Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị định 233-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị định 233-HĐBT
Cơ quan ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 233-HĐBT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 22/06/1990 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 233-HĐBT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 233-HĐBT NGÀY 22-6-1990
BAN HÀNH QUY CHẾ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 1987;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Nay ban hành kèm theo Nghị định này quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định này thi hành kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ các văn bản quy định trước đây trái với Bản quy định này.
LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành theo Nghị định số 233-HĐBTngày 22-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng)
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế lao động này áp dụng cho việc sử dụng lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là xí nghiệp) được thành lập và hoạt động trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Quy chế này áp dụng cho cả người lao động là người nước ngoài, trừ phi các văn bản pháp luật liên quan có quy định khác.
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
Xí nghiệp được tuyển công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên vào làm việc theo các phương thức sau:
Để đào tạo, xí nghiệp được quyền tuyển những người từ đủ 16 tuổi trở lên. Sau thời gian đào tạo, nếu những người này chưa đủ 18 tuổi và xí nghiệp có yêu cầu sử dụng họ làm việc thì phải được cha, mẹ hoặc người đỡ đầu họ đồng ý. Trường hợp người đó không có cha, mẹ hoặc người đỡ đầu thì phải được sự đồng ý của cơ quan lao động sở tại.
Khi sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi, xí nghiệp phải tuân theo các quy định ở các điều 31, 35, 49 của bản quy chế này và các quy định khác về bảo hộ cho vị thành niên.
Đối với công việc đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc để làm công việc quản lý mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được, xí nghiệp được tuyển người nước ngoài cho một thời hạn nhất định theo đúng thủ tục do Nhà nước Việt Nam quy định, nhưng phải lập chương trình đào tạo để người Việt Nam có thể sớm làm được công việc đó.
Bằng kinh phí của mình, xí nghiệp lập kế hoạch đào tạo chung và được quyền mở trường lớp hoặc gửi đi học ở trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động thuộc mọi cấp bậc trong xí nghiệp.
Nếu kế hoạch đào tạo có tác dụng cho cả địa phương thì có thể được sự cộng tác và phối hợp của các nhà chức trách địa phương.
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Mọi trường hợp sử dụng lao động trong xí nghiệp đều phải được ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản giữa Giám đốc xí nghiệp (hoặc người được Giám đốc uỷ quyền) với từng người lao động.
Hợp đồng lao động được ký kết theo một mẫu thống nhất do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hành.
Hợp đồng lao động được ký kết theo một trong những loại sau đây:
Hợp đồng lao động với thời hạn xác định khi hết hạn hợp đồng mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc không bên nào tỏ ý muốn chấm dứt, thì trở thành hợp đồng với thời hạn không xác định.
Hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận ký kết phải phù hợp với pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, và nhất thiết phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, nơi làm việc, tiền lương, thời hạn hợp đồng, phải bảo đảm quyền được bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và phải quy định những điều kiện thử việc (nếu có).
Hợp đồng lao động làm thành hai bản, mỗi bên ký kết giữ một bản.
Khi ký kết hợp đồng lao động hai bên có thể thoả thuận về việc làm thử và thời gian thử việc. Tuỳ theo tính chất công việc, thời gian thử việc không quá 30 ngày; đối với những công việc phức tạp về quản lý, kỹ thuật có thể dài hơn nhưng không quá 60 ngày.
Hai bên có thể thoả thuận ký hợp đồng thử việc. Nội dung của hợp đồng thử việc cũng phải bao gồm những nội dung chủ yếu như quy định ở điều 9, tiền lương ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Trong thời gian thử việc mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Cuối thời gian thử việc, xí nghiệp phải thông báo cho người lao động biết kết quả; nếu hết thời gian thử việc xí nghiệp không thông báo và người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì hợp đồng lao động coi như đã ký kết.
Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên thoả thuận, nếu hai bên chưa thoả thuận về ngày hợp đồng có hiệu lực thì người lao động đã thực tế tiến hành công việc hoặc làm thử mà không có hợp đồng riêng, được coi là ngày hợp đồng lao động bắt đầu có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, bên nào muốn thay đổi những nội dung trong hợp đồng thì phải báo trước cho bên kia và việc sửa đổi phải theo đúng những nguyên tắc, trình tự như khi ký hợp đồng lao động. Nếu có thay đổi một trong những nội dung nói ở điều 9 thì phải ký hợp đồng lao động mới, trừ những trường hợp nêu ở điều 13.
Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt khi có một trong những trường hợp sau đây:
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với thời hạn không xác định vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước theo quy định của điều 18.
Đối với những loại hợp đồng lao động khác, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt khi có một trong những trường hợp sau:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm 1 phải báo trước theo quy định ở điều 18.
Trong trường hợp người lao động phải thi hành những nghĩa vụ do luật định, được bầu hoặc được cử vào một chức trách nhất định, thì việc tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận. Đối với những người bị cơ quan bảo vệ pháp luật tạm giam thì có thể tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động tuỳ theo thời gian tạm giam.
Xí nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi có một trong những trường hợp sau:
Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp trên (trừ khoản 2) xí nghiệp phải báo trước theo quy định của điều 18; phải tham khảo ý kiến của đại diện lao động trong xí nghiệp; khi chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm 4, 5 xí nghiệp phải báo trước cho cơ quan lao động địa phương.
Trừ trường hợp nói ở khoản 4 điều 16, xí nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động là phụ nữ đang có thai, nghỉ đẻ, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; người lao động đang nghỉ ốm, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nhiệp còn đang điều trị điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc trong thời hạn 6 tháng; đang nghỉ hàng năm.
Thời hạn báo trước nói trong các điều 15, 16 là:
Đối với hợp đồng lao động với thời hạn không xác định, ít nhất 60 ngày và đối với hợp đồng có thời hạn xác định, ít nhất 30 ngày.
Đối với hợp đồng lao động theo công việc nhất định, theo mùa, vụ, ít nhất 1 ngày.
Mỗi bên có thể rút ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước. Hết thời hạn báo trước mà bên kia không trả lời, hợp đồng lao động coi như chấm dứt.
Nếu vi phạm các điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc vi phạm về thời hạn báo trước theo các điều nói trên, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên kia. Mức bồi thường theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chậm nhất một tuần kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán mọi khoản về quyền lợi mỗi bên, kể cả trợ cấp thôi việc và các khoản bồi thường (nếu có). Xí nghiệp có trách nhiệm trả lại số lao động và mọi hồ sơ, giấy tờ khác của người lao động, cấp giấy chứng nhận cần thiết theo yêu cầu của người lao động.
Giám đốc xí nghiệp, sau khi tham khảo ý kiến của đại diện lao động, sẽ công bố nội quy lao động và các hình thức khen thưởng, xử phạt trên cơ sở quy chế này.
Giám đốc xí nghiệp được quyền áp dụng một trong những hình thức xử phạt sau đây đối với những người vi phạm nội quy kỷ luật lao động tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm:
- Khiển trách bằng miệng.
- Cắt một phần hoặc toàn bộ tiền thưởng.
- Chuyển làm công việc khác hoặc chức vụ khác hưởng lương thấp hơn trong thời hạn tới 3 tháng.
- Sa thải (chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 2, điều 16).
Người lao động có quyền tự mình hoặc thông qua đại diện lao động khiếu nại về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc về hình thức xử phạt đối với mình, ngay tại xí nghiệp cũng như với các cơ quan có thẩm quyền xem xét khiếu nại và giải quyết tranh chấp lao động quy định ở Chương XI.
THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Trên cơ sở thương lượng tập thể tự do và tự nguyện, giám đốc xí nghiệp (hoặc người được giám đốc uỷ quyền) và đại diện lao động phải ký một thoả ước lao động tập thể chậm nhất là 6 tháng sau khi xí nghiệp bước vào hoạt động.
Thoả ước lao động tập thể có thể bao gồm những nội dung chủ yếu như: tiền lương áp dụng cho mỗi loại nghề nghiệp trong xí nghiệp, điều kiện làm việc, bảo hộ lao động; bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể, và các nội dung khác do hai bên thoả thuận.
Các điều khoản của thoả ước lao động tập thể không được trái với các quy định của quy chế này và của pháp luật lao động. Thoả ước lao động có thể quy định những điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động so với những điều khoản của quy chế này và của pháp luật lao động.
Thoả ước lao động tập thể làm thành ba bản, mỗi bên ký kết giữ một bản, một bản gửi cơ quan lao động địa phương để đăng ký.
Cơ quan lao động địa phương, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận văn bản, phải trả lời việc chấp thuận đăng ký. Thoả ước lao động tập thể có hiệu lực từ ngày được cơ quan lao động địa phương chấp thuận đăng ký. Nếu có điều khoản nào của thoả ước lao động tập thể trái với quy chế này và pháp luật lao động thì vẫn không trở ngại việc thực hiện những điều khoản khác của thoả ước và cơ quan lao động địa phương phải thông báo rõ cho các bên ký kết thoả ước. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, các bên phải tiếp tục thương lượng để giải quyết nốt những vấn đề tồn tại.
Thoả ước lao động tập thể được ký kết cho thời hạn từ 1 đến 3 năm. Sau 3 tháng đầu thực hiện, mỗi bên đều có quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung thoả ước lao động tập thể. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày một bên nhận được yêu cầu, các bên phải thượng lượng việc sửa đổi bổ sung.
Khi thoả ước lao động tập thể hết hạn, nếu không bên nào có yêu cầu ký thoả ước mới, thoả ước đó tiếp tục có hiệu lực cho một thời hạn mới.
Mọi người lao động trong xí nghiệp phải được biết nội dung thoả ước lao động tập thể. Kể từ khi thoả ước lao động có hiệu lực, các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành những điều khoản đã cam kết. Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thoả ước đều phải được giải quyết trên tinh thần cộng tác để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên và bảo đảm cho sản xuất được ổn định. Những tranh chấp xảy ra được giải quyết theo trình tự giải quyết tranh chấp lao động quy định ở Chương XI.
CÔNG ĐOÀN
Người lao động trong xí nghiệp có quyền tự do thành lập tổ chức công đoàn, hoạt động theo Luật công đoàn và trên cơ sở Điều lệ của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Là tổ chức của người lao động, tổ chức công đoàn trong xí nghiệp có chức năng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người lao động; đại diện cho tập thể lao động trong các vấn đề giữa họ với xí nghiệp, tiến hành việc thương lượng tập thể nhằm đảm bảo cho quan hệ lao động trong xí nghiệp được ổn định, giúp cho sản xuất được phát triển.
Giám đốc xí nghiệp phải tôn trọng quyền thành lập và hoạt động công đoàn của người lao động, tôn trọng vai trò của tổ chức công đoàn, có trách nhiệm cung cấp phương tiện, thông tin, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc thường xuyên trao đổi ý kiến, thương lượng tập thể và cho việc thực hiện các chức năng của công đoàn.
THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI
Khi xí nghiệp cần huy động làm việc thêm giờ phải được sự thoả thuận của người lao động, trừ các trường hợp sau đây:
Tổng số thời gian làm việc thêm giờ không được quá 150 giờ trong 1 năm.
Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục) vào một ngày cố định trong tuần.
Trường hợp do tính chất công việc không thể sắp xếp cho người lao động nghỉ như trên, xí nghiệp phải bố trí ngày nghỉ bù vào tuần tiếp ngay sau đó.
Đối với một số nghề và công việc có điều kiện làm việc đặc biệt, có thể làm việc theo chế độ ca kéo dài so với bình thường, nhưng phải có chế độ nghỉ bù thích đáng được ghi trong thoả ước lao động tập thể.
Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào các ngày lễ sau:
- Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1).
- Tết nguyên đán: 3 ngày (ngày cuối năm âm lịch cũ và 2 ngày đầu năm âm lịch mới).
- Ngày quốc tế lao động: 1 ngày rưỡi (chiều 30-4 và 1-5).
- Ngày quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2 ngày (ngày 2 và 3 tháng 9).
Nghỉ hàng năm có lương:
- Người làm việc tại xí nghiệp được 10 năm trở lên.
- Người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh, khí hậu xấu.
- Người làm công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.
- Người chưa đủ 18 tuổi.
Những người đã làm việc ít nhất được 11 tháng liên tục tại xí nghiệp thì được hưởng số ngày nghỉ quy định tại điều 35, tại khoản 1. Những thời gian dưới đây được tính vào thời gian đã làm việc:
- Thời gian nghỉ hưởng lương, thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động quy định ở điều 18.
- Thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ.
- Thời gian nghỉ về việc riêng được Giám đốc xí nghiệp cho phép.
- Thời gian nghỉ ốm, nghỉ theo sự đồng ý của xí nghiệp.
Nếu tới lúc hợp đồng lao động bị chấm dứt, người lao động đã làm việc được đủ 6 tháng thì được thanh toán bằng tiền cho số ngày nghỉ hàng năm, tính tỷ lệ theo thời gian đã làm việc.
Trường hợp vì lý do thai sản, sau khi đã nghỉ hết thời hạn nêu trên mà sản phụ vẫn chưa thể đi làm việc được và có giấy y tế xác nhận, xí nghiệp có thể cho nghỉ thêm, nhưng không quá 12 tuần. Quyền lợi của sản phụ trong những ngày nghỉ thêm này được giải quyết theo chế độ trợ cấp ốm đau quy định ở điều 46.
Người lao động được nghỉ ít nhất 3 ngày làm việc hưởng nguyên lương trong trường hợp người đó kết hôn; cha, mẹ (cả bên vợ hoặc bên chồng), vợ, chồng, con chết.
Nếu được xí nghiệp đồng ý, người lao động có thể nghỉ về những việc riêng khác không hưởng lương trong khoảng thời gian do hai bên thoả thuận.
TIỀN LƯƠNG - TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
Tiền lương (có thể là lương giờ, lương ngày, lương tuần, lương tháng, lượng khoán) được ghi rõ trong hợp đồng lao động. Tiền lương phải phù hợp với thoả ước lao động tập thể và không được thấp hơn mức lương tối thiểu áp dụng cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố hàng năm, có tham khảo ý kiến của các bên có liên quan.
Tiền lương được trả căn cứ vào năng suất, chất lượng công việc, tuỳ theo lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, ngành nghề, điều kiện lao động, giá sinh hoạt từng thời kỳ và không phần biệt giới tính, tuổi tác.
Người lao động làm đêm được trả thêm một khoản ít nhất bằng 50% tiền lương làm việc ban ngày.
Người làm việc thêm giờ được trả thêm một khoản ít nhất bằng 50% tiền lương làm việc trong giờ bình thường; làm việc vào ngày lễ, ngày nghỉ, nếu không nghỉ bù vào ngày khác thì được trả thêm ít nhất bằng 100% tiền lương ngày làm việc bình thường.
Xí nghiệp trả lương và các khoản phụ cấp cho người lao động trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc. Mọi khoản chi trả phải được trả bằng tiền mặt.
Tiền lương của Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó tổng giám đốc) và các cán bộ chủ chốt khác của xí nghiệp do Hội đồng quản trị xí nghiệp liên doanh hoặc chủ sở hữu xí nghiệp 100% vốn nước ngoài quyết định.
Người lao động phải được biết mọi khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Việc khấu trừ tiền lương phải theo đúng pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, hoặc quyết định của Toà án. Khi xí nghiệp phá sản, bị giải thể, bị thanh lý, tiền lương phải là khoản nợ trước hết được ưu tiên thanh toán.
BẢO HIỂM XÃ HỘI
Hàng tháng xí nghiệp có nghĩa vụ nộp một khoản tiền bảo hiểm xã hội bằng 10% tổng quỹ lương của người lao động làm việc tại xí nghiệp. Khoản này được phân bổ như sau:
- Trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (gồm trợ cấp những ngày nghỉ và phí y tế).
- Trợ cấp thai sản.
- Tiền chôn cất (người đang trong thời kỳ làm việc bị chết).
Hàng tháng, người lao động có nghĩa vụ nộp 10% tiền lương vào quỹ bảo hiểm xã hội địa phương để chi các chế độ bảo hiểm xã hội như:
- Trợ cấp bảo hiểm tuổi già.
- Trợ cấp mất sức lao động vĩnh viễn do bệnh tật, do bệnh nghề nghiệp, do tai nạn lao động hoặc tai nạn rủi ro.
- Tiền chôn cất (người đang hưởng bảo hiểm tuổi gia hoặc hưởng trợ cấp mất sức lao động vĩnh viễn bị chết), và chế độ tuất cho thân nhân người chết.
AN TOÀN LAO ĐỘNG - BẢO VỆ SỨC KHOẺ
Xí nghiệp có nghĩa vụ thi hành các chế độ bảo hộ lao động, các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động phù hợp với pháp luật về bảo hộ lao động, về bảo vệ sức khoẻ và về bảo vệ môi trường của Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế.
Việc sản xuất, kinh doanh chỉ được tiến hành sau khi xí nghiệp đã hoàn chỉnh các quy trình kỹ thuật an toàn, bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, bảo vệ môi sinh, môi trường lao động, xử lý chất thải trong và ngoài xí nghiệp và trình cơ quan lao động địa phương.
Nếu tai nạn lao động xảy ra do lỗi của xí nghiệp, xí nghiệp có trách nhiệm bồi thường cho người bị tai nạn lao động hoặc cho thân nhân của người bị chết vì tai nạn lao động đó theo chế độ do Nhà nước Việt Nam quy định.
Cấm sử dụng phụ nữ và người chưa đủ 18 tuổi làm những nghề và công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm.
Không sử dụng phụ nữ có thai, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người chưa đủ chưa đủ 18 tuổi làm đêm hoặc làm thêm giờ.
Danh mục những nghề và công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố.
Xí nghiệp phải thường xuyên thông báo và hướng dẫn các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động, cấp đủ quần áo, trang bị và thiết bị bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động; có kế hoạch bảo vệ sức khoẻ, thực hiện việc định kỳ kiểm tra sức khoẻ và các biện pháp phòng chống bệnh tật cho người lao động; phòng ngừa và loại trừ những nguy cơ đe doạ tính mạng, sức khoẻ của người lao động. Xí nghiệp phải định kỳ báo cáo về tình hình an toàn lao động trong xí nghiệp cho cơ quan lao động địa phương.
Người lao động có trách nhiệm thi hành đúng các chỉ dẫn và biện pháp an toàn và vệ sinh lao động. Trong khi đang làm việc, nếu thấy rõ có nguy cơ hiển nhiên và nghiêm trọng cho tính mạng hoặc sức khoẻ của mình, người lao động có quyền rời khỏi nơi làm việc và báo cáo ngay cho người phụ trách trực tiếp.
THANH TRA, KIỂM TRA LAO ĐỘNG
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý việc giám sát và thanh tra việc thi hành Quy chế này; thông qua hệ thống thanh tra lao động để thanh tra, kiểm tra những vấn đề có liên quan đến điều kiện làm việc và bảo vệ cho người lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thanh tra lao động có nhiệm vụ bảo đảm việc thi hành các quy định của pháp luật lao động, điều tra tai nạn lao động, góp ý kiến, hướng dẫn cho xí nghiệp và người lao động, và báo cáo tình hình cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thanh tra lao động có quyền:
- Vào bất kỳ nơi làm việc nào thuộc phạm vi kiểm soát của mình để tiến hành kiểm tra.
- Xét hỏi những người có liên quan, yêu cầu Giám đốc xuất trình sổ sách, tài liệu liên quan về lao động để xem xét, ghi chép, lấy mẫu vật.
- Yêu cầu Giám đốc xí nghiệp niêm yết các thông báo cần thiết về pháp luật lao động.
- Yêu cầu Giám đốc xí nghiệp thi hành ngay các biện pháp cần thiết, kể cả việc tạm ngừng vận hành máy móc, để loại trừ nguy cơ đe doạ sức khoẻ và tính mạng của người lao động, hoặc tiến hành các sửa chữa cần thiết trong thời gian nhất định để bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh và an toàn lao động.
Thanh tra lao động có nghĩa vụ giữ kín những bí mật về sản xuất, kinh doanh ở những nơi làm việc mà mình kiểm tra, giữ kín tên người khiếu nại tố cáo, chấp hành đúng điều lệ thanh tra Nhà nước về lao động; về chế độ xử phạt cũng như về trách nhiệm nghề nghiệp của bản thân thanh tra viên.
Xí nghiệp có trách nhiệm thực hiện mọi yêu cầu hợp pháp của thanh tra lao động, không gây bất kỳ trở ngại nào cho các hoạt động thanh tra, kiểm tra lao động.
Việc xử phạt những vi phạm về thanh tra và kiểm tra phải tiến hành theo pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính của Việt Nam.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Xí nghiệp và người lao động đều có quyền khiếu nại về các vấn đề lao động với cơ quan lao động có thẩm quyền ở mọi cấp, kể cả Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Mọi khiếu nại đều phải được trả lời trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được khiếu nại.
Mọi tranh chấp lao động đều phải được giải quyết trước hết bằng thương lượng trực tiếp giữa hai bên (người lao động và xí nghiệp, đại diện lao động và Giám đốc) theo tinh thần hoà giải, công bằng và hợp lý, tôn trọng lợi ích của nhau.
Trường hợp không thể thoả thuận được, hai bên có thể lựa chọn một trong các hình thức hoà giải và trọng tài sau:
- Hội đồng hoà giải với số đại diện ngang nhau của hai bên và do cơ quan lao động địa phương làm trung gian.
- Hội đồng trọng tài do cơ quan lao động địa phương lập và chủ trì hoặc một người trọng tài do hai bên thoả thuận lựa chọn.
- Người trọng tài do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử đến.
Hình thức hoà giải và trọng tài do hai bên thoả thuận phải được ghi vào thoả ước lao động tập thể.
Nếu hoà giải không thành và trọng tài không có hiệu quả, mỗi bên có thể đưa vụ tranh chấp ra Toà án nhân dân xét xử.
Trình tự xem xét khiếu nại, hoà giải và trọng tài do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Các xí nghiệp đã thành lập và hoạt động trước đây, nếu đã ký thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, và ban hành nội quy, kỷ luật lao động không phù hợp với Quy chế này phải sửa đổi chậm nhất trong vòng hai tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và quy định chi tiết thi hành Quy chế này.