Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5206:1990 ST SEV 1718:1979 Máy nâng hạ-Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5206:1990
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5206:1990 ST SEV 1718:1979 Máy nâng hạ-Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
Số hiệu: | TCVN 5206:1990 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Công nghiệp | |
Ngày ban hành: | 01/01/1990 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5206 : 1990
ST SEV 1718 : 1979
MÁY NÂNG HẠ - YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI ĐỐI TRỌNG VÀ ỔN TRỌNG
Loading crane - Safety requirements for counter - Weight and ballast
Lời nói đầu
TCVN 5206:1990 phù hợp với ST SEV 1718:1979.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
MÁY NÂNG HẠ - YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI ĐỐI TRỌNG VÀ ỔN TRỌNG
Loading crane - Safety requirements for counter - Weight and ballast
1 Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy nâng hạ và quy định các yêu cầu đối với đối trọng và ổn trọng.
2 Đối trọng và ổn trọng và đồng thời các phần cấu thành của chúng phải được giữ chặt trên máy nâng hạ hoặc được xắp xếp đặt trong vỏ sao cho có thể loại trừ khả năng rời ra và xê dịch các phần riêng so với nhau và đồng thời loại trừ khả năng tự thay đổi vị trí trên máy nâng hạ.
3 Khi treo đối tượng trên cáp hoặc xích tất cả các nhánh của cáp (xích) phải được chịu tải như nhau. Hệ thống kẹp chặt đối trọng phải được thực hiện sao cho khi cáp (xích) đứt không làm phá vỡ độ ổn định của máy và không tạo mối nguy hiểm cho nhân viên phục vụ và những người khác.
4 Đối trọng, ổn trọng của các máy di động tháo được hoàn toàn hoặc một phần phải được chế tạo và được ghi nhãn sao cho loại trừ được khả năng lắp đặt chúng không đúng và đảm bảo tháo, lắp an toàn. Trên các phần tháo rời của đối trọng và ổn trọng chỉ rõ khối lượng của chúng.
5 Đối trọng và ổn trọng phải có cấu trúc sao cho loại trừ khả năng thay đổi trọng lượng của chúng dưới ảnh hưởng của mưa ngoài trời, trong quá trình vận chuyển hoặc do các tác động khác.
6 Đối trọng di động phải có bộ phận dẫn hướng và thiết bị che chắn đường làm việc của nó.
7 Đối tượng di động phải hoặc được di động tự động phụ thuộc vào vị trí của cần cẩu hoặc vị trí tương ứng của đối tượng phải được chỉ rõ bằng cột tiêu chỉ dễ thấy từ chỗ điều khiển của máy. Cột tiêu chỉ này không cần có nếu vị trí của đối trọng thấy rõ từ cabin điều khiển.
Đối với đối trọng di động của các tang kéo cáp không cần có cột tiêu chỉ.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.