Chỉ thị 236-CT/GTVT của Bộ Giao thông vận tải về phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 236-CT/GTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 236-CT/GTVT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Lê Ngọc Hoàn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 21/07/1997 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 236-CT/GTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 236 CT/GTVT NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 1997 VỀ PHẠM VI
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Thời gian qua, các
ngành, các địa phương đã phối hợp với ngành giao thông vận tải thực hiện tốt
Nghị định 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông đường thuỷ nội địa, đã đạt được kết quả bước đầu. Người hành
nghề trên sông nước và nhân dân sinh sống dọc hành lang của đường thuỷ nội địa
đã ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao
thông nên đã tự tháo dỡ được nhiều đăng đáy, chà nò vó cá, lều quán và các công
trình xây dựng trái phép. Luống lạch đã thông thoáng hơn. Song, việc triển khai
giải toả trên hành lang Đường thuỷ nội địa chưa được thực hiện triệt để. Đến
tháng 5 năm 1997 mới giải toả được 14% các trường hợp lấn chiếm trái phép, chủ
yếu là giải toả đăng đáy cá và các chướng ngại vật khác lấn chiếm luống của
tầu, thuyền hoạt động. Đặc biệt chưa xác định rõ phạm vi bảo vệ tuyến Đường
thuỷ nội địa phù hợp với từng loại sông, kênh và từng địa bàn cụ thể.
Để khắc phục những tồn
tại trên, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu:
I- Các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính phối hợp với Cục Đường sông Việt Nam xây dựng phương án, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thanh phố trực thuộc TW, xác định chỉ giới bảo vệ các luống chạy tầu trên sông, kênh, rạch, hồ, vịnh, đàm, phá và các công trình giao thông Đường thuỷ nội địa khác trên địa bàn địa phương theo nguyên tắc sau đây:
A- PHẠM VI BẢO VỆ CỦA LUỒNG CHẠY TÀU:
1. Phạm vi theo chiều dài:
a- Đối với sông, rạch: là chiều dài sông rạch từ thượng nguồn ra cửa sông thuộc nội thuỷ Việt Nam.
b- Đối với kênh: là chiều dài thiết kế.
2- Phạm vi theo chiều dài thiết kế.
a- Đối với sông, rạch: là giới hạn giữa hai mép bờ tự nhiên. Trường hợp khó xác định mép bờ tự nhiên có thể lấy mức nước tần suất 5%.
b- Đối với kênh đào: là giới hạn giữa 2 mép bờ thiết kế.
c- Đối với hồ, đầm: là giới hạn mức nước cao nhất của bờ hoặc các đảo nằm dọc hai bên luồng chạy tàu.
Riêng đối với hồ nhân tạo như hồ Hoà Binh, Thác Bà, Trị An... là giới hạn mức nước cao nhất theo thiết kế của hồ.
d- Đối với cửa sông, vịnh: là vùng nước được giới hạn bởi hai hàng báo hiệu đặt tại hai phía của luồng chạy tàu.
3. Hành lang bảo vệ sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá được quy định chung như sau:
a- Khu vực ngoài thành phố thị xã, thị trấn, làng mạc, thôn ấp hành làng bảo vệ tính từ mép bờ tự nhiên (đối với sông, rạch, hồ tự nhiên, đàm, phá ven vịnh) hoặc mép bờ thiết kế (đối với kênh, hồ nhân tạo) trở vào tối thiểu là 10m. Đối với cùng bố trí dân cư theo quy hoạch mới thì tối thiểu là 20m.
b- Khu vực trong thành phố thị xã, thị trấn, làng mạc, thôn ấp hành lang bảo vệ tính từ mép bờ tự nhiên (đối với sông, rạch, hồ tự nhiên, đầm, phá ven vịnh) hoặc mép bờ thiết kế (đối với kênh, hồ nhân tạo) tối thiểu là 5m. Đối với vùng bố trí dân cư theo quy hoạch mới thì tối thiểu là 10m.
c- Chiều cao tĩnh không và chiều sâu trong phạm vi bảo vệ của luồng chạy tầu nói trên được quy định tương ứng với các cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa (Tiêu chuẩn Việt Nam phâm cấp đường thuỷ nội địa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành).
B- PHẠM VI BẢO VỆ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KÈ ĐẬP:
1- Đối với kè:
a- Kè lát mái (ốp bờ):
- Phía thượng lưu từ đầu kè trở ngược 100m và phía hạ lưu từ cuối kè trở xuôi 100m.
- Từ đỉnh kè trở vào bở 50m.
- Từ chân kè trở ra sông 20m.
b- Kè mở hàn:
- Từ gốc kè trở vào bờ 50m.
- Từ chân đầu kè trở ra sông 20m.
- Từ chân kè về hai phía thượng và hạ lưu mỗi phía 100m (kể cả cụm kè cũng như kè đơn).
2- Đối với đạp khoá:
- Từ gốc kè phía bờ và đầu kè phía bãi của đập vào mỗi phía 100m và trở về hai phía thượng và hạ lưu, mỗi phía 200m.
- Từ chân kè của đập về hai phía thượng và hạ lưu mỗi phía 200m.
Vùng nội thành, nội thị, làng mạc, thôn ấp cần phải thay đổi phạm vi bảo vệ công trình kè, đập thì Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương cùng với Bộ Giao thông vận tải xem xét và quy định cho phù hợp với thực tế.
C- PHẠM VI BẢO VỆ CẢNG, BẾN:
Được giới hạn trong ranh giới khu đất theo hồ sơ đăng ký địa chính và vùng nước được cơ quan có thẩm quyền công bố.
D- TRƯỜNG HỢP PHẠM VI VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TRÙNG
MỘT PHẦN VỚI PHẠM VI BẢO VỆ CỦA
CÁC NGÀNH KHÁC
1. Đối với đê điều: Phạm vi vùng nước được tính từ ranh giới bảo vệ của đê điều trở ra phía sông, phía biển.
2. Đối với các công trình bắc qua sông, nơi giao cắt hoặc song song với phạm vi bảo vệ của đường sắt, đường bộ trùng với phạm vi bảo vệ của đường thuỷ nội địa phải được phối hợp thống nhất các ngành để xác định phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa phù hợp với thực tế.
II- Căn cứ phạm vi bảo vệ công trình giao thông Đường thuỷ nội địa đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố duyệt đối với từng sông kênh, các Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý đường sông, với các Ban, Ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân tại địa bàn tiến hành cấm mốc chỉ giới, làm cơ sở cho việc giải toả lần chiếm công trình giao thông Đường thuỷ nội địa: tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân tự tháo dỡ, di dời công trình, chướng ngại lấn chiếm trái phép và ký cam kết thời hạn thực hiện. Quá thời hạn quy định cần kiến nghị chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế.
III- Lực lượng thanh tra giao thông Đường thuỷ nội địa phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông đường thuỷ có kế hoạch từng bước giải toả việc lấn chiếm hành lang bảo vệ các công trình giao thông Đường thuỷ nội địa, trước mắt khẩn trương giải toả các trường hợp lấn chiếm luồng chạy tầu và các công trình quan trọng như kè, đập tăng cường kiểm tra, phát hiện và cương quyết xử lý các trường hợp tái lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình giao thông Đường thuỷ nội địa.
IV- Bộ Giao thông Vận tải uỷ quyền Cục Đường sông Việt Nam hướng dẫn các địa phương, chỉ đạo các đoạn Quản lý đường sông, lực lượng thanh tra chuyên ngành thực hiện tốt việc xác định phạm vi bảo vệ công trình giao thông Đường thuỷ nội địa như đã nói tại các Mục A, B, C, D, Phần II của chỉ thị này; kịp thời báo cáo, kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân tỉnh các cấp để giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh.
Trong quá trình thực hiện, các Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) thường xuyên báo cáo về Cục Đường sông Việt Nam để tổng hợp trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, xử lý.