Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 5333/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành quy trình thanh tra y tế trường học
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 5333/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5333/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trịnh Quân Huấn |
Ngày ban hành: | 31/12/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 5333/QĐ-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5333/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy trình thanh tra y tế trường học
__________
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 77/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Y tế;
Căn cứ Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 của Tổng Thanh tra ban hành Quy chế hoạt động của Đoàn Thanh tra;
Theo đề nghị của ông Chánh Thanh tra Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thanh tra Y tế Trường học bao gồm:
1. Quy trình thanh tra chung;
2. Nội dung thanh tra: các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, các trường tiểu học, các cơ sở giáo dục mẫu giáo, mầm non công lập và ngoài công lập.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông/bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY TRÌNH
THANH TRA Y TẾ TRƯỜNG HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5333/QĐ-BYT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Phần 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
1.1. Quy trình này quy định các bước tiến hành và nội dung thanh tra công tác y tế trường học, bao gồm: thanh tra các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, các trường tiểu học, các cơ sở giáo dục mẫu giáo, mầm non công lập và ngoài công lập.
1.2. Quy trình này áp dụng đối với các thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra Y tế trên phạm vi cả nước và các thành viên của Đoàn thanh tra.
2. Hệ thống văn bản liên quan đến công tác thanh tra Y tế trường học
- Luật Thanh tra ngày 15/6/2004.
- Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
- Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BYT-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học.
- Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
- Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 8/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trường học.
- Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGDĐT ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác bảo đảm VSATTP trong các cơ sở giáo dục.
- Chỉ thị số 53/2003/CT-BGDĐT ngày 13/11/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng VSATTP trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
- Chỉ thị số 54/2003/CT-BGDĐT ngày 24/11/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục.
- Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong trường học.
- Chỉ thị số 56/2007/CT-BGDĐT ngày 02/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác phòng chống tác hại thuốc lá trong ngành giáo dục.
- Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/10/2000 của Bộ Y tế Ban hành quy định về vệ sinh trường học.
- Quyết định số 14/2001/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học.
- Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 của Tổng Thanh tra về việc ban hành “Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra”.
- Quyết định số 1509/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình hành động giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cho học sinh trung học giai đoạn 2007 – 2010.
- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Quyết định số 17/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm Y tế trong các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
- Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường tiểu học.
- Quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định hoạt động y tế các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Quyết định số 1220/2008/QĐ-BYT ngày 07/4/2008 của Bộ Y tế Ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong Trạm Y tế của các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề.
- Quyết định số 1221/2008/QĐ-BYT ngày 07/4/2008 của Bộ Y tế Ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong Phòng Y tế học đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học.
Phần 2.
QUY TRÌNH THANH TRA CHUNG
1. Chuẩn bị thanh tra
1.1. Tiếp nhận thông tin: Là khâu đầu tiên của quá trình thanh tra. Thông tin là những tin tức, tài liệu bổ ích tác động đến nhận thức của Thanh tra viên giúp định hướng cho cuộc thanh tra. Có nhiều nguồn thông tin:
- Đơn thư phản ảnh, khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình …
- Chỉ thị, chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên hoặc đề nghị của các cơ quan hữu quan;
- Kế hoạch thanh tra hàng tháng, hàng quý, hàng năm đã được xây dựng.
1.2. Xử lý thông tin: Là khâu quan trọng bao gồm:
- Chọn lọc thông tin;
- Phân tích thông tin;
- Kiểm tra thông tin.
Xử lý thông tin tốt có tác dụng định hướng cho cuộc thanh tra, xác định, mục đích, mục tiêu, đề xuất nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, lượng hóa và giúp cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra.
1.3. Chuẩn bị cơ sở pháp lý
a) Ban hành Quyết định thanh tra.
Quyết định thanh tra phải ghi rõ:
- Căn cứ pháp lý để tiến hành thanh tra;
- Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
- Thời hạn, thời gian tiến hành thanh tra;
- Họ tên, chức danh của Trưởng Đoàn và các thành viên của Đoàn thanh tra.
b) Chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thanh tra Y tế trường học và các căn cứ pháp lý cần sử dụng cho cuộc thanh tra.
1.4. Xây dựng kế hoạch và đề cương thanh tra
Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra phê duyệt. Kế hoạch tiến hành thanh tra phải xác định rõ các nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra;
- Đối tượng thanh tra;
- Nội dung và phương pháp tiến hành;
- Nhân sự và phân công nhiệm vụ cho từng thanh tra viên Đoàn thanh tra.
Trong các loại hình thanh tra, việc xây dựng kế hoạch thanh tra phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và tính chất của cuộc thanh tra, loại hình thanh tra.
1.5. Phổ biến kế hoạch thanh tra
Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Đoàn thanh tra; tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra khi cần thiết.
1.6. Thông báo cho đối tượng được thanh tra chuẩn bị báo cáo theo đề cương
Căn cứ vào nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được Người ra quyết định thanh tra phê duyệt, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo nêu rõ: nội dung, thời gian, hình thức báo cáo và những vấn đề khác liên quan (nếu có). Đề cương phải được gửi cho đối tượng thanh tra trước khi công bố quyết định thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra
2.1. Công bố cơ sở pháp lý thanh tra
Công bố quyết định thanh tra hoặc xuất trình thẻ thanh tra viên khi tiến hành thanh tra độc lập trước đối tượng thanh tra.
a) Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Trước khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra thông báo đối tượng thanh tra về thời gian, thành phần tham dự, địa điểm công bố quyết định.
b) Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm có Đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự.
c) Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra đọc toàn văn quyết định thanh tra, nêu rõ quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra; thông báo chương trình làm việc giữa Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
d) Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản
2.2. Nêu yêu cầu hoặc đề cương báo cáo thanh tra
Cơ quan thanh tra thông báo đề cương hoặc các yêu cầu là thanh tra theo kế hoạch, để đối tượng thanh tra chuẩn bị và báo cáo tường trình cho Đoàn thanh tra, kể cả việc chuẩn bị và cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến cuộc thanh tra.
Nếu là thanh tra đột xuất, các yêu cầu của Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên nêu tại thời điểm thanh tra, tại nơi thanh tra và đối tượng báo cáo giải trình ngay bằng lời và yêu cầu văn bản giải trình sau để bổ sung nếu cần.
Các báo cáo tường trình là những chứng cứ mang tính pháp lý cần được lưu giữ.
2.3. Kiểm tra cơ sở pháp lý của đối tượng thanh tra
Là căn cứ để xác định trách nhiệm của đối tượng thanh tra đối với cuộc thanh tra kể cả trong quá trình thanh tra và kết thúc thanh tra.
Cơ sở pháp lý của đối tượng thanh tra (đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập) bao gồm:
- Người đại diện hợp pháp của cơ sở;
- Quyết định thành lập Trường, văn bằng, chứng chỉ có liên quan …
2.4. Nghe đối tượng thanh tra báo cáo
Trưởng Đoàn Thanh tra có trách nhiệm thu nhận văn bản báo cáo của đối tượng thanh tra làm cơ sở cho việc tiến hành thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Trường Đoàn thanh tra tổ chức cho Đoàn thanh tra nghe đại diện Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh tra theo đề cương đã yêu cầu. Quá trình nghe báo cáo và trả lời câu hỏi của đối tượng thanh tra phải được ghi chép hoặc đánh dấu theo quy định tại nội dung thanh tra.
2.5. Thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
- Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
- Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin tài liệu đã thu thập được; tiến hành kiểm tra, xác minh các thông tin tài liệu đó khi cần thiết làm cơ sở để kết luận các nội dung thanh tra.
- Việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải được lập thành biên bản.
2.6. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra
- Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với Trưởng Đoàn thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với Người ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Việc báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra được thực hiện bằng văn bản. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra phải có các nội dung sau đây:
+ Tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra đến ngày báo cáo;
+ Nội dung thanh tra đã hoàn thành, kết quả thanh tra bước đầu, nội dung thanh tra đang tiến hành; dự kiến công việc thực hiện trong thời gian tới;
+ Khó khăn, vướng mắc và biện pháp giải quyết (nếu có).
2.7. Nhật ký Đoàn thanh tra
- Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ sách ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.
- Nhật ký Đoàn thanh tra phải ghi rõ công việc do Đoàn thanh tra tiến hành, việc chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra diễn ra trong ngày. Trong trường hợp có ý kiến chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra, có những vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra trong ngày thì phải ghi rõ trong nhật ký Đoàn thanh tra.
- Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm lập, ghi chép đầy đủ những nội dung trên vào nhật ký Đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Người ra quyết định thanh tra về tính chính xác, trung thực của nội dung nhật ký Đoàn thanh tra.
- Việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra được thực hiện theo mẫu do Tổng Thanh tra quy định và được lưu trong hồ sơ của cuộc thanh tra.
2.8. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra
Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra thì Trưởng Đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung và những nội dung khác (nếu có). Trong trường hợp Người ra quyết định thanh tra có văn bản đồng ý về việc sửa đổi, bổ sung thì Trưởng Đoàn thanh tra căn cứ vào văn bản đó để sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra.
2.9. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Trưởng Đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo đó.
3. Kết thúc thanh tra
3.1. Thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra
Khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra biết.
3.2. Lập biên bản thanh tra
Kết quả thanh tra được lập thành biên bản với đầy đủ nội dung thanh tra, kết quả thanh tra, chỉ định hoặc đề xuất các hình thức biện pháp xử lý.
Biên bản thanh tra phải được thông qua và có đủ chữ ký của các thành phần liên quan như đối tượng thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, thanh tra viên, người làm chứng (nếu có).
3.3. Xử lý, xử phạt vi phạm
Căn cứ kết luận vi phạm tại biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên cần lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Y tế để trình người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu vượt quá phạm vi, thẩm quyền thì kiến nghị có thẩm quyền xử lý.
3.4. Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả thanh tra
- Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng dự thảo báo cáo kết quả thanh tra, tổ chức lấy ý kiến của các thành viên Đoàn thanh tra vào dự thảo báo cáo kết quả thanh tra.
- Trong trường hợp các thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau về nội dung bản dự thảo báo cáo kết quả thanh tra thì Trưởng Đoàn thanh tra quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Người ra quyết định thanh tra về quyết định của mình.
3.5. Báo cáo kết quả thanh tra
- Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
+ Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
+ Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
+ Ý kiến khác nhau giũa thành viên Đoàn thanh tra với Trưởng Đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có);
+ Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị biện pháp xử lý.
- Trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị các biện pháp xử lý.
- Báo cáo kết quả thanh tra được gửi tới Người ra quyết định thanh tra. Trong trường hợp Người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp.
3.6. Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, Người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra.
- Khi được giao xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tra, sự chỉ đạo của Người ra quyết định thanh tra để xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra.
- Trong trường hợp Người ra quyết định thanh tra gửi dự thảo Kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra và đối tượng thanh tra có văn bản giải trình thì Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất với Người ra quyết định thanh tra hướng xử lý nội dung giải trình của đối tượng thanh tra.
- Dự thảo Kết luận thanh tra phải có các nội dung chính sau đây:
+ Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra.
+ Kết luận nội dung được thanh tra;
+ Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
+ Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra (nếu có);
3.7. Công bố kết luận thanh tra
- Trong trường hợp Người ra quyết định thanh tra quyết định công bố Kết luận thanh tra và ủy quyền cho Trưởng đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố Kết luận thanh tra. Thành phần tham dự buổi công bố Kết luận thanh tra gồm Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra, đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tại buổi công bố Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra đọc toàn văn Kết luận thanh tra; nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Kết luận thanh tra.
- Việc công bố Kết luận thanh tra được lập thành biên bản.
3.8. Rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra
Sau khi có Kết luận thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để trao đổi, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra; bình bầu cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra để đề nghị người có thẩm quyền khen thưởng (nếu có).
3.9. Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra
- Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc lập hồ sơ thanh tra. Hồ sơ thanh tra bao gồm:
+ Quyết định thanh tra; biên bản thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên lập; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra;
+ Kết luận thanh tra;
+ Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;
+ Nhật ký Đoàn thanh tra; biên bản thanh tra, các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức việc bàn giao hồ sơ thanh tra. Trường hợp vì trở ngại khách quan thì thời gian bàn giao hồ sơ thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
- Trong thời hạn quy định trên, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng Đoàn thanh tra; trường hợp Người ra quyết định thanh tra không phải là Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng Đoàn thanh tra thì Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo Người ra quyết định thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền. Việc bàn giao hồ sơ thanh tra phải được lập thành biên bản.
Phần 3.
NỘI DUNG THANH TRA Y TẾ TRƯỜNG HỌC
1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
- Công tác chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, các ngành (y tế, giáo dục đào tạo) trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về công tác y tế trong trường học đối với nội dung chính sau:
+ Sự chỉ đạo của UBND các cấp về công tác y tế trường học;
+ Sự chỉ đạo của ngành Y tế, ngành Giáo dục & Đào tạo về công tác y tế trường học;
+ Sự chỉ đạo và kiểm tra liên ngành về công tác y tế trường học;
+ Việc xây dựng kế hoạch và triển khai công tác y tế trường học hàng năm;
+ Việc triển khai các quy định của pháp luật về công tác y tế trường học tại địa phương.
- Công tác đầu tư hỗ trợ cho hoạt động y tế trường học.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật và các kiến thức về y tế trường học, chú trọng đối với điều kiện vệ sinh môi trường học tập.
- Công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp, các ngành chức năng từ tuyến tỉnh, huyện đến xã, phường.
2. Đối với các trường học
2.1. Thông tin chung
- Tên trường học:
- Cấp học:
- Địa chỉ:
- Số điện thoại: Fax: Email:
- Hiệu trưởng: Mobile:
- Tổng số cán bộ : (Họ tên, chức danh, trình độ chuyên môn).
- Tổng số học sinh, sinh viên:
2.2. Nội dung thanh tra
a) Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về y tế trường học tại các học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (phụ lục 1).
b) Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về y tế trường học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (phụ lục 2).
c) Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về y tế trường học tại các trường mẫu giáo, mầm non (phụ lục 3).
2.3. Báo cáo kết quả thanh tra
2.3.1. Nội dung báo cáo kết quả thanh tra
Trên cơ sở thanh tra, kiểm tra thực tế và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm tổng hợp và xây dựng báo cáo kết quả thanh tra gồm một số nội dung:
a) Nêu mục đích và yêu cầu, phạm vi thanh tra
b) Quá trình triển khai thực hiện (thời gian và địa điểm thanh tra)
c) Nội dung thanh tra
d) Kết quả thanh tra
- Số cơ sở được thanh tra
- Đánh giá ưu, nhược điểm về các nội dung thanh tra
- Xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm
e) Nhận xét chung
g) Kiến nghị, đề xuất
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Đối với các trường học
2.3.2. Kết luận thanh tra
a) Khái quát chung
b) Kết quả thanh tra, kiểm tra
c) Nhận xét và kết luận
d) Kiến nghị các biện pháp xử lý
Phần 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chánh Thanh tra Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện quy trình và nội dung thanh tra Y tế trường học đối với hệ thống thanh tra Y tế trên phạm vi toàn quốc.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề mới phát sinh ngoài phạm vi điều chỉnh của quy định này, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan cần kịp thời phản ảnh, đề xuất về Bộ Y tế (Thanh tra Bộ) để sửa đổi, bổ sung phù hợp.
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ Y TẾ TRƯỜNG HỌC TẠI CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5333/QĐ-BYT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT |
Nội dung |
Không |
Có |
Ghi chú |
|
Đạt |
Không đạt |
|
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
I |
Cơ cấu tổ chức |
|
|
|
|
1 |
Trạm Y tế do Hiệu trưởng quản lý toàn diện và được sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ sở y tế tuyến trên thuộc ngành y tế |
|
|
|
|
2 |
Trưởng Trạm là bác sỹ hoặc một phụ trách Trạm là y sỹ (đối với nơi thiếu bác sỹ) thuộc biên chế của nhà trường |
|
|
|
|
3 |
Số lượng cán bộ y tế làm công tác chuyên môn tại Trạm Y tế |
|
|
|
|
II |
Chế độ chính sách |
|
|
|
|
1 |
Cán bộ y tế công tác tại Trạm Y tế được hưởng lương, chế độ, chính sách, phụ cấp ưu đãi theo quy định của Nhà nước hoặc hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm |
|
|
|
|
2 |
Trưởng Trạm Y tế, phụ trách Trạm Y tế được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quy định |
|
|
|
|
3 |
Cán bộ y tế công tác tại Trạm Y tế được tham gia các cuộc hội thảo, lớp tập huấn; lớp đào tạo chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về công tác y tế do ngành giáo dục, y tế và các ban ngành, cơ quan khác tổ chức. |
|
|
|
|
III |
Cơ sở vật chất |
|
|
|
|
1 |
Trạm Y tế được bố trí ở vị trí thuận lợi cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và vận chuyển bệnh nhân |
|
|
|
|
2 |
Môi trường xung quanh khu vực Trạm Y tế được bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh. |
|
|
|
|
3 |
Trạm Y tế được bố trí đầy đủ các phòng chức năng và chuyên môn để sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và cấp phát thuốc thông thường; tư vấn, tuyên truyền giáo dục về sức khỏe; lưu, theo dõi bệnh nhân. |
|
|
|
|
4 |
Trạm Y tế được trang bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên môn thiết yếu dùng để sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định. |
|
|
|
|
5 |
Bố trí đầy đủ các phương tiện làm việc thông thường |
|
|
|
|
6 |
Có giường khám bệnh và giường lưu bệnh nhân để theo dõi. |
|
|
|
|
7 |
Có tủ thuốc với đủ cơ số thuốc cấp cứu và thuốc thiết yếu theo quy định. |
|
|
|
|
8 |
Thực hiện chế độ mua, cấp thuốc theo quy định. |
|
|
|
|
9 |
Có sổ quản lý, kiểm tra và đối chiếu thuốc theo quy định. |
|
|
|
|
10 |
Có sổ quản lý, theo dõi sức khỏe của giảng viên, sinh viên và cán bộ công nhân viên của nhà trường |
|
|
|
|
IV |
Kinh phí hoạt động |
|
|
|
|
1 |
Kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được lấy từ: |
|
|
|
|
Nguồn ngân sách nhà nước |
|
|
|
|
|
Nguồn kinh phí được để lại từ Quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện của học sinh, sinh viên |
|
|
|
|
|
Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật |
|
|
|
|
|
Các nguồn thu hợp pháp khác |
|
|
|
|
|
2 |
Kinh phí chi cho công tác y tế trường học được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định hiện hành |
|
|
|
|
V |
Thực hiện nhiệm vụ |
|
|
|
|
1 |
Xây dựng nội dung và kinh phí hoạt động của Trạm Y tế cho từng năm học, từng khóa học. |
|
|
|
|
2 |
Tổ chức thực hiện công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường, bao gồm: |
|
|
|
|
2.1 |
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm và phân loại sức khỏe |
|
|
|
|
2.2 |
Quản lý và lưu hồ sơ sức khỏe |
|
|
|
|
2.3 |
Sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe ban đầu, cấp thuốc thông thường; chuyển bệnh nhân lên cơ sở y tế tuyến trên trong những trường hợp cần thiết. |
|
|
|
|
3 |
Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe; vận động học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế. |
|
|
|
|
4 |
Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh dịch, bệnh, tật học đường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh xã hội và các hoạt động khác về y tế trường học. |
|
|
|
|
5 |
Phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương, ngành liên quan trong việc triển khai, thực hiện các hoạt động y tế trường học và các hoạt động y tế khác. |
|
|
|
|
6 |
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trong trường thực hiện công tác y tế trường học; xây dựng môi trường trường học lành mạnh, an toàn. |
|
|
|
|
7 |
Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả triển khai công tác y tế trường học theo quy định. |
|
|
|
|
VI |
Điều kiện về vệ sinh môi trường |
|
|
|
|
1 |
Số lượng nhà vệ sinh (nhà tiêu, hố tiểu) |
|
|
|
|
2 |
Nhà vệ sinh đạt yêu cầu/tổng số |
|
|
|
|
3 |
Bình quân nhà vệ sinh/học sinh |
|
|
|
|
4 |
Nguồn cung cấp nước chính |
|
|
|
|
5 |
Vòi rửa tay cho học sinh, giáo viên |
|
|
|
|
6 |
Hệ thống cống rãnh |
|
|
|
|
7 |
Có lao công chuyên trách vệ sinh |
|
|
|
|
8 |
Tình hình vệ sinh khu nội trú |
|
|
|
|
9 |
Nơi chứa rác thải đảm bảo theo quy định |
|
|
|
|
VII |
Điều kiện về vệ sinh ATTP |
|
|
|
|
1 |
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ và nhân viên. |
|
|
|
|
2 |
Xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm |
|
|
|
|
3 |
Tổng số học sinh, sinh viên ăn tại bếp ăn tập thể |
|
|
|
|
4 |
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP |
|
|
|
|
5 |
Điều kiện vệ sinh đối với bếp ăn tập thể, căn tin của nhà trường |
|
|
|
|
6 |
Về điều kiện cơ sở vật chất: đảm bảo về vị trí, thiết kế và cấu trúc đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. |
|
|
|
|
6.1 |
Về điều kiện thiết bị, dụng cụ: tất cả các dụng cụ nấu nướng, chế biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định. |
|
|
|
|
6.2 |
Về điều kiện con người: đảm bảo mỗi nhân viên làm việc trong cơ sở hàng năm được khám sức khỏe, học tập kiến thức và thực hành tốt chế độ vệ sinh cá nhân. |
|
|
|
|
6.3 |
Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cấm các loại hàng rong bán thực phẩm xung quanh các trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định. |
|
|
|
|
6.4 |
Hồ sơ ghi chép, theo dõi hàng ngày (nguồn nguyên liệu thực phẩm, …) |
|
|
|
|
6.5 |
Hợp đồng trách nhiệm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm |
|
|
|
|
6.6 |
Lưu mẫu thực phẩm |
|
|
|
|
7 |
Số vụ ngộ độc thực phẩm trong năm. |
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2
NỘI DUNG THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ Y TẾ TRƯỜNG HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC, CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5333/QĐ-BYT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT |
Nội dung |
Không |
Có |
Ghi chú |
|
Đạt |
Không đạt |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
I |
Cơ cấu tổ chức |
|
|
|
|
1 |
Cán bộ y tế chuyên trách (có trình độ từ trung cấp y trở lên). |
|
|
|
|
2 |
Cán bộ y tế kiêm nhiệm |
|
|
|
|
II |
Chế độ chính sách |
|
|
|
|
1 |
Cán bộ y tế (chuyên trách và kiêm nhiệm) được tham gia các hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác y tế |
|
|
|
|
2 |
Cán bộ y tế được hưởng lương, chế độ, phụ cấp, ưu đãi theo quy định. |
|
|
|
|
III |
Cơ sở vật chất |
|
|
|
|
1 |
Phòng Y tế có diện tích từ 12m2 trở lên, đảm bảo vệ sinh |
|
|
|
|
2 |
Phòng Y tế được trang bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên môn thiết yếu theo quy định |
|
|
|
|
3 |
Có ít nhất 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân để theo dõi |
|
|
|
|
4 |
Phòng Y tế có tủ thuốc đảm bảo đủ cơ số thuốc thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế; có sổ quản lý, kiểm tra và đối chiếu xuất, nhập thuốc theo quy định. |
|
|
|
|
5 |
Có bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc thông thường khác. |
|
|
|
|
6 |
Có phòng cách ly và nhân viên y tế trực tiếp trực 24/24 giờ đối với trường có học sinh nội trú, bán trú. |
|
|
|
|
7 |
Phòng Y tế thuận tiện cho việc sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc ban đầu và vận chuyển bệnh nhân |
|
|
|
|
IV |
Kinh phí hoạt động |
|
|
|
|
1 |
Kinh phí thực hiện cho công tác y tế trường học được lấy từ: |
|
|
|
|
Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm |
|
|
|
|
|
Kinh phí được để lại từ khám, chữa bệnh Quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện của học sinh |
|
|
|
|
|
Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định. |
|
|
|
|
|
Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có) |
|
|
|
|
|
2 |
Kinh phí chi cho công tác y tế trường học được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định. |
|
|
|
|
V |
Thực hiện nhiệm vụ |
|
|
|
|
1 |
Có xây dựng Kế hoạch về công tác y tế trường học và triển khai thực hiện (tháng, quý, năm) |
|
|
|
|
2 |
Sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe ban đầu, cấp thuốc thông thường; chuyển bệnh nhân lên cơ sở y tế tuyến trên trong nhưng trường hợp cần thiết. |
|
|
|
|
3 |
Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe; vận động học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế. |
|
|
|
|
4 |
Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh dịch, bệnh, tật học đường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh xã hội và các hoạt động khác về y tế trường học. |
|
|
|
|
5 |
Phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương, ngành liên quan trong việc triển khai, thực hiện các hoạt động y tế trường học và các hoạt động y tế khác. |
|
|
|
|
6 |
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trong trường thực hiện công tác y tế trường học; xây dựng môi trường học lành mạnh, an toàn. |
|
|
|
|
7 |
Thực hiện báo cáo kết quả triển khai công tác y tế trường học theo quy định. |
|
|
|
|
VI |
Vệ sinh môi trường học tập |
|
|
|
|
1 |
Trường học xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ, sáng sủa, yên tĩnh |
|
|
|
|
2 |
Thuận tiện cho việc đi học của học sinh |
|
|
|
|
3 |
Ở xa những nơi phát sinh ra các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn. Xa các bến xe, bến tàu, kho xăng dầu, bãi rác, chợ … xa các trục đường giao thông lớn, xa sông, suối và nghềnh hiểm trở. |
|
|
|
|
4 |
Hướng của trường (hướng cửa sổ chiếu sáng chính của phòng học) là hướng Nam hoặc hướng Đông Nam |
|
|
|
|
5 |
Diện tích khu trường đủ rộng để làm chỗ học, sân chơi, bãi tập và trồng cây xanh (diện tích trung bình không dưới 10m2/01 học sinh đối với miền núi, nông thôn và không dưới 6m2/ 01 học sinh đối với thành phố, thị xã). |
|
|
|
|
6 |
Sân trường bằng phẳng, rộng rãi, có rãnh thoát nước khi trời mưa. Sân được lát bằng gạch, láng xi măng hoặc nền chặt. |
|
|
|
|
VII |
Vệ sinh phòng học |
|
|
|
|
1 |
Diện tích phòng học: Trung bình từ 1,10m2 đến 1,25m2 cho một học sinh. Kích thước phòng học: chiều dài không quá 8,5m, chiều rộng không quá 6,5m, chiều cao 3,6m. |
|
|
|
|
2 |
Phòng học được thông gió tự nhiên, đảm bảo mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông. |
|
|
|
|
3 |
Phòng học có hệ thống thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió treo trên cao mức nguồn sáng … để đảm bảo tỷ lệ khí CO2 trong phòng không quá 0,1%. |
|
|
|
|
4 |
Phòng học đảm bảo độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux. Riêng phòng học có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sáng không dưới 300 lux. |
|
|
|
|
5 |
Phòng học phải được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ: |
|
|
|
|
5.1 |
Hướng để lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu là hướng Nam (cửa sổ ở phía không có hành lang) về phía tay trái của học sinh khi ngồi viết. |
|
|
|
|
5.2 |
Tổng số diện tích các cửa được chiếu sáng không dưới 1/5 diện tích phòng học |
|
|
|
|
5.3 |
Cửa sổ phải có cửa chớp, cửa kính để che ánh sáng và cản mưa, gió lạnh thổi vào. |
|
|
|
|
6 |
Chiếu sáng nhân tạo đảm bảo: Nếu là bóng đèn tóc thì cần 4 bóng, mỗi bóng có công suất từ 150W đến 200W treo đều ở 4 góc. Nếu là bóng đèn neon thì treo 6-8 bóng, mỗi bóng dài 1,2m. Các bóng đèn treo ở độ cao cách mặt bàn học 2,8m. |
|
|
|
|
7 |
Trần của phòng học quét vôi trắng, tường quét vôi vàng nhạt |
|
|
|
|
8 |
Phòng học yên tĩnh, tiếng ồn trong phòng không được quá 50 đêxiben (dB) |
|
|
|
|
9 |
Phòng học được làm vệ sinh hàng ngày trước giờ học 20 phút hoặc sau khi tan học |
|
|
|
|
10 |
Bàn ghế đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh bàn phải tròn, nhẵm đảm bảo an toàn. |
|
|
|
|
11 |
Kích thước (chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của bàn và ghế tương ứng với nhau đồng thời phải phù hợp với tầm vóc của học sinh. |
|
|
|
|
12 |
Cách kê bàn ghế trong phòng học phù hợp theo quy định: Bàn đầu đặt cách bảng từ 1,7m đến 2m. Bàn cuối cùng cách bảng không quá 8m. |
|
|
|
|
13 |
Bảng được chống lóa, kích thước bảng, màu sắc, cách treo bảng, chữ viết trên bảng đúng theo quy định. |
|
|
|
|
14 |
Tranh ảnh, giáo cụ trực quan phải sạch sẽ, bền màu, rõ ràng và an toàn |
|
|
|
|
15 |
Phòng thí nghiệm đảm bảo các yêu cầu vệ sinh: |
|
|
|
|
15.1 |
Bảng nội quy của phòng thí nghiệm viết rõ ràng, cụ thể, đầy đủ và được treo ở nơi dễ đọc |
|
|
|
|
15.2 |
Chiếu sáng đồng đều từ 150 lux đến 200 lux. |
|
|
|
|
15.3 |
Các đường dẫn điện, khí đốt, các ổ cắm điện … đảm bảo an toàn cho học sinh khi tiến hành làm thí nghiệm. |
|
|
|
|
16 |
Các phòng thực hành, lao động đảm bảo các yêu cầu: |
|
|
|
|
16.1 |
Diện tích trung bình từ 1,5m2 đến 2m2 cho một học sinh. Riêng các xưởng thực hành kỹ thuật chuyên dụng (xưởng may, xưởng mộc, xưởng cơ khí, xưởng điện) thì diện tích bình quân là 3m2 đến 6m2 cho một học sinh. |
|
|
|
|
16.2 |
Độ chiếu sáng đảm bảo theo yêu cầu chiếu sáng công nghiệp. |
|
|
|
|
16.3 |
Xưởng cách xa phòng học và ở cuối hướng gió chính (Nam và Đông Nam). |
|
|
|
|
16.4 |
Các phương tiện lao động có nội quy vệ sinh an toàn lao động và nội quy vận hành |
|
|
|
|
16.5 |
Số ca học trong một ngày |
|
|
|
|
16.6 |
Số học sinh tối đa/tối thiểu/lớp |
|
|
|
|
16.7 |
Phòng học bố trí học sinh chênh nhau không quá 03 lớp |
|
|
|
|
VIII |
Vệ sinh trong học tập, luyện tập thể dục, thể thao |
|
|
|
|
1 |
Thời khóa biểu hợp lý, có thời gian nghỉ ngơi phù hợp với sinh lý của từng lứa tuổi học sinh. |
|
|
|
|
2 |
Phòng tập luyện thể dục thể thao đảm bảo an toàn vệ sinh, thông gió, thoáng khí |
|
|
|
|
3 |
Sân bãi tập đạt yêu cầu (bằng phẳng, sạch sẽ, khô ráo). |
|
|
|
|
IX |
Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường |
|
|
|
|
1 |
Có đủ nước sạch đã được đun sôi hoặc lọc để cho học sinh uống trong thời gian học tại trường. Dụng cụ chứa đựng nước và dụng cụ uống nước phải đảm bảo vệ sinh. |
|
|
|
|
2 |
Cung cấp đủ nước sạch để tắm, rửa (Nếu dùng nước máy thì mỗi vòi cho 200 học sinh trong ca học. Nếu dùng nước giếng thì từ 4 đến 6 lít cho 1 học sinh trong 1 ca học). |
|
|
|
|
3 |
Số lượng hố tiêu bình quân từ 100 đến 200 học sinh trong một ca học có 1 hố tiêu (nam riêng, nữ riêng, giáo viên riêng, học sinh riêng) |
|
|
|
|
4 |
Bình quân trong một ca học đảm bảo 50 học sinh có 1 mét chiều dài hố tiểu |
|
|
|
|
5 |
Ở thành phố, thị xã, thị trấn, trường học phải có thùng chứa rác. Hằng ngày thu gom rác từ các lớp học và rác khi làm vệ sinh. Mỗi phòng học, phòng làm việc phải có sọt chứa rác. |
|
|
|
|
6 |
Có hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải từ trường vào hệ thống cống chung |
|
|
|
|
X |
Vệ sinh khu nội trú – bán trú |
|
|
|
|
1 |
Nhà ở, nhà ăn phải có nội quy về trật tự, vệ sinh. |
|
|
|
|
2 |
Khu vực nội trú, bán trú phải được cung cấp đầy đủ nước sạch để học sinh sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. |
|
|
|
|
3 |
Nhà tiêu tự hoại hoặc bán hoại, số lượng đảm bảo bình quân 25 học sinh có 01 nhà tiêu |
|
|
|
|
4 |
Số lượng hố tiểu đảm bảo bình quân 25 học sinh có 1 hố tiểu. |
|
|
|
|
5 |
Khu vực vệ sinh dành cho nam riêng, nữ riêng. Ở vùng nông thôn, khu vực vệ sinh được bố trí phía Tây Bắc khu nội trú của học sinh |
|
|
|
|
6 |
Khu vực nội trú phải có thùng chứa rác để thu gom rác hàng ngày từ các phòng ở và nơi công cộng. |
|
|
|
|
7 |
Có hệ thống cống dẫn nước mưa, nước thải trong sinh hoạt đổ vào hệ thống cống chung. |
|
|
|
|
XI |
Điều kiện vệ sinh ATTP |
|
|
|
|
1 |
Số vụ ngộ độc thực phẩm trong năm |
|
|
|
|
2 |
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh, nhà giáo, cán bộ và nhân viên |
|
|
|
|
3 |
Xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm |
|
|
|
|
4 |
Tổng số học sinh ăn tại bếp ăn tập thể |
|
|
|
|
5 |
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP |
|
|
|
|
6 |
Điều kiện vệ sinh đối với bếp ăn tập thể, căn tin của nhà trường: |
|
|
|
|
6.1 |
Về điều kiện cơ sở vật chất: đảm bảo về vị trí, thiết kế và cấu trúc đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm |
|
|
|
|
6.2 |
Về điều kiện thiết bị, dụng cụ: tất cả các dụng cụ nấu nướng, chế biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định |
|
|
|
|
6.3 |
Về điều kiện con người: đảm bảo mỗi nhân viên làm việc tại bếp ăn tập thể, căn tin của nhà trường hàng năm được khám sức khỏe, học tập kiến thức và thực hành tốt chế độ vệ sinh cá nhân. |
|
|
|
|
7 |
Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cấm các loại hàng rong bán thực phẩm xung quanh các trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định. |
|
|
|
|
8 |
Hồ sơ ghi chép, theo dõi hàng ngày (nguồn nguyên liệu thực phẩm, lưu mẫu thực phẩm …) |
|
|
|
|
9 |
Hợp đồng trách nhiệm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm |
|
|
|
|
10 |
Thực hiện yêu cầu về xử lý ngộ độc |
|
|
|
|
11 |
Vệ sinh quán hàng trong khu vực trường học và xung quanh trường học |
|
|
|
|
12 |
Xây dựng kế hoạch và tiến hành tự kiểm tra VSATTP của nhà trường |
|
|
|
|
PHỤ LỤC 3
NỘI DUNG THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ Y TẾ TRƯỜNG HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO, MẦM NON
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5333/QĐ-Bộ Y tế ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT |
Nội dung |
Không |
Có |
Ghi chú |
|
Đạt |
Không đạt |
|
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
I |
Về tổ chức, nhân sự |
|
|
|
|
1 |
Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học hoặc do nhà trường ký hợp đồng với cán bộ y tế làm việc tại trường; được Trung tâm y tế huyện bồi dưỡng chuyên môn để có thể thực hiện được nhiệm vụ. |
|
|
|
|
2 |
Cán bộ y tế của các trường chịu sự quản lý trực tiếp của hiệu trưởng nhà trường và sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của y tế địa phương. |
|
|
|
|
3 |
Thành lập ban sức khỏe, Trưởng ban là một đại diện Ban Giám hiệu, Phó ban là đại diện lãnh đạo ngành y tế địa phương. Ủy viên thường trực là cán bộ y tế trường học |
|
|
|
|
4 |
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho học sinh theo từng năm học. |
|
|
|
|
5 |
Phòng Y tế có diện tích từ 12 đến 20m2, có trang bị dụng cụ y tế tối thiểu |
|
|
|
|
6 |
Kinh phí hoạt động: Từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế học sinh để lại trường, hoặc cha mẹ học sinh đóng góp một phần theo nguyên tắc tự nguyện. |
|
|
|
|
II |
Về môi trường học tập |
|
|
|
|
1 |
Tổng số học sinh/trường học |
|
|
|
|
2 |
Tổng số học sinh/lớp học (tối đa, tối thiểu) |
|
|
|
|
3 |
Diện tích trường học |
|
|
|
|
4 |
Diện tích phòng học |
|
|
|
|
5 |
Phòng học sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh |
|
|
|
|
6 |
Chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo đảm bảo |
|
|
|
|
7 |
Phương tiện giảng dạy: Tranh ảnh, giáo cụ trực quan phải sạch sẽ, bền mầu, rõ ràng và an toàn |
|
|
|
|
III |
Về thực hiện tiêm chủng mở rộng |
|
|
|
|
1 |
Tổ chức các lớp tập huấn quán triệt ý nghĩa của công tác tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là công tác loại trừ bệnh sởi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn ngành |
|
|
|
|
2 |
Tổ chức theo dõi tình trạng sức khỏe, sổ tiêm chủng đầy đủ của trẻ em trước khi đến trường và trong quá trình học tập tại trường |
|
|
|
|
3 |
Chỉ đạo cho giáo viên tình nguyện tham gia chiến dịch tiêm chủng mở rộng như cổ động, vận động, tham gia vào các bàn tiêm chủng và các hoạt động khác có liên quan. |
|
|
|
|
4 |
Tổ chức kiểm tra, giám sát cùng y tế cơ sở trong suốt quá trình triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng |
|
|
|
|
IV |
Điều kiện vệ sinh môi trường |
|
|
|
|
1 |
Nhà vệ sinh sạch sẽ |
|
|
|
|
2 |
Kích cỡ các thiết bị vệ sinh và cách lắp đặt các thiết bị trong nhà vệ sinh phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo an toàn |
|
|
|
|
3 |
Đủ nước uống cho học sinh, giáo viên |
|
|
|
|
4 |
Nguồn cung cấp nước sạch chính |
|
|
|
|
5 |
Có vòi rửa tay cho học sinh, giáo viên |
|
|
|
|
6 |
Có hệ thống cống rãnh thoát nước |
|
|
|
|
7 |
Nơi chứa rác thải theo quy định. |
|
|
|
|
V |
Điều kiện về vệ sinh ATTP |
|
|
|
|
1 |
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên |
|
|
|
|
2 |
Xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm |
|
|
|
|
3 |
Tổng số học sinh ăn tại bếp ăn tập thể |
|
|
|
|
4 |
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP |
|
|
|
|
5 |
Điều kiện vệ sinh đối với bếp ăn tập thể, căn tin của nhà trường: |
|
|
|
|
5.1 |
Về điều kiện cơ sở vật chất: đảm bảo về vị trí, thiết kế và cấu trúc đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm |
|
|
|
|
5.2 |
Về điều kiện thiết bị, dụng cụ: tất cả các dụng cụ nấu nướng, chế biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định. |
|
|
|
|
5.3 |
Về điều kiện con người: đảm bảo mỗi nhân viên làm việc trong cơ sở hàng năm được khám sức khỏe, học tập kiến thức và thực hành tốt chế độ vệ sinh cá nhân. |
|
|
|
|
6 |
Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cấm các loại hàng rong bán thực phẩm xung quanh các trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định. |
|
|
|
|
7 |
Hồ sơ ghi chép, theo dõi hàng ngày (nguồn nguyên liệu thực phẩm, lưu mẫu thực phẩm …). |
|
|
|
|
8 |
Hợp đồng trách nhiệm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm |
|
|
|
|
9 |
Thực hiện yêu cầu về xử lý ngộ độc |
|
|
|
|
10 |
Vệ sinh quán hàng trong khu vực trường học |
|
|
|
|
11 |
Vệ sinh quán hàng xung quanh trường học |
|
|
|
|
12 |
Số vụ ngộ độc thực phẩm trong năm |
|
|
|
|