Tiêu chuẩn TCVN 8397:2012 Kỹ thuật lắp ráp, đánh bắt lưới chụp mực

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8397:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt
Số hiệu:TCVN 8397:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8397:2012

LƯỚI CHỤP MỰC - THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN, KỸ THUẬT LẮP RÁP VÀ KỸ THUẬT ĐÁNH BẮT

Stick-held falling net - Basic dimensional parameters, assembly and fishing technique

Lời nói đầu

TCVN 8397:2012 được chuyển đổi từ các tiêu chuẩn ngành 28 TCN 221:2005, 28 TCN 222:2005 và 28 TCN 223:2005 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

TCVN 8397:2012 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

LƯỚI CHỤP MỰC - THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN, KỸ THUẬT LẮP RÁP VÀ KỸ THUẬT ĐÁNH BẮT

Stick-held falling net - Basic dimensional parameters, assembly and fishing technique

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp của lưới chụp mực và kỹ thuật đánh bắt một số loài mực ống (Loligo spp.).

2. Thông số kích thước cơ bản (xem Hình 1)

2.1. Kích thước chung

- Chu vi miệng lưới đã rút gọn:

99,55 m

- Chiều cao lưới kéo căng:

28,40 m

- Kích thước mắt lưới

+ Đụt lưới:

+ Thân lưới

Thân 1:

Thân 2:

Thân 3:

+ Chao lưới

 

a = 15 mm

 

a = 15 mm

a = 15 mm

a = 15 mm

a = 17,5 mm

- Hệ số rút gọn ở miệng lưới:

U = 0,50

- Diện tích giả của áo lưới:

3 593,94 m2

- Khối lượng áo lưới:

51,42 kg

- Khối lượng dây giềng:

70,51 kg

- Chiều dài giềng miệng:

95,55 m

- Chiều dài giềng rút:

200,00 m

- Số lượng tăng gông:

4 chiếc

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

 

CHÚ DẪN:

1 a. Tăng gông chính (mạn trái)

4. Giềng rút

1 b. Tăng gông phụ (mạn phải)

5. Vòng khuyên

2. Dây thắt đụt

6. Áo lưới

3. Giềng miệng

7. Dây căng lưới

Hình 1 - Lưới chụp mực

2.2. Trang bị của lưới chụp mực

Trang bị của lưới chụp mực được quy định trong Phụ lục A.

3. Kỹ thuật lắp ráp

3.1. Công tác chuẩn bị

Trước khi lắp ráp phải chuẩn bị đầy đủ số lượng, khối lượng và chủng loại nguyên vật liệu, phụ tùng cho một vàng lưới được quy định trong Bảng A.1, Bảng A.2, Bảng A.3 và Bảng A.4 của Phụ lục A.

Mặt bằng để lắp ráp lưới phải đủ rộng với diện tích khoảng 30 m2.

Chuẩn bị đủ dụng cụ, ghim đan, dao kéo, và sợi chỉ phục vụ cho việc lắp ráp lưới. Chỉ để sươn ghép gồm 2 loại: sợi đơn polyamid (sợi PA) đường kính 0,4 mm với khối lượng 0,5 kg để sươn các tấm lưới tạo thành thân lưới và ghép các tấm lưới với nhau; sợi xe PE 380D/3x3 đường kính 0,89 mm với khối lượng 0,7 kg để sươn các tấm lưới thành đụt lưới, chao lưới và ghép đụt lưới, chao lưới với các thanh lưới và lắp ráp giềng.

Chuẩn bị đủ nhân công theo điều kiện thực tế và phân công lao động hợp lý đảm bảo việc lắp ráp lưới đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

3.2. Lắp ráp lưới

3.2.1. Cắt tấm lưới

Sử dụng các tấm lưới dệt sẵn (hoặc đan) có quy cách ngang 420 mắt, kích thước cạnh mắt lưới a là 15,00 mm, loại sợi PA đơn có Φ = 0,40 mm để lắp ráp thân lưới, loại PE 380D/3x3 có Φ = 0,89 mm để lắp ráp đụt lưới. Lưới dệt sẵn được cắt thành từng tấm lưới với chiều dài bằng chiều dài của các phần thân của tấm lưới và đụt lưới.

Sử dụng các tấm lưới dệt sẵn để cắt tấm lưới chao hoặc đan theo 3.3.

Sau đó, các tấm lưới được sươn lại với nhau tạo thành áo lưới gồm các phần: đụt lưới, thân lưới 1, thân lưới 2, thân lưới 3 và chao lưới.

3.2.2. Sươn các tấm lưới

Các tấm lưới sau khi cắt (hoặc đan), các tấm lưới hình chữ nhật được sươn ghép với nhau thành các phần thân của áo lưới gồm: thân lưới 1, thân lưới 2, thân lưới 3, đụt lưới và chao. Việc sươn ghép các phần lưới được thực hiện theo phương pháp sươn ghép ½ mắt lưới dọc nút chết ở mỗi mắt lưới (xem Hình 2).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

CHÚ DẪN:

1. Tấm lưới 1;   2. Tấm lưới 2;   3. Đường sươn

Hình 2 - Sươn dọc các tấm lưới

3.2.3. Ghép thân lưới 1 với đụt lưới

Thân lưới 1 được ghép với đụt lưới theo phương pháp ghép đan 1/2 mắt lưới với tỷ lệ ghép 2/7 (cứ 2 mắt lưới ở đụt lưới ghép với 7 mắt lưới ở thân lưới 1) (Xem Hình 3).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

CHÚ DẪN:

1. Đụt lưới;       2. Đường ghép tỷ lệ 2/7;            3. Thân lưới 1.

Hình 3 - Ghép thân 1 với đụt lưới

3.2.4. Ghép thân lưới 1 với thân lưới 2

Thân lưới 1 được ghép với thân lưới 2 theo phương pháp ghép đan ½ mắt lưới với tỷ lệ ghép 7/10 (cứ 7 mắt lưới ở thân 1 được ghép với 10 mắt lưới ở thân 2) (xem Hình 4).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

CHÚ DẪN:

1. Thân lưới;     2. Đường ghép tỷ lệ 7/10;          3. Thân lưới 2.

Hình 4 - Ghép thân 1 với thân 2

3.2.5. Ghép thân lưới 2 với thân lưới 3

Thân lưới 2 được ghép với thân lưới 3 theo phương pháp ghép đan ½ mắt lưới với tỷ lệ ghép 10/13 (cứ 10 mắt lưới ở thân lưới 2 được ghép vớ 13 mắt lưới ở thân lưới 3) (xem Hình 5).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

CHÚ DẪN:

1. Thân lưới 2;   2. Đường ghép tỷ lệ 10/13;        3. Thân lưới 3.

Hình 5 - Ghép thân 2 với thân 3

3.2.6. Ghép thân lưới 3 với chao lưới

Ghép thân lưới 3 với chao lưới theo phương pháp ghép đan ½ mắt lưới với tỷ lệ ghép 1/1 (cứ 1 mắt lưới ở thân lưới 3 được ghép với 1 mắt lưới ở chao lưới) (xem Hình 6).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

CHÚ DẪN:

1. Thân lưới 3;               2. Đường ghép tỷ lệ 1/1;            3. Chao lưới

Hình 6 - Ghép thân lưới 3 với chao lưới

Các tấm lưới sau khi được sươn ghép với nhau tạo thành áo lưới gồm: đụt lưới, thân lưới 1, thân lưới 2, thân lưới 3 và chao lưới dạng hình trụ như Hình 7.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

CHÚ DẪN:

1. Đụt lưới;       2. Thân lưới 1;   3. Thân lưới 2;   4. Thân lưới 3;   5. Chao lưới

Hình 7 - Áo lưới sau khi được sươn ghép

3.2.7. Lắp ráp giềng miệng vào chao lưới

Giềng luồn được luồn vào các mặt lưới ở hàng ngoài của chao lưới. Sau đó, ghép giềng băng dọc theo giềng luồn rồi liên kết hai giềng với nhau bằng các nút buộc cách đều nhau 28 cm (mỗi khoảng có 16 mắt lưới) để định hình cho miệng lưới với hệ số rút gọn U = 0,5 (1,0 m chao lưới kéo căng lắp ráp tương ứng với 0,5 m dây giềng) (xem Hình 8).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

CHÚ DẪN:

1. Chao lưới;     2. Giềng miệng (giềng băng và giềng luồn)

Hình 8 - Lắp ráp giềng miệng vào chao lưới

3.2.8. Lắp ráp vòng khuyên vào lưới

Lưới được lắp 120 vòng khuyên, khoảng cách giữa các vòng khuyên là 79,6 cm. Vòng khuyên được lắp ráp vào giềng miệng bằng nút buộc cố định (xem Hình 9).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

CHÚ DẪN:

1. Chao lưới;     2. Giềng luồn;   3. Giềng băng;  Vòng khuyên

Hình 9 - Lắp ráp vòng khuyên vào lưới

3.2.9. Lắp ráp giềng rút vào lưới

Giềng rút được luồn qua các vòng khuyên. Trước khi thả lưới, hai đầu giềng rút được luồn qua các ròng rọc hướng đến tời trên tàu để cuộn rút các vòng khuyên khi thu lưới (xem Hình 10).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

CHÚ DẪN:

1. Chao lưới;     2. Giềng miệng;             3. Giềng rút;      4. Vòng khuyên

Hình 10 - Lắp ráp dây giềng rút vào lưới

3.2.10. Lắp ráp dây thắt đụt

Dây thắt đụt được luồn qua mắt lưới của một hàng mắt lưới cách đụt khoảng 0,3 m. Dây thắt đụt được lắp ráp vào đụt lưới theo phương pháp luồn liên tục hoặc luồn cách 5 mắt lưới. Đụt lưới được thắt chặt bằng nút dễ mở (xem Hình 11).

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8397:2012 Lưới chụp mực-Thông số kích thước cơ bản, kỹ thuật lắp ráp và kỹ thuật đánh bắt

CHÚ DẪN:

1. Đụt lưới;       2. Dây thắt đụt

Hình 11 - Lắp ráp dây thắt đụt

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi