Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3833:1988 Xe đạp-Yêu cầu kỹ thuật về sơn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3833:1988

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3833:1988 Xe đạp-Yêu cầu kỹ thuật về sơn
Số hiệu:TCVN 3833:1988Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1988Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3833-88

XE ĐẠP - YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ SƠN

Bicycles - Technical requirements for paint

TCVN 3833-88 được ban hành để thay thế TCVN 3833-83.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại phụ tùng và khung xe đạp thông dụng.

1. PHÂN LOẠI

Có hai loại sơn:

1. Sơn chống gỉ: là loại sơn lót bên trong;

2. Sơn mầu: là loại sơn trang trí bên ngoài.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Các bề mặt trước khi sơn phải được làm sạch.

2.2. Phải bảo đảm sơn được ba lớp:

- Lớp sơn lót chống gỉ dày: 15 mm.

- Hai lớp sơn màu dày 20 ÷ 30 mm.

2.3. Bề mặt sơn phải nhẵn bóng, bền màu, không bị biến chất vì thời tiết, chống được sót gỉ.

2.4. Màng sơn phải dai và bám chắc vào kim loại, lớp sơn không được bong, sước, phồng rộp, nhăn nheo, chảy, vón cục.

2.5. Màng sơn phải phủ đều trên bề mặt sản phẩm.

2.6. Màu sắc của lớp sơn phải phù hợp với các màu mẫu mà khách hàng yêu cầu.

3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

3.1. Xác định màu:

Phải lập bảng mẫu 10 màu rồi so sánh theo sự thỏa thuận giữa bên sản xuất và tiêu thụ.

3.2. Xác định độ bám: Theo phương pháp gạch lưới gồm 25 ô vuông kích thước bằng nhau. Vạch 6 vạch chiều dài 10 ÷ 20 mm theo chiều dọc và ngang.

Khoảng cách giữa các vạch là 2 mm. Khả năng bám chắc của sơn xác định bằng tính chất của đám vạch (bong hay không bong). Chiều dày mũi gạch bằng 0,1mm.

3.3. Xác định độ dai của màng sơn. Dùng phương pháp uốn cong. Sau hai chu kỳ uốn cong mẫu 90o, lớp sơn không được bong, rạn, nứt (hình vẽ).

3.4. Kiểm tra khả năng chống sót gỉ của lớp sơn.

Dùng phương pháp phun nước muối bằng thiết bị phun ướt.

Dung dịch nước muối:

- Muối NaCl khô;

- Nước cất có chất rắn tổng cộng dưới 0,02 %

- Hòa tan muối với nước cất để có dung dịch muối nồng độ 5 ± 1% (trọng lượng).

Mẫu kiểm tra được phun ướt bằng nước muối trong khoảng 8 giờ sau đó dừng phun trong 16 giờ, trong mỗi chu kỳ kiểm tra là 24 giờ. Trong quá trình kiểm tra, mẫu được giữ ở nhiệt độ 35 ± 2oC. Sau thời gian kiểm tra, mẫu không được có quá ba chấm gỉ trên diện tích 100 mm2.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi