Thông tư 17/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện theo cơ chế 797 - 400
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 17/2008/TT-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 17/2008/TT-BXD | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Cao Lại Quang |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 02/10/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Thuế-Phí-Lệ phí, Xây dựng, Chính sách, Điện lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Cơ chế đặc thù đối với các dự án điện - Ngày 02/10/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 17/2008/TT-BXD về việc hướng dẫn một số nội dung lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện theo cơ chế 797 - 400. Theo đó, việc lập và quản lý chi phí phải tuân thủ nguyên tắc: đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của từng công trình. Cụ thể, công tác xây dựng trong hầm thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện, giao thông phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong dự toán xây dựng công trình. Đối với công tác thi công ngoài hầm (ngoài hở) thì chi phí trực tiếp khác được tính bằng 2% đối với công trình chính và 1,5% cho công trình tạm phục vụ thi công trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong dự toán xây dựng công trình. Đối với những loại vật liệu như: Cát, đá, đất dính và vật liệu làm lớp lọc được các đơn vị thi công khai thác, sản xuất ra thành phẩm để phục vụ thi công công trình thì được phép áp dụng tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước hợp lý để tính vào giá bán sản phẩm. Tỷ lệ cụ thể chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được xác định như sau: Chi phí chung tính bằng 2,5% trên chi phí máy thi công; Thu nhập chịu thuế tính trước tính bằng 3% trên chi phí trực tiếp và chi phí chung. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công bao gồm cả chi phí đưa đón công nhân xây dựng đến hiện trường xây lắp được tính toán căn cứ vào nhu cầu cần thiết của công trình, theo tổng mặt bằng và tổng tiến độ công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không vượt quá 2% giá trị dự toán chi phí xây dựng của công trình. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 17/2008/TT-BXD tại đây
tải Thông tư 17/2008/TT-BXD
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ XÂY
DỰNG SỐ 17/2008/TT-BXD NGÀY 02 THÁNG 10 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN
THEO CƠ CHẾ 797 - 400
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ văn bản số 797/CP-CN ngày 17/6/2003 và số 400/CP-CN
ngày 26/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đối với các dự án thuỷ điện
khởi công năm 2003 đến năm 2005 (sau đây viết tắt là cơ chế 797 - 400).
Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung lập
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện thực hiện theo cơ chế
797 - 400 như sau:
I- QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Thông tư này
hướng dẫn lập và quản lý chi phí trực tiếp khác trong dự toán xây dựng công
trình; chi phí chung và thu nhập
chịu thuế tính trước trong giá vật liệu khai thác tại các Dự án thuỷ điện; chi
phí vận chuyển vật liệu đến hiện trường xây dựng; định mức gia công, lắp dựng,
tháo dỡ ván khuôn tấm lớn công trình thuỷ công, chi phí xây dựng nhà ở tạm của
công nhân xây dựng của các dự án thuỷ điện thực hiện theo cơ chế 797 - 400 của Thủ tướng Chính phủ.
Các khoản mục chi phí ngoài các khoản mục chi
phí nêu trên trong Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán của các dự án thực hiện theo cơ chế 797 - 400 được
thực hiện theo các quy định của Nhà nước tương ứng với từng thời kỳ.
2. Nguyên tắc lập và quản lý chi phí
Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện thực hiện theo cơ chế 797 - 400 phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng
thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo
tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan
của từng công trình.
II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Chi phí trực tiếp khác.
1.1. Nội dung của chi phí trực tiếp khác.
Là chi phí cho
những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình
như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động,
bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm
nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết
kế. Mức chi phí trực tiếp khác được xác định như sau:
1.1.1. Công tác xây dựng trong hầm thì chi phí
trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống
cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện, giao thông phục vụ thi công trong hầm)
được tính bằng 6,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy
thi công trong dự toán xây dựng công trình.
1.1.2. Đối với công tác thi công ngoài hầm
(ngoài hở) thì chi phí trực tiếp khác được tính bằng 2% đối với công trình
chính và 1,5% cho công trình tạm phục vụ thi công trên tổng chi phí vật liệu,
chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong dự toán xây dựng công trình.
1.2. Các chi phí không thuộc chi phí trực tiếp
khác (xác định bằng lập dự toán chi phí theo theo thiết kế, quy mô, đề cương
thí nghiệm, phương án vận chuyển được duyệt).
- Chi phí đầu tư ban đầu hệ thống nước kỹ
thuật để thi công công trình;
- Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống thông
gió, chiếu sáng, hệ thống điện, cấp thoát nước, giao thông phục vụ thi công
trong hầm đối với các công tác thi công trong hầm;
- Chi phí đầu tư ban đầu cho công tác bơm
nước, vét bùn, bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ, hệ
thống điện 0,4kv phục vụ thi công;
- Chi phí bơm thoát nước hố móng ngay sau khi
ngăn sông, chống lũ.
- Chi phí di chuyển lực lượng thi công đến
công trình; chi phí tháo dỡ, vận chuyển và lắp đặt cần trục tháp trong nội bộ
công trường; duy tu bảo dưỡng hệ thống giao thông phục vụ thi công trong công
trường; chi phí vận hành hệ thống điện tính từ điểm đấu nối hệ thống điện công
trình đến trạm hạ thế cuối cùng của công trình (điểm đặt công tơ đo đếm để mua
điện);
- Chi phí xử lý rác thải, nước thải, cho khu
nhà ở tạm tại công trường.
- Chi phí thí nghiệm tăng thêm của thí nghiệm
thi công bê tông đầm lăn (RCC).
2. Chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính
trước trong giá vật liệu khai thác tại các dự án thuỷ điện.
Đối với những
loại vật liệu như: Cát, đá, đất dính và vật liệu làm lớp lọc được các đơn vị
thi công khai thác, sản xuất ra thành phẩm để phục vụ thi công công trình thì
được phép áp dụng tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước hợp lý
để tính vào giá bán sản phẩm. Tỷ lệ cụ thể chi phí chung và thu nhập chịu thuế
tính trước được xác định như sau:
- Chi phí chung tính bằng 2,5% trên chi phí
máy thi công;
- Thu nhập chịu thuế tính trước tính bằng 3%
trên chi phí trực tiếp và chi phí chung;
Biểu tổng hợp dự toán chi phí sản xuất vật
liệu như phụ lục kèm theo Thông tư này;
Đối với các dự án, công trình đã được Chủ đầu
tư và Nhà thầu thoả thuận giá trước khi thực hiện khai thác thì không áp dụng
hướng dẫn của Khoản 2 này.
3. Xác định chi phí vận chuyển vật liệu đến
hiện trường xây dựng.
Để xác định chi
phí vận chuyển phù hợp với sự biến động giá nhiên liệu theo cơ chế thị trường
thì chi phí vận chuyển phải căn cứ vào chủng loại vật liệu, phương án vận
chuyển, địa điểm cung cấp, cấp loại đường vận chuyển, cước vận chuyển hàng hoá
ban hành tại địa phương, Chủ đầu tư và Nhà thầu thương thảo, thoả thuận chi phí
vận chuyển hợp lý để áp dụng.
4. Về định mức gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván
khuôn tấm lớn công trình thuỷ công để sử dụng.
Ván khuôn tấm
lớn công trình thuỷ công là các ván khuôn có kích thước của một tấm ván khuôn
từ 1,5 x 2m trở lên.
5. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và
điều hành thi công bao gồm cả chi phí đưa đón công nhân xây dựng đến hiện
trường xây lắp được tính toán căn cứ vào nhu cầu cần thiết của công trình,
theo tổng mặt bằng và tổng tiến độ công trình được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt, nhưng không vượt quá 2% giá trị dự toán chi phí xây dựng của công
trình.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Việc chuyển tiếp thực hiện Thông tư này do
Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định phù hợp với từng giai đoạn thực
hiện của dự án đảm bảo nguyên tắc không làm gián đoạn các công việc thực hiện
dự án đầu tư xây dựng công trình; đối với những dự án do Thủ tướng Chính phủ
quyết định đầu tư thì Chủ tịch Tập đoàn kinh tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị
Tổng Công ty Nhà nước xem xét, quyết định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày
kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng cho các dự án thực hiện theo cơ chế 797 - 400 được thực hiện từ trước đến nay. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Xây dựng để nghiên cứu
giải quyết./.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Cao Lại Quang
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 17/2008/TT-BXD ngày 02 tháng 10 năm 2008
của Bộ Xây
dựng)
BIỂU TỔNG HỢP
DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VẬT LIỆU KHAI
THÁC TẠI CÁC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN
STT |
KHOẢN MỤC
CHI PHÍ |
CÁCH TÍNH |
KÝ HIỆU |
I |
CHI PHÍ
TRỰC TIẾP |
|
|
1 |
Chi phí vật
liệu |
n S Qj x Djvl j=1 |
VL |
2 |
Chi phí nhân công |
n
S Qj x Djnc x (1 + Knc) j=1 |
NC |
3 |
Chi phí máy thi công |
n S Qj x Djm
x (1 + Kmtc)
j=1 |
M |
|
Chi phí trực tiếp |
VL+NC+M |
T |
II |
CHI PHÍ CHUNG |
M x 2,5% |
C |
III |
THU NHẬP
CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC |
(T+C) x 3% |
TL |
|
Chi phí vật
liệu xây dựng trước thuế |
(T+C+TL) |
G |
Trong đó:
- Qj là khối lượng vật liệu j (j=1¸n) dùng để
khai thác và sản xuất ra vật liệu xây dựng cho công trình.
- Djvl, Djnc,
Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong
đơn giá xây dựng chi tiết của vật liệu j
(j=1¸n) dùng để
khai thác và sản xuất ra vật liệu xây dựng cho công trình.
+ Knc, Kmtc : Hệ số điều
chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có).