Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5791:1994 Vải dệt kim-Phương pháp lấy mẫu để thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5791:1994

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5791:1994 Vải dệt kim-Phương pháp lấy mẫu để thử
Số hiệu:TCVN 5791:1994Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1994Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5791 - 1994

VẢI DỆT KIM

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐỂ THỬ

Knitted fabrics

Method of samling for testing

Lời nói đầu

TCVN 5791 - 1994 thay thế cho 2124 - 77.

TCVN 5791 - 1994 do trường Đại học Bách khoa Hà Nội biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

VẢI DỆT KIM

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐỂ THỬ

Knitted fabrics

Method of samling for testing

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu chất lượng vải dệt kim (mộc và thành phẩm) được sản xuất từ tất cả các loại sợi, tơ.

Tiêu chuẩn này không dùng lấy mẫu để xác định lỗi ngoại quan.

1. Khái niệm chung

1.1. Lô là lượng vải dệt kim có cùng tên gọi  cùng số hiệu, sản xuất theo cùng một phương pháp trong cùng một thời gian nhất định, cùng nguyên liệu và kiểu dệt, có cùng một kiểu bao gói và có cùng một giấy chứng nhận chất lượng.

1.2. Đơn vị bao gói là đơn vị bao bì lớn nhất trong lô. Ví dụ: Kiện (bao gồm nhiều tấm, nhiều cuộn vải dệt kim) hoặc là cuộn, tấm vải dệt kim.

1.3. Đại diện lô là tập hợp các cuộn, tấm của các đơn vị bao gói được lấy ra từ lô để cắt mẫu ban đầu.

1.4. Mẫu ban đầu và mẫu thí nghiệm

Mẫu ban đầu là đoạn vải được cắt ra từ cuộn hoặc tấm của đại diện lô. Tập hợp mẫu ban đầu gọi là mẫu thí nghiệm.

1.5. Mẫu thử là phần mẫu được chuẩn bị từ mẫu ban đầu để xác định một chỉ tiêu chất lượng nào đó của vải dệt kim.

2. Lấy mẫu

2.1. Lập đại diện lô

2.1.1. Khi lấy các đơn vị bao gói từ lô để lập đại diện lô phải tuân theo phương pháp ngẫu nhiên.

2.1.2. Số cuộn, tấm tạo đại diện lô được lấy từ lô (căn cứ vào số lượng m hoặc khối lượng kg) theo qui định trong bảng 1.

Bảng 1

Số lượng vải dệt kim trong lô, m

Khối lượng vải trong lô, kg

Số đại diện (số cuộn, tấm)

Đến 5000

Đến 1000

3

Trên 5000

Trên 1000

3 và thêm 1 cho từng 5000m hoặc 1000kg tăng thêm.

2.2. Lấy mẫu ban đầu

2.2.1. Từ mỗi tấm, cuộn là đại diện, dùng kéo cắt một mẫu ban đầu để xác định các chỉ tiêu cơ lý, một mẫu ban đầu để xác định sự thay đổi kích thước khi giặt hoặc mẫu ban đầu để xác định chỉ tiêu chất lượng nào khác (độ ẩm, độ bền, thành phần nguyên liệu…)

Trong trường hợp số đơn vị bao gói lô ít hơn 3, từ mỗi đơn vị bao gói lấy nhiều hơn 1 mẫu ban đầu để đảm bảo tổng số mẫu ban đầu tối thiểu để xác định từng chi tiêu chất lượng không ít hơn 3.

2.2.2 Trong trường hợp kết quả thử ở một trong các chỉ tiêu không đạt, tiến hành thử lại chỉ tiêu đó từ lượng mẫu ban đầu gấp đôi, mẫu này được lấy ở chính lô vải đó. Kết quả lần thứ hai là kết quả đánh giá.

2.2.3. Mẫu ban đầu được cắt cách đầu hoặc cuối tấm cuốn của đại diện lô không nhỏ hơn 2 mét. Nếu đại diện lô này gồm từ một số đoạn cắt rời, mẫu ban đầu được phép lấy ở gần vị trí cắt.

2.2.4. Mẫu ban đầu không được lấy ở chỗ vải dệt kim có khuyết tật ngoại quan.

2.2.5. Mẫu ban đầu để xác định các chỉ tiêu cơ lý và mẫu ban đầu để xác định sự thay đổi kích thước khi giặt có chiều rộng là chiều rộng khổ vải còn chiều dài cần lấy sao cho đủ để thí nghiệm. Chiều dài này phụ thuộc vào chiều rộng khổ vải, vào độ lớn rappo và vào kích thước và số lượng mẫu thử.

2.2.6. Mẫu ban đầu để xác định độ bền màu của vải dệt kim mầu hoặc in hoa… cân lấy ở vị trí có màu sắc hoặc hoa văn tương tự như mọi vị trí khác của vải dệt kim. Độ lớn mẫu ban đầu cần lấy sao cho đảm bảo số lượng và kích thước mẫu thử theo TCVN 4537 - 88 và TCVN 4538 - 88.

2.2.7. Chiều dài mẫu ban đầu để chuẩn bị mẫu thử xác định các chỉ tiêu theo qui định trong bảng 2.

Bảng 2

Mục địch lấy mẫu

Chiều rộng khổ vải (cm)

Chiều dài mẫu ban đầu, cm

Xác định các chỉ tiêu cơ lý

Xác định các chỉ tiêu hóa, lý

Xác định tất cả các chỉ tiêu cơ, hóa, lý.

65 - 80

110 (80)

90

180 (150)

85 - 110

80 (60)

70

140 (120)

³ 120

60 (40)

70

110 (90)

Chú thích:

- Các chỉ tiêu cơ, lý: Khối lượng, mật độ, lực kéo đứt và độ dãn đứt, khả năng chịu mài mòn, lực nén thủng và chiều dài vòng sợi…

- Các chỉ tiêu hóa, lý: Sự thay đổi kích thước khi giặt, độ bền mầu.

- Con số ghi trong ngặc đơn dùng cho trường hợp khi không thử khả năng chịu mài mòn và lực nén thủng.

2.2.8. Mẫu ban đầu để xác định độ ẩm lấy ở bất kỳ vị trí nào của cuộn hoặc tấm đại diện lô. Độ lớn mẫu ban đầu này bảo đảm lượng mẫu xác định độ ẩm như sau:

- Dùng tủ sấy có cân: 1 mẫu thử với khối lượng mẫu thử 50 – 100g.

- Dùng tủ sấy thường: 2 mẫu thử với khối lượng mẫu thử 10 – 20g.

2.3. Lấy mẫu thử

2.3.1. Từ từng mẫu ban đầu lấy ra các mẫu thử, để tiến hành các thí nghiệm cụ thể. Kích thước, hình dạng, số lượng mẫu thử theo qui định trong tiêu chuẩn về phương pháp thử.

2.3.2. Mẫu thử được lấy ở mẫu ban đầu cách mép gập dọc của vải dệt kim hoặc mép mẫu ít nhất 5cm.

2.3.3. Các mẫu thử được vạch đầu theo đường hoặc được vẽ theo hình dạng, kích thước yêu cầu trên mẫu ban đầu và được cắt chính xác theo đường đầu bao của từng mẫu thử.

2.3.4. Đối với vải dệt kim có rappo lớn, mẫu thử cần được cắt phù hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn về phương pháp thử theo từng phần rappo khác nhau về mật độ, độ dày, kiểu dệt, hoặc loại nguyên liệu.

3. Ghi nhãn, bao gói mẫu

3.1. Đối với mẫu thí nghiệm để xác định độ ẩm phải cho vào hộp đậy kín hoặc được cân ngay với độ chính xác đến 0.1% khối lượng cân. Giá trị khối lượng này phải được gửi kèm theo mẫu.

3.2. Mẫu thí nghiệm được bao gói cẩn thận và kèm theo mẫu có nhãn ghi rõ:

Tên cơ sở sản xuất;

Tên sản phẩm;

Ký hiệu lô vải;

Lượng mẫu ban đầu;

Nơi lấy mẫu;

Ngày lấy mẫu;

Người lấy mẫu;

Ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn sản phẩm.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi