Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3211:1979 Bánh đai thang hẹp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3211:1979

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3211:1979 Bánh đai thang hẹp
Số hiệu:TCVN 3211:1979Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:1979Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 3211 : 1979

BÁNH ĐAI THANG HẸP

V - pulleys with Narrow section

Lời nói đầu

TCVN 3211 : 1979 do Viện thiết kế máy công nghiệp - Bộ Cơ khí và Luyện kim biên soạn, Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

BÁNH ĐAI THANG HẸP

V - pulleys with Narrow section

1. Tiêu chuẩn áp dụng cho các bánh đai dùng loại đai hình thang hẹp theo TCVN 3210 : 1979.

2. Khi thiết kế truyền động bằng đai hình thang các đường kính bánh đai nên quy tròn theo số lớn hơn. Đường kính tính toán bánh đai nhỏ của truyền động không được nhỏ hơn chỉ dẫn trong Bảng 1.

Bảng 1

mm

Ký hiệu mặt cắt của đai

Đường kính tính toán nhỏ nhất của bánh đai

SPZ

SPA

SPB

71

90

140

CHÚ THÍCH: Khi đai làm việc trên ba bánh đai với góc bao nhỏ hơn 110o, cho phép giảm đường kính của bánh đai 20 %, nhưng không nhỏ hơn 80 mm.

3. Khi sử dụng đai răng và đai không răng mặt cắt SPZ trong truyền động với ba nhánh đai, cho phép giảm đường kính tính toán của bánh đai truyền công suất nhỏ đến trị số chỉ dẫn trong Bảng 2.

Bảng 2

mm

Ký hiệu mặt cắt của đai

Đường kính tính toán nhỏ nhất của bánh đai

SPZ

SPA

SPB

63

71

112

4. Hiệu số các đường kính tính toán của các rãnh trong một bánh đai dùng cho bộ truyền nhiều đai không được vượt quá quy định trong Bảng 3.

Bảng 3

mm

Ký hiệu mặt cắt của đai

Hiệu số các đường kính tính toán của các rãnh trong một bánh đai không lớn hơn

SPZ

SPA

SPB

0,4

0,4

0,4

5. Kích thước prôphin rãnh bánh đai đúc và tiện theo Hình 1 và Bảng 4.

Hình 1

Bảng 4

mm

Các kích thước của prophin rãnh bánh đai

Kích thước bánh đai cho đai mặt cắt

SPZ

SPA

SPB

h0, không nhỏ hơn

H, không nhỏ hơn

t, không nhỏ hơn

Đối với con lăn đo

d

hk

2,75

12,5

12

9,0 ± 0,01

6,0

2,75

16,0

15

11,6 ± 0,015

7,6

4,5

21,0

19

14,7 ±0,015

9,6

Trị số bmin

khi góc rãnh

hmin cho góc

rãnh

10,2

10,3

10,4

10,5

12,7

15,8

12,9

13,0

16,8

16,9

17,1

17,3

CHÚ THÍCH :

1. Đối với bánh đai dập, tất cả các kích thước đã được chỉ dẫn trong Bảng 4, trừ kích thước t và H, đều được sử dụng. Kích thước H của các bánh đai phải đảm bảo khe hở giữa đáy nhỏ của đai và đáy rãnh không nhỏ hơn 4 mm đối với đai mặt cắt SPZ và không nhỏ hơn 5 mm đối với đai mặt cắt SPB.

2. Chiều rộng rãnh bmin và đường kính ngoài của bánh đai Dng được cho trên bản vẽ chế tạo để tham khảo và không thể dùng làm kích thước kiểm tra.

3. Bán kính về tròn của rãnh (đáy lớn hình thang) bánh đai dập không được vượt quá 3,0 mm. Đường kính ngoài của bánh đai dập bao gồm phần về tròn của mép rãnh.

6. Đường kính tính toán và góc rãnh tương ứng của bánh đai phải theo Bảng 5.

Bảng 5

mm

Các góc cho đai

Đường kính tính toán của đai mặt cắt

Không răng

Răng

SPZ

SPA

SPB

34

36

38

40

38

38

38

38

63 - 80

85 - 125

132 - 200

250

71 - 112

118 - 160

170 - 250

250

112 - 160

170 - 200

211 - 355

355

CHÚ THÍCH:

1. Khi dung đường kính trung gian của bánh đai, góc được chọn theo chỉ số gần nhất trong Bảng. Ví dụ đối với đai có đường kính tính toán 82 mm, mặt cắt SPZ góc j sẽ bằng 34o, nhưng đối với bánh đai có đường kính 83 mm, góc j chọn bằng 36o.

2. Trong trường hợp góc bao của bánh đai nhỏ hơn 60o, góc rãnh được tăng lên 2o, nhưng không được lớn hơn 40o.

7. Bánh đai phải được chế tạo bằng vật liệu đảm bảo thực hiện được các kích thước yêu cầu và sự làm việc của các bánh đai trong điều kiện sử dụng (lực cơ học, nhiệt, mài mòn …).

8. Bánh đai không được có lỗ rỗ, bọt khí, vết xước, và vết lõm ở bề mặt cạnh của rãnh. Các khuyết tật chỉ có thể được sửa bằng hàn hơi hoặc bằng hợp chất gốc nhựa epoxi, đảm bảo khả năng làm việc của rãnh không thấp hơn so với hàn.

9. Bề mặt làm việc của rãnh, kể cả trường hợp đã được sửa theo điều 8, không được thấp hơn ∆ 6 theo TCVN 1063 : 1971, còn trong trường hợp quan trọng không được thấp hơn ∆ 7.

10. Mép rãnh bánh đai phải làm cùn.

11. Sai lệch giới hạn của góc rãnh bánh đai không được lớn hơn ± 1o.

12. Độ đảo bề mặt côn làm việc của bánh đai, đo thẳng góc với mặt côn sinh trên đường kính lớn, không được lớn hơn 0,6 mm trên mỗi 100 mm đường kính.

Lượng mất cân bằng không được lớn hơn 5 g: cm. Trị số độ đảo và lượng mất cân bằng được quy định trên bản vẽ bánh đai.

13. Mỗi rãnh bánh đai phải được kiểm các thông số sau:

a) Độ trụ mặt ngoài của bánh đai.

b) Góc rãnh .

c) Đường kính tính toán.

d) Chiều cao rãnh trên, chiều rộng tính toán.

e) Độ đồng tâm của vòng tròn tính toán.

14. Độ trụ mặt ngoài của bánh đai được kiểm tra bằng phương pháp bất kỳ, bảo đảm được độ chính xác quy định của phép đo.

15. Góc rãnh j được kiểm tra bằng calíp giới hạn theo Hình 2. Giới hạn trên và dưới của calíp góc phải phù hợp với góc rãnh bánh đai với dung sai lớn nhất và dung sai nhỏ nhất cho phép kiểm tra góc rãnh bằng thước đo sâu (Hình 3). Tất cả các rãnh bánh đai đều phải kiểm tra.

Hình 2

16. Đường kính tính toán của bánh đai D được xác định bằng thước đo sâu hoặc hai con lăn trục.

16.1. Để xác định đường kính tính toán của bánh đai D bằng thước đo sâu, tiến hành đo đường kính ngoài Dng và bằng thước đo sâu, đo trị số ho (Hình 3).

Hình 3

Đường kính tính toán của rãnh bánh đai được tính theo công thức:

Dtt = Dng - 2ho

16.2. Để xác định đường kính tính toán của bánh đai bằng con lăn trục, hai con lăn được đặt vào rãnh, được kiểm con lăn tiếp xúc với hai mặt cánh của rãnh ở mức đường kính tính toán hoặc rất gần với mức đó. Sau đó đo khoảng cách K giữa các mặt tiếp xúc với con lăn và song song với trục bánh đai (Hình 4 ).

Đường kính tính toán của bánh đai D được tính theo công thức:

D = K - 2hk

Trong đó: hk khoảng cách từ đường kính tính toán của bánh đai đều đến mặt tiếp xúc với con lăn, và song song với trục của bánh đai.

Hình 4

- Đối với bánh đai nhiều rãnh thì cần phải kiểm tra riêng biệt đường kính tính toán từng rãnh một.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi