Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9897-2:2013 IEC 61051-2:1991 amendment 1:2009 Điện trở phi tuyến dùng trong thiết bị điện tử-Phần 2: Quy định kỹ thuật từng phần đối với điện trở phi tuyến chặn đột biến

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9897-2:2013

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9897-2:2013 IEC 61051-2:1991 amendment 1:2009 Điện trở phi tuyến dùng trong thiết bị điện tử-Phần 2: Quy định kỹ thuật từng phần đối với điện trở phi tuyến chặn đột biến
Số hiệu:TCVN 9897-2:2013Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2013Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9897-2:2013

IEC 61051-2:1991

AMENDMENT 1:2009

ĐIỆN TRỞ PHI TUYẾN DÙNG TRONG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ - PHẦN 2: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT TỪNG PHẦN ĐỐI VỚI ĐIỆN TRỞ PHI TUYẾN CHẶN ĐỘT BIẾN

Varistors for use in electronic equipment - Part 2: Sectional specification for surge suppression varistors

Lời nói đầu

TCVN 9897-2:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 61051-2:1991 và Amendment 1:2009.

TCVN 9897-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử gia dụng biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

ĐIỆN TRỞ PHI TUYẾN DÙNG TRONG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ - PHẦN 2: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT TỪNG PHẦN ĐỐI VỚI ĐIỆN TRỞ PHI TUYẾN CHẶN ĐỘT BIẾN

Varistors for use in electronic equipment - Part 2: Sectional specification for surge suppression varistors

MỤC MỘT - GIỚI THIỆU CHUNG

1. Giới thiệu chung

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các điện trở biến đổi chặn đột biến để bảo vệ thiết bị điện tử và thiết bị nhạy khác khỏi các đột biến, tác động từ nguồn một chiều, hoặc nguồn xoay chiều có tần số không lớn hơn 400 Hz.

Điện trở biến đổi được đề cập trong qui định kỹ thuật từng phần này không được nhằm để cung cấp bảo vệ sơ cấp chống sét.

1.2. Mục đích

Mục đích tiêu chuẩn này là mô tả các thông số đặc trưng và các đặc tính ưu tiên và để chọn ra từ tiêu chuẩn TCVN 9897-1 (IEC 6105-1) các qui trình đánh giá chất lượng, thử nghiệm và phương pháp đo thích hợp và đưa ra các yêu cầu tính năng chung đối với loại điện trở biến đổi này.

Mức khắc nghiệt và các yêu cầu thử nghiệm được mô tả trong qui định kỹ thuật cụ thể liên quan đến qui định kỹ thuật từng phần này bằng hoặc cao hơn mức tính năng, vì các mức tính năng thấp hơn là không được cho phép.

1.3. Tài liệu viện dẫn

IEC 60664-1:1992, Insulation coordination for equipment within low-voltage systems - Part 1: Principles, requirements and tests (phối hợp cách điện trong hệ thống điện áp thấp - Phần 1, nguyên tắc yêu cầu và thử nghiệm).

IEC 61051-1:1990[1], Varistors for Use in Electronnic Equipment. Part 1: Generic Specification (Điện trở biến đổi sử dụng trong thiết bị điện tử. Phần 1: Qui định kỹ thuật chung).

Bộ TCVN 7699 (IEC 60068): Thử nghiệm môi trường.

IEC 60410 (1973), (Sampling Plans and Procedures for Inspection by Attributes (Kế hoạch và qui trình lấy mẫu để kiểm tra bằng thuộc tính).

IEC QC 001001 (1986), Basic Rules for the IEC Quality Assessment System for Electronic Components (IECQ).(Qui tắc cơ bản của Hệ thống Đánh giá Chất lượng IEC đối với các linh kiện điện tử (IECQ)).

IEC QC 001002 (1986), Rules of Procedure of the IEC Quality Assessment System for ElectronicComponents (IECQ) (Qui tắc của Qui trình của Hệ thống Đánh giá Chất lượng IEC đối với các linh kiện điện tử (IECQ)).

1.4. Thông tin cần đưa ra trong qui định kỹ thuật cụ thể

Qui định kỹ thuật cụ thể phải được lấy từ quy định kỹ thuật cụ thể còn để trống liên quan.

Qui định kỹ thuật cụ thể không được qui định các yêu cầu thấp hơn các yêu cầu của qui định kỹ thuật chung, qui định kỹ thuật từng phần hoặc quy định kỹ thuật cụ thể còn để trống. Khi nhiều yêu cầu khắc nghiệt hơn được bao gồm, chúng phải được liệt kê trong Điều 1.8 của qui định kỹ thuật cụ thể và được chỉ ra trong các qui trình thử nghiệm, ví dụ bằng một dấu hoa thị.

CHÚ THÍCH: Thông tin đưa ra trong Điều 1.4.1 và 1.4.3 có thể, để thuận tiện, được trình bày ở dạng bảng.

Thông tin dưới đây phải được đưa ra trong mỗi qui định kỹ thuật cụ thể và các giá trị đã trích dẫn tốt nhất phải được lựa chọn từ những thông tin đã đưa ra trong điều tương ứng của qui định kỹ thuật từng phần này.

1.4.1. Bản vẽ hình bao và kích thước

Phải có bản vẽ minh họa điện trở biến đổi để dễ dàng nhận biết và so sánh điện trở biến đổi với những linh kiện khác. Kích thước và dung sai liên quan ảnh hưởng đến tính lắp lẫn và lắp đặt phải được đưa ra trong qui định kỹ thuật cụ thể. Toàn bộ kích thước phải được qui định tính bằng milimét, tuy nhiên, nếu các kích thước ban đầu tính theo hệ inch, thì phải chuyển về hệ mét, đổi sang milimet để thêm vào.

Các giá trị bằng số thường được đưa vào các kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao của thân và khoảng cách đi dây, hoặc đối với các kích thước hình trụ là đường kính thân, độ dài và đường kính của các chân. Khi cần thiết, ví dụ khi một qui định kỹ thuật cụ thể có nhiều hơn một kiểu kích thước và dung sai liên quan của chúng thì phải lập thành bảng dưới bản vẽ.

Khi cấu hình khác với mô tả trên đây, qui định kỹ thuật cụ thể mô tả thông tin về kích thước sao cho mô tả đầy đủ điện trở biến đổi. Khi điện trở biến đổi không được thiết kế để sử dụng trong các tấm mạch in thì phải được qui định rõ ràng trong qui định kỹ thuật cụ thể.

1.4.2. Lắp đặt

Qui định kỹ thuật cụ thể phải qui định phương pháp lắp đặt cần áp dụng để sử dụng bình thường và ứng dụng vào các thử nghiệm rung, va đập hoặc xóc. Các điện trở biến đổi phải được lắp đặt theo cách bình thường của chúng. Thiết kế điện trở biến đổi có thể sao cho việc lắp đặc biệt được yêu cầu trong sử dụng chúng. Trong trường hợp này qui định kỹ thuật cụ thể phải mô tả việc cố định lắp đặt và phải được sử dụng trong ứng dụng của các thử nghiệm rung và va đập hoặc xóc. Đối với các thử nghiệm va đập hoặc xóc, việc lắp đặt phải đảm bảo không phát sinh rung.

1.4.3. Kiểu (TCVN 9897-1 (IEC 61051-1), Điều 2.2.3)

Đối với tiêu chuẩn này, kiểu là sự kết hợp của các kích thước và đặt tính danh nghĩa.

Kiểu có thể được biểu diễn bằng một mã hai kí tự chẳng hạn AC, BC, CD, v.v… được tùy chọn cho mỗi kết hợp kích thước/ đặc tính danh nghĩa được đề cập bởi qui định kỹ thuật cụ thể. Việc gọi tên kiểu, do đó, không có ý nghĩa, trừ khi số hiệu qui định kỹ thuật cụ thể cũng được đưa ra.

1.4.4. Thông số đặc trưng và đặc tính

Thông số đặc trưng và đặc tính phải phù hợp với các điều liên quan của qui định kỹ thuật này.

1.4.5. Ghi nhãn

Qui định kỹ thuật cụ thể phải qui định nội dung ghi nhãn trên điện trở biến đổi và trên bao gói. Các sai khác so với 2.4 của qui định kỹ thuật chung trong TCVN 9897-1 (IEC 61051-1) phải được qui định một cách cụ thể.

1.4.6. Thông tin đặt hàng

Qui định kỹ thuật cụ thể phải chỉ ra bằng các thông tin dưới đây là cần thiết khi đặt mua các điện trở biến đổi:

1) Kiểu tham chiếu.

2) Điện áp xoay chiều liên tục lớn nhất.

3) Số liệu và xuất bản tham khảo của qui định kỹ thuật cụ thể.

1.4.7. Thông tin bổ sung (không dùng cho các mục đích kiểm tra)

Qui định kỹ thuật cụ thể phải bao gồm các thông tin (không yêu cầu được xác định bằng thủ tục kiểm tra), như các sơ đồ mạch điện, đường cong, bản vẽ và các chú thích cần thiết để làm rõ qui định kỹ thuật cụ thể.

MỤC HAI - THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG ƯU TIÊN, ĐẶC TÍNH VÀ MỨC KHẮC NGHIỆT THỬ NGHIỆM

2. Thông số đặc trưng ưu tiên, đặc tính và mức khắc nghiệt thử nghiệm

2.1. Đặc tính ưu tiên

Giá trị được đưa ra trong qui định kỹ thuật cụ thể tốt nhất phải được chọn từ dưới đây:

2.1.1. Loại khí hậu ưu tiên

Điện trở biến đổi đề cập trong qui định kỹ thuật này được phân loại theo các loại khí hậu tuân theo các qui tắc chung đưa ra trong TCVN 7699 (IEC 60068-1)

Nhiệt độ mức thấp, nhiệt độ mức cao và khoảng thời gian của thử nghiệm nóng ẩm, trạng thái ổn định phải được chon từ các nhiệt độ dưới đây:

Nhiệt độ mức thấp: -55 °C, -40 °C, -25 °C và -10 °C.

Nhiệt độ mức cao: +70 °C, +85 °C, +100 °C, +125 °C, và +155 °C.

Khoảng thời gian thử nghiệm nóng ẩm, trạng thái ổn định: 4, 10, 21 và 56 ngày (không áp dụng cho các loại không được bảo vệ thuộc loại a -/-/00).

Các mức khắc nghiệt đối với các thử nghiệm nóng khô và lạnh là các nhiệt độ mức thấp, nhiệt độ mức cao tương ứng. Vì cấu trúc của một số điện trở biến đổi, nên các nhiệt độ này sẽ xuất hiện giữa hai nhiệt độ ưu tiên đã đưa ra trong TCVN 7699-2 (IEC 60068-2). Trong trường hợp này nhiệt độ ưu tiên gần nhất trong dải nhiệt độ thực tế của điện trở biến đổi phải được chon cho mức khắc nghiệt này.

2.1.2. Điện áp liên tục lớn nhất

Điện áp xoay chiều hiệu dụng liên tục lớn nhất là: 60, 130, 250, 275, 420, 460, 1 000 V.

CHÚ THÍCH: Điện áp một chiều liên tục lớn nhất là 1,3 lần điện áp xoay chiều liên tục lớn nhất đối với công nghệ oxit kim loại và 1,15 lần đối với công nghệ cacbua silic.

2.2. Đường cong suy giảm

Phải áp dụng các đường cong dưới đây:

2.2.1. Điện áp xoay chiều hoặc một chiều liên tục lớn nhất

2.2.2. Dòng điện đỉnh lớn nhất

Ví dụ

2.3. Mức khắc nghiệt thử nghiệm ưu tiên

Các điều kiện khắc nghiệt thử nghiệm được mô tả trong các qui định kỹ thuật cụ thể phải được chọn từ dưới đây:

2.3.1. Khả năng hàn

Thử nghiệm Ta (TCVN 7699-2-20 (IEC 60068-2-20)), Phương pháp bể hàn ở (235 ±  5) °C.

2.3.2. Khả năng chịu nhiệt hàn

Thử nghiệm Tb (TCVN 7699-2-20 (IEC 60068-2-20)), Phương pháp 1A.

2.3.3. Xóc

Điều 4.15 của TCVN 9897-1 (IEC 61051-1), với các chi tiết sau:

Hình dạng xung: nửa hình sin

Gia tốc: 490m/s2

Độ rộng xung: 11ms

Mức khắc nghiệt: 3 xóc liên tiếp mỗi hướng.

Các mẫu riêng rẽ được sử dụng theo mỗi hướng.

Lắp đặt: Lắp đặt theo cách thông thường, theo cách đó không được phát sinh rung.

2.3.4. Va đập

Điều 4.14 của TCVN 9897-1 (IEC 61051-1), với các chi tiết sau:

Số va đập: 4 000

Gia tốc: 390 m/s²

Lắp đặt: Lắp đặt theo cách thông thường, theo cách đó không được phát sinh rung.

2.3.5. Rung

Điều 4.16 của TCVN 9897-1 (IEC 61051-1), với các chi tiết sau:

Phương pháp B4

Gia tốc: 98 m/s²

Tần số: 10 Hz đến 55 Hz

Khoảng thời gian tổng: 6h

Lắp đặt: Lắp đặt theo cách thông thường, theo cách đó không được phát sinh rung.

2.3.6. Xung kết hợp

Phụ lục A, với các chi tiết sau đây tùy theo mà phụ thuộc vào điều kiện lắp đặt của thiết bị, điện trở phi tuyến được sử dụng (xem IEC 60664-1, 2.2.2).

Đường điện áp trung tính bắt nguồn từ điện áp danh nghĩa xoay chiều hoặc một chiều đến và bằng

Xung kết hợp (dựa trên loại quá điện áp I, II và III của IEC 60664-1)

I

II

III

300 V

1,5kV/
0,75kA

2,5kV/
1,25kA

4,0kV/
2,0kA

600 V

2,5kV/
1,25kA

4,0kV/
2,0kA

6,0kV/
3,0kA

MỤC BA - QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

3. Qui trình đánh giá chất lượng

3.1. Linh kiện điện tử tương tự nhau về cấu trúc

Xem qui định kỹ thuật chung, TCVN 9897-1 (IEC 61051-1), Điều 3.3.

3.2. Chấp nhận chất lượng

Các qui trình thử nghiệm Chấp nhận Chất lượng được đưa ra trong Điều 3.4 của qui định kỹ thuật chung, TCVN 9897-1 (IEC 61051-1).

Lịch trình cần được sử dụng đối với thử nghiệm chấp nhận chất lượng trên cơ sở thử nghiệm từng lô và thử nghiệm định kỳ được đưa ra trong Điều 3.3 của qui định kỹ thuật này.

Qui trình sử dụng một chương trình cỡ mẫu cố định được đưa ra trong các Điều 3.2.1 và Điều 3.2.2 dưới đây.

3.2.1. Chấp nhận chất lượng trên cơ sở qui trình cỡ mẫu cố định

Lấy mẫu:

Qui trình cỡ mẫu cố định được mô tả trong TCVN 9897-1 (IEC 61051-1) Điều 3.4.2b). Mẫu phải đại diện cho dải các giá trị cần phê duyệt. Đây có thể hoặc không thể là toàn bộ dải được đề cập trong qui định kỹ thuật cụ thể.

Tỉ lệ mẫu có các đặc tính khác nhau phải được đề xuất bởi người đứng đầu bộ phận kiểm tra của nhà chế tạo và phải thỏa mãn cơ quan quốc gia về kiểm tra giám sát.

Khi các nhóm bổ sung được đưa vào qui trình thử nghiệm chứng nhận chất lượng, số mẫu yêu cầu bởi

Nhóm "0" phải được tăng bằng với số lượng yêu cầu đối với các nhóm bổ sung.

3.2.2. Thử nghiệm

Chuỗi các thử nghiệm hoàn chỉnh qui định trong Bảng I được yêu cầu để chấp nhận các điện trở biến đổi được đề cập trong một qui định kỹ thuật cụ thể. Các thử nghiệm của mỗi nhóm phải được thực hiện theo thứ tự cho trước.

Khi toàn bộ mẫu phải chịu các thử nghiệm của Nhóm "0" và sau đó được chia thành các nhóm khác. Đối với các điện trở biến đổi có cách điện các thử nghiệm của Nhóm phải được thực hiện trước khi thực hiện các thử nghiệm từ Nhóm 2 đến Nhóm 7.

Các mẫu có khiếm khuyết trong khi thử nghiệm của Nhóm "0" không được sử dụng cho các nhóm khác. "Một khiếm khuyết" được tính khi một điện trở biến đổi không đáp ứng toàn bộ hoặc một phần các thử nghiệm của một nhóm.

Việc chấp nhận được cho là đạt khi số khiếm khuyết không vượt quá số khiếm khuyết qui định cho phép đối với mỗi nhóm hoặc phân nhóm và tổng các khiếm khuyết cho phép.

CHÚ THÍCH: Trong Bảng I đưa ra lịch trình thử nghiệm cỡ mẫu cố định. Bảng I đề cập cụ thể việc lấy mẫu và các khiếm khuyết cho phép đối với các thử nghiệm hoặc nhóm thử nghiệm khác nhau, đồng thời đề cập cụ thể thử nghiệm có trong Mục bốn của TCVN 9897-1 (IEC 61051-1) và Mục hai của qui định kỹ thuật này, tóm tắt toàn bộ các điều kiện thử nghiệm và các yêu cầu tính năng.

Trong trường hợp Bảng I đã chỉ ra, qui định kỹ thuật cụ thể phải chọn các phương pháp thử nghiệm, các điều kiện thử nghiệm và/hoặc các yêu cầu tính năng.

Các điều kiện của thử nghiệm và các yêu cầu tính năng đối với lịch trình thử nghiệm cỡ mẫu cố định phải giống hệt với những điều kiện và yêu cầu mô tả trong qui định kỹ thuật cụ thể đối với kiểm tra sự phù hợp chất lượng

BẢNG I

Lịch trình thử nghiệm dùng để chấp nhận chất lượng

CHÚ THÍCH 1: Số Điều của thử nghiệm và các yêu cầu tính năng có liên quan đến qui định kỹ thuật chung của TCVN 9897-1 (IEC 61051-1).

CHÚ THÍCH 2: Trong bảng này:

n = cỡ mẫu

c = tiêu chí chấp nhận nhóm (số các khiếm khuyết được phép trên mỗi nhóm hoặc phân nhóm)

t = Tiêu chí chấp nhận tổng (số các khiếm khuyết cho phép đối với một nhóm hoặc một số nhóm kết hợp, chẳng hạn bao gồm các Nhóm từ 1 đến 6)

D = khiếm khuyết

ND = không có khiếm khuyết

CHÚ THÍCH 3: Thử nghiệm va đập và thử nghiệm xóc được xem xét để thay thế. Qui định kỹ thuật cụ thể phải chỉ định thử nghiệm nào được thực hiện.

CHÚ THÍCH 4: Thử nghiệm dòng điện xung và thử nghiệm xung kết hợp con như là một sự lựa chọn.

Các qui định chi tiết phải chỉ ra thử nghiệm được thực hiện. Thử nghiệm xung kết hợp lên được thực hiện theo Phụ lục A.

Số điều và thử nghiệm

(Xem chú thích 1)

D hoặc ND

Điều kiện thử nghiệm (xem chú thích 1)

Cỡ mẫu và tiêu chí chấp nhận

Yêu cầu tính năng (xem chú thích 1)

n

c

t

Nhóm 0

4.3.1 Kiểm tra bằng mắt

4.3.2 Ghi nhãn

ND

56

+

4

1

1

Như trong 4.3.1

Ghi nhãn rõ ràng và như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

4.3.3 Kích thước (dưỡng đo)

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

4.4 Điện áp

ở dòng điện qui định

4.4 Dòng điện rò

Ở điện áp một chiều liên tục lớn nhất, ở 25 °C

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

NHÓM 1

4.5 Dòng điện xung (hoặc xung kết hợp, xem chú thích 4)

D

Dòng điện xung

10 xung 8/20 ms, theo một hướng, 2 lần mỗi phút

8

1

3

- Kiểm tra bằng mắt

Không nhìn thấy hỏng

- Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

Xung kết hợp

10 xung (Xung kết hợp)

Theo một hướng, 1 lần mỗi phút

- Kiểm tra bằng mắt

Không nhìn thấy hỏng

- Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

4.6 Điện áp ở điều kiện xung

Ở loại dòng điện

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

4.8 Thử điện áp

(Chỉ điện trở biến đổi cách điện)

Phương pháp: Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

Như trong 4.8

Nhóm 2:

D

8

1

4.10 Độ cứng vững của các chân

Thử nghiệm tương ứng với loại chân

Kiểm tra bằng mắt

Như trong 4.10.5

Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

4.11 Khả năng hàn (nếu có)

Phương pháp hàn bể

Như trong 4.11.2.2

4.21 Khả năng chịu dung môi của ghi nhãn (nếu có)

Dung môi:…

Nhiệt độ dung môi:…

Phương pháp 1

Vật liệu chà xát: vải bông

Phục hồi:…

Kiểm tra bằng mắt


Ghi nhãn rõ ràng

Nhóm 3

4.3.4 Kích thước (chi tiết)

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

4.4 Dòng điện rò (nếu áp dụng)

ở nhiệt độ mức cao và các nhiệt độ khác như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

4.5 Dòng điện xung

10 xung 10/1000 ms hoặc 2 ms sóng vuông theo 1 hướng, 1 lần cho mọi 2 min

Kiểm tra bằng mắt

Không nhìn thấy hỏng

Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

Nhóm 4

4.18 Nhiệt ẩm, trạng thái không đổi

D

Bốn mẫu

Không đặt điện áp

Bốn mẫu khác

Đặt điện áp: 10% điện áp một chiều lớn nhất

8

1

Kiểm tra bằng mắt

Như 4.18.3

Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

Điện trở cách điện

(Chỉ điện trở biến đổi cách điện)

Như 4.18.5

Nhóm 5A

Một nửa số mẫu của nhóm 5

D

8

1

4.7 Điện dung

f=1 kHz

mức tín hiệu (nếu >1V)

Thiên áp Zero

Như 4.7.2

4.12 Khả năng chịu nhiệt hàn (nếu áp dụng)

Phương pháp 1A

Kiểm tra bằng mắt

Như 4.12.2

Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

4.22 Khả năng chịu dung môi (nếu áp dụng)

Dung môi:

Nhiệt độ dung môi:…

Phương pháp 2

Phục hồi:…

Kiểm tra bằng mắt

Không nhìn thấy hỏng

Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

4.13 Thay đổi nhiệt độ đột ngột

 = nhiệt độ mức thấp

 = nhiệt độ mức cao

Kiểm tra bằng mắt

Như 4.13.2

Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

Nhóm 5B

Một nửa còn lại của nhóm 5

4.15 Xóc (hoặc va đập, xem chú thích 3)

Đối với phương pháp lắp đặt xem 2.3.3 của qui định này

Hình dạng xung nửa sin

Gia tốc: 490m/s

Độ rộng xung: 11ms

Kiểm tra bằng mắt

Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như 4.15.3

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

4.14 Va đập (hoặc xóc, xem chú thích 3)

Đối với phương pháp lắp đặt xem 2.3.4 của qui định này

Số va đập: 4000

Gia tốc: 390m/s²

Kiểm tra bằng mắt

Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như 4.14.3

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

4.16 Rung

Đối với phương pháp lắp đặt xem 2.3.5 của qui định này

Qui trình B4

Dải tần số:

10Hz đến 55 Hz

Biên độ: 0,75mm hoặc 98m/s² chọn điều kiện nào ít khắc nghiệt hơn

Tổng thời gian: 6h

Kiểm tra bằng mắt

Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như ở 4.16.3

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

Nhóm 5:

Tất cả mẫu của ví dụ nhóm 5

4.17 Trình tự khí hậu

- Nhiệt độ

- Nhiệt ẩm, chu kỳ, thử nghiệm Db, chu kỳ thứ nhất

- Lạnh

- Nhiệt ẩm, chu kỳ, Thử nghiệm Db, chu kỳ còn lại

- Phép đo kết thúc

D

(Không áp dụng thử nghiệm áp suất không khí thấp)

16

2

Kiểm tra bằng mắt

Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như 4.17.8

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

Chịu điện áp (chỉ điện trở biến đổi cách điện)

Như 4.17.11

Điện trở cách điện

(Chỉ điện trở biến đổi cách điện)

Như 4.17.10

Nhóm 6

4.20 Độ bền ở nhiệt độ mức cao

D

1 000h ở nhiệt độ mức cao và điện áp một chiều hoặc xoay chiều lớn nhất (ở nhiệt độ mức cao)

Kiểm tra ở 48h, 500h và 1000h:

8

1*)

Kiểm tra bằng mắt

Dòng điện rò hoặc điện áp ở dòng điện qui định

Như 4.20.1

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

Kiểm tra ở 1 000h:

Điện áp ở loại dòng điện

Như 4.20.6.1

Điện trở cách điện

(Chỉ điện trở biến đổi cách điện)

Như 4.20.6.1

4.19 Nguy hiểm cháy

Như qui định trong qui định kỹ thuật cụ thể

Như ở 4.19 g)

thử nghiệm nguy hiểm cháy không được có khiếm khuyết.

3.3. Kiểm tra phù hợp chất lượng

3.3.1. Hình thành các lô kiểm tra

Một lô kiểm tra  phải bao gồm các điện trở biến đổi có cấu trúc giống nhau (xem Điều 3.1). Nó phải là đại diện của dải điện áp và dải kích thước được sản xuất trong giai đoạn kiểm tra.

Trong trường hợp một lô được định hình từ các mẫu có các biến thể chân khác nhau, lô đó phải chứa phần chia ngang bằng mỗi biến thể chân.

3.3.2. Lịch trình thử nghiệm

Lịch trình dành cho các thử nghiệm từng lô và thử nghiệm định kỳ để kiểm tra phù hợp chất lượng được đưa ra trong Mục Hai, Bảng II của qui định kỹ thuật cụ thể còn để trống, IEC 61051-1-11 và IEC 61051-2-2.

3.3.3. Mức đánh giá

Mức (các mức) đánh giá đưa ra trong qui định kỹ thuật cụ thể còn để trống phải được lựa chọn từ các Bảng IIA và Bảng IIB dưới đây:

BẢNG IIA

Nhóm kiểm tra

D

E

F

G

IL

AQL
%

IL

AQL
%

IL

AQL
%

IL

AQL
%

A1

A2

A3

B1

B2

II

I

S-4

S-3

S-2

1,0

0,65

1,0

2,5

1,0

IL = mức kiểm tra

AQL = Mức chất lượng có thể chấp nhận

BẢNG IIB

Phân nhóm kiểm tra**

D*

E

F*

G*

 p

  n

 c

p

n

c

p

n

c

p

n

c

C1

C2

C3

C4

D1

D2

D3

6

12

12

12

24

24

24

13

13

13

13

8

8

5

1

1

1

1

1

1

0

p = định kỳ theo tháng

n = cỡ mẫu

c = số khiếm khuyết cho phép

Các chú thích liên quan của Bảng IIA và IIB:

* Các mức đánh giá D, F và G đang được xem xét.

** Thành phần của các phân nhóm kiểm tra được mô tả trong Mục Hai của qui định kỹ thuật cụ thể còn để trống liên quan.

Phụ lục A

(tham khảo)

Thử nghiệm xung kết hợp

A.1 Xung kết hợp

Điện trở biến đổi phải được cố định vào các kẹp có khả năng chịu ăn mòn theo cách sử dụng bình thường. Cách được ưu tiên lắp đặt được cho trong Phụ lục A của TCVN 9897-1 (IEC 61051-1) dùng cho các phép đo trong không khí và khi có thể xuất hiện tự gia nhiệt. Phương pháp trong Phụ lục A của TCVN 9897-1 (IEC 61051-1) phải được sử dụng trong trường hợp có nghi ngờ.

A.2 Xung kết hợp tiêu chuẩn

Sử dụng xung kết hợp tiêu chuẩn được định nghĩa trong 2.2.29 của TCVN 9897-1 (IEC 61051-1).

A.3 Dung sai

Sự sai khác dưới đây được thừa nhận giữa các giá trị quy định đối với dòng điện xung và giá trị thực tế được ghi lại, với điều kiện là hệ thống đo đáp ứng các yêu cầu của IEC 60060.

Dạng sóng điện áp trong 1,2/50

Dạng sóng dòng điện trong 8/20

Giá trị đỉnh

± 3%

± 10%

Thời gian sườn trước ảo

± 30%

± 10%

Thời gian ảo T2 đến một nửa giá trị

± 20%

± 10%

Quá đích hoặc dao động nhỏ có thể được phép với điều kiện biên độ đỉnh duy nhất của chúng ở lân cận đỉnh xung không vượt quá 5% giá trị đỉnh. Đảo ngược cực tính xảy ra sau khi dòng điện giảm về o không được vượt quá 20% giá trị đỉnh.

A.4 Ứng dụng của xung kết hợp

Dòng điện xung không cần đo bằng thiết bị đo đã trải qua quy trình chứng nhận liên quan đến IEC 60060.

Xung kết hợp phải được định nghĩa trong quy định kỹ thuật cụ thể.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

IEC 61051-1:2007, Varistor for use in electronic equipment - Part 1: Generic specification (điện trở phi tuyến sử dụng trong thiết bị điện tử - Phần 1: Qui định kỹ thuật chung)

IEC 60060 (all part), High-voltage test techinques (kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao).

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Giới thiệu chung

2 Thông số đặc trưng ưu tiên, đặc tính và mức khắc nghiệt thử nghiệm

3 Quy trình đánh giá chất lượng

Phụ lục A (tham khảo) - Thử nghiệm xung kết hợp

Thư mục tài liệu tham khảo


[1] Hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam đã có TCVN 9897-1:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 61051:2007.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi