Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6093:1995 Cao su thiên nhiên - Xác định chỉ số màu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6093:1995

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6093:1995 Cao su thiên nhiên - Xác định chỉ số màu
Số hiệu:TCVN 6093:1995Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1995Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6093:1995

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6093:1995

CAO SU THIÊN NHIÊN – XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ MÀU

Natural rubber - Colour index test.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định chỉ số màu của các loại cao su thiên nhiên trong đó có cao su SVR theo thang màu chuẩn

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 3769 :1995 Cao su thiên nhiên SVR

TCVN 6086:1995 Cao su thiên nhiên - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

3. Nguyên tắc

Mẫu cao su được ép thành miếng tròn trong khuôn có kích thước chuẩn dưới áp xuất 350 N/ cm2 ở nhiệt độ 1500C trong 5 phút. Sau đó so màu của mẫu thử với kính màu chuẩn Lovibond trên nền trắng và ánh sáng ban ngày.

4. Thiết bị

4.1 Máy cán phòng thí nghiệm hai trục

4.2 Khuôn bằng thép không rỉ hoặc nhôm, dày 1,6 mm ± 0,05 mm, có các lỗ hổng đường kính khoảng 14 mm với hai nắp khuôn bằng cùng loại vật liệu ( xem hình 1 )

4.3 Máy ép có lực ép trên mặt ép không nhỏ hơn 350 N / cm2 và duy trì nhiệt độ ép ở 1500C ± 30C.

4.4 Dụng cụ cắt mẫu để chuẩn bị mẫu

4.5 Giấy polyeste hoặc xellulo trong suốt dày 0,025 mm

4.6 Dụng cụ đặt khuôn chứa mẫu thử và đĩa so màu chuẩn- xem hình 2.

4.7 Đĩa so màu chuẩn Rubber latex colour- Amber units N0 4/ 19A ( thang chỉ số màu 1 đến 5 đơn vị- vạch chia 0,5 đơn vị, và 5 đến 16 đơn vị- vạch chia một đơn vị)

5. Tiến thử

5.1 Chuẩn bị mẫu

Làm sạch máy cán hai trục ( 4.1) - Lấy khoảng 30 g mẫu thử E đã được chuẩn bị theo TCVN 6086:1995 cho ép ba lần qua máy cán ở nhiệt độ phòng và khoảng cách hai trục cán sao cho tờ mẫu có bề dày cuối cùng khoảng 1,7 mm. Gấp đôi ngay tờ mẫu trắng tạo lỗ hổng và ép nhẹ bằng hai lòng bàn tay không để hình thành bọt khí. Từ tờ mẫu gấp đôi ( có bề dày khoảng 3,2 mm đến 3,6 mm ), dùng dụng cụ cắt mẫu ( 4.4 ) cắt hai mẫu thử.

5.2 Đặt mẫu vào khuôn bọc giữa hai tờ polyeste hoặc xenlulo ( 4.5 ) trong suốt, đậy nắp khuôn và ép trên máy ép; lực ép không nhỏ hơn 350 N /cm2, nhiệt độ ép 1500C ± 30C; thời gian ép 5 phút ± 0,2 phút.

Gĩư mẫu trong khuôn với tờ bọc trong suốt để thử. Mẫu khuôn thử có bề dày 1,6 mm ± 0,1 mm không kể tờ bọc, phải giữ không để nhiễm bẩn.

5.3 So màu

So sánh mẫu thử với kính chuẩn ( 4.7). Đặt khuôn có mẫu thử vào vị trí của nó trong hộp so màu đã đặt đĩa mẫu chuẩn.

Xoay lần lượt các kính chuẩn và so với màu của mẫu cao su tương ứng. trị số màu của mẫu thử chính là trị số trùng hoặc gần giống nhất với màu của kính chuẩn.

6. Biểu thị kết quả

Chỉ số màu của cao su được tính đến 0,5 đơn vị trong khoảng từ 1 đến 5 và tính đến 1 đơn vị trong trị số cao hơn

7. Báo cáo kết quả thử

Báo cáo kết quả thử có nội dung như sau:

a) các tiêu chuẩn trích dẫn liên quan đến tiêu chuẩn này

b) các nhận biết về mẫu

c) các điểm đặc trưng ghi nhận trong quá trình thử

d) các thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này và các thao tác coi là tuỳ chọn

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi