Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12671-1:2019 Cáp sạc dùng cho xe điện có điện áp danh định đến và bằng 0,6/1 kV
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12671-1:2019
Số hiệu: | TCVN 12671-1:2019 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Điện lực |
Ngày ban hành: | 31/12/2019 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12671-1:2019
IEC 62893-1:2017
CÁP SẠC DÙNG CHO XE ĐIỆN CÓ ĐIỆN ÁP DANH ĐỊNH ĐẾN VÀ BẰNG 0,6/1 KV – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Charging cables for electric vehicles of rated voltages up to and including 0,6/1 Kv - Part 1: General requirements
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Ký hiệu mã
5 Điện áp danh định
6 Ghi nhãn
7 Nhận biết lõi
8 Yêu cầu chung đối với kết cấu cáp
Phụ lục A (quy định) - Yêu cầu đối với thử nghiệm tính tương thích
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 12671-1:2019 hoàn toàn tương đương với IEC 62893-1:2017;
TCVN 12671-1:2019 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E4 Dây và cáp điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12671 (IEC 62893), Cáp sạc dùng cho xe điện có điện áp danh định đến và bằng 0,6/1 kV, gồm các phần sau:
1) TCVN 12671-1:2019 (IEC 62893-1:2017), Phần 1: Yêu cầu chung
2) TCVN 12671-2:2019 (IEC 62893-2:2017), Phần 2: Phương pháp thử nghiệm
3) TCVN 12671-3 :2019 (IEC 62893-3:2017), Phần 3: Cáp sạc điện xoay chiều theo các chế độ 1, 2 và 3 của IEC 62851-1 có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V
CÁP SẠC DÙNG CHO XE ĐIỆN CÓ ĐIỆN ÁP DANH ĐỊNH ĐẾN VÀ BẰNG 0,6/1 KV – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Charging cables for electric vehicles of rated voltages up to and including 0,6/1 kV - Part 1: General requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định kết cấu, kích thước và các yêu cầu thử nghiệm đối với cáp cách điện và vỏ bọc dạng đùn có điện áp danh định đến và bằng 0,6/1 kV xoay chiều hoặc đến và bằng 1 500 V một chiều dùng cho các ứng dụng có tính mềm dẻo ở điều kiện khắc nghiệt đối với việc cấp điện giữa điểm cấp điện của trạm sạc và xe điện (EV).
Cáp sạc EV được thiết kế để cáp điện và, nếu cần, truyền thông (chi tiết xem bộ IEC 62196 và IEC 61851-1) cho xe điện hoặc xe lai có ổ sạc điện (PHEV). Cáp sạc có thể áp dụng với các chế độ sạc từ 1 đến 4 của IEC 61851-1. Cáp làm việc ở chế độ thông thường có điện áp danh định 300/500 V chỉ được sử dụng ở chế độ sạc 1 của IEC 61851-1. Nhiệt độ cao nhất của ruột dẫn đối với các cáp trong tiêu chuẩn này là 90 °C.
Các kiểu cáp cụ thể được quy định trong TCVN 12671-3 (IEC 62893-3) (chế độ từ 1 đến 3 đối với sạc điện xoay chiều) và tiêu chuẩn khác liên quan[1].
Các tiêu chuẩn này dưới đây được gọi chung là “quy định kỹ thuật cụ thể”.
Phương pháp thử nghiệm quy định được nêu trong TCVN 12671-2 (IEC 62893-2), TCVN 9615-2 (IEC 60245-2), TCVN 6613-1-2 (IEC 60332-1-2), TCVN 11341-1:2016 (IEC 62821-1:2015), Phụ lục B, và các phần liên quan của IEC 60811 như được liệt kê trong tài liệu viện dẫn.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 1595-1 (ISO 7619-1), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng ấn lõm - Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng (Độ cứng Shore)
TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004), Ruột dẫn của cáp cách điện
TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004), Thử nghiệm cáp điện trong điều kiện cháy - Phần 1-2: Thử nghiệm cháy lan theo chiều thẳng đứng đối với một dây có cách điện hoặc một cáp - Quy trình ứng với nguồn cháy bằng khí trộn trước có công suất 1 kW
TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1998), Cáp cách điện bằng cao su - Điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm
TCVN 9810 (ISO 48), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng (Độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD)
TCVN 11341-1:2016 (IEC 62821-1:2015), Cáp điện - Cáp có cách điện và vỏ bọc bằng nhựa nhiệt dẻo, không có halogen, ít khói, có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 1: Yêu cầu chung
TCVN 9616 (IEC 62440), Cáp điện có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Hướng dẫn sử dụng
TCVN 12671-2:2019 (IEC 62893-2:2017), Cáp sạc dùng cho xe điện có điện áp danh định đến và bằng 0,6/1 kV - Phần 2: Phương pháp thử nghiệm
IEC 60811-401, Electric and optical fibre cables - Test methods for non-metallic materials - Part 401: Miscellaneous tests - Thermal ageing methods - Ageing in an air oven (Cáp điện và cáp guang - Phương pháp thử nghiệm dùng cho vật liệu phi kim loại - Phần 401: Các thử nghiệm khác - Phương pháp lão hóa nhiệt - Lão hóa trong lò không khí)
IEC 60811-403, Electric and optical fibre cables - Test methods for non-metallic materials - Part 403: Miscellaneous tests - Ozone resistance test on cross-linked compounds (Cáp điện và cáp guang - Phương pháp thử nghiệm dùng cho vật liệu phi kim loại - Phần 403: Các thử nghiệm khác - Thử nghiệm khả năng chịu ôzôn trên hợp chất liên kết ngang)
IEC 60811-404, Electric and optical fibre cables - Test methods for non-metallic materials - Part 404: Miscellaneous tests - Mineral oil immersion tests for sheaths (Cáp điện và cáp quang - Phương pháp thử nghiệm dùng cho vật liệu phi kim loại - Phần 404: Các thử nghiệm khác - Thử nghiệm ngâm trong dầu khoáng đối với vỏ bọc)
IEC 60811-501, Electric and optical fibre cables - Test methods for non-metallic materials - Part 501: Mechanical tests - Tests for determining the mechanical properties of insulating and sheathing compounds (Cáp điện và cáp quang - Phương pháp thử nghiệm dùng cho vật liệu phi kim loại - Phần 501: Thử nghiệm về cơ - Thử nghiệm để xác định các đặc tính cơ của hợp chất cách điện và vỏ bọc)
IEC 60811-505:2012, Electric and optical fibre cables - Test methods for non-metallic materials - Part 505: Mechanical tests - Elongation at low temperature for insulations and sheaths (Cáp điện và cáp quang - Phương pháp thử nghiệm dùng cho vật liệu phi kim loại - Phần 505: Thử nghiệm về cơ - Độ giãn dài ở nhiệt độ thấp đối với cách điện và vỏ bọc)
IEC 60811-507, Electric and optical fibre cables - Test methods for non-metallic materials - Part 507: Mechanical tests - Hot set test for cross-linked materials (Cáp điện và cáp quang - Phương pháp thử nghiệm dùng cho vật liệu phi kim loại - Phần 507: Thử nghiệm về cơ - Thử nghiệm kéo giãn trong lò nhiệt đối với vật liệu liên kết ngang)
IEC 60811-508:2012, Electric and optical fibre cables - Test methods for non-metallic materials - Part 508: Mechanical tests - Pressure test at high temperature for insulation and sheaths (Cáp điện và cáp quang - Phương pháp thử nghiệm dùng cho vật liệu phi kim loại - Phần 508: Thử nghiệm về cơ - Thử nghiệm nén ở nhiệt độ cao đối với cách điện và vỏ bọc)
IEC 60811-509, Electric and optical fibre cables - Test methods for non-metallic materials - Part 509: Mechanical tests - Test for resistance of insulations and sheaths to cracking (heat shock test) (Cáp điện và cáp quang - Phương pháp thử nghiệm dùng cho vật liệu phi kim loại - Phần 509: Thử nghiệm về cơ - Thử nghiệm khả năng chịu nứt của cách điện và vỏ bọc (thử nghiệm sốc nhiệt))
ISO 14572:2011, Road vehicles - Pound, sheathed, 60 V and 600 V screened and unscreened single or multi-core cables - Test methods and requirements for basic- and high-performance cables (Phương tiện giao thông đường bộ - Cáp tròn một lõi hoặc nhiều lõi, có vỏ bọc, điện áp 60 V và 600 V, có màn chắn và không có màn chắn)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.
3.1 Định nghĩa liên quan đến vật liệu cách điện và vật liệu dùng làm vỏ bọc
3.1.1
Hợp chất không có halogen (halogen-free compound)
Hợp chất không chứa halogen, đáp ứng các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.
3.1.2
Loại hợp chất (type of compound)
Loại trong đó hợp chất được sắp đặt theo tính chất của nó và được xác định bằng các thử nghiệm riêng.
CHÚ THÍCH 1: Ký hiệu loại hợp chất không liên quan trực tiếp đến thành phần cấu tạo của hợp chất.
3.1.3
EVI (EVI)
Ký hiệu hợp chất cách điện dùng cho cáp trong tiêu chuẩn này.
3.1.4
EVM (EVM)
Ký hiệu hợp chất vỏ bọc dùng cho cáp trong tiêu chuẩn này.
3.1.5
Lõi điều khiển (CC, CP) (control core (CC) and pilot core (CP))
Ký hiệu các lõi trong cáp làm chức năng điều khiển cơ bản để vận hành hệ thống cấp điện cho EV.
CHÚ THÍCH 1: Xem thêm thông tin trong IEC 61851 -1.
3.2 Định nghĩa liên quan đến các thử nghiệm
3.2.1
Thử nghiệm điển hình (type tests)
T
Thử nghiệm đòi hỏi thực hiện trước khi cung cấp một kiểu cáp thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này theo thông lệ thương mại để chứng tỏ các đặc tính tính năng thỏa đáng phù hợp với ứng dụng dự kiến.
CHÚ THÍCH 1: Các thử nghiệm điển hình có đặc thù là sau khi đã thực hiện thử nghiệm thì không cần thực hiện lại trừ khi có thay đổi về vật liệu hoặc thiết kế cáp có thể làm thay đổi các đặc tính tính năng.
3.2.2
Thử nghiệm mẫu (sample tests)
S
Thử nghiệm được thực hiện trên mẫu cáp hoàn chỉnh hoặc các thành phần được lấy từ cáp hoàn chỉnh đủ để chứng tỏ rằng sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết kế.
3.2.3
Thử nghiệm thường xuyên (routine tests)
R
Thử nghiệm do nhà chế tạo thực hiện trên từng đoạn cáp được chế tạo để kiểm tra sự đáp ứng các yêu cầu quy định của từng đoạn cáp đó.
4 Ký hiệu mã
Cáp phải được ghi nhãn ký hiệu mã, ví dụ 12671 TCVN 121 hoặc 62893 IEC 121.
CHÚ THÍCH: Ký hiệu mã đối với các kiểu cáp cụ thể được nêu trong quy định kỹ thuật cụ thể, ví dụ trong TCVN 12671-3 (IEC 62893-3).
5 Điện áp danh định
Điện áp danh định của cáp là điện áp tham chiếu mà cáp được thiết kế.
Điện áp danh định trong hệ thống điện xoay chiều được biểu thị bằng sự kết hợp của hai giá trị U0/U, tính bằng vôn, trong đó:
a) U0 là giá trị điện áp hiệu dụng giữa ruột dẫn pha có bọc cách điện bất kỳ và “đất” (phần kim loại dùng để bọc cáp hoặc môi chất bao quanh);
b) U là giá trị điện áp hiệu dụng giữa hai ruột dẫn pha bất kỳ của cáp nhiều lõi hoặc của hệ thống cáp một lõi.
Trong hệ thống điện xoay chiều, điện áp danh định của cáp hoặc dây ít nhất phải bằng điện áp danh nghĩa của hệ thống mà cáp hoặc dây được thiết kế. Điều kiện này áp dụng cho cả giá trị U0 và U.
Điện áp làm việc lâu dài cao nhất của hệ thống (xoay chiều hoặc một chiều) được nêu trong Bảng 1.
Bảng 1 - Ví dụ về điện áp cho phép cao nhất dựa trên điện áp danh định của cáp
Điện áp danh định của cáp U0/U | Điện áp làm việc cố định cao nhất cho phép của hệ thống | |||
Xoay chiều | 3 pha xoay chiều | Một chiều | ||
Ruột dẫn - đất | Ruột dẫn-ruột dẫn | Ruột dẫn-đất | Ruột dẫn-ruột dẫn | |
U0 max | U max | |||
300/500 V | 320 V | 550 V | 410 V | 820 V |
450/750 V | 480 V | 825 V | 620 V | 1240 V |
0,6/1 kV | 0,7 kV | 1,2 kV | 0,9 kV | 1,8 kV |
6 Ghi nhãn
6.1 Ghi nhãn xuất xứ
Trên cáp phải có nhận dạng của nhà chế tạo bằng chuỗi nhận dạng hoặc ghi nhãn lặp lại tên hoặc thương hiệu của nhà chế tạo.
Nhãn có thể in hoặc ép nổi hoặc chìm trên cách điện hoặc vỏ bọc.
6.2 Độ liên tục của nhãn
Từng nhãn quy định phải được coi là liên tục nếu khoảng cách giữa điểm kết thúc của một lần ghi nhãn hoàn chỉnh và điểm bắt đầu của lần ghi nhãn tiếp theo không vượt quá:
- 550 mm nếu ghi nhãn trên vỏ ngoài của cáp;
- 275 mm nếu ghi nhãn trên cách điện hoặc dải băng bên trong cáp có vỏ bọc.
6.3 Độ bền
Nhãn in phải bền. Kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu này bằng thử nghiệm cho trong 1.8 của TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1998).
6.4 Độ rõ
Tất cả các nội dung ghi nhãn phải rõ ràng.
Màu của chuỗi nhận dạng phải dễ phân biệt hoặc dễ thực hiện để phân biệt được, nếu cần, bằng cách lau bằng xăng hoặc dung môi thích hợp khác.
7 Nhận biết lõi
7.1 Yêu cầu chung
Mỗi lõi dẫn điện phải được nhận biết như quy định ở 7.2.
Mỗi lõi điều khiển hoặc lõi khác phải được nhận biết như quy định ở 7.2 hoặc 7.3.
7.2 Nhận biết lõi bằng màu
7.2.1 Yêu cầu chung
Việc nhận biết lõi cáp được thực hiện bằng cách sử dụng cách điện có màu.
Mỗi lõi dẫn điện chỉ được có duy nhất một màu trừ khi lõi được nhận biết bằng tổ hợp màu xanh lục và màu vàng.
Màu của lõi điều khiển (CC, CP) hoặc lõi khác phải được nhận biết rõ ràng và khác với lõi dẫn điện.
Khi không ở dạng tổ hợp màu thì không được sử dụng màu xanh lục và màu vàng.
7.2.2 Phối hợp màu đối với lõi dẫn điện
Phối hợp màu ưu tiên (cáp xoay chiều) là:
- cáp ba lõi: xanh lục và vàng, xanh lam, nâu;
- cáp bốn lõi: xanh lục và vàng, nâu, đen, xám;
- cáp năm lõi: xanh lục và vàng, xanh lam, nâu, đen, xám;
Phối hợp màu ưu tiên (cáp một chiều) là:
- cáp hai lõi: không có phối hợp màu ưu tiên;
- cáp ba lõi: xanh lục và vàng, các lõi khác không có phối hợp màu ưu tiên
Màu sắc phải được phân biệt một cách rõ ràng và bền. Độ bền phải được kiểm tra bằng thử nghiệm cho trong 1.8 của TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1994).
7.2.3 Tổ hợp màu xanh lục và vàng
Sự phân bố các màu đối với lõi có màu xanh lục và vàng phải phù hợp với yêu cầu sau: trên mỗi đoạn lõi dài 15 mm, một trong hai màu này phải phủ ít nhất là 30 % nhưng không quá 70 % bề mặt của lõi, màu kia phủ phần còn lại.
CHÚ THÍCH: Thông tin về việc sử dụng màu xanh lục và màu vàng, và màu xanh lam. Màu xanh lục và vàng khi được tổ hợp như quy định ở trên chỉ được chấp nhận để nhận biết lõi dùng làm dây nối đất hoặc dây bảo vệ tương tự, còn màu xanh lam được sử dụng để nhận biết lõi dùng để nối đến trung tính.
7.3 Nhận biết lõi bằng số
7.3.1 Yêu cầu chung
Màu của lõi điều khiển (CC, CP), hoặc lõi khác phải được nhận biết rõ ràng và khác với lõi dẫn điện.
Cách điện của các lõi phải có cùng một màu và được đánh số tuần tự, bắt đầu từ số 1.
Các số phải được in theo số Arập trên bề mặt ngoài của lõi. Tất cả các số phải cùng màu và phải tương phản với màu của cách điện. Các chữ số phải rõ nét.
7.3.2 Bố trí nhãn ưu tiên
Các số phải được lặp lại ở các khoảng đều nhau dọc theo lõi, các số kế tiếp ngược lại so với các số trước đó.
Khi số có một chữ số thì phải gạch chân số đó. Nếu số có hai chữ số thì chúng phải được trình bày với chữ số nọ ở dưới chữ số kia và gạch chân chữ số bên dưới. Khoảng cách d giữa các số kế tiếp không được vượt quá 50 mm.
Cách bố trí nhãn được thể hiện như Hình 1.
Hình 1 - Lõi được ghi nhãn bằng số
7.3.3 Độ bền
Các chữ số được in phải bền. Kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu này bằng thử nghiệm cho trong 1.8 của TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1994).
8 Yêu cầu chung đối với kết cấu cáp
8.1 Ruột dẫn
8.1.1 Vật liệu
Ruột dẫn phải làm bằng đồng ủ. Các sợi có thể để trần hoặc phủ thiếc.
8.1.2 Kết cấu
Ruột dẫn phải phù hợp với cấp 5 theo TCVN 6612 (IEC 60228).
8.1.3 Kiểm tra kết cấu
Kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu của 8.1.1 và 8.1.2, kể cả yêu cầu của TCVN 6612 (IEC 60228) bằng cách xem xét và bằng cách đo.
8.1.4 Điện trở
Điện trở của mỗi ruột dẫn ở nhiệt độ 20 °C phải phù hợp với yêu cầu của TCVN 6612 (IEC 60228) đối với cấp ruột dẫn đã cho.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm nêu trong Phụ lục A của TCVN 6612:2007 (IEC 60228:2004).
8.2 Cỡ cáp
Cỡ cáp phải là:
a) Lõi dẫn điện 300/500 V: 1,5 mm2 và 2,5 mm2 cho cáp 3 lõi.
b) Lõi dẫn điện 450/750 V: 1,5 mm2 đến 35 mm2 cho cáp 3, 4 và 5 lõi.
c) Lõi dẫn điện 0,6/1 kV: 10 mm2 đến 95 mm2 cho cáp 2 và 3 lõi (chỉ dòng điện một chiều).
d) Lõi điều khiển (CC, CP): tối thiểu 0,5 mm2 cho cáp có số lõi không quy định. Cỡ của (các) lõi này phải khác so với lõi dẫn điện.
8.3 Cách điện
8.3.1 Vật liệu
Cách điện phải là hợp chất thuộc loại được quy định trong Bảng 2. Cách điện của lõi dẫn điện phải là hợp chất EVI-2. Cách điện của lõi điều khiển (CC, CP) và lõi bất kỳ khác phải là hợp chất EVI-1 hoặc EVI-2.
Điện trở cách điện phải phù hợp với các giá trị được quy định trong các quy định kỹ thuật cụ thể.
Yêu cầu thử nghiệm đối với các hợp chất này được quy định trong Bảng 2.
8.3.2 Cách bọc
Cách điện phải được bọc sao cho ôm sát vào ruột dẫn. Tuy nhiên, phải có khả năng tách được cách điện ra mà không làm hỏng bản thân cách điện, không làm hỏng ruột dẫn hoặc lớp phủ thiếc, nếu có.
Cho phép đặt lớp ngăn cách giữa ruột dẫn và cách điện.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét và các thử nghiệm bằng tay.
8.3.3 Chiều dày
Chiều dày trung bình của cách điện không được nhỏ hơn giá trị quy định đối với từng kiểu và cỡ cáp được chỉ ra trong bảng cụ thể của quy định kỹ thuật cụ thể. Chiều dày tại điểm bất kỳ có thể nhỏ hơn giá trị quy định với điều kiện là chênh lệch không quá 0,1 mm + 10 % giá trị quy định.
Đối với lõi điều khiển và các lõi khác không phải lõi dẫn điện đến và bằng 0,75 mm2, chiều dày tối thiểu của thành không được nhỏ hơn 0,33 mm. Đối với lõi điều khiển và lõi khác bất kỳ không phải lõi dẫn điện có tiết diện 1,0 mm2, chiều dày tối thiểu của thành không được nhỏ hơn 0,41 mm. Đối với các tiết diện lớn hơn, xem các bảng tương ứng trong quy định kỹ thuật cụ thể.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm ở 1.9 của TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1998).
8.3.4 Đặc tính cơ trước và sau lão hóa
Cách điện phải có đủ độ bền cơ và độ đàn hồi trong khoảng giới hạn nhiệt độ mà cách điện có thể phải chịu trong sử dụng bình thường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện các thử nghiệm quy định trong Bảng 2.
Các phương pháp thử nghiệm áp dụng và kết quả cần đạt được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Yêu cầu đối với hợp chất cách điện
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Điều | Thử nghiệm | Đơn vị | Loại hợp chất | Phương pháp thử nghiệm nêu trong | ||
|
|
| EVI-1 | EVI-2 | Tiêu chuẩn | Điều |
1 | Độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt |
|
|
| IEC 60811-501 |
|
1.1 | Đặc tính ở tình trạng khi được giao |
|
|
|
|
|
1.1.1 | Giá trị cần đạt được về độ bền kéo: |
|
|
|
|
|
| - giá trị giữa, nhỏ nhất. | N/mm2 | 15,0 | 8,0 |
|
|
1.1.2 | Giá trị cần đạt được về độ giãn dài khi đứt: |
|
|
|
|
|
| - giá trị giữa, nhỏ nhất. | % | 300 | 200 |
|
|
1.2 | Đặc tính sau khi lão hóa trong lò không khí |
|
|
| IEC 60811-401 |
|
|
|
|
|
| và |
|
|
|
|
|
| IEC 60811-501 |
|
1.2.1 | Điều kiện lão hóa: |
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | 135±2 | 135±2 |
|
|
| - thời gian xử lý | h | 7 x 24 | 7 x 24 |
|
|
1.2.2 | Giá trị cần đạt được về độ bền kéo: |
|
|
|
|
|
| - sự thay đổi a), lớn nhất. | % | ±30 | ±30 |
|
|
1.2.3 | Giá trị cần đạt được về độ giãn dài khi đứt: |
|
|
|
|
|
| sự thay đổi a), lớn nhất. | % | ±30 | ±30 |
|
|
2 | Thử nghiệm kéo dãn trong lò nhiệt |
|
|
| IEC 60811-507 |
|
2.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | - | 200±3 |
|
|
| - thời gian chịu tải | min | - | 15 |
|
|
| - ứng suất cơ | N/cm2 | - | 20 |
|
|
2.2 | Giá trị cần đạt được |
|
|
|
|
|
| - độ giãn dài khi chịu tải, lớn nhất | % | - | 100 |
|
|
| - độ giãn dài vĩnh viễn sau khi để nguội, lớn nhất | % | - | 25 |
|
|
3 | Thử nghiệm nén ở nhiệt độ cao |
|
|
| IEC 60811-508 |
|
3.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | 120±2 | - |
|
|
3.2 | Kết quả cần đạt được |
|
|
|
|
|
| - giá trị giữa của độ sâu vết lõm, lớn nhất. | % | 50 | - |
|
|
4 | Thử nghiệm uốn ở nhiệt độ thấp |
|
|
| IEC 60811-504 |
|
| Đối với đường kính lõi ≤ 12 mm |
|
|
|
|
|
4.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | -40+2 | -40+2 |
|
|
| - thời gian xử lý | xem 4.2 của IEC 60811-504:2012 |
|
| ||
4.2 | Kết quả cần đạt được |
| không nứt |
|
| |
5 | Thử nghiệm độ giãn dài ở nhiệt độ thấp |
|
|
| IEC 60811-505 |
|
| Đối với đường kính lõi > 12 mm |
|
|
|
|
|
5.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | -40+2 | -40±2 |
|
|
| - thời gian xử lý | xem 4.2 của IEC 60811-505:2012 |
|
| ||
5.2 | Kết quả cần đạt được |
|
|
|
|
|
| - độ giãn dài khi đứt, nhỏ nhất | % | 30 | 30 |
|
|
6 | Độ cứng |
|
|
|
|
|
6.1 | Kết quả cần đạt được b |
| ≥ 50 (Shore D) |
| TCVN 1595-1 (ISO 7619-1) |
|
|
|
|
| ≥ 80 (IRHD) | TCVN 9810 (ISO 48) |
|
a) Sự thay đổi: chênh lệch giữa giá trị giữa sau lão hóa và giá trị giữa trước lão hóa, tính bằng phần trăm của giá trị giữa trước lão hóa. b) Thử nghiệm có thể được thực hiện trên các tấm ép trong trường hợp không thể sử dụng cách điện dạng đùn (lõi điều khiển). |
8.4 Lớp độn (tùy chọn)
8.4.1 Vật liệu
Phần độn, nếu sử dụng, phải được cấu tạo từ một trong các vật liệu hoặc phối hợp bất kỳ của các vật liệu dưới đây:
- hợp chất; hoặc
- sợi tự nhiên hoặc sợi tổng hợp; hoặc
- giấy.
Khi sử dụng một hợp chất làm lớp độn thì không được xảy ra các phản ứng có hại giữa các thành phần của nó và cách điện và/hoặc vỏ bọc. Kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu này phải được thực hiện bằng thử nghiệm tính tương thích trong Phụ lục A.
8.4.2 Cách đặt
Lớp độn phải chèn vào khoảng trống giữa các lõi tạo cho tổ hợp có hình dạng tương đối tròn. Lớp độn không được dính vào lõi. Tổ hợp lõi và lớp độn có thể giữ chặt với nhau bằng băng hoặc màng mỏng.
8.5 Bố trí lõi
Các lõi phải được xoắn với nhau.
Dải băng có thể được quấn quanh cụm lõi trước khi đặt vỏ bọc.
8.6 Màn chắn kim loại (tùy chọn)
Màn chắn kim loại, là lưới đan từ các sợi đồng nguyên chất hoặc đồng mạ thiếc, có thể được bao gồm trong kết cấu cáp. Lớp độn hoặc dải băng thích hợp phải được đặt giữa cụm lõi và màn chắn kim loại.
Yêu cầu đối với màn chắn kim loại phải theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và khách hàng.
8.7 Vỏ bọc
8.7.1 Vật liệu
Vỏ bọc phải là hợp chất thuộc loại quy định trong Bảng 3.
Yêu cầu thử nghiệm đối với các hợp chất này được quy định trong Bảng 3.
8.7.2 Cách bọc
Vỏ bọc phải được đùn thành một lớp bên ngoài cụm lõi và lớp độn hoặc màn chắn, nếu có.
Vỏ bọc không được dính vào lõi. Lớp phân cách, bao gồm một màng mỏng hoặc băng quấn, có thể đặt bên trong vỏ bọc.
Trong một số trường hợp nhất định, vỏ bọc có thể chèn vào những chỗ trống giữa các lõi để tạo thành lớp độn (xem 8.4.2).
8.7.3 Chiều dày
Giá trị trung bình của chiều dày không được nhỏ hơn giá trị quy định đối với từng kiểu và cỡ cáp nêu trong các bảng của các phần cụ thể của bộ tiêu chuẩn này.
Tuy nhiên, chiều dày tại vị trí bất kỳ có thể nhỏ hơn giá trị quy định với điều kiện là chênh lệch không quá 0,1 mm + 15% giá trị quy định, trừ khi có quy định khác.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm cho ở 1.10 của TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1998).
8.7.4 Đặc tính cơ trước và sau lão hóa
Vỏ bọc phải có đủ độ bền cơ và độ đàn hồi trong giới hạn nhiệt độ mà có thể xuất hiện trong sử dụng bình thường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Yêu cầu về thử nghiệm không điện đối với hợp chất vỏ bọc
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
Điều | Thử nghiệm | Đơn vị | Loại hợp chất | Phương pháp thử nghiệm nêu trong | |||
EVM-1 | EVM-2 | EVM-3 | Tiêu chuẩn | Điều | |||
1 | Độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt |
|
|
|
| IEC 60811-501 | |
1.1 | Đặc tính ở tình trạng khi được giao |
|
|
|
|
|
|
1.1.1 | Các giá trị cần đạt được về độ bền kéo: |
|
|
|
|
|
|
| - giá trị giữa, nhỏ nhất. | N/mm2 | 20,0 | 10,0 | 10,0 |
|
|
1.1.2 | Các giá trị cần đạt được về độ giãn dài tại thời điểm đứt: |
|
|
|
|
|
|
| - giá trị giữa, nhỏ nhất. | % | 300 | 150 | 300 |
|
|
1.2 | Đặc tính sau khi lão hóa trong lò không khí |
|
|
|
| IEC 60811-401 và IEC 60811-501 | |
1.2.1 | Điều kiện lão hóa: |
|
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | 110 ± 2 | 130 ± 2 | 100 ± 2 |
|
|
| - thời gian xử lý | h | 7 x 24 | 7 x 24 | 7 x 24 |
|
|
1.2.2 | Các giá trị cần đạt được về độ bền kéo: |
|
|
|
|
|
|
| - sự thay đổi a), lớn nhất. | % | ±30 | ±30 | ±30 |
|
|
1.2.3 | Các giá trị cần đạt được về độ giãn dài tại thời điểm đứt: |
|
|
|
|
|
|
| - giá trị giữa, nhỏ nhất. | % | 300 | - | 250 |
|
|
| - sự thay đổi a), lớn nhất. | % | ±30 | ±30 | ±40 |
|
|
1.3 | Đặc tính sau khi ngâm trong dầu khoáng |
|
|
|
| IEC 60811-404 | |
1.3.1 | Điều kiện lão hóa: |
|
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | 100 ± 2 | 100 ± 2 | 100 ± 2 |
|
|
| - thời gian xử lý | h | 7 x 24 | 7 x 24 | 7 x 24 |
|
|
1.3.2 | Các giá trị cần đạt được về độ bền kéo: |
|
|
|
|
|
|
| - sự thay đổi a), lớn nhất. | % | ±40 | ±40 | ±40 |
|
|
1.3.3 | Các giá trị cần đạt được về độ giãn dài khi đứt: |
|
|
|
|
|
|
| - giá trị giữa, nhỏ nhất. | % | 300 | - | - |
|
|
| - sự thay đổi a), lớn nhất. | % | ±30 | ±40 | ±40 |
|
|
2 | Thử nghiệm kéo giãn trong lò nhiệt |
|
|
|
| IEC 60811-507 |
|
2.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C |
| 250 ± 3 | 250 ± 3 |
|
|
| - thời gian chịu tải | min | - | 15 | 15 |
|
|
| - ứng suất cơ | N/cm2 | - | 20 | 20 |
|
|
2.2 | Giá trị cần đạt được: |
|
|
|
|
|
|
| - độ giãn dài khi có tải, lớn nhất. | % |
| 100 | 175 |
|
|
| - độ giãn dài vĩnh viễn sau khi để nguội, lớn nhất. | % | - | 25 | 15 |
|
|
3 | Thử nghiệm nén ở nhiệt độ cao |
|
|
|
| IEC 60811-508 |
|
3.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | 100 ± 2 |
| - |
|
|
3.2 | Kết quả cần đạt được: |
|
|
|
|
|
|
| - giá trị giữa của độ sâu vết lõm, lớn nhất. | % | 50 |
| - |
|
|
4 | Thử nghiệm uốn ở nhiệt độ thấp |
|
|
|
| IEC 60811-504 |
|
| Đối với đường kính ngoài của cáp ≤ 12 mm |
|
|
|
|
|
|
4.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | -40 ± 2 | -40 ± 2 | -35 ± 2 |
|
|
| - thời gian xử lý | Xem 4.2 của IEC 60811-504:2012 |
|
| |||
4.2 | Giá trị cần đạt được |
|
|
|
|
|
|
| - độ giãn dài tại thời điểm đứt, nhỏ nhất |
| Không nứt |
|
| ||
5 | Thử nghiệm độ giãn dài ở nhiệt độ thấp |
|
|
|
| IEC 60811-505 |
|
| Đối với đường kính ngoài của cáp > 12 mm |
|
|
|
|
|
|
5.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | -40 ± 2 | -40 ± 2 | -40 ± 2 |
|
|
| - thời gian xử lý | Xem 4.2 của IEC 60811-505:2012 |
|
| |||
5.2 | Giá trị cần đạt được |
|
|
|
|
|
|
| - độ giãn dài tại thời điểm đứt, nhỏ nhất | % | 30 | 30 | 30 |
|
|
6 | Thử nghiệm sốc nhiệt |
|
|
|
| IEC 60811-509 |
|
6.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | 150 ± 2 | - | - |
|
|
| - thời gian xử lý | h | 1 | - | - |
|
|
6.2. | Kết quả cần đạt được |
| không nứt | - | - |
|
|
7 | Thử nghiệm chịu nước |
|
|
|
| TCVN 12671-2 | 5.4 |
|
|
|
|
|
| (IEC 62893-2) |
|
7.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | 80 ± 2 | 70 ± 2 | 70 ± 2 |
|
|
| - thời gian chịu tải | h | 7 x 24 | 7 x 24 | 7 x 24 |
|
|
7.2 | Kết quả cần đạt được |
|
|
|
|
|
|
| - giá trị giữa, độ giãn dài tại thời điểm đứt, nhỏ nhất | % | 300 | - | - |
|
|
| - sự thay đổi, độ giãn dài tại thời điểm đứt, lớn nhất | % | ± 30 | ± 30 | ± 30 |
|
|
| - sự thay đổi, độ bền kéo, lớn nhất | % | ± 30 | ± 30 | ± 30 |
|
|
8 | Khả năng chịu ôzôn |
|
|
|
| IEC 60811-403 |
|
8.1 | Điều kiện thử nghiệm |
|
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | 40 ± 2 |
|
| ||
| - độ ẩm tương đối | % | 55 ± 5 |
|
| ||
| - thời gian xử lý | h | 72 |
|
| ||
| - nồng độ ôzôn theo thể tích | % | (200 ± 50) x 10-6 |
|
| ||
8.2 | Kết quả cần đạt được |
| Không nứt |
|
| ||
9 | Khả năng chịu xé |
|
|
|
| TCVN 12671-2 (IEC 62893-2) | 5.5 |
9.2 | Giá trị cần đạt được |
|
|
|
|
|
|
| - giá trị trung bình, nhỏ nhất | N/mm | 25 | 10 | 10 |
|
|
10 | Xác định giá trị xà phòng hóa |
|
|
|
| TCVN 12671-2 (IEC 62893-2) | 5.6 |
| Giá trị trung bình cần đạt được, nhỏ nhất | mg KOH/g | 200 | - | - |
|
|
11 | Khả năng chịu axit và dung dịch kiềm của vỏ ngoài |
|
|
|
| IEC 60811-404 |
|
11.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
|
| Axit: 1 axit oxalic hoặc axit axetic bình thường |
|
|
|
|
|
|
| Dung dịch kiềm: 1 dung dịch natri hyđrôxit bình thường |
|
|
|
|
|
|
| - nhiệt độ | °C | 23 ± 2 | 23 ± 2 | 23 ± 2 |
|
|
| - thời gian | h | 5 | 5 | 5 |
|
|
11.2 | Kết quả cần đạt được |
|
|
|
|
|
|
| - sự thay đổi, độ bền kéo, lớn nhất | % | ± 40 | ± 40 | ± 40 |
|
|
| - giá trị giữa, độ giãn dài tại thời điểm đứt, nhỏ nhất | % | 100 | 100 | 100 |
|
|
12 | Khả năng chịu thời tiết/UV của vỏ ngoài |
|
|
|
| TCVN 12671-2 (IEC 62893-2) | 5.2 |
12.1 | Điều kiện thử nghiệm |
| Xem 5.2.3 của TCVN 12671-2 (IEC 62893-2) |
|
| ||
12.2 | Kết quả cần đạt được |
| Xem 5.2.4 của TCVN 12671-2 (IEC 62893-2) |
|
| ||
a) Sự thay đổi: chênh lệch giữa giá trị giữa sau lão hóa và giá trị giữa trước lão hóa, tính bằng phần trăm của giá trị giữa trước lão hóa. |
8.8 Thử nghiệm trên cáp hoàn chỉnh
8.8.1 Đặc tính điện
Cáp phải có đủ độ bền điện áp và điện trở cách điện.
Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 - Yêu cầu đối với thử nghiệm điện
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Điều | Thử nghiệm | Đơn vị | Điện áp danh định của cáp | Phương pháp thử nghiệm được nêu trong | |||
300/500 V | 450/750 V | 0,6/1 kV | Tiêu chuẩn | Điều | |||
1 | Đo điện trở ruột dẫn |
|
|
|
| TCVN 9615-2 (IEC 60245-2) | 2.1 |
1.1 | Kết quả cần đạt được |
| Xem TCVN 6612 (IEC 60228) |
|
| ||
2 | Thử nghiệm điện áp trên cáp hoàn chỉnh |
|
|
|
| TCVN 9615-2 (IEC 60245-2) | 2.2 |
2.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
|
| - chiều dài tối thiểu của mẫu | m | 10 | 10 | 10 |
|
|
| - thời gian tối thiểu ngâm trong nước | h | 1 | 1 | 1 |
|
|
| - nhiệt độ của nước | °C | 20 ± 5 | 20 ± 5 | 20 ± 5 |
|
|
2.2 | Điện áp đặt (AC) | V | 2 000 | 2 500 | 3 500 |
|
|
| hoặc |
|
|
|
|
|
|
| Điện áp đặt (DC) | V | 4 000 | 5 000 | 7 000 |
|
|
2.3 | Thời gian của từng lần đặt điện áp, nhỏ nhất | min | 5 | 5 | 5 |
|
|
2.4 | Kết quả cần đạt được: |
| Không bị đánh thủng |
|
| ||
3 | Thử nghiệm điện áp trên lõi |
|
|
|
| TCVN 9615-2 (IEC 60245-2) | 2.3 |
3.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
|
| - chiều dài của mẫu | m | 5 | 5 | 5 |
|
|
| - thời gian tối thiểu ngâm trong nước | h | 1 | 1 | 1 |
|
|
| - nhiệt độ của nước | °C | 20 ± 5 | 20 ± 5 | 20 ± 5 |
|
|
3.2 | Điện áp đặt (AC) |
|
|
|
|
|
|
| - đến và bằng 0,6 mm | V | 1 500 | - | - |
|
|
| - lớn hơn 0,6 mm | V | 2 000 | 2 500 | 3 500 |
|
|
| hoặc |
|
|
|
|
|
|
| Điện áp đặt (DC) |
|
|
|
|
|
|
| - đến và bằng 0,6 mm | V | 3 000 | - | - |
|
|
| - lớn hơn 0,6 mm | V | 4 000 | 5 000 | 7 000 |
|
|
3.3 | Thời gian của từng lần đặt điện áp, nhỏ nhất | min | 5 | 5 | 5 |
|
|
3.4 | Kết quả cần đạt được: |
| Không bị đánh thủng |
|
| ||
4 | Đo điện trở cách điện |
|
|
|
| TCVN 9615-2 (IEC 60245-2) | 2.4 |
4.1 | Điều kiện thử nghiệm: |
|
|
|
|
|
|
| - chiều dài của mẫu | m | 5 | 5 | 5 |
|
|
| - thời gian tối thiểu ngâm trong nước nóng | h | 2 | 2 | 2 |
|
|
| - nhiệt độ của nước | °C | Xem các bảng trong quy định kỹ thuật cụ thể |
|
| ||
4.2 | Kết quả cần đạt được |
| Xem các bảng trong quy định kỹ thuật cụ thể |
|
| ||
5 | Khả năng chịu điện áp một chiều dài hạn của cách điện |
| Xem TCVN 12671-2 (IEC 62893-2) | TCVN 12671-2 (IEC 62893-2) | 5.1.1 |
8.8.2 Kích thước ngoài
Kích thước ngoài trung bình của cáp cần nằm trong giới hạn quy định trong các bảng trong quy định kỹ thuật cụ thể.
Chênh lệch giữa hai giá trị bất kỳ đường kính ngoài của cáp có vỏ bọc có cùng tiết diện (độ ô van) không được vượt quá 15 % đường kính ngoài trung bình đo được.
8.8.3 Độ bền cơ của cáp mềm
8.8.3.1 Yêu cầu chung
Cáp mềm phải có khả năng chịu uốn và các ứng suất cơ khác có thể xuất hiện trong sử dụng bình thường.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm theo 3.1 của TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1994).
8.5.3.2 Thử nghiệm uốn đối với cáp có tiết diện của ruột dẫn 4 mm2
Thử nghiệm phải được thực hiện theo 3.1 của TCVN 9615-2:2013 (IEC 60245-2:1994).
Trong quá trình thử nghiệm với 30 000 chu kỳ, tức là 60 000 lần chuyển động đơn, không được xảy ra gián đoạn dòng điện, ngắn mạch giữa các ruột dẫn và cũng không được xảy ra ngắn mạch giữa các lõi và màn chắn (nếu có) cũng như không có ngắn mạch giữa các cáp và puli (thiết bị uốn).
Sau số chu kỳ yêu cầu, vỏ bọc của cáp có vỏ bọc phải được kiểm tra bằng mắt thường hoặc mắt có điều chỉnh thị lực. Không được có điểm nào mà tại đó nhìn thấy lớp bên trong của cáp (ví dụ như vỏ bọc bên trong, dải băng, lõi có cách điện, màn chắn, v.v...) qua điểm đứt trong vỏ bọc. Sau đó, bóc bỏ vỏ bọc và màn chắn (nếu có) của cáp.
Lõi từ cáp không có vỏ bọc và màn chắn (nếu có) sau đó, phải chịu được thử nghiệm điện áp theo Điều 3 của Bảng 4.
8.8.3.3 Thử nghiệm uốn đối với cáp có tiết diện của ruột dẫn lớn hơn 4 mm2
Thử nghiệm phải được thực hiện theo ISO 14572:2011, 5.9. Tải cơ tác dụng lên cáp phải phù hợp với Bảng 5.
Bảng 5 - Tải cơ đối với thử nghiệm uốn
1 | 2 | 3 |
Tiết diện của lõi dẫn điện | Lực | |
lớn hơn | đến và bằng | |
mm2 | mm2 | N |
- | 2,5 | 20 |
2,5 | 6 | 25 |
6 | 16 | 50 |
16 | 70 | 75 |
70 | - | 100 |
Trong quá trình thử nghiệm với 10 000 lần uốn, tức là 20 000 lần chuyển động đơn, không được xảy ra gián đoạn dòng điện, cũng như ngắn mạch giữa các ruột dẫn hoặc giữa các ruột dẫn và màn chắn (nếu có).
Sau số chu kỳ yêu cầu, vỏ bọc của cáp phải được kiểm tra bằng mắt thường hoặc mắt có điều chỉnh thị lực. Không được có điểm nào mà tại đó nhìn thấy lớp bên trong của cáp (ví dụ như vỏ bọc bên trong, dải băng, lõi có cách điện, màn chắn, v.v...) qua điểm đứt trong vỏ bọc. Sau đó, bóc bỏ vỏ bọc và màn chắn (nếu có) của cáp.
Lõi từ cáp không có vỏ bọc và màn chắn (nếu có) phải chịu được thử nghiệm điện áp theo Điều 3 của Bảng 4.
8.8.4 Thử nghiệm trong điều kiện cháy
Tất cả các cáp phải phù hợp với thử nghiệm quy định trong TCVN 6613-1-2:2010 (IEC 60332-1-2:2004) và các yêu cầu ở Phụ lục A của tiêu chuẩn này.
8.8.5 Đánh giá halogen
Thành phần không có halogen của cáp phải phù hợp với thử nghiệm và yêu cầu quy định trong Phụ lục B của IEC 62821-1:2015. Khi sử dụng vật liệu không có halogen, giá trị thu được đối với thử nghiệm độ dẫn đối với vật liệu loại EVM-1 không được cao hơn 35 μS/mm.
8.8.6 Thử nghiệm co ngót
Thử nghiệm này phải được thực hiện theo IEC 60811-503.
Điều kiện thử nghiệm phải là:
- Nhiệt độ (80 ± 2) °C.
- Thời gian gia nhiệt 5 h.
Tất cả các cáp phải phù hợp với phần trăm co ngót tối đa là 4 %.
8.8.7 Thử nghiệm tính tương thích
Tất cả các cáp phải phù hợp với thử nghiệm và yêu cầu nêu ở Phụ lục A của tiêu chuẩn này.
8.8.8 Thử nghiệm va đập ở nhiệt độ thấp
Tất cả các cáp phải phù hợp với thử nghiệm và yêu cầu nêu ở 5.8 của TCVN 12671-2:2019 (IEC 62893-2:2017).
8.8.9 Thử nghiệm khả năng chịu ép
Tất cả các cáp phải phù hợp với thử nghiệm và yêu cầu nêu ở 5.7 của TCVN 12671-2:2019 (IEC 62893-2:2017).
Phụ lục A
(quy định)
Yêu cầu đối với thử nghiệm tính tương thích
A.1 Điều kiện thử nghiệm
Mẫu phải được lão hóa trong 7 ngày ở (100 ± 2) °C theo IEC 60811-401.
A.2 Yêu cầu
Tại thời điểm kết thúc giai đoạn lão hóa, cách điện và vỏ bọc phải đáp ứng các yêu cầu ở Bảng A.1.
Bảng A.1 - Yêu cầu đối với thử nghiệm tính tương thích
Tham số | Đơn vị | Cách điện EVI-1 và EVI-2 | Vỏ bọc EVM-1 hoặc EVM-2 hoặc EVM-3 | |
Độ bền kéo | - sự thay đổia, giá trị lớn nhất | % | ± 30 | ± 30 |
Độ giãn dài tại thời điểm đứt | - sự thay đổia, giá trị lớn nhất | % | ± 30 | ± 30 |
a Sự thay đổi là hiệu giữa các giá trị giữa tương ứng thu được trước và sau khi xử lý nhiệt, được thể hiện là giá trị phần trăm của giá trị trước khi xử lý nhiệt. |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 5935-1 (IEC 60502-1), Cáp điện lực cách điện dạng đùn và phụ kiện cáp điện dùng cho điện áp danh định từ 1 kV (Um=1,2 kV) đến 30 kV (Um =36kV) - Phần 1: Cáp dùng cho điện áp danh định bằng 1kV (Um =1,2kV) đến 3kV (Um=3,6kV)
[2] IEC 61851-1, Electric vehicle conductive charging system - Part 1: General requirements
[3] TCVN 9616:2013 (IEC 62440:2008), Cáp điện có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Hướng dẫn sử dụng
[4] TCVN 12671-3 (IEC 62893-3), Cáp sạc dùng cho xe điện có điện áp danh định đến và bằng 0,6/1 kV - Phần 3: Cáp sạc điện xoay chiều theo các chế độ 1, 2 và 3 của IEC 61851-1 có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V
[1] Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế IEC/TC20 Cáp điện đang xây dựng IEC 62893-4 (chế độ 4 đối với sạc điện một chiều).