Thông tư 65/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc xử lý kết quả tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01/01/2000
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 65/2001/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 65/2001/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/08/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 65/2001/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
BỘ TÀI
CHÍNH SỐ 65/2001/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ LÝ KẾT QUẢ TỔNG KIỂM KÊ TÀI SẢN VÀ
XÁC ĐỊNH LẠI GIÁ TRỊ TÀI SẢN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TẠI THỜI ĐIỂM 0 GIỜ NGÀY 01/01/2000
Thi hành Chỉ thị số
12/2001/CT-TTg ngày 23/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý kết quả
tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước tại
thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2000, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm
cụ thể như sau:
1- Về xử lý tài sản thừa, thiếu do kiểm kê
Khi kiểm kê phát hiện tài sản thừa, thiếu so với sổ kế toán, doanh nghiệp phải phân tích làm rõ nguyên nhân tài sản thừa, thiếu; xác định mức độ trách nhiệm đền bù của tổ chức, cá nhân đối với tài sản thiếu kèm theo các biện pháp xử lý hành chính theo các quy định hiện hành. Riêng trường hợp tài sản thừa không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thì hạch toán tăng tài sản theo giá trị xác định tại thời điểm kiểm kê và tăng nguồn vốn kinh doanh (thuộc sở hữu nhà nước) của doanh nghiệp.
2- Đối với chênh lệch tăng, giảm do xác định lại giá trị tài sản
2.1. Đối với các khoản chênh lệch tăng, giảm do xác định lại giá trị tài sản (bao gồm tài sản cố định, tài sản lưu động kém, mất phẩm chất) của doanh nghiệp, cơ quan chức năng thẩm định kết quả kiểm kê xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm kiểm kê 0 giờ ngày 1/1/2000 theo đúng hướng dẫn tại Phương án kiểm kê số 04 KK/TW ngày 22/10/1999, Thông tư số 09/1999/TT-KKTW ngày 24/11/1999 và các văn bản hướng dẫn khác của Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương. Cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng, giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp tương ứng với giá trị tài sản đã được xác định lại.
2.2. Tài sản của doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn vay từ nguồn ODA:
Trong trường hợp doanh nghiệp không được nhận vốn bằng tiền mà nhận bằng thiết bị, máy móc hoặc công trình xây dựng hoàn chỉnh với giá trị có chênh lệch so với mặt bằng giá tại thời điểm kiểm kê, cần phải xác định lại giá trị tài sản và điều chỉnh vốn tương ứng thì doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp địa phương) làm văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ tài liệu gửi về Bộ Tài chính. Sau khi phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định số liệu, Bộ Tài chính quyết định điều chỉnh vốn cho doanh nghiệp theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2.3. Thủ tục và thẩm quyền quyết định tăng, giảm vốn:
Doanh nghiệp có phát sinh khoản chênh lệch tăng, giảm do xác định lại giá trị tài sản cần xử lý điều chỉnh tăng, giảm vốn tương ứng gửi hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định và ra quyết định tăng, giảm vốn cho doanh nghiệp. Hồ sơ, tài liệu và thẩm quyền quyết định như sau:
2.3.1- Hồ sơ, tài liệu:
+ Văn bản đề nghị phương án xử lý của doanh nghiệp có giải trình rõ căn cứ xác định lại giá trị tài sản; giải trình về trường hợp tài sản đầu tư bằng vốn vay từ nguồn ODA;
+ Báo cáo kết quả kiểm kê xác định lại giá trị tài sản của Hội đồng kiểm kê doanh nghiệp, phù hợp với báo cáo đã gửi cơ quan cấp trên và Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương;
+ Biên bản phúc tra của cơ quan chức năng hoặc cơ quan quản lý cấp trên (nếu có). Riêng trường hợp tài sản đầu tư bằng vốn vay từ nguồn ODA nhất thiết phải có biên bản phúc tra;
+ Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên đề nghị xử lý kết quả kiểm kê, xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp.
2.3.2- Cơ quan thẩm định và ra quyết định tăng, giảm vốn cho doanh nghiệp:
a) Đối với các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp Trung ương); tất cả các trường hợp xác định lại giá trị tài sản đầu tư bằng vốn vay từ nguồn ODA (bao gồm doanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp địa phương), gửi văn bản kèm hồ sơ, tài liệu báo cáo Bộ Tài chính. Bộ Tài chính chủ trì cùng với Bộ quản lý ngành, Tổng công ty nhà nước, các cơ quan có liên quan thẩm định số liệu và ra quyết định tăng, giảm vốn cho doanh nghiệp. Trường hợp vượt quá thẩm quyền Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý, trừ trường hợp xác định lại giá trị tài sản đầu tư bằng vốn vay từ nguồn ODA (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp địa phương), gửi văn bản kèm hồ sơ, tài liệu báo cáo Sở Tài chính- Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Tài chính - Vật giá chủ trì cùng với Sở quản lý ngành, các cơ quan có liên quan thẩm định số liệu báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định tăng, giảm vốn cho doanh nghiệp.
3- Đối với các khoản chênh lệch do thanh lý tài sản
3.1. Doanh nghiệp phải tìm biện pháp tích cực để có thể đưa vào sử dụng hoặc nhượng bán số tài sản, vật tư kém, mất phẩm chất, kỹ thuật lạc hậu, tồn đọng chậm luân chuyển. Đối với những tài sản, vật tư kém, mất phẩm chất, kỹ thuật lạc hậu, tồn đọng nhiều năm nhưng không thể sử dụng được nữa thì doanh nghiệp thực hiện thanh lý. Đối với tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp khi thanh lý, nhượng bán phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê duyệt.
Khi nhượng bán, thanh lý tài sản, doanh nghiệp phải lập Hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản, nếu nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai. Nếu tài sản thanh lý dưới hình thức dỡ bỏ, huỷ phải tổ chức Hội đồng thanh lý do Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp quyết định; khi thực hiện dỡ bỏ, huỷ phải bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường.
3.2. Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán và chi phí thanh lý, nhượng bán (nếu có) được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3. Trường hợp doanh nghiệp thanh lý tài sản bị lỗ không có khả năng tự bù đắp thì doanh nghiệp có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại tiết 3.3.2 dưới đây xem xét, xử lý giảm vốn cho doanh nghiệp. Mức giảm tối đa không vượt quá giá trị còn lại theo sổ kế toán của tài sản thanh lý. Hồ sơ, tài liệu và thẩm quyền xem xét, xử lý như sau:
3.3.1- Hồ sơ, tài liệu:
+ Văn bản đề nghị xin giảm vốn của doanh nghiệp, có giải trình tài sản thanh lý bị lỗ, những khó khăn của doanh nghiệp không có khả năng tự bù đắp khoản lỗ do thanh lý tài sản nói trên;
+ Hồ sơ thanh lý tài sản, vật tư kém, mất phẩm chất, kỹ thuật lạc hậu, tồn đọng chậm luân chuyển, quyết toán khoản lỗ do thanh lý tài sản, Báo cáo quyết toán các năm có liên quan;
+ Báo cáo kết quả kiểm kê xác định lại giá trị tài sản của Hội đồng kiểm kê doanh nghiệp phù hợp với báo cáo đã gửi cơ quan cấp trên và Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương;
+ Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên đề nghị xử lý khoản lỗ thanh lý tài sản xin giảm vốn cho doanh nghiệp.
3.3.2- Cơ quan thẩm định và ra quyết định giảm vốn cho doanh nghiệp:
+ Đối với các doanh nghiệp Trung ương gửi văn bản kèm hồ sơ, tài liệu báo cáo Bộ Tài chính xem xét và quyết định giảm vốn cho doanh nghiệp;
+ Đối với các doanh nghiệp địa phương gửi văn bản kèm hồ sơ, tài liệu báo cáo Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Tài chính - Vật giá thẩm định số liệu báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định giảm vốn cho doanh nghiệp.
4- Đối với các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi
4.1- Đối với các khoản nợ phải thu nhưng không có khả năng thu hồi:
Đối với các khoản nợ phải thu, nhưng không có khả năng thu hồi được, doanh nghiệp phải lập hồ sơ xác định rõ mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp để xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý theo nguyên tắc:
4.1.1. Trường hợp khoản nợ tồn đọng phải thu do lỗi của cá nhân, tổ chức gây ra thì cá nhân, tổ chức đó phải bồi thường và xử lý theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khoản chênh lệch giữa số nợ phải thu với số tiền đã bồi thường của đương sự được xử lý theo quy định tại tiết 4.1.2 và tiết 4.1.3 dưới đây.
4.1.2. Trường hợp không phải do lỗi của cá nhân, tổ chức thì trước hết doanh nghiệp phải tự bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, Quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp, nếu quỹ này không đủ thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 năm.
4.1.3. Nếu quá thời hạn nêu tại tiết 4.1.2 những doanh nghiệp bị lỗ không có khả năng tự bù đắp khoản nợ phải thu khó đòi thì có văn bản giải trình cụ thể về các khoản nợ phải thu khó đòi: nguyên nhân; những khó khăn của doanh nghiệp không có khả năng tự bù đắp khoản nợ khó đòi, kèm theo các tài liệu có liên quan, báo cáo Bộ Tài chính để xem xét xử lý tài chính cho doanh nghiệp tuỳ theo tính chất và mức độ cụ thể của từng khoản nợ khó đòi; trường hợp vượt thẩm quyền Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
4.2- Đối với các khoản nợ phải trả ngân sách :
Đối với các khoản nợ phải trả ngân sách nhà nước bao gồm tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước từ 31/12/1999 trở về trước, nhưng doanh nghiệp đã chiếm dụng để đầu tư thành tài sản cố định theo dự án được duyệt, đến nay vẫn không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp làm văn bản giải trình kèm theo hồ sơ, tài liệu gửi Bộ Tài chính. Đồng thời doanh nghiệp phải tự kiểm điểm việc để nợ tồn đọng này nhằm ngăn ngừa việc tái phạm. Bộ Tài chính xem xét từng trường hợp để xử lý tăng vốn cho doanh nghiệp. Hồ sơ, tài liệu và thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý như sau:
4.2.1. Hồ sơ, tài liệu:
+ Báo cáo kết quả kiểm kê xác định lại giá trị tài sản của Hội đồng kiểm kê doanh nghiệp phù hợp với báo cáo đã gửi cơ quan cấp trên và Ban chỉ đạo kiểm kê Trung ương;
+ Văn bản đề nghị giải quyết cấp hỗ trợ vốn đầu tư từ nguồn doanh nghiệp còn nợ ngân sách nhà nước, trong đó giải trình rõ:
- Tổng giá trị đầu tư theo dự án được duyệt;
- Trị giá đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị... theo quyết toán đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;
- Các nguồn vốn huy động vào đầu tư :
* Vốn ngân sách nhà nước cấp;
* Vốn của doanh nghiệp (quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh khác);
* Vốn vay ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác;
* Vốn chiếm dụng tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách (chi tiết theo từng khoản phải nộp).
+ Dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản được phê duyệt theo đúng quy định hiện hành;
+ Quyết toán tài chính, quyết toán thuế của các năm có liên quan đến các khoản phải nộp ngân sách nhà nước còn nợ đọng mà doanh nghiệp đã chiếm dụng để đầu tư;
+ Xác nhận của Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về:
- Số thuế và các khoản phải nộp ngân sách còn nợ đọng trước khi chiếm dụng đầu tư;
- Số thuế và các khoản phải nộp ngân sách đã chiếm dụng đầu tư đến 31/12/1999.
+ Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên đề nghị giải quyết cấp hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp từ nguồn phải trả ngân sách nhà nước.
4.2.2. Trình tự, cơ quan thẩm định, ra quyết định và thực hiện:
+ Đối với doanh nghiệp Trung ương gửi hồ sơ, tài liệu cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) để xem xét giải quyết.
+ Đối với doanh nghiệp địa phương gửi hồ sơ, tài liệu cho Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Tài chính-Vật giá tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước về số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước nợ đọng của doanh nghiệp địa phương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, có ý kiến bằng văn bản kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
+ Bộ Tài chính thẩm định, xem xét hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp bằng hình thức ghi thu, ghi chi tối đa bằng số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp đã sử dụng đưa vào đầu tư, sau khi huy động hết các nguồn vốn của doanh nghiệp trong các năm trước đến hết năm 1999.
+ Bộ Tài chính thực hiện ghi thu, ghi chi cho các doanh nghiệp Trung ương và các doanh nghiệp có thuế tiêu thụ đặc biệt; các khoản ghi thu, ngân sách Trung ương hưởng 100%.
+ Sở Tài chính- Vật giá thực hiện ghi thu, ghi chi cho các doanh nghiệp địa phương sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ Tài chính, các khoản ghi thu, ngân sách địa phương được hưởng 100%.
5- Hạch toán và điều chỉnh sổ kế toán
Căn cứ từng trường hợp xử lý cụ thể của doanh nghiệp và quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp hạch toán vào các tài khoản kế toán liên quan theo chế độ kế toán qui định. Trên cơ sở đó chấn chỉnh công tác hạch toán, đồng thời điều chỉnh sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và bảng cân đối tài chính theo chế độ hiện hành. Nếu các quyết định xử lý trước khi lập báo cáo quyết toán năm 2000 thì điều chỉnh vào sổ kế toán của năm 2000. Trường hợp các quyết định xử lý sau khi báo cáo quyết toán năm 2000 đã được lập thì điều chỉnh vào sổ kế toán của năm 2001.
6- Tổ chức thực hiện
Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước, theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện kịp thời Chỉ thị 12/2001/CT-TTg và Thông tư này.
Hồ sơ (đầy đủ theo quy định trên đây) được gửi đến Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp), Sở Tài chính- Vật giá, thời gian chậm nhất là ngày 31/12/2001, riêng trường hợp thanh lý tài sản, vật tư kém, mất phẩm chất tồn đọng chậm luân chuyển, thời gian gửi hồ sơ chậm nhất là ngày 31/12/2002. Quá thời hạn trên sẽ không được xem xét giải quyết theo nội dung Thông tư này.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (do Sở Tài chính chủ trì) làm báo cáo tổng hợp việc thực hiện theo từng nội dung của Chỉ thị số 12/2001/CT-TTg và Thông tư này, những vướng mắc tồn tại và kiến nghị xử lý, báo cáo làm 2 đợt vào ngày 30/9/2001 và ngày 31/12/2001; Trường hợp nhượng bán, thanh lý tài sản vào năm 2002 thì báo cáo vào ngày 30/6/2002 và ngày 31/12/2002 gửi Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày có hiệu lực thi hành Chỉ thị số 12/2001/CT-TTg ngày 23/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, áp dụng để xử lý kết quả kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2000 theo Quyết định số 150/1999/QĐ-TTg ngày 8/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.