Thông tư 72/2024/TT-BQP hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định là tài sản chuyên dùng tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 72/2024/TT-BQP

Thông tư 72/2024/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định, hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng; chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:72/2024/TT-BQPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Vũ Hải Sản
Ngày ban hành:18/10/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bổ sung Danh mục tài sản phục vụ công tác quản lý trong Bộ Quốc phòng

Ngày 18/10/2024, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 72/2024/TT-BQP quy định, hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng; chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của Thông tư này:

1. Bổ sung Danh mục tài sản chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng như sau:

- Tài sản cố định hữu hình:

  • Máy móc, thiết bị văn phòng chuyên dùng;
  • Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác;
  • Tài sản cố định hữu hình chuyên dùng khác.

- Tài sản cố định vô hình:

  • Quyền sử dụng đất chuyên dùng;
  • Tài sản cố định vô hình chuyên dùng khác.

2. Bổ sung Danh mục tài sản phục vụ công tác quản lý trong Bộ Quốc phòng như sau:

- Tài sản cố định hữu hình:

  • Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến;
  • Máy móc, thiết bị khác;
  • Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm;
  • Tài sản cố định hữu hình khác.

- Tài sản cố định vô hình:

  • Quyền sử dụng đất;
  • Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;
  • Quyền sở hữu công nghiệp;
  • Quyền đối với cây trồng;
  • Sản phẩm phần mềm;
  • Tài sản cố định vô hình khác.

3. Đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản cố định báo cáo đơn vị, doanh nghiệp cấp trên đến Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính) đối với các loại tài sản cố định sau đây:

- Tài sản cố định tại đơn vị bao gồm: Nhà, đất; xe ô tô các loại; tài sản cố định khác;

- Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;

- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Xem chi tiết Thông tư 72/2024/TT-BQP tại đây

tải Thông tư 72/2024/TT-BQP

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 72/2024/TT-BQP PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 72/2024/TT-BQP DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG

_________

Số: 72/2024/TT-BQP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2024

 

 

THÔNG TƯ

Quy định, hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài
sản cố định là tài sản chuyên dùng; chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản
chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc
phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không
tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng

_________________

 

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản, sử dụng tài sản công; Nghị định s 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một s điều của Luật Quản , sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định s 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định, hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng; chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.

 

Chương I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chnh

1. Thông tư này quy định, hướng dẫn thực hiện các nội dung sau:

a) Quy định bổ sung danh mục tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý trong Bộ Quốc phòng;

b) Hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng tại các cơ quan, đơn vị và tổ chức khác thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là đơn vị) và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp).

Chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây viết gọn là Thông tư số 23/2023/TT-BTC);

c) Hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phn vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Thông tư này không điều chỉnh đối với:

a) Tài sản đặc biệt tại các đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14, Điều 5 Quyết định số 01/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục tài sản đặc biệt; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đặc biệt tại các đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

b) Tài sản chuyên dùng đang thuê hoạt động; bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân khác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đơn vị dự toán thuộc cơ cấu t chức ca Bộ Quốc phòng có tổ chức cơ quan tài chính; trường hợp đơn vị không tổ chức cơ quan tài chính thì đơn vị cấp trên trực tiếp tổ chức thực hiện chế độ quản lý, tính hao mòn và chế độ báo cáo tài sản cố định.

2. Doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý tài sản cố định không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng và chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

 

Chương II. QUY ĐỊNH BỔ SUNG DANH MỤC TÀI SẢN CHUYÊN DÙNG, TÀI SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG BỘ QUỐC PHÒNG

 

Điều 3. Danh mục tài sản chuyên dùng

1. Tài sản chuyên dùng quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Danh mục tài sản chuyên dùng quy định tại Điều 5 Thông tư số 318/2017/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưng Bộ Quốc phòng quy định danh mục tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý và hệ thống sổ, mẫu biểu theo dõi tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý trong Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là Thông tư số 318/2017/TT-BQP) và Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Danh mục tài sản phục vụ công tác quản lý

1. Tài sản phục vụ công tác quản lý quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Danh mục tài sản phục vụ công tác quản lý quy định tại Điều 6 Thông tư số 318/2017/TT-BQP và Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

 

Chương III. QUY ĐỊNH CHUNG V QUN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH LÀ TÀI SẢN CHUYÊN DÙNG

 

Điều 5. Tiêu chuẩn, phân loại, đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định tài sản chuyên dùng

1. Tiêu chuẩn tài sản cố định là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 23/2023/TT-BTC.

2. Tài sản cố định là tài sản chuyên dùng thực hiện phân loại theo quy định tại Điều 4 (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4) Thông tư số 23/2023/TT-BTC.

3. Mỗi tài sản đáp ứng tiêu chuẩn tài sản cố định quy định tại khoản 1 Điều này là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.

Điều 6. Nguyên tắc quản lý tài sản cố định là tài sản chuyên dùng

1. Mỗi tài sản cố định là tài sản chuyên dùng trong biên chế của đơn vị chỉ được kế toán ở một cấp đơn vị. Trong mọi trường hợp, kế toán tài sản cố định phải tôn trọng nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá (giá thực tế hình thành tài sản cố định), giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

2. Tài sản cố định là tài sản chuyên dùng đã có quyết định loại khỏi biên chế của cấp có thẩm quyền, tài sản cố định hư hỏng không sử dụng được thì không đánh giá lại giá trị tài sản.

3. Ngoài nguyên tắc quản lý quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc quản lý tài sản cố định là tài sản chuyên dùng phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 5 Thông tư số 23/2023/TT-BTC.

 

Chương IV. NGUYÊN GIÁ, HAO MÒN, KHU HAO, GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TÀI SẢN C ĐỊNH LÀ TÀI SẢN CHUYÊN DÙNG

 

Điều 7. Nguyên giá tài sản cố định là tài sản chuyên dùng

1. Việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 23/2023/TT-BTC.

2. Việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 23/2023/TT-BTC.

3. Việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 23/2023/TT-BTC.

4. Việc xác định nguyên giá tài sản cố định là tài sản chuyên dùng trong trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản cố định thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 23/2023/TT-BTC.

Điều 8. Tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng

1. Tài sản cố định là tài sản chuyên dùng hiện có tại đơn vị và tài sản cố định là tài sản chuyên dùng do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định sau đây:

a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đi với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định 151/2017/NĐ-CP và khoản 61, 62 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điu của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính ph quy định chi tiết một s điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây viết gọn là Nghị định số 114/2024/NĐ-CP);

b) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;

c) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.

2. Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 23/2023/TT-BTC. Trường hợp, tài sản cố định sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất thì phải trích khấu hao.

3. Danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản c định là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 23/2023/TT-BTC.

4. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy đnh tại Điều 14 Thông tư số 23/2023/TT-BTC, trong đó tỷ lệ hao mòn được xác định theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Giá trị còn lại của tài sản cố định là tài sản chuyên dùng

Giá trị còn lại của tài sản cố định là tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 23/2023/TT-BTC.

Điều 10. Quản lý tài sản cố định là tài sản chuyên dùng

1. Đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm:

a) Lập thẻ tài sản cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này, kế toán đi với toàn bộ tài sản cố định hiện có của đơn vị theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành;

b) Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cố định hiện có; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất kế toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có);

c) Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại Thông tư này.

2. Nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định là tài sản chuyên dùng được sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 23/2023/TT-BTC.

 

Chương V. BÁO CÁO TÀI SẢN C ĐỊNH LÀ TÀI SẢN CHUYÊN DÙNG, TÀI SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

 

Mục 1. BÁO CÁO KÊ KHAI TÀI SẢN C ĐỊNH

 

Điều 11. Hình thức, nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định

1. Hình thức báo cáo kê khai tài sản cố định

a) Báo cáo kê khai lần đầu áp dụng đối với tài sản cố định hiện đơn vị đang quản lý, sử dụng tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa báo cáo kê khai theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BQP ngày 29 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định và chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là Thông tư số 13/2019/TT-BQP);

b) Báo cáo kê khai bổ sung áp dụng đối với trường hợp có thay đổi về tài sản cố định do đầu tư xây dựng, mua sắm, nhận bàn giao; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; thu hồi, giao, điều chuyển, tiêu hủy, bán, thanh lý, ghi giảm do bị mất, bị hủy hoại và các hình thức xử lý khác theo quy định của cơ quan, người có thẩm quyền; chuyển đổi công năng sử dụng của tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; đối tượng được giao báo cáo kê khai tài sản thay đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập, giải th theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

c) Báo cáo kê khai định kỳ do các đơn vị quản lý, sử dụng tài sản cố định lập gửi lên cấp trên đến Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính).

2. Nội dung báo cáo kê khai tài sản cố định

a) Các đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản cố định phải lập báo cáo kế khai theo mẫu quy định tại Thông tư này. Báo cáo kê khai tài sản cố định phải ghi đúng và đầy đủ thông tin theo mẫu quy định;

b) Cơ quan tiếp nhận, quản lý báo cáo kê khai tài sản cố định được phép từ chối và yêu cầu báo cáo lại nếu phát hiện báo cáo kê khai không ghi đúng và đầy đủ thông tin.

3. Thời hạn báo cáo kê khai tài sản cố định

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện xong trước ngày 31 tháng 12 năm 2024;

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, không quá 30 ngày kể từ ngày có sự thay đổi. Đối với tài sản đưa vào sử dụng do hình thành từ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo thì thời gian thay đổi tính từ ngày ký Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Điều 12. Mẫu báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản cố định

Mẫu báo cáo kê khai tài sản cố định được quy định như sau:

1. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản cố định tại đơn vị:

a) Những tài sản được đầu tư xây dựng mới, mua sắm hoặc tiếp nhận về sử dụng tại đơn vị: Thực hiện kê khai theo Mẫu số 04a-ĐK/TSC, Mẫu số 04b-ĐK/TSC, Mẫu số 04c-ĐK/TSC, Mẫu số 4d-ĐK/TSC, Mẫu số 4đ-ĐK/TSC, Mẫu số 4e-ĐK/TSC, Mẫu số 4g-ĐK/TSC, Mẫu số 4h-ĐK/TSC, Mẫu số 4i-ĐK/TSC Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;

b) Thay đổi thông tin về đơn vị sử dụng tài sản: Thực hiện theo Mẫu số 05a-ĐK/TSC Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;

c) Thay đổi thông tin về về tài sản là nhà, đất: Thực hiện theo Mẫu số 05b-ĐK/TSC Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;

d) Thay đổi thông tin về xe ô tô: Thực hiện theo Mẫu số 05c-ĐK/TSC Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;

đ) Thay đổi thông tin về tài sản cố định khác: Thực hiện theo Mẫu số 05d-ĐK/TSC Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;

e) Báo cáo kê khai thông tin xử lý tài sản công: Thực hiện theo Mẫu số 06-ĐK/TSC Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;

g) Đơn vị báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản cố định thực hiện kê khai theo Mẫu số 02a-ĐK/TSC-QSDĐ, Mẫu số 02b-ĐK/TSC-QSDĐ Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.

2. Đối với doanh nghiệp báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện tương ứng với từng loại tài sản giao cho doanh nghiệp quản lý.

3. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và các văn bản hướng dẫn.

Điều 13. Mẫu báo cáo kê khai định kỳ tài sản cố định

1. Mẫu báo cáo kê khai định kỳ tài sản cố định được quy định như sau:

a) Báo cáo tổng hợp chung hiện trạng sử dụng tài sản cố định theo Mẫu số 07a-ĐK/TSC Phụ lục IV kèm theo Thông tư này gồm 3 phần: Tổng hợp chung, chi tiết theo loại hình đơn vị, doanh nghiệp và chi tiết theo từng đơn vị, doanh nghiệp;

b) Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản cố định theo Mẫu số 07b-ĐK/TSC Phụ lục IV kèm theo Thông tư này gồm 3 phần: Tổng hợp chung, chi tiết theo loại hình đơn vị, doanh nghiệp và chi tiết theo từng đơn vị, doanh nghiệp.

2. Các đơn vị có trách nhiệm gửi báo cáo kê khai định kỳ tài sản cố định lên cấp trên đến Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính) cùng với Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định.

Điều 14. Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản cố định

1. Đối với nhà, đất:

a) Quyết định giao đất, cho thuê đất; hợp đồng thuê đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản xác định giá trị quyền sử dụng đất theo quy định;

b) Các tài liệu liên quan đến việc phê duyệt dự án, thiết kế, bản vẽ hoàn công, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng;

c) Quyết định giao, điều chuyển cho đơn vị; biên bản giao nhận nhà, đất;

d) Các văn bản liên quan đến thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý nhà;

đ) Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.

2. Đối với xe ô tô:

a) Quyết định mua xe ô tô của cơ quan, người có thẩm quyền; hợp đồng mua xe ô tô; hóa đơn mua xe ô tô;

b) Quyết định giao, điều chuyển xe ô tô cho đơn vị; biên bản giao nhận xe ô tô; giy đăng ký xe ô tô;

c) Các văn bản liên quan đến thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, chuyển đổi công năng sử dụng và hình thức xử lý khác đối với xe ô tô;

d) Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.

3. Đối với các tài sản khác tại đơn vị:

a) Văn bản chấp thuận mua sắm tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền; hợp đồng mua sắm tài sản; hóa đơn mua tài sản;

b) Quyết định giao, điều chuyển tài sản cho đơn vị; biên bản giao nhận tài sản;

c) Các văn bản liên quan đến thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy, ghi giảm tài sản, chuyển đổi công năng sử dụng và hình thức xử lý khác đối với tài sản;

d) Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.

4. Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản cố định quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này do đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản lập và lưu trữ.

Đối với tài sản cố định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật mà khi đăng ký cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phải nộp bản chính của hồ sơ thì đơn vị lưu giữ bản sao hồ sơ đó.

 

Mục 2. BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH LÀ TÀI SẢN CHUYÊN DÙNG, TÀI SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

 

Điều 15. Báo cáo tài sản cố định

1. Đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản cố định báo cáo đơn vị, doanh nghiệp cấp trên đến Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính) đối với các loại tài sản cố định sau đây:

a) Tài sản cố định tại đơn vị bao gồm: Nhà, đất; xe ô tô các loại; tài sản cố định khác;

b) Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

c) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

2. Báo cáo tài sản cố định quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Báo cáo kê khai tài sản cố định quy định tại Mục 1 Chương này;

b) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định.

Điều 16. Nội dung báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định

Nội dung báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định của các đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản cố định và đơn vị cấp trên đến cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng, gồm:

- Thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định của đơn vị, doanh nghiệp;

- Đánh giá những mặt tích cực, hiệu quả, những tồn tại, sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản cố định của đơn vị, doanh nghiệp trong kỳ báo cáo;

- Đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản cố định trong kỳ báo cáo;

- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản cố định của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý;

- Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định.

Điều 17. Trình tự, thời hạn báo cáo, tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định

1. Trình tự báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định

Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định hằng năm do đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản cố định lập, gửi lên cấp trên trực tiếp đến Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính) để tổng hợp báo cáo Chính phủ (qua Bộ Tài chính).

2. Thời hạn báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định

Hằng năm, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tài sản cố định thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng của năm trước đối với các loại tài sản cố định quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 23/2023/TT-BTC và khoản 2 Điều 5 Thông tư này theo thời hạn sau:

a) Đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ lập báo cáo gửi về Cục Tài chính/BQP trước ngày 28 tháng 2; thời hạn gửi báo cáo của các đơn vị, doanh nghiệp cấp dưới cho đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trước ngày 31 tháng 01;

b) Bộ Quốc phòng (Cục Tài chính chủ trì dự thảo) lập báo cáo gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3 hàng năm.

3. Báo cáo đột xuất tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

 

Chương VI. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, KHAI THÁC PHẦN MM QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG

 

Điều 18. Quản lý phần mềm

1. Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng xây dựng phần mềm quản lý tài sản công triển khai trong Bộ Quốc phòng; quy định định danh mã đơn vị, mã tài sản công để đăng ký tài sản công trong phần mềm; quản lý kỹ thuật và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Yêu cầu xây dựng phần mềm

Phần mềm quản lý tài sản để thực hiện quản lý và chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý theo quy định tại Thông tư này, đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Quy trình thiết lập trên phần mềm phải bảo đảm tuân th các quy định của pháp luật về quản lý tài sản, không làm thay đổi thông tin, số liệu của các tài sản trên báo cáo;

b) Thông tin dữ liệu tài sản phải đảm bảo tính bảo mật, an toàn; tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật, an toàn thông tin. Các bước nghiệp vụ phải được phân quyền phù hợp, kiểm soát được việc truy nhập của người sử dụng; có khả năng lưu vết các nội dung đã thao tác theo thời gian và ngăn chặn, cảnh báo các sai sót khi nhập số liệu và trong suốt quá trình xử lý thông tin, số liệu tài sản; có khả năng cảnh báo, ngăn chặn việc can thiệp có chủ ý làm thay đổi thông tin, số liệu đã lưu;

c) Giao diện của phần mềm quản lý tài sản bảo đảm thân thiện, thuận tiện cho người sử dụng, các vùng thông tin được phân biệt rõ ràng; có khả năng thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định và tạo lập các báo cáo nhanh gọn, chính xác; cung cấp tiện ích khác nhau cho người sử dụng theo yêu cầu quản lý của đơn vị, doanh nghiệp;

d) Cải tiến, nâng cấp đáp ứng yêu cầu quản lý; có khả năng kết nối hoặc sẵn sàng kết nối với các phần mềm có liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 19. Sử dụng, khai thác thông tin phần mềm

1. Đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm sử dụng phần mềm để quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phần mềm khác để quản lý tài sản công phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.

2. Thủ trưởng đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo Trưởng Phòng (Ban) Tài chính, Kế toán trưởng và những người có liên quan nhập dữ liệu tài sản vào phần mềm; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, số liệu tài sản trình bày trên báo cáo được kết xuất từ dữ liệu phần mềm quản lý tài sản công.

3. Thông tin khai thác từ phần mềm được sử dụng để:

a) Phục vụ công tác lập kế hoạch, công tác chỉ đạo, điều hành, báo cáo;

b) Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

c) Làm căn cứ để lập dự toán, xét duyệt quyết toán, quyết định, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, giám sát việc giao đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê khoán kinh phí sử dụng tài sản công, nâng cấp, cải tạo, sa chữa, khai thác, xử lý tài sản công.

 

 Chương VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

 

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

1. Tài sản cố định là tài sản phục vụ công tác quản lý quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư này.

2. Đối với tài sản cố định là tài sản chuyên dùng đã được theo dõi trên sổ kế toán của đơn vị, doanh nghiệp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, có thời gian tính hao mòn, tỷ lệ hao mòn quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này thì từ năm 2025, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản như sau:

Mức hao mòn
hàng năm của tài
sản cố định

 

=

Giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến hết ngày

31 tháng 12 năm 2024 theo sổ kế toán

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản (năm)

Trong đó:

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản (năm)

=

Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

-

Thời gian đã sử dụng của tài sản (năm)

Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

Riêng mức hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian để tính hao mòn của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn luỹ kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định đó.

Trường hợp tài sản cố định đã hết thời gian tính hao mòn theo quy định, nhưng vẫn còn giá trị thì mức hao mòn của năm 2024 bằng giá trị còn lại của tài sản tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

3. Đối với tài sản cố định là tài sản chuyên dùng có thay đổi nguyên giá trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, đơn vị, doanh nghiệp đã xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 13/2019/TT-BQP thì từ năm 2025 căn cứ nguyên giá đã xác định lại và đã thực hiện kế toán, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 23/2023/TT-BTC để xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định.

4. Đối với tài sản cố định là tài sản chuyên dùng đã có quyết định giao, điều chuyển trước ngày Thông tư số 13/2019/TT-BQP có, hiệu lực thi hành (ngày 18 tháng 3 năm 2019) mà trước khi giao, điều chuyển tài sản đó chưa được theo dõi trên sổ kế toán hoặc khi thực hiện bàn giao, tiếp nhận chưa đánh giá lại giá trị tài sản thì đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 3 Điều 7 Thông tư số 23/2023/TT-BTC và khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư này để ghi sổ kế toán, xác định mc hao mòn hàng năm của tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 23/2023/TT-BTC và khoản 4 Điều 8 Thông tư này để kế toán tài sản cố định từ năm 2025.

5. Trưng hợp từ năm 2019 đến năm 2024, đơn vị, doanh nghiệp chưa xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị tài sản của đơn vị, doanh nghiệp hoặc chưa thực hiện điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BQP thì đơn vị, doanh nghiệp thực hiện xác định hoặc điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất để hạch toán kế toán từ năm 2025.

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và được áp dụng từ năm tài chính 2025, thay thế Thông tư số 13/2019/TT-BQP ngày 29 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định và chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo quy định tương ứng tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Tài chính:

a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra việc thực hiện quy định tại Thông tư này;

b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Tổng cục Chính trị nghiên cứu, đề xuất ban hành danh mục tài sản cố định đặc thù trong Bộ Quốc phòng sau khi Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) có hiệu lực thi hành và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành danh mục tài sản cố định đặc thù.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện quy định tại Thông tư này.

3. Kinh phí thực hiện chế độ quản lý, tính hao mòn, chế độ báo cáo tài sản cố định theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

4. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:

- Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (để b/c);

- Các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng;

- Các Bộ: Tài chính, Tư pháp;

- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc BQP;

- Ban Cơ yếu Chính phủ;

- Cổng TTĐT BQP (để đăng tải);

- Vụ Pháp chế/BQP;

- Lưu: VT, THBĐ;

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

Thượng tướng Vũ Hải Sản

 

 

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2295/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thủ tục hành chính ban hành mới lĩnh vực chuyển đổi công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Quyết định 2295/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thủ tục hành chính ban hành mới lĩnh vực chuyển đổi công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Doanh nghiệp, Hành chính

văn bản mới nhất

Thông tư 72/2024/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định, hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng; chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng

Thông tư 72/2024/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định, hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản chuyên dùng; chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng

Doanh nghiệp

loading
×
×
×
Vui lòng đợi