Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 24/2003/QĐ-BYT khung giáo dục trung học chuyên nghiệp ngành điều dưỡng đa khoa
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 24/2003/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 24/2003/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Ngọc Trọng |
Ngày ban hành: | 06/01/2003 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 24/2003/QĐ-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2003/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp ngành điều dưỡng đa khoa
___________
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế.
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
Căn cứ Quyết định số 21/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 6/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Chương trình khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp.
Căn cứ vào văn bản thoả thuận số 8899/THCN&DN ngày 7 tháng 10 năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo - Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp Ngành đào tạo Điều dưỡng đa khoa, thuộc nhóm ngành Sức khoẻ.
Điều 2. Chương trình khung ngành Điều dưỡng đa khoa được áp dụng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Y tế từ năm học 2003.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo chỉ đạo và hướng dẫn các trường xây dựng chuơng trình chi tiết, biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập.
Điều 4. Các Ông (Bà) Chánh văn phòng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Vụ của Bộ Y tế, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NGÀNH ĐÀO TẠO
1. Bậc học: Trung học chuyên nghiệp
2. Nhóm ngành đào tạo: Sức khoẻ
3. Ngành đào tạo: Điều dưỡng đa khoa
4. Mã số ngành đào tạo: 367210
5. Chức danh khi tốt nghiệp: Y tá/ Điều dưỡng trung học
6. Thời gian đào tạo: 2 năm
7. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp phổ thông trung học
8. Cơ sở đào tạo: Các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học Y tế.
9. Cơ sở làm việc:
Người có bằng tốt nghiệp Điều dưỡng đa khoa được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở y tế của Nhà nước hoặc cơ sở y tế ngoài công lập theo các quy chế tuyển dụng công chức và người lao động của Nhà nước.
10. Bậc học sau trung học:
Người Điều dưỡng trung học nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể được đào tạo thành Điều dưỡng trưởng, Điều dưỡng chuyên khoa, Cao đẳng hoặc Đại học điều dưỡng.
MÔ TẢ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI Y TÁ/ĐIỀU DƯỠNG TRUNG HỌC
1. Tiếp đón người bệnh, làm các thủ tục hành chính, hướng dẫn người bệnh và thân nhân người bệnh thực hiện nội quy của các cơ sở y tế.
2. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, chất thải, tình trạng ăn - uống, trạng thái tâm - sinh lý của người bệnh.... Theo dõi và báo cáo những diễn biến bất thường cho Thầy thuốc.
3. Nhận định tình trạng người bệnh để lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc.
4. Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh.
5. Thực hiện các y lệnh của thầy thuốc đối với người bệnh.
6. Phụ giúp thầy thuốc khi khám bệnh, thực hiện các thủ thuật chẩn đoán, điều trị.
7. Thực hiện sơ cứu và cấp cứu ban đầu.
8. Chăm sóc người bệnh hấp hối và tử vong.
9. Giúp người bệnh vận động, luyện tập, phục hồi chức năng.
10. Động viên người bệnh an tâm điều trị, hướng dẫn người bệnh, thân nhân người bệnh cách tự chăm sóc sau khi khám và điều trị.
11.Phổ biến kiến thức về phòng bệnh và CSSK ban đầu cho người bệnh và than nhân người bệnh.
12.Tham gia hướng dẫn huấn luyện nhân viên mới và học sinh y tế thực tập tại đơn vị.
13.Tham gia công tác hành chính /quản lý hồ sơ sổ sách, bệnh án theo sự phân công.
14. Quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị trong khoa, phòng, đơn vị.
15. Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các quy định về chuyên môn của Bộ Y tế.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO TỔNG QUÁT
Đào tạo người Y tá/Điều dưỡng đa khoa có kiến thức, kỹ năng thực hành điều dưỡng bậc trung học, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính mạng người bệnh, có đủ sức khoẻ, không ngừng học tập để nâng cao trình độ.
PHÂN PHỐI QUỸ THỜI GIAN KHOÁ HỌC
(Tính theo Tuần)
Năm học | Học kỳ | Học tập | Thực tập | Thi | Nghỉ | Lao động | Dự trữ | Tổng số | ||
Học kỳ | Tốt nghiệp | Hè | Lễ tết | |||||||
Năm thứ Nhất | I | 20 |
| 1 |
|
| 3 | 1 | 1 | 26 |
II | 18 |
| 1 |
| 6 |
|
| 1 | 26 | |
Năm thứ Hai | I | 18 | 2 tuần thực tập cộng đồng | 1 |
|
| 3 | 1 | 1 | 26 |
II | 13 | 8 tuần thực tập tốt nghiệp | 1 | 4 |
|
|
|
| 26 | |
Cộng | 69 | 10 | 4 | 4 | 6 | 6 | 2 | 3 | 104 |
PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TOÀN KHOÁ
QUY ĐỊNH MÔN THI HOẶC KIỂM TRA, SỐ TIẾT VÀ HỆ SỐ MÔN HỌC TƯƠNG ỨNG, THỰC TẬP VÀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TT | Phân bố các môn học trong toàn khoá | Năm thứ Nhất | Năm thứ Hai | |||||||||||||||
Học kỳ I | Học kỳ II | Học kỳ I | Học kỳ II | |||||||||||||||
Tên môn học | Số tiết | Môn thi | Môn Ktra | Môn thi | Môn Ktra | Môn thi | Môn Ktra | Môn thi | Môn Ktra | |||||||||
Số tiết | Hệ số | Số tiết | Hệ số | Số tiết | Hệ số | Số tiết | Hệ số | Số tiết | Hệ số | Số tiết | Hệ số | Số tiết | Hệ số | Số tiết | Hệ số | |||
| CÁC MÔN CHUNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 2 3 4 5 6 | Giáo dục quốc phòng Chính trị Thể dục thể thao Tin học Ngoại ngữ Giáo dục pháp luật | 75 90 60 45 120 30 | ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... | 75 45 30 ..... ..... | 2 3 1 ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... 30 ..... 60 ..... | ..... ..... 1 …. 3 ..... | ..... ..... ..... …. 60 ..... | ..... ..... ..... …. 3 ..... | ..... ..... ..... ..... …. 30 | ..... ..... ..... ..... …. 2 | …. 45 ..... 45 …. …. | …. 3 ..... 2 …. ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... |
| Các môn cơ sở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 8 9 10 11 12 13 | Giải phẫu - Sinh lý Vi sinh - Ký sinh trùng Dược lý Dinh dưỡng Vệ sinh phòng bệnh Kỹ năng Giao tiếp & Giáo dục SK Quản lý và tổ chức y tế | 80 24 40 20 30 30 30 | 80 ..... ..... ..... ..... ..... ..... | 4 ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... 24 40 ..... ..... ..... ..... | ..... 1 2 ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... 20 ..... ..... ..... | ..... ..... ..... 1 ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... 30 ..... | ..... ..... ..... ..... ..... 2 ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... 30 | ..... ..... ..... ..... ..... ..... 2 | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... 30 ..... ..... | ..... ..... ..... ..... 2 ..... ..... |
| CÁC MÔN CHUYÊN MÔN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 | Điều dưỡng cơ bản Kỹ thuật điều dưỡng Điều dưỡng nội Điều dưỡng ngoại Điều dưỡng nhi Điều dưỡng bệnh truyền nhiễm Điều dưỡng sản-phụ khoa ĐD bệnh chuyên khoa Y học cổ truyền Cấp cứu ban đầu VLTL / PHCN Điều dưỡng cộng đồng | 30 115 75 60 50 45 50 60 30 24 24 24 | 30 ..... 75 60 ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... | 2 ..... 4 3 ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... 65 ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... 3 ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... 50 ..... ..... 50 45 ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... 2 ..... ..... 3 3 ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... 24 24 | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... 1 1 | ..... ..... ..... ..... ..... ..... 50 ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... 3 ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... 60 .... 24 ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... 3 ..... 1 ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... 30 ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... 2 ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... |
| THỰC TẬP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*
* * | Thực tập Lâm sàng - ĐD cơ bản & KTĐD - Thực tập điều dưỡng Nội - Thực tập ĐD Ngoại - Thực tập điều dưỡng Nhi - Thực tập ĐD Sản - phụ - Thực tập ĐD T.nhiễm - Thực tập ĐD chuyên khoa - VLTL / PHCN Thực tập cộng đồng Thực tập tốt nghiệp |
100 140 140 140 140 80 100 20 80 320 | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... …. | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... …. | ..... 100 ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... …. | ..... 3 ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... …. | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... …. | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... …. | ..... ..... 80 80 80 ..... ..... ..... ..... ..... …. | ..... ..... 2 2 2 ..... ..... ..... ..... ..... …. | ..... ..... ..... ..... ..... 80 80 ..... ..... ..... 320 | ..... ..... ..... ..... ..... 2 2 ..... ..... ..... 4 | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... 100 20 80 …. | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... 1 1 2 …. | ..... ..... 60 60 60 60 ..... ..... ..... ..... ..... | ..... ..... 2 2 2 2 ..... ..... ..... ..... …. | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... …. | ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... …. |
TỔNG QUAN CÁC MÔN HỌC
TT | Môn học | Thời gian | TT môn học | ||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành | |||
1 2 3 4 5 6 | Môn học chung Giáo dục quốc phòng Chính trị Thể dục thể thao Tin học Ngoại ngữ Giáo dục Pháp luật | 420 75 90 60 45 120 30 | 253 22 82 4 20 100 25 | 167 53 8 56 25 20 5 |
|
7 8 9 10 11 12 13 | Môn học cơ sở Giải phẫu - Sinh lý Vi sinh - Ký sinh trùng Dược lý Dinh dưỡng Vệ sinh phòng bệnh Kỹ năng giao tiếp & GDSK Quản lý và Tổ chức y tế | 254 80 24 40 20 30 30 30 | 189 50 16 36 17 20 20 30 | 65 30 8 4 3 10 10 |
|
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 * * | Môn học chuyên môn Điều dưỡng cơ bản Kỹ thuật điều dưỡng Điều dưỡng nội khoa Điều dưỡng ngoại khoa Điều dưỡng nhi khoa Điều dưỡng bệnh truyền nhiễm Điều dưỡng sản phụ khoa Điều dưỡng bệnh chuyên khoa Y học cổ truyền Cấp cứu ban đầu VLTL / VLTL Điều dưỡng cộng đồng Thực tập cộng đồng Thực tập tốt nghiệp | 587 30 115 75 60 50 45 50 60 30 24 24 24 | 440 20 45 63 52 44 45 45 60 22 12 12 20 | 147 10 70 12 8 6
5
8 12 12 4 | 1260
100 140 140 140 80 140 100
20
80 320 |
| Cộng | 1261 | 882 | 379 | 1260 |
Cộng toàn khoá | 2521 |
CẤU TRÚC THỜI GIAN KHOÁ HỌC
ò Thời gian tổng quát
- Tổng số tiết học toàn khoá: | 2521 |
- Số tiết học các môn chung | 420 |
- Số tiết học các môn cơ sở | 254 |
- Số tiết học các môn chuyên môn | 1847 |
ò Thời gian thực tập, thực hành:
- Tổng số thời gian: | 1639 tiết |
- Thời gian thực hành tại trường | 379 |
- Thời gian thực hành bệnh viện | 860 |
- Thời gian thực tập cộng đồng | 80 |
- Thời gian thực tập tốt nghiệp | 320 |
ò Tỷ lệ thực hành / lý thuyết
Thực hành | = | 1639 | = | 1,85 |
Lý thuyết | 882 |
Thực hành / Lý thuyết = 1,85 / 1 |
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO THEO TỪNG HỌC KỲ
HỌC KỲ I - NĂM THỨ NHẤT
Quỹ thời gian: 20 Tuần
Tổng số tiết : 651
- 2 tuần Giáo dục quốc phòng: | 2T = 75 giờ |
- 13 tuần học tại trường: | 13T x 32 tiết = 416 tiết |
- 5 tuần trong đó: |
|
+ Thực tập tại bệnh viện (buổi sáng ): 5T x 20 giờ = 100 giờ | |
+ Học tại trường (buổi chiều): 5T x 12 tiết = 60 tiết |
TT | Môn học | Số tiết | Xếp loại / hệ số môn học | |||
Tổng | LT | TH | Thi | K Tra | ||
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 | Giáo dục quốc phòng Chính trị (I) Giải phẫu - Sinh lý Thể dục thể thao Vi sinh - Ký sinh trùng Dược lý Điều dưỡng cơ bản Kỹ thuật điều dưỡng (I) Điều dưỡng nội khoa Điều dưỡng ngoại khoa | 75 45 80 30 24 40 30 65 75 60 | 22 40 50 04 16 36 20 25 63 52 | 53 5 30 26 8 4 10 40 12 8 |
4
2
4 3 | 2 3
1 1 2
3 |
CỘNG | 524 | 328 | 196 |
|
| |
* | Thực tập bệnh viện (điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng ) | 100 |
| 100 |
| 3 |
Tổng cộng | 624 | 328 | 296 |
|
|
HỌC KỲ II - NĂM THỨ NHẤT
Quỹ thời gian: 18 tuần
Tổng số tiết : 576
- 6 tuần học tại trường: 6T x 32 tiết = 192 tiết
- 12 tuần, trong đó:
+ Thực tập tại bệnh viện (buổi sáng): 12T x 20 giờ = 240 giờ
+ Học tại trường (buổi chiều): 12T x 12 tiết = 144 tiết
TT | Môn học | Số tiết | Xếp loại / hệ số môn học | |||
Tổng | LT | TH | Thi | K Tra | ||
1 2 3 4 5 6 7 8 | Thể dục thể thao Ngoại ngữ (I) Điều dưỡng nhi khoa Điều dưỡng bệnh TR nhiễm Dinh dưỡng Điều dưỡng cộng đồng Kỹ thuật điều dưỡng (II) PHCN-VLTL | 30 60 50 45 20 24 50 24 | 0 50 44 45 17 20 20 12 | 30 10 6
3 4 30 12 |
3 3
2 | 1 3
1 1
1 |
Cộng | 303 | 208 | 95 |
|
| |
* * * | Thực tập tại khoa Nội (I) Thực tập tại khoa Ngoại (I) Thực tập tại khoa Nhi (I) | 80 80 80 |
| 80 80 80 |
| 2 2 2 |
Tổng cộng | 543 | 208 | 335 |
|
|
HỌC KỲ I - NĂM THỨ HAI
Quỹ thời gian: 18 Tuần
và 2 Tuần thực tập tại cộng đồng
Tổng số tiết: 656
- 4 Tuần học tại trường: 4T x 32 tiết = 128 tiết
- 14 Tuần, trong đó:
+ Thực tập tại bệnh viện (buổi sáng ): 14T x 20 giờ = 280 giờ
+ Học tại trường (buổi chiều): 14T x 12 tiết = 168 tiết
- 2 Tuần thực tập tại cộng đồng: 2T x 40 giờ = 80 giờ
TT | Môn học | Số tiết | Xếp loại / hệ số môn học | |||
Tổng | LT | TH | Thi | K Tra | ||
1 2 3 4 5 6 7 | Giáo dục pháp luật Quản lý và tổ chức y tế Kỹ năng giao tiếp & GDSK Điều dưỡng Sản-phụ khoa Điều dưỡng bệnh chuyên khoa Cấp cứu ban đầu Ngoại ngữ (II) | 30 30 30 50 60 24 60 | 25 30 20 45 60 12 50 | 5
10 5
12 10 |
2 3
3 | 2 2
3 1 |
Cộng | 284 | 243 | 41 |
|
| |
* | Thực tập tại khoa Sản Phụ (I ) | 80 |
| 80 | 2 |
|
* | Thực tập tại khoa Tr. nhiễm (I) | 80 |
| 80 | 2 |
|
*
| Thực tập tại chuyên khoa (Tâm thần, da liễu, mắt, RHM, TMH). | 100
|
| 100
|
| 1 |
* | Thực tập tại khoa PHCN-VLTL | 20 |
| 20 |
| (mỗi khoa) 1 |
* | Thực tập tại cộng đồng | 80 |
| 80 |
| 2 |
Tổng cộng | 644 | 243 | 401 |
|
|
HỌC KỲ II - NĂM THỨ HAI
Quỹ thời gian: 13 Tuần
và 8 Tuần thực tập tốt nghiệp
Tổng số tiết: 736
- Thực hành bệnh viện (buổi sáng): 13T x 20 giờ = 260 giờ
- Học tại trường (buổi chiều): 13T x 12 tiết = 156 tiết
- Thực tập tốt nghiệp: 8T = 320 giờ
TT | Môn học | Số tiết | Xếp loại / hệ số môn học | |||
Tổng | LT | TH | Thi | K Tra | ||
1 2 3 4 | Tin học Y học cổ truyền Vệ sinh phòng bệnh Chính trị (II) | 45 30 30 45 | 20 22 20 42 | 25 8 10 3 |
3 | 2 2 2 |
Cộng | 150 | 104 | 46 |
|
| |
* * * * | Thực tập tại khoa Nội (II) Thực tập tại khoa Ngoại (II) Thực tập tại khoa Nhi (II) Thực tập tại khoa Sản Phụ (II) | 60 60 60 60 |
| 60 60 60 60 | 2 2 2 |
2 |
* | Thực tập tốt nghiệp | 320 |
| 320 | 4 |
|
Tổng cộng | 710 | 104 | 606 |
|
|
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình khung ngành đào tạo Điều dưỡng đa khoa là văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng của các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập của khoá học 2 năm, được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian theo quy định của Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo. Chương trình khung này chỉ áp dụng cho hình thức đào tạo chính quy theo niên chế, các hình thức đào tạo không chính quy được thực hiện theo chương trình khung riêng.
Chương trình khung đào tạo Điều dưỡng đa khoa được áp dụng từ năm học 2003. Căn cứ vào Chương trình khung đã được quy định, Hiệu trưởng các trường được phép đào tạo đối tượng này tổ chức xây dựng và ban hành Chương trình chi tiết của trường mình, sau khi đã được thẩm định theo Quy định của Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
Để thực hiện Chương trình khung đã ban hành, Hiệu trưởng các trường cần nghiên cứu kỹ những quy định của Chương trình khung để thực hiện trong trường mình.
1- Cấu trúc của chương trình khung:
Nôi dung các hoạt động trong khoá đào tạo Điều dưỡng đa khoa gồm: Các môn học chung; các môn học cơ sở; các môn học chuyên môn; thực tập và thực tập tốt nghiệp; thi- kiểm tra kết thúc môn học và thi tốt nghiệp; nghỉ hè, lễ, tết; lao động công ích và mỗi năm học dự trữ 1 Tuần. Phần này đã được quy định tại Bảng phân phối quỹ thời gian khoá học.
Mỗi năm học được chia làm 2 Học kỳ. Thời gian của các hoạt động trong khoá học được tính theo Tuần. Thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành các môn học được tính theo tiết, mỗi tiết là 45 phút. Mỗi ngày có thể bố trí học 1 hoặc 2 buổi, mỗi buổi không quá 6 tiết. Mỗi Tuần không bố trí quá 32 tiết lý thuyết. Thời gian thực tập, thực tập tốt nghiệp và lao động sản xuất được tính theo giờ, mỗi ngày không bố trí quá 8 giờ. Phần này đã được quy định tại các bản Kế hoạch đào tạo của từng Học kỳ.
Chương trình đào tạo Điều dưỡng đa khoa gồm 25 môn học. Mỗi môn học đã được xác định số tiết học (bao gồm số tiết lý thuyết và thực hành môn học), hệ số môn học, xếp loại môn học (môn thi hay môn kiểm tra) và xác định thời gian thực hiện môn học theo Học kỳ của từng năm. Phần này đã được quy định tại Bảng phân bố chương trình đào tạo toàn khoá. Hiệu trưởng các trường căn cứ vào chương trình khung để lập kế hoạch đào tạo toàn khoá và kế hoạch đào tạo hàng năm.
2- Đánh giá học sinh:
Việc đánh gía kết quả học tập của học sinh trong đào tạo và khi kết thúc khoá học được thực hiện theo Quyết định số 29/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp hệ chính quy.
3- Thực hiện môn học:
Các môn học trong chương trình đào tạo Điều dưỡng đa khoa nói chung gồm 2 hoặc 3 phần sau đây:
+ Giảng dạy lý thuyết
+ Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường
+ Thực tập tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng
3.1- Giảng dạy lý thuyết:
Thực hiện tại các lớp học của nhà trường. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, các trường cần cung cấp đầy đủ giáo trình môn học cho học sinh, các phương tiện, đồ dùng dạy học cho Thày và Trò, các giáo viên giảng dạy môn học cần áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, thực hiện lượng giá, đánh giá theo các quy định cho từng môn học.
3.2- Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường:
Với các môn học có phần thực tập tại phòng thực hành của nhà trường, các trường tổ chức để học sinh được thực tập đúng khối lượng thời gian và nội dung đã quy định. Có thể phân chia lớp học thành các nhóm nhỏ để học sinh được trực tiếp thực hiện các nội dung thực hành. Để đảm bảo chất lượng thực tập của học sinh, các trường cần xây dựng và hoàn thiện các phòng thực hành. Trong trường hợp nhà trường chưa đủ các phòng thực hành theo các môn học, nhà trường có thể liên hệ với các cơ sở trong và ngoài ngành Y tế để tạo ra các cơ sở thực tập cho học sinh. Học sinh được đánh gía kết qủa thực tập bằng điểm hệ số 1 hoặc hệ số 2 và được tính vào điểm tổng kết môn học.
3.3- Thực tập tại bệnh viện:
- Thời gian: Tổng số thời gian thực tập lâm sàng tại bệnh viện là 860 giờ, được bố trí vào các buổi sáng của Học kỳ I năm thứ Nhất (5 tuần), Học kỳ II năm thứ Nhất (12 tuần), Học kỳ I năm thứ Hai (14 tuần) và Học kỳ II năm thứ Hai (13 tuần).
- Địa điểm: Các khoa, phòng của bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện trung ương.
- Nội dung:
+ Nội dung chủ yếu của thời gian thực tập lâm sàng tại bệnh viện là
thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh theo nội dung của các môn học
+ Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và người nhà bệnh nhân
+ Chuẩn bị dụng cụ, phụ giúp Thầy thuốc thực hiện các kỹ thuật trong khám, chữa bệnh
+ Tham gia trực bệnh viện
+ Ghi chép, sắp xếp hồ sơ, sổ sách, thuốc, dụng cụ tại khoa- phòng thực tập.
Phần thực tập lâm sàng tại các bệnh viện là phần quan trọng nhất trong chương trình đào tạo Điều dưỡng đa khoa nhằm hình thành kỹ năng tay nghề cho người Điều dưỡng.
Mỗi phần thực tập lâm sàng tại bệnh viện được bố trí thành một môn học riêng thể hiện bằng hệ số môn học, xếp loại môn học (môn thi- môn kiểm tra)
Thời gian thực tập tại bệnh viện của mỗi phần được bố trí tương ứng với thời điểm các môn học chuyên môn để học sinh thực hành và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế chăm sóc người bệnh.
- Tổ chức thực tập:
Căn cứ vào khối lượng thời gian, nội dung thực tập đã phân bổ theo từng Học kỳ và tình hình thực tế của các cơ sở thực tập của trường và địa phương, Hiệu trưởng bố trí các lớp học sinh thành từng nhóm (không qua 15 học sinh), quy định thời gian thực tập tại mỗi cơ sở thực hành để học sinh có thể luân phiên thực tập ở các cơ sở nhằm hoàn thiện năng lực nghề nghiệp toàn diện của học sinh. Tại mỗi cơ sở thực tập hoặc mỗi đợt thực tập, Hiệu trưởng quy định chỉ tiêu thực hành cho học sinh cần phải thực hiện.
Trong thời gian học sinh thực tập tại bệnh viện phải có giáo viên của nhà trường hoặc giáo viên thỉnh giảng trực tiếp hướng dẫn học sinh.
- Đánh giá:
+ Kiểm tra thường xuyên: Mỗi tuần thực tập tại bệnh viện học sinh được đánh giá bằng một điểm hệ số 1.
+ Đánh giá định kỳ: Kết thúc mỗi phần trong môn học được đánh giá bằng một điểm hệ số 2.
Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ là một bài kiểm tra thực hành
+ Đánh giá kết thúc:
Thực hiện theo quy định môn thi/môn kiểm tra và hệ số môn học đã ghi trong Chương trình khung. Điểm thi hoặc kiểm tra kết thúc môn học là điểm của bài thi thực hành (thực hiện các quy trình chăm sóc người bệnh) kết hợp với điểm hoàn thành chỉ tiêu thực hành và điểm kiểm tra sổ thực tập của học sinh.
3.4- Thực tập tại cộng đồng:
Thời gian thực tập tại cộng đồng là 2 tuần (80 giờ) thực hiện vào cuối học kỳ I năm thứ Hai và được xác định là một môn học kiểm tra có hệ số 2.
Địa điểm thực tập cộng đồng tại các Trạm y tế xã và cộng đồng dân cư trong xã.
Nội dung thực tập tại cộng đồng là vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học tại nhà trường vào thực tế chăm sóc sức khoẻ cộng động và chăm sóc người bệnh đến khám, chữa bệnh tại Trạm y tế xã.
Ngay từ đầu khoá học nhà trường cần xác định các địa điểm học sinh sẽ đến thực tập. Căn cứ vào mục tiêu học tập toàn khoá, Hiệu trưởng các trường xác định mục tiêu, nội dung học tập, chỉ tiêu thực hành tại cộng đồng, phân công giáo viên của trường, bồi dưỡng giáo viên thỉnh giảng, chuẩn bị cơ sở vật chất, hậu cần... và lập kế hoạch cho mỗi đợt thực tập tại cộng đồng cho các khoá đào tạo.
Học sinh thực tập tại cồng đồng nhất thiết phải có giáo viên nhà trường hoặc kết hợp với giáo viên thỉnh giảng để hướng dẫn, quản lý, đánh giá học sinh. Không được "khoán trắng" công việc hướng dẫn học sinh cho Cán bộ y tế xã.
Trong thời gian thực tập tại cộng đồng, mỗi tuần học sinh làm một bài kiểm tra thực hành (kiểm tra định kỳ - hệ số 2). Cuối đợt thực tập, mỗi học sinh báo cáo kết quả thực hiện các nội dung thực tập, kết quả hoàn thành các chỉ tiêu thực tập và trình sổ thực tập. Giáo viên nhà trường kết hợp với giáo viên thỉnh giảng chấm điểm kiểm tra môn học trên cơ sở kết qủa học tập của học sinh (điểm hệ số 3).
4- Thực tập tốt nghiệp:
- Thời gian: 8 Tuần vào cuối học kỳ II của năm thứ Hai
Học sinh thực tập cả ngày tại cơ sở thực tập
- Địa điểm:
+ Trạm y tế xã/ phường: 2 tuần
+ Trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện: 2tuần
+ Bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh: 4 tuần
- Tổ chức thực tập: Hiệu trưởng nhà trường quyết định địa điểm, thời gian thực tập tại mỗi địa điểm, nội dung và chỉ tiêu thực hành của học sinh trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
- Nội dung:
Học sinh thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người Điều dưỡng đa khoa dưới sự hướng dẫn cuả giáo viên nhà trường và giáo viên thỉnh giảng.
- Đánh giá:
+ Kiểm tra định kỳ: Kết thúc thời gian thực tập tại tuyến xã, tuyến huyện và tuyến tỉnh (hoặc trung ương) học sinh thực hiện một bài kiểm tra thực hành (hệ số 2).
+ Thi kết thúc môn học: Cuối đợt thực tập tốt nghiệp mỗi học sinh thực hiện một bài thi thực hành hoặc trình bày một tiểu luận
Nội dung kiểm tra định kỳ và thi kết thúc môn học do Hiệu trưởng quy định.
Điểm thực tập tốt nghiệp được tính như một môn thi (hệ số môn học là 4) và là một trong những điều kiện để xét dự thi thi tốt nghiệp.
5- Thi tốt nghiệp:
- Thời gian ôn thi và thi tốt nghiệp: 4 tuần
- Môn thi tốt nghiệp:
+ Lý thuyết tổng hợp:
Thi viết, thời gian làm bài 150 - 180 phút
Sử dụng câu hỏi thi truyền thống kết hợp với câu hỏi thi trắc nghiệm
Nội dung đề thi: tổng hợp các môn chuyên môn.
+ Thực hành nghề nghiệp:
Thí sinh thực hiện một hay một số quy trình kỹ thuật điều dưỡng (do Hiệu trưởng trường quyết định).
- Hội đồng thi tốt nghiệp:
Thực hiện theo Quyết định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về quy chế thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp.
Trên đây là một số hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo Điều dưỡng đa khoa. Trong quá trình thực hiện khoá học, Hiệu trưởng các trường cần căn cứ vào các quy chế đào tạo trung học chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế để vận dụng vào nhà trường cho phù hợp, nhằm đảm bảo mục tiêu và chất lượng đào tạo.
Những ý kiến góp ý và đề nghị của các trường xin gửi về Vụ Khoa học đào tạo - Bộ Y tế, Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - Bộ Giáo dục & Đào tạo để nghiên cứu, hướng dẫn và giải quyết.
| VỤ KHOA HỌC ĐÀO TẠO |