Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5466:2002 ISO 105-A02:1993 Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5466:2002

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5466:2002 ISO 105-A02:1993 Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu
Số hiệu:TCVN 5466:2002Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2002Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5466 : 2002

ISO 105-A02 : 1993

VẬT LIỆU DỆT -

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU -

PHẦN A02 - THANG MÀU XÁM ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ

THAY ĐỔI MÀU

Textiles - Tests for colour fastness

Part A02 : Grey scale for assessing change in colour

Lời nói đầu

TCVN 5466 : 2002 thay thế TCVN 5466-91.

TCVN 5466 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 105-A02 : 1993.

TCVN 5466 : 2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU -

PHẦN A02 : THANG MÀU XÁM ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI MÀU

Textiles - Tests for colour fastness

Part A02 : Grey scale for assessing change in colour

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả thang màu xám dùng để xác định sự thay đổi màu của vật liệu dệt qua phép thử độ bền màu và cách sử dụng thang màu này. Việc quy định đo màu chính xác đối với thang màu xám được đưa ra như căn cứ chuẩn mực để đối chiếu các thang chuẩn sau một thời gian sử dụng đã có thể bị thay đổi so với các chuẩn mới được ban hành.

2. Nguyên tắc

2.1. Thang gốc hay còn gọi là thang 5 cấp, gồm 5 cặp miếng vải màu xám không có độ bóng (hoặc các cặp mẫu vải màu xám) dùng để minh họa độ lệch màu tương ứng với cấp bền màu 5, 4, 3, 2 và 1. Có thể mở rộng thang gốc bằng cách bổ sung nhiều cặp miếng hoặc cặp mẫu vải tương tự để minh họa độ lệch màu tương ứng với nửa cấp bền màu 4-5, 3-4, 2-3, 1-2. Các thang mở rộng như vậy gọi là thang 9 cấp. Miếng vải thứ nhất của mỗi cặp đều có cùng màu xám trung tính. Cặp đầu tiên minh họa độ bền màu cấp 5 phải có miếng vải thứ hai giống hệt miếng vải thứ nhất. Miếng vải thứ hai của các cặp còn lại có màu sáng dần minh họa sự tương phản tăng dần hay độ lệch màu tăng dần được xác định qua phép đo màu. Toàn bộ quy định đo màu được nêu dưới đây.

2.2. Các miếng vải hay mẫu vải phải có màu xám trung tính và được đo màu bằng máy quang phổ có trang bị bộ phận phản xạ bóng. Các dữ liệu đo màu phải được tính toán bởi hệ thống đo màu tiêu chuẩn bổ sung CIE 1964 với nguồn chiếu sáng D65 (góc quan trắc 100).

2.3. Giá trị thành phần Y của mẫu đo được từ miếng vải thứ nhất ở các cặp là 12 ± 1.

2.4. Miếng vải thứ hai của mỗi cặp phải có độ lệch màu so với miếng thứ nhất bên cạnh nó như sau:

Cấp bền màu

Độ lệch màu CIELAB

Dung sai

5

0

0,2

(4-5)

0,8

± 0,2

4

1,7

± 0,3

(3-4)

2,5

± 0,35

3

3,4

± 0,4

(2-3)

4,8

± 0,5

2

6,8

± 0,6

(1-2)

9,6

± 0,7

1

13,6

± 1,0

(Các giá trị trong ngoặc đơn chỉ áp dụng cho thang 9 cấp).

2.5. Cách sử dụng thang màu xám

Đặt miếng mẫu nguyên bên cạnh mẫu đã thử trên cùng một mặt phẳng và cùng chiều. Đặt thang màu xám gần ngay sát cặp mẫu nguyên - mẫu thử và trong cùng mặt phẳng. Khu vực xung quanh vị trí đánh phải có màu xám trung tính trong khoảng giữa cấp 1-2 của thang màu xám dùng đánh giá sự thay đổi màu (tương đương với Munsell N5). Nếu cần loại bỏ ảnh hưởng của tấm đỡ mẫu lên ngoại quan vật liệu dệt, sử dụng hai hay nhiều lớp vật liệu dệt nguyên gốc để lót dưới mẫu nguyên và mẫu đã thử. Chiếu sáng bề mặt các miếng vải trên bằng ánh sáng tự nhiên từ hướng Bắc đối với Bắc bán cầu, ánh sáng tự nhiên từ hướng Nam đối với Nam bán cầu hoặc các nguồn chiếu sáng tương đương với độ chiếu sáng bằng hoặc lớn hơn 600 lx. Ánh sáng chiếu tới phải tạo với mặt phẳng mẫu một góc xấp xỉ 45° và hướng quan sát phải gần như vuông góc với mặt phẳng với mặt phẳng mang mẫu thử. Độ lệch màu giữa mẫu nguyên và mẫu thử đã được so sánh bằng mắt với cấp lệch màu tương đương trên thang màu xám.

Nếu sử dụng thang 5 cấp, cấp bền màu của mẫu thử là số của cặp miếng vải trên thang màu xám có độ lệch màu tương đương với độ lệch màu giữa mẫu nguyên và mẫu đã thử. Nếu độ lệch màu giữa mẫu nguyên và mẫu đã thử nằm trong khoảng giữa hai cấp liền kề nhau thì cấp bền màu của mẫu thử được đánh giá ở mức trung gian giữa chúng: ví dụ 4-5 hay 2-3. Chỉ được sử dụng cấp 5 đối với trường hợp không phát hiện độ lệch màu giữa mẫu đã thử so với mẫu nguyên.

Nếu sử dụng thang 9 cấp, cấp bền màu của mẫu là số của cặp miếng vải trên thang màu xám, có độ lệch màu gần nhất với độ lệch của mẫu đã thử so với mẫu nguyên. Chỉ được sử dụng cấp 5 đối với trường hợp không phát hiện độ lệch màu giữa mẫu đã thử so với mẫu nguyên.

Khi đánh giá nhiều mẫu, nên tiến hành so sánh lại tổng thể nhóm các cặp mẫu nguyên - mẫu thử đã được đánh giá cùng cấp bền màu. Điều này tạo nên sự đánh giá nhất quán, do dễ dàng nhận biết các sai lầm của các kết quả đánh giá. Các cặp không có cùng cấp độ lệch màu so với những cặp còn lại trong nhóm phải được đánh giá lại với thang màu xám và nếu cần thiết, phải thay đổi cấp bền màu đã được đánh giá.

3. Mô tả sự thay đổi màu trong các phép thử độ bền màu

3.1. Khi sử dụng thang màu xám như chỉ dẫn ở 2.5, các đặc trưng riêng của sự thay đổi màu như ánh màu, độ đậm màu, độ tươi sáng hoặc bất cứ sự kết hợp nào giữa chúng đều không được đánh cấp; độ lệch tương phản tổng thể giữa mẫu nguyên và mẫu đã thử là cơ sở cho việc đánh cấp bền màu.

3.2. Khi đánh giá thuốc nhuộm trên vật liệu dệt, cần ghi các thay đổi đặc trưng của màu nhuộm sau phép thử. Có thể bổ sung các thuật ngữ chất lượng phù hợp bên cạnh cấp bền màu như ví dụ minh họa trong bảng 1.

Bảng 1 - Ví dụ về miêu tả các đặc trưng thay đổi màu.

Đánh cấp

Ý nghĩa

Sự tương phản ứng với cấp của thang màu xám

Đặc trưng của sự thay đổi màu

3

Cấp 3

Chỉ có sự phai màu

3 ánh đỏ hơn

Cấp 3

Không có sự phai màu đáng kể nhưng ánh đỏ hơn

3 nhạt hơn ánh vàng hơn

Cấp 3

Phai màu và đổi ánh màu

3 nhạt hơn ánh xanh hơn tối hơn

Cấp 3

Phai màu và thay đổi cả ánh màu, cả độ tươi sáng

4-5 ánh đỏ hơn

Trung gian giữa cấp 4 và 5

Không có sự phai màu đáng kể nhưng ánh hơi đỏ

3.3. Nếu sự thay đổi màu đồng thời xuất hiện theo hai hay ba xu hướng thì không cần thiết biểu thị độ lớn của mỗi sự thay đổi.

3.4. Nếu chỗ để ghi các thuật ngữ chất lượng trên các phiếu mẫu bị hạn chế, cho phép sử dụng các kí hiệu trong bảng 2.

Bảng 2 - Chữ viết tắt của thuật ngữ chất lượng

Ý nghĩa

Viết tắt tiếng Việt

Viết tắt tiếng Anh

Viết tắt tiếng Pháp

Xanh lam hơn

X

BI

B

Xanh lá cây hơn

XI

G

V

Đỏ hơn

Đ

R

R

Vàng hơn

V

Y

J

Nhạt hơn

N

W

C

Đậm hơn

Đm

Str

F

Tối hơn

T

D

T

Sáng hơn

S

Br

Pu

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi