị trấn Cái Bè đến thị trấn Sa Rài (Tân Hồng, Đồng Tháp) dài 76 km: Đoạn ngã ba kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng đến ngã 6 Mỹ Trung - Kênh 28 dài 54,5 km giữ nguyên cấp III; Đoạn ngã 6 Mỹ Trung - Kênh 28 đến sông Tiền (nhánh cù lao Tân Phong) dài 21,3 km điều chỉnh từ cấp III xuống cấp IV, tĩnh không các cầu xây mới tối thiểu đạt 5 m.
- Tuyến Rạch Giá - Cà Mau (từ cảng Tắc Cậu - cảng Cà Mau) dài 109 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III.
- Tuyến Sài Gòn - Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2) dài khoảng 277,6 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp III. Các cầu xây dựng mới trên tuyến tĩnh không tối thiểu 6 m.
- Tuyến Cần Thơ - Cà Mau (kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp) từ cảng Cần Thơ đến cảng Cà Mau dài 102 km (không bao gồm đoạn sông Hậu thuộc luồng hàng hải): Đoạn từ Vàm Cái Côn đến trước cổng ngăn mặn quy hoạch cấp III, tĩnh không tối thiểu 6 m. Đoạn từ cống ngăn mặn đến cảng Cà Mau điều chỉnh từ cấp III xuống cấp IV, tĩnh không các cầu xây mới tối thiểu đạt 3,5 m.
- Tuyến sông Hàm Luông từ ngã ba sông Tiền đến cửa Hàm Luông dài khoảng 90 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp đặc biệt.
- Tuyến sông Cổ Chiên từ cửa Cổ Chiên đến ngã ba sông Tiền dài 109 km.
+ Đoạn từ cửa Cổ Chiên đến ngã ba kênh Trà Vinh dài 46 km: Điều chỉnh từ cấp I lên cấp đặc biệt;
+ Đoạn từ ngã ba kênh Trà Vinh đến ngã ba Cổ Chiên dài 63 km: Giữ nguyên quy hoạch cấp đặc biệt.
d) Các tuyến vận tải trên các sông kênh khác
- Các tuyến vận đường thủy nội địa trung ương quy hoạch đồng cấp hoặc giảm cấp so với tuyến chính kết nối; tĩnh không cầu tuân thủ theo quy hoạch và phù hợp điều kiện khai thác thực tế trên tuyến, được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
- Các tuyến vận tải sông biển kết nối với các tuyến vận tải ven biển: Tĩnh không cầu quy hoạch phù hợp với cỡ tàu tính toán khai thác trên tuyến được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Các cầu hiện có tĩnh không thấp hơn so với quy hoạch tĩnh không của tuyến, khi cải tạo, xây dựng mới cần đảm bảo yêu cầu tĩnh không theo quy định. Trường hợp đặc biệt cần có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam căn cứ quy hoạch điều chỉnh được phê duyệt để thỏa thuận kích thước khẩu độ, tĩnh không khoang thông thuyền đối với các cầu đang chuẩn bị đầu tư xây dựng và các cầu quy hoạch mới.
- Trên cơ sở quy hoạch điều chỉnh được phê duyệt và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xác định tĩnh không cầu phù hợp cho các tuyến đường thủy địa phương.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Công Thương, NN&PTNT, TN&MT, VH-TTDL, TT&TT, LĐ-TB-XH, GD&ĐT, KH&CN; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Thứ trưởng; - Các Tập đoàn, các Tổng công ty; - Các Vụ, Tổng cục, Cục, đơn vị thuộc Bộ GTVT; - Website Bộ GTVT; - Lưu: VT, KHĐT (07). | BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng |