Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3841:1993 Xe đạp-Ổ lái

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3841:1993

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3841:1993 Xe đạp-Ổ lái
Số hiệu:TCVN 3841:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1993Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3841 - 1993

XE ĐẠP

Ổ LÁI

Bicycle

Steer bushing

LỜI NÓI ĐẦU

TCVN 3841 – 1993 thay thế cho TCVN 3841 – 1988;

TCVN 3841 – 1993 do Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 70/QĐ ngày 23 tháng 2 năm 1993.

 

XE ĐẠP

Ổ LÁI

Bicycle

Steer bushing

1. KÍCH THƯỚC CƠ BẢN

1.1 Kích thước cơ bản của ổ lái được quy định trên hình vẽ.

Chú thích : Hình vẽ không quy định kết cấu cụ thể của ổ lái.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1 Độ cứng bề mặt các chi tiết lăn bi:

54 ÷ 60 HRC đối với chi tiết dày;

48 ÷ 56 đối với chi tiết mỏng.

2.2 Độ nhám bề mặt lăn bi đạt:

Ra = 1,25 ÷ 0,62 µm.

2.3 Ren của chi tiết có ren theo TCVN 1692-1991.

2.4 Các chi tiết của ổ lái không được rạn, nứt, lồi lõm, có gờ sắc.

2.5 Ổ lái phải có kết cấu chống xoay.

2.6 Ổ lái không được kẹt, vỡ, mòn đường lăn bi quá 0,3mm khi thử khả năng làm việc theo điều 3.4.

2.7 Mặt ngoài nhìn thấy của các chi tiết ổ lái phải mạ.

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1 Kiểm tra các yêu cầu bên ngoài của các chi tiết ổ lái bằng mắt thường.

3.2 Kiểm tra chất lượng ren, kích thước và nhám bề mặt của các chi tiết ổ lái bằng dụng cụ đo vạn năng hoặc chuyên dùng.

3.3 Kiểm tra độ cứng bề mặt lăn bi theo TCVN 257-85.

3.4 Thử khả năng làm việc của ổ lái được tiến hành trên thiết bị thử khung – càng lái theo TCVN 5511-1991.

Lắp ổ lái vào khung và càng lái xe đạp như trạng thái sử dụng. Gá khung – càng lái lên thiết bị thử. Treo vật nặng như thử khả năng làm việc khung – càng lái theo các qui định của TCVN 5511-1991.

Thời gian thử là 2h30’.

4. GHI NHÃN VÀ BAO GÓI

4.1 Trên mỗi bộ ổ lái phải ghi rõ dấu hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất.

4.2 Ổ lái phải được bôi mỡ chống gỉ và được bao gói trong bao bì bằng giấy cứng hoặc túi nhựa. Trên bao bì ghi rõ:

- Tên cơ quan chủ quản của cơ sở sản xuất;

- Tên cơ sở sản xuất;

- Thời gian xuất xưởng;

- Số hiệu của tiêu chuẩn này.

Chú thích: Cho phép dùng những hình thức và qui cách bao bì khác nhưng phải duy trì được chất lượng ổ lái trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi