Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3834:1988 Xe đạp-Khung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3834:1988

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3834:1988 Xe đạp-Khung
Số hiệu:TCVN 3834:1988Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1988Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3834-88

XE ĐẠP - KHUNG

Bicycles frame

TCVN 3834-88 được ban hành để thay thế TCVN 3834-83.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho khung xe đạp nam, nữ thông dụng. Tiêu chuẩn không áp dụng cho các loại khung xe đạp có công dụng khác như xe thồ, xe thiếu niên, xe thể thao.

1. THÔNG SỐ VÀ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN

1.1. Thông số và kích thước cơ bản của khung phải phù hợp với qui định trên hình 1, hình 2 và trong bảng.

Hình 1

1. Ống cổ;        2. Ống xiên;         3. Ống ngang;         4. Ống đứng;          5. Ống nối yên;

6. Đuôi trên;      7. Đuôi dưới;       8. Mỏ kẹp sau;        9. Ổ giữa.

Hình 2

1. Ống cổ            4. Ống đứng.             7. Đuôi dưới

2. Ống xiên          5. Ống nối yên           8. Mỏ kẹp sau

3. Ống dọc kép    6. Đuôi trên                9. Ổ giữa

Chú thích: Hình vẽ không qui định kết cấu cụ thể của khung

mm

Cỡ lốp

Góc nghiêng của ống cổ so với mặt nằm ngang, a

Chiều dài của đuôi dưới, L1

Chiều cao cổ, h1

Chiều cao của ống đứng, h2

Chiều dài ổ giữa

650

72o ± 30o

450 - 460

100 ± 1

120 ± 1

130 ± 1

510 - 547

68

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Vật liệu chế tạo khung: thép C8, C10, C15 theo TCVN 1766-85. Cho phép chế tạo khung bằng vật liệu có cơ tính tương đương.

2.2. Chất lượng của mối hàn theo TCVN 1692-88.

2.3. Chất lượng của ống để chế tạo khung theo TCVN 3783-88.

2.4. Sai lệch độ thẳng góc của đường tâm ở giữa so với mặt phẳng đối xứng của khung không được quá 1mm trên chiều dài 100 mm.

2.5. Đường tâm của ống cổ và ống đứng phải song song và nằm trong mặt phẳng đối xứng của khung. Sai lệch độ song song và độ đồng phẳng không được quá 3 mm trên chiều dài 500 mm.

2.6. Sai lệch độ vuông góc của đường tâm mỏ kẹp so với mặt phẳng đối xứng của khung không được quá 1,5 mm trên chiều dài 100m.

2.7. Các cặp đuôi trên, đuôi dưới và hai mỏ kẹp sau phải đối xứng qua mặt phẳng đối xứng của khung. Sai lệch độ đối xứng không được quá 2 mm.

2.8. Ren của ổ giữa theo TCVN 1692-88.

2.9. Yêu cầu về sơn theo TCVN 3833-88

2.10. Khung phải bảo đảm độ bền khi kiểm tra tĩnh và động.

3. QUI TẮC NGHIỆM THU

3.1. Khung xe đạp phải được bộ phận kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất chứng nhận. Cơ sở sản xuất phải bảo đảm chất lượng khung xe đạp theo các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này.

3.2. Bên tiêu thụ có quyền kiểm tra lại chất lượng khung theo qui định của tiêu chuẩn này. Cỡ lô được qui định theo thỏa thuận giữa cơ sở sản xuất và bên tiêu thụ.

3.3. Xem xét bề ngoài phải lấy 100% lô;

Kiểm tra kích thước và kiểm tra theo điều 2.4; 2.5; 2.6; 2.7; 2.8. Phải lấy 5% lô nhưng không ít hơn 10 khung.

Kiểm tra định kỳ theo điều 2.2; 2.3; 2.9 và 2.10 hai năm một lần, khi kiểm tra phải lấy không ít hơn 3 khung trong mỗi lô.

Nếu kết quả kiểm tra không đạt theo một chỉ tiêu nào đó, thì phải tiến hành kiểm tra lại theo chỉ tiêu đó với số lượng khung gấp đôi.

Kết quả kiểm tra lại là kết luận cuối cùng.

4. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

4.1. Kiểm tra hình dạng bề ngoài của khung, độ rạn nứt của các ống bằng mắt.

4.2. Kiểm tra các kích thước hình học của khung bằng đồ gá chuyên dùng.

4.3. Thử độ bền kéo của mỗi hàn ống nối với các ống trên máy thử kéo. Thử độ bền của mối hàn ống theo TCVN 3783-83.

4.4. Kiểm tra độ bền của khung theo TCVN 3831-88

4.5. Kiểm tra chất lượng sơn theo TCVN 3833-88

4.6. Kiểm tra ren ổ giữa bằng dụng cụ đo ren.

5. GHI NHÃN VÀ BAO GÓI

5.1. Khi xuất xưởng, phải có nhãn hàng hóa của cơ sở sản xuất gắn ở ống cổ khung xe. Trên mặt ống của ổ giữa hoặc trên bên mặt của mỏ kẹp sau phải khắc số xe theo hệ thống đăng ký của cơ sở sản xuất.

5.2. Bao gói phải bảo đảm cho khung không bị gỉ, xây sát, xước sơn và hư hỏng.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi