Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13583:2022 Thuốc lá nguyên liệu - Đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13583:2022

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13583:2022 Thuốc lá nguyên liệu - Đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm
Số hiệu:TCVN 13583:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:11/08/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13583:2022

THUỐC LÁ NGUYÊN LIỆU - ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM

Leaf tobacco - Sensory evaluation by scoring method

Lời nói đầu

TCVN 13583:2022 do Công ty TNHH MTV Viện Thuốc lá biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THUỐC LÁ NGUYÊN LIỆU - ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM

Leaf tobacco - Sensory evaluation by scoring method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá cảm quan thuốc lá nguyên liệu vàng sấy, Burley và Oriental dạng lá và dạng sợi.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6675, Thuốc lá - Xác định độ ẩm - Phương pháp dùng tủ sấy TCVN 12389 (ISO 8586), Phân tích cảm quan - Hướng dẫn chung để lựa chọn huấn luyện, giám sát người đánh giá lựa chọn và chuyên gia đánh giá cảm quan

TCVN 12390 (ISO 8589), Phân tích cảm quan - Hướng dẫn chung về thiết kế phòng thử.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Thuốc lá nguyên liệu (leaf tobacco)

Thuốc lá sau khi được sấy khô và xử lý thích hợp, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc lá điếu.

3.2

Thuốc lá nguyên liệu vàng sấy (flue-cured tobacco/Virginia tobacco)

Lá thuốc lá Virginia được sấy khô gián tiếp bằng hơi nóng trong lò, thường có màu vàng cam, vàng chanh, có mức đường khử hơi cao, độ nặng sinh lý từ nhẹ đến rất nặng. Đặc trưng nguyên liệu này có hương thơm ngọt, mùi cỏ khô, trà, hoa quả, vị hơi cay nóng hoặc cay nóng, hơi có tính axit.

3.3

Thuốc lá nguyên liệu Burley (Burley tobacco)

Lá thuốc lá Burley được sấy khô bằng cách hong gió, thường có màu cà phê sáng đến màu sôcôla (nâu sáng, nâu thẫm), có mức đường khử thấp, độ nặng sinh lý có thể từ nặng đến rất nặng. Đặc trưng nguyên liệu này có hương thơm với mùi cacao, khói có tính kiềm, vị hơi đắng chát.

3.4

Thuốc lá nguyên liệu Oriental (Oriental tobacco)

Lá thuốc lá Oriental được sấy khô bằng cách hong khô bằng ánh sáng mặt trời, thường có màu vàng sáng, vàng phớt xanh đến nâu nhạt, độ nặng sinh lý từ nhẹ đến vừa phải. Đặc trưng nguyên liệu này có mùi cỏ khô, vị ngọt dễ chịu, vị chua, có tính axit.

3.5

Hương thơm (flavour)

Đặc tính của khói thuốc được đánh giá qua miệng và mũi, có biên độ đánh giá khác nhau tùy thuộc vào người hút.

3.5.1

Hương thơm đặc trưng (characteristic flavour)

Mùi hương thể hiện các thuộc tính riêng biệt và đặc trưng cho từng loại nguyên liệu thuốc lá, được coi là dấu hiệu để phân biệt các loại nguyên liệu thuốc lá khác nhau.

3.5.2

Mùi tạp (off-odour)

Mùi do các hợp chất không phải từ thuốc lá, lẫn trong thành phần nguyên liệu thuốc lá khi bị đốt cháy tạo cảm giác khó chịu như mùi hôi, tanh, khét... ảnh hưởng đến hương thơm của thuốc lá.

3.6

Vị (taste)

Cảm giác gây ra bởi khói thuốc khi tiếp xúc với cơ quan vị giác (tác động vào các gai vị giác nằm trên mặt lưỡi, trong vòm miệng và yết hầu).

3.6.1

Vị đặc trưng (characteristic taste)

Vị thể hiện các thuộc tính riêng biệt và tiêu biểu để phân biệt với những vị khác.

3.6.2

Hậu vị (after taste)

Dư vị ấn tượng còn đọng lại trong miệng sau khi hút.

3.7

Độ nặng (impact/strength)

Cường độ cảm giác do khói thuốc gây nên đối với người hút, độ nặng liên quan đến độ đậm và khả năng kích thích của khói thuốc.

3.8

Độ cháy (combustion rate)

Khả năng tự cháy âm ỉ của điếu thuốc sau khi châm lửa. Màu sắc tro tàn liên quan chặt chẽ đến độ cháy và chất lượng nguyên liệu.

3.9

Màu sắc nguyên liệu (tobacco colour)

Yếu tố quan trọng biểu hiện của chất lượng (độ chín của lá thuốc). Màu sắc thuốc lá nguyên liệu được thể hiện thông qua màu sắc sợi hoặc lá thuốc lá, mảnh lá thuốc lá.

4  Yêu cầu chung

4.1  Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

4.1.1  Lấy mẫu

Điều quan trọng là mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng mẫu đại diện và không bị thay đổi hoặc hư hỏng trong quá trình bảo quản hoặc vận chuyển.

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu thuốc lá nguyên liệu theo TCVN 5080 (ISO 4874) [2].

4.1.2  Chuẩn bị mẫu

Đối với thuốc lá nguyên liệu vàng sấy, Burley nguyên lá cần phải tách bỏ phần cọng trước khi thái sợi.

Các mẫu thuốc lá nguyên liệu trước khi thái sợi cần có độ ẩm khoảng từ 16 % đến 18 %. Sợi thuốc được thái từ mẫu lá, có kích thước cỡ sợi từ 0,8 mm đến 1,0 mm, độ ẩm sợi từ 12,5 % đến 13,5 % được xác định theo TCVN 6675.

Thuốc sợi được nhồi hoặc cuốn trong vỏ điếu thuốc có đầu lọc hoặc không có đầu lọc.

Số lượng mẫu cần có trong một lần đánh giá không quá 4 mẫu, trường hợp đặc biệt không quá 5 mẫu. Số mẫu trong một ngày đánh giá không quá 8 mẫu.

4.2  Phòng đánh giá cảm quan

Phòng đánh giá cảm quan phải đáp ứng các yêu cầu trong TCVN 12390 (ISO 8589).

Để có điều kiện đánh giá cảm quan tốt, phòng đánh giá cảm quan nên đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:

a) Bố trí biệt lập với các phòng khác để giảm tối thiểu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến quá trình đánh giá cảm quan.

b) Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng trong phòng đánh giá phải kiểm soát được để tạo điều kiện làm việc thoải mái nhất cho người đánh giá. Thông thường, nhiệt độ duy trì ở khoảng từ 20 °C đến 25 °C, độ ẩm không khí tương đối nằm trong khoảng 70 % ± 5 %. Tại mỗi khoang đánh giá cá nhân, hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo đồng nhất, nguồn sáng được hướng theo phương thẳng đứng lên mẫu vật để tránh các khoảng tối và với cường độ sáng trong khoảng từ 400 lux đến 900 lux.

c) Nền nhà phải dễ cọ rửa, có thể dùng chất liệu lót nền bằng chất dẻo để giảm tiếng ồn. Màu sơn của tường và trần nhà không nên tương phản nhau và nên sơn màu sáng (xám trắng hoặc trắng) để tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng, dễ chịu cho người đánh giá cảm quan.

d) Các thiết bị thông gió và khử mùi cần phải được lắp đặt trong phòng đánh giá cảm quan để tránh các mùi lạ. Các thiết bị có thể sử dụng là quạt hút, máy điều hoà không khí, máy lọc không khí khử mùi. Nếu có thể nên lắp đặt thêm hệ thống sinh áp nhẹ trong phòng, tạo áp suất dương trong phòng đánh giá so với bên ngoài, để tránh mùi từ khu vực khác.

4.3  Hội đồng đánh giá cảm quan

4.3.1  Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng

4.3.1.1  Tổ chức

Số lượng thành viên của Hội đồng đánh cảm quan phải nhiều hơn 5 người, bao gồm: chủ tịch, chuyên gia đánh giá và thư ký.

4.3.1.2  Nhiệm vụ của hội đồng

Thực hiện đánh giá cảm quan chất lượng thuốc lá nguyên liệu bằng phương pháp cho điểm, phục vụ công tác chế biến, sản xuất, nghiên cứu và dịch vụ kỹ thuật về thuốc lá.

4.3.1.3  Quyền hạn của hội đồng

a) Có quyền đề nghị các đơn vị/cá nhân gửi mẫu làm rõ các yêu cầu về đánh giá cảm quan và cung cấp hồ sơ liên quan đến mẫu đánh giá cảm quan (thông tin về mẫu, kết quả phân tích thành phần hóa học của mẫu...).

b) Được tổ chức các cuộc họp thảo luận các vấn đề về kết quả đánh giá cảm quan cùng các bên liên quan.

c) Thẩm quyền phê duyệt kết quả đánh giá cảm quan của hội đồng: Chủ tịch hội đồng.

4.3.2  Thành viên tham gia hội đồng đánh giá cảm quan

Quy trình chi tiết và phương pháp lựa chọn và huấn luyện thành viên đánh giá cảm quan được thực hiện theo TCVN 12389 (ISO 8586).

Trước khi đánh giá cảm quan tối thiểu 30 min, các thành viên hội đồng cần chuẩn bị tốt các nội dung sau đây:

a) Không được ăn quá no hoặc quá đói, không được dùng đồ ăn thức uống có chất gia vị kích thích mạnh hay một chất mà hương và vị của nó lưu lại lâu trong khoang miệng, không được hút thuốc lá.

b) Không dùng các loại mỹ phẩm.

Trong quá trình đánh giá, các thành viên hội đồng cần tuân thủ:

a) dùng nước lọc không mùi, không vị súc miệng để không gây ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của các giác quan ở miệng và mũi.

b) phải tập trung đánh giá cảm quan mẫu cần đánh giá, không được trao đổi hay làm việc riêng.

Sau khi hoàn thành đánh giá cảm quan, các thành viên hội đồng cần tuân thủ:

a) ghi chép đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của phiếu đánh giá (tham khảo Phụ lục A) và nộp lại phiếu đánh giá cho thư ký hội đồng.

b) thành viên cần được nghỉ giải lao tối thiểu 30 min để phục hồi các chức năng cảm quan để tham gia cuộc đánh giá tiếp theo.

5  Nguyên tắc đánh giá

Các thành viên hội đồng sử dụng thang điểm và bậc chất lượng các chỉ tiêu quy định dưới đây để đánh giá cảm quan. Mỗi chỉ tiêu cảm quan được đánh giá trên bốn bậc chất lượng với thang điểm từ 2,5 điểm đến 12,5 điểm như trong Bảng 1 và hệ số quan trọng trong Bảng 2.

Bảng 1 - Bậc chất lượng, thang điểm và mô tả đánh giá

Ch tiêu

Bậc chất lượng

Thang điểm

Mô tả đánh giá

Hương thơm

Tốt

Từ 10,0 đến 12,5

Đặc trưng, ấn tượng và hấp dẫn, cường độ hương mạnh, đồng đều, dễ chịu, đưa lại cảm giác thích thú, hài hòa trong suốt quá trình hút.

Khá

Từ 7,5 đến nhhơn 10,0

Khá dễ chịu, cường độ hương khá, khá đồng đều, hài hoà trong suốt quá trình hút.

Trung bình

Từ 5,0 đến nh hơn 7,5

Hơi tạp, cường độ hương trung bình, không đồng đều trong quá trình hút.

Kém

Từ 2,5 đến nhỏ hơn 5,0

Không rõ, không đặc trưng, lộ mùi tạp (ngái, khét, hôi, tanh...) hoặc mùi lạ gây khó chịu trong quá trình hút.

Vị

Tốt

Từ 10,0 đến 12,5

Đặc trưng, ấn tượng, hậu vị tốt, đậm đà, dễ chịu.

Khá

Từ 7,5 đến nh hơn 10,0

Đặc trưng, hơi cay nóng, có hậu vị khá dễ chịu.

Trung bình

Từ 5,0 đến nhỏ hơn 7,5

Ít gây nên sự thích thú, hơi trống rỗng, hơi nhạt nhẽo, hơi khô họng, cay nóng, hơi gắt sóc, gây cảm giác hơi khó chịu.

Kém

Từ 2,5 đến nhỏ hơn 5,0

Trống rỗng, nhạt nhẽo, khô họng hoặc ngứa họng, gắt sóc, rất cay nóng hoặc đắng rõ, có vị lạ gây cảm giác khó chịu.

Độ nặng

Tốt

Từ 10,0 đến 12,5

Đậm đà, dễ chịu, thoả mãn, thoải mái.

Khá

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

Tương đối đậm đà, khá dễ chịu, kích thích vừa phải.

Trung bình

Từ 5,0 đến nh hơn 7,5

Ít kích thích hoặc kích thích quá mạnh

Kém

Từ 2,5 đến nh hơn 5,0

Không thỏa mãn, không kích thích hoặc gây sốc, không thể hút.

Độ cháy

Tốt

Từ 10,0 đến 12,5

Cháy đến hết điếu thuốc, màu sắc tàn xám trắng, bó tàn

Khá

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

Cháy đến hết điếu thuốc, màu sắc tàn xám.

Trung bình

Từ 5,0 đến nhỏ hơn 7,5

Cháy hết điếu thuốc, màu sắc tàn xám lẫn đen, tàn loe không bó.

Kém

Từ 2,5 đến nh hơn 5,0

Không tự cháy hết điếu thuốc, màu sắc tàn đen, tàn loe không bó

Màu sắc nguyên liệu

Tốt

Từ 10,0 đến 12,5

- Màu vàng cam, vàng chanh đối với nguyên liệu vàng sấy.

- Màu nâu sáng đối với thuốc lá nguyên liệu Burley.

- Màu vàng đối với nguyên liệu Oriental.

Khá

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

- Màu vàng nhạt, vàng thâm đối với thuốc lá nguyên liệu vàng sấy.

- Màu nâu, nâu thẫm đối với thuốc lá nguyên liệu Burley.

- Màu vàng nhạt, vàng phớt xanh đối với thuốc lá nguyên liệu Oriental.

Trung bình

Từ 5,0 đến nh hơn 7,5

- Màu nâu, nâu nhạt đối với thuốc lá nguyên liệu vàng sấy.

- Màu nâu nhạt đối với thuốc lá nguyên liệu Burley.

- Màu nâu nhạt đối với thuốc lá nguyên liệu Oriental.

Kém

Từ 2,5 đến nhhơn 5,0

- Màu vàng xanh, nâu tối đối với thuốc lá nguyên liệu vàng sấy.

- Màu nâu xanh, nâu tối đối với thuốc lá nguyên liệu Burley.

- Màu vàng xanh, nâu đối với thuốc lá nguyên liệu Oriental.

Thành viên Hội đồng căn cứ vào thang điểm để cho điểm từng chỉ tiêu cần đánh giá, mức sai khác là 0,5 điểm tùy theo kinh nghiệm và sự cảm nhận của từng thành viên đánh giá.

Hệ số quan trọng của từng chỉ tiêu, từng loại thuốc lá nguyên liệu tương ứng với Bảng 2.

Bảng 3 - Hệ số quan trọng cho từng chỉ tiêu đánh giá

Tên ch tiêu

Hệ số quan trọng

Thuốc lá nguyên liệu vàng sấy

Thuốc lá nguyên liệu Burley

Thuốc lá nguyên liệu Oriental

1. Hương thơm

1,0

1,0

1,4

2. Vị

1,2

1,3

1,1

3. Độ nặng

0,8

0,8

0,6

4. Độ cháy

0,4

0,4

0,4

5. Màu sắc

0,6

0,5

0,5

Tổng

4,0

4,0

4,0

6  Thiết bị, dụng cụ

6.1  Dụng cụ kiểm tra độ cháy

Sử dụng hộp bằng kim loại có kích thước chiều rộng 25 cm, chiều dài 40 cm. Bên trên có gắn tấm kim loại dày 5 mm theo chiều thẳng đứng. Tấm kim loại có đục các hàng lỗ để gắn điếu thuốc đang cháy, đường kính các lỗ đúng bằng đường kính của điếu thuốc cần đánh giá.

6.2  Đèn chiếu soi màu sợi

Sử dụng đèn có màu sáng trắng, cường độ chiếu sáng 1 000 lux.

7  Đánh giá

7.1  Xác định nội dung đánh giá

Hội đồng thảo luận sơ bộ về nội dung và số lượng mẫu cần kiểm tra trước khi đánh giá cảm quan. Tuy nhiên, các vấn đề thảo luận không bao gồm thông tin gây ảnh hưởng đến nhận xét của từng thành viên hội đồng đồng khi đánh giá.

Mẫu thuốc lá nguyên liệu được đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm trên 05 chỉ tiêu của sản phẩm bao gồm: Hương thơm, vị, độ nặng, độ cháy và màu sắc.

7.2  Đánh giá hương thơm

Cần kiểm tra hương thơm bên ngoài của điếu thuốc xem có mùi lạ hay không trước khi châm lửa hút.

Dùng bật lửa ga, hoặc đèn cồn châm thuốc cho cháy. Bỏ qua hai hơi thuốc đầu tiên do ảnh hưởng của khí ga hoặc cồn.

Hút một hơi thuốc vừa phải (luồng khói chính, chạy dọc điếu thuốc), ngậm trong khoang miệng, từ từ nhả khói qua đường mũi để nhận biết hương thơm của khói thuốc. Ghi số điểm vào phiếu đánh giá và mô tả bằng lời (nếu có).

Ngoài ra, có thể tham khảo hương thơm của khói thuốc khi cháy tự nhiên (luồng khói phụ) bằng cách để điếu thuốc cách mũi khoảng 10 cm đến 15 cm, hướng luồng khói thuốc vào mũi để đánh giá.

7.3  Đánh giá vị

Sau khi đánh giá về hương, điếu thuốc cháy khoảng 1/3 chiều dài điếu, tiến hành đánh giá về vị.

Hút một hơi thuốc vừa phải đưa khói thuốc về cuối lưỡi hoặc yết hầu, lưu khói thuốc trong khoang miệng một thời gian để nhận biết vị.

7.4  Đánh giá độ nặng

Đánh giá về độ nặng của điếu thuốc tốt nhất khi điếu thuốc cháy khoảng 1/2 chiều dài điếu.

Hút một hơi thuốc vừa phải, đưa khói thuốc sâu vào cổ họng và lồng ngực, nhận biết độ nặng do tác động của khói thuốc.

7.5  Đánh giá độ cháy

Đánh giá độ cháy có thể do từng thành viên đánh giá hoặc hội đồng cùng đánh giá chung và thống nhất. Mỗi mẫu được kiểm tra ít nhất hai điếu thuốc và sử dụng dụng cụ kiểm tra độ cháy (6.1).

Điếu thuốc sau khi đốt cháy một đoạn 2 mm được cắm và giữ trên lỗ của dụng cụ kiểm tra độ cháy (6.1).

CHÚ THÍCH: Trong quá trình kiểm, dụng cụ kiểm tra độ cháy được đặt tại vị trí lặng gió, dễ quan sát.

Để điếu thuốc cháy tự do, đánh giá khả năng cháy của từng điếu thuốc và tro tàn sau khi cháy.

7.6  Đánh giá màu sắc nguyên liệu

Đánh giá màu sắc của nguyên liệu có thể do từng thành viên hội đồng đánh giá hoặc hội đồng cùng đánh giá chung và thống nhất.

Lấy khoảng từ 2 g đến 5 g mẫu sợi thuốc lá đặt lên tờ giấy trắng. Để đèn chiếu soi màu sợi (6.2) vuông góc, nguồn sáng cách mẫu khoảng 30 cm đến 40 cm để soi rõ màu sợi thuốc lá.

Đánh giá màu sắc sợi và ghi điểm số vào phiếu đánh giá, có thể lấy nguyên các mẫu thuốc lá nguyên liệu dạng nguyên lá hoặc mảnh lá để đánh giá nếu cần.

7.7  Nhận xét và kết luận

Ngoài cho điểm các chỉ tiêu đánh giá, thành viên có thể có các mô tả bằng lời hoặc nhận xét khác về từng chỉ tiêu và phải có kết luận về mẫu theo yêu cầu đánh giá.

8  Tính kết quả

8.1  Điểm trung bình của mỗi chỉ tiêu

Lấy trung bình cộng của tất cả điểm do mỗi thành viên trong hội đồng đã cho từng chỉ tiêu (Bảng 1) và lấy chính xác đến một chữ số sau dấu phẩy.

8.2  Loại bỏ và chấp nhận

Kết quả điểm đánh giá mỗi chỉ tiêu của thành viên gọi là “sai lệch” và bị loại khi số điểm chênh lệch quá 2,5 điểm so với số điểm trung bình của chỉ tiêu đó.

8.3  Điểm trung bình chưa có hệ số quan trọng của mỗi chỉ tiêu

Lấy trung bình cộng các kết quả tính bằng điểm đối với chỉ tiêu đó của thành viên hội đồng sau khi đã loại bỏ kết quả đánh giá sai lệch (8.2) và lấy chính xác đến một chữ số sau dấu phẩy.

8.4  Điểm trung bình có hệ số quan trọng của mỗi chỉ tiêu

Lấy tích của điểm trung bình chưa có hệ số quan trọng của mỗi chỉ tiêu nhân với hệ số quan trọng của chỉ tiêu đó (Bảng 2).

8.5  Điểm tổng hợp của mẫu

Điểm tổng hợp của mẫu, D, là tổng số điểm trung bình có hệ số quan trọng của mỗi chỉ tiêu, được lấy chính xác đến một chữ số sau dấu phẩy và được tính theo theo Công thức (1) sau đây:

(1)

Trong đó:

Di là điểm trung bình có hệ số quan trọng của chỉ tiêu thứ i.

LƯU Ý: Trong một số trường hợp (ví dụ: so sánh điểm của từng chỉ tiêu của các mẫu...), có thể áp dụng các phương pháp thống kê để xử lý số liệu nhằm đảm bảo kết luận chính xác.

9  Báo cáo đánh giá

Sau khi thống nhất trong hội đồng, thư ký lập báo cáo kết quả đánh giá [biên bản đánh giá (tham khảo Phụ lục B)].

Trong báo cáo cần ghi rõ:

- Căn cứ, yêu cầu thực hiện đánh giá cảm quan.

- Thông tin chung về hội đồng đánh giá cảm quan: Thành phần, thời điểm, thời gian đánh giá...

- Thông tin chung về mẫu yêu cầu đánh giá cảm quan: Tên mẫu, ký hiệu mẫu, số lượng mẫu...

- Nhận xét và kết luận của hội đồng về mẫu đánh giá cảm quan.

- Kết quả điểm đánh giá cảm quan (điểm có hệ số quan trọng của từng chỉ tiêu, điểm tổng hợp của mẫu)

- Biên bản được thông qua trong cuộc họp để các thành viên đóng góp, nhất trí. Chủ tịch hội đồng và thư ký ký vào biên bản.

- Phiếu đánh giá chất lượng của từng thành viên được lưu tại đơn vị tổ chức hội đồng.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Mẫu phiếu đánh giá cảm quan

A.1  Mẫu phiếu đánh giá cảm quan thuốc lá nguyên liệu vàng sấy

Họ tên chuyên gia: ………………………Chữ ký …………. Đơn vị/địa chỉ công tác:...............

Nội dung đánh giá: …………………………………………… Ngày ... tháng ... năm ................

Ch tiêu đánh giá

Thang điểm

Điểm của chuyên gia

Tên mẫu

Tên mẫu

Tên mẫu

Tên mẫu

1. Hương thơm

 

 

 

 

 

Tốt: đặc trưng, ấn tượng và hấp dẫn, cường độ hương mạnh, đồng đều, dễ chịu, đưa lại cảm giác thích thú, hài hòa trong suốt quá trình hút.

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Khá: khá dễ chịu, cường độ hương khá, khá đồng đều, hài hoà trong suốt quá trình hút.

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: hơi tạp, cường độ hương trung bình, không đồng đều trong quá trình hút.

Từ 5,0 đến nh hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: không rõ, không đặc trưng, lộ mùi tạp (ngái, khét, hôi, tanh...) hoặc mùi lạ gây khó chịu trong quá trình hút.

Từ 2,5 đến nhỏ hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

2. Vị

 

 

 

 

 

Tốt: đặc trưng, ấn tượng của nguyên liệu, hậu vị tốt, đậm đà, dễ chịu.

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Khá: đặc trưng, hơi cay nóng, có hậu vị khá dễ chịu.

Từ 7,5 đến nh hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: Ít gây nên sự thích thú, hơi trống rỗng, hơi nhạt nhẽo, hơi khô họng, cay nóng, hơi gắt sóc, gây cảm giác hơi khó chịu

Từ 5,0 đến nh hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: trống rỗng, nhạt nhẽo, khô họng hoặc ngứa họng, gắt sóc, rất cay nóng hoặc đắng rõ, có vị lạ gây cảm giác khó chịu.

Từ 2,5 đến nhỏ hơn 5,0

 

 

 

 

Mô t bằng lời

 

3. Độ nặng

 

 

 

 

 

Đậm đà, dễ chịu, thoả mãn, thoải mái

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Tương đối đậm đà, khá dễ chịu, kích thích vừa phải.

Từ 7,5 đến nh hơn 10,0

 

 

 

 

Ít kích thích hoặc kích thích quá mạnh

Từ 5,0 đến nhỏ hơn 7,5

 

 

 

 

Không thỏa mãn, không kích thích hoặc gây sốc, không thể hút.

Từ 2,5 đến nh hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

 

 

 

 

4. Độ cháy

 

 

 

 

 

Tốt: cháy đến hết điếu thuốc, màu sắc tán xám trắng, bó tàn

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Khá: cháy đến hết điếu thuốc, màu sắc tàn xám.

Từ 7,5 đến nh hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: cháy hết điếu thuốc, màu sắc tàn xám lẫn đen, tàn loe không bó.

Từ 5,0 đến nhỏ hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: không tự cháy hết điếu thuốc, màu sắc tàn đen, tàn loe không bó.

Từ 2,5 đến nh hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

5. Màu sắc nguyên liệu

 

 

 

 

 

Tốt: vàng cam, vàng chanh

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Khá: vàng nhạt, vàng thẫm

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: nâu, nâu nhạt

Từ 5,0 đến nhỏ hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: vàng xanh, nâu tối

Từ 2,5 đến nhỏ hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

Tổng điểm

 

 

 

 

 

Nhận xét khác và kết luận:

A.2  Mẫu phiếu đánh giá cảm quan thuốc lá nguyên liệu Burley

Họ tên chuyên gia: ………………………Chữ ký …………. Đơn vị/địa chỉ công tác:...............

Nội dung đánh giá: …………………………………………… Ngày ... tháng ... năm ................

Ch tiêu đánh giá

Thang điểm

Điểm của chuyên gia

Tên mẫu

Tên mẫu

Tên mẫu

Tên mẫu

1. Hương thơm

 

 

 

 

 

Tốt: đặc trưng, ấn tượng và hấp dẫn, cường độ hương mạnh, đồng đều, dễ chịu, đưa lại cảm giác thích thú, hài hòa trong suốt quá trình hút.

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Khá: khá dễ chịu, cường độ hương khá, khá đồng đều, hài hoà trong suốt quá trình hút.

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: hơi tạp, cường độ hương trung bình, không đồng đều trong quá trình hút.

Từ 5,0 đến nhỏ hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: không rõ, không đặc trưng, lộ mùi tạp (ngái, khét, hôi, tanh...) hoặc mùi lạ gây khó chịu trong quá trình hút.

Từ 2,5 đến nhỏ hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

2. Vị

 

 

 

 

 

Tốt: đặc trưng, ấn tượng của nguyên liệu, hậu vị tốt, đậm đà, dễ chịu.

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Khá: đặc trưng, hơi cay nóng, có hậu vị khá dễ chịu.

Từ 7,5 đến nh hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: Ít gây nên sự thích thú, hơi trống rỗng, hơi nhạt nhẽo, hơi khô họng, cay nóng, hơi gắt sóc, gây cảm giác hơi khó chịu

Từ 5,0 đến nhỏ hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: trống rỗng, nhạt nhẽo, khô họng hoặc ngứa họng, gắt sóc, rất cay nóng hoặc đắng rõ, có vị lạ gây cảm giác khó chịu.

Từ 2,5 đến nhỏ hơn 5,0

 

 

 

 

Mô t bằng lời

 

3. Độ nặng

 

 

 

 

 

đậm đà, dễ chịu, thoả mãn, thoải mái.

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

tương đối đậm đà, khá dễ chịu, kích thích vừa phải.

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

 

 

 

 

Ít kích thích hoặc kích thích quá mạnh

Từ 5,0 đến nh hơn 7,5

 

 

 

 

không thỏa mãn, không kích thích hoặc gây sốc, không thể hút.

Từ 2,5 đến nhỏ hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

4. Độ cháy

 

 

 

 

 

Tốt: cháy đến hết điếu thuốc, màu sắc tàn xám trắng, bó tàn

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Khá: cháy đến hết điều thuốc, màu sắc tàn xám.

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: cháy hết điếu thuốc, màu sắc tàn xám lẫn đen, tàn loe không bó.

Từ 5,0 đến nh hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: không tự cháy hết điếu thuốc, màu sắc tàn đen, tàn loe không bó.

Từ 2,5 đến nh hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

5. Màu sắc nguyên liệu

 

 

 

 

 

Tốt: nâu, nâu thẫm

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Khá: nâu, nâu thẫm

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: nâu nhạt

Từ 5,0 đến nhỏ hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: nâu xanh, nâu tối

Từ 2,5 đến nh hơn 5,0

 

 

 

 

Mô t bằng lời

 

Tổng điểm

 

 

 

 

 

       

Nhận xét khác và kết luận:

A.3  Mẫu phiếu đánh giá cảm quan thuốc lá nguyên liệu Oriental

Họ tên chuyên gia: ………………………Chữ ký …………. Đơn vị/địa chỉ công tác:...............

Nội dung đánh giá: …………………………………………… Ngày ... tháng ... năm ................

Chỉ tiêu đánh giá

Thang điểm

Đim của chuyên gia

Tên mẫu

Tên mẫu

Tên mẫu

Tên mẫu

1. Hương thơm

 

 

 

 

 

Tốt: đặc trưng, ấn tượng và hấp dẫn, cường độ hương mạnh, đồng đều, dễ chịu, đưa lại cảm giác thích thú, hài hòa trong suốt quá trình hút.

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Khá: khá dễ chịu, cường độ hương khá, khá đồng đều, hài hoà trong suốt quá trình hút.

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: hơi tạp, cường độ hương trung bình, không đồng đều trong quá trình hút.

Từ 5,0 đến nh hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: không rõ, không đặc trưng, lộ mùi tạp (ngái, khét, hôi, tanh...) hoặc mùi lạ gây khó chịu trong quá trình hút.

Từ 2,5 đến nh hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

2. Vị

 

 

 

 

 

Tốt: đặc trưng, ấn tượng của nguyên liệu, hậu vị tốt, đậm đà, dễ chịu.

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Khá: đặc trưng, hơi cay nóng, có hậu vị khá dễ chịu.

Từ 7,5 đến nh hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: Ít gây nên sự thích thú, hơi trống rỗng, hơi nhạt nhẽo, hơi khô họng, cay nóng, hơi gắt sóc, gây cảm giác hơi khó chịu

Từ 5,0 đến nh hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: trống rỗng, nhạt nhẽo, khô họng hoặc ngứa họng, gắt sóc, rát cay nóng hoặc đắng rõ, có vị lạ gây cảm giác khó chịu.

Từ 2,5 đến nhỏ hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

3. Độ nặng

 

 

 

 

 

Đậm đà, dễ chịu, thoả mãn, thoải mái.

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Tương đối đậm đà, khá dễ chịu, kích thích vừa phải.

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

 

 

 

 

Ít kích thích hoặc kích thích quá mạnh

Từ 5,0 đến nh hơn 7,5

 

 

 

 

Không thỏa mãn, không kích thích hoặc gây sốc, không thể hút.

Từ 2,5 đến nh hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

4. Độ cháy

 

 

 

 

 

Tốt: cháy đến hết điếu thuốc, màu sắc tàn xám trắng, bó tàn

Từ 10,0 đến 12,5

 

 

 

 

Khá: cháy đến hết điếu thuốc, màu sắc tàn xám.

Từ 7,5 đến nh hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: cháy hết điếu thuốc, màu sắc tàn xám lẫn đen, tàn loe không bó.

Từ 5,0 đến nhỏ hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: không tự cháy hết điếu thuốc, màu sắc tàn đen, tàn loe không bó.

Từ 2,5 đến nh hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

5. Màu sắc nguyên liệu

 

 

 

 

 

Tốt: màu vàng

Từ 10,0 đến nhỏ hơn 12,5

 

 

 

 

Khá: vàng nhạt, vàng phớt xanh

Từ 7,5 đến nhỏ hơn 10,0

 

 

 

 

Trung bình: nâu nhạt

Từ 5,0 đến nhỏ hơn 7,5

 

 

 

 

Kém: vàng xanh, nâu

Từ 2,5 đến nh hơn 5,0

 

 

 

 

Mô tả bằng lời

 

Tổng điểm

 

 

 

 

 

Nhận xét khác và kết luận:

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Mẫu biên bản đánh giá cảm quan chất lượng thuốc lá nguyên liệu

Hôm nay, ngày   tháng   năm ...., tại: …………………………………………………

Căn cứ Giấy đề nghị (công văn đề nghị) đánh giá cảm quan của ông (bà)/đơn vị ……………

Hội đồng đánh giá cảm quan thuốc lá thuộc ……………. gồm:

Tổng số thành viên thanh gia đánh giá: ……………….. người

Chủ trì Hội đồng ông, (Bà): ………………………………. Chức vụ: .........................................

Thư ký Hội đồng ông, (Bà): ……………………………… Chức vụ: .........................................

Hội đồng đã tiến hành đánh giá cảm quan và thống nhất lập Biên bản gồm các nội dung sau:

I. Thông tin chung về mẫu đánh giá cảm quan

- Tên người (đơn vị) gửi mẫu: ..........................................................................................

- Địa chỉ: .........................................................................................................................

- Dạng mẫu gửi đánh giá cảm quan: .................................................................................

- Số lượng mẫu gửi đánh giá cảm quan: ..........................................................................

II. Kết quả đánh giá cảm quan của Hội đồng (có bảng tổng hợp kết quả đánh giá cảm quan kèm theo)

- Nhận xét, đánh giá của Hội đồng: ..................................................................................

.........................................................................................................................................

- Kết quả phân hạng chất lượng mẫu được đánh giá: ......................................................

.........................................................................................................................................

- Những kiến nghị của Hội đồng: .....................................................................................

.........................................................................................................................................

Lưu ý: Các kết quả đánh giá cảm quan chỉ có giá trị đối với mẫu thử do người /đơn vị gửi tới Hội đồng đánh giá cảm quan. Không được trích sao một phần kết quả này nếu không được sự đồng ý của Hội đồng đánh giá cảm quan thuộc ……………..

Biên bản được lập thành 3 bản có giá trị như nhau: 01 bản gửi người (đơn vị) gửi mẫu và 02 bản lưu tại………………………………………………………………………………………

 

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(ký, ghi rõ họ tên)

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TRÌ

(ký, ghi rõ họ tên)

 

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN THUỐC LÁ
(Kèm theo Biên bản đánh giá cảm quan chất lượng thuốc lá)

ĐVT: điểm

STT

Tên mẫu

Hương thơm

Vị

Độ nặng

Độ cháy

Màu sắc nguyên liệu

Tổng điểm

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

CHÚ THÍCH: Các điểm đánh giá cảm quan trên đã được tính hệ số quan trọng.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 3215, Sản phẩm thực phẩm - Phân tích cảm quan - Phương pháp cho điểm

[2] TCVN 5080 (ISO 4874), Thuốc lá - Lấy mẫu thuốc lá nguyên liệu - Nguyên tắc chung

[3] TCVN 11182 (ISO 5492), Phân tích cảm quan - Thuật ngữ và định nghĩa

[4] TCVN 12387 (ISO 6658), Phân tích cảm quan - Phương pháp luận - Hướng dẫn chung

[5] TC 01-2000, Tiêu chuẩn tạm thời bình hút cảm quan thuốc lá nguyên liệu bằng phương pháp cho điểm.

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu chung

4.1  Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

4.2  Phòng đánh giá cảm quan

4.3  Hội đồng đánh giá cảm quan

5  Nguyên tắc đánh giá

6  Thiết bị, dụng cụ

7  Đánh giá

7.1  Xác định nội dung đánh giá

7.2  Đánh giá hương thơm

7.3  Đánh giá vị

7.4  Đánh giá độ nặng

7.5  Đánh giá độ cháy

7.6  Đánh giá màu sắc nguyên liệu

7.7  Nhận xét và kết luận

8  Tính kết quả

9  Báo cáo đánh giá

Phụ lục A

Phụ lục B

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi