Tiêu chuẩn TCVN 6396-2:2009 Yêu cầu an toàn cấu tạo thang máy thủy lực

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6396-2:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6396-2:2009 EN 81-2:1998 Thang máy thủy lực-Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
Số hiệu:TCVN 6396-2:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Năm ban hành:2009Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6396-2:2009

EN 81-2:1998

THANG MÁY THỦY LỰC - YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT

Hydraulic lifts - Safety requirements for the construction and installation

Lời nói đầu

TCVN 6396-2 : 2009 thay thế TCVN 6396 : 1998.

TCVN 6396-2 : 2009 hoàn toàn tương đương EN 81-2 : 1998 với những thay đổi biên tập cho phép.

TCVN 6396-2 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 178 Thang máy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

0 Lời giới thiệu

0.1 Yêu cầu chung

0.1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với thang máy chở người và chở hàng có kèm người, nhằm bảo vệ người và hàng tránh các sự cố có thể xảy ra trong vận hành sử dụng, khi bảo trì bảo dưỡng, và trong công tác cứu hộ thang1).

0.1.2 Một nghiên cứu đã được thực hiện về các sự cố có thể xảy ra với thang máy.

0.1.2.1 Những sự cố do:

a) chèn cắt;

b) xô đẩy chen lấn;

c) ngã;

d) va chạm mạnh;

e) mắc kẹt;

f) hỏa hoạn;

g) điện giật;

h) hư hỏng vật liệu do:

1) hư hỏng máy;

2) sự mài mòn;

3) sự ăn mòn;

0.1.2.2 Những người được bảo vệ:

a) người sử dụng;

b) nhân viên bảo dưỡng và kiểm tra;

c) người bên ngoài giếng thang, buồng máy và buồng puli (nếu có);

0.1.2.3 Những vật được bảo vệ:

a) tải trọng chứa trong cabin;

b) những thiết bị để lắp đặt thang máy;

c) tòa nhà lắp đặt thang máy;

0.2 Nguyên tắc

Để xây dựng tiêu chuẩn này phải chú ý những điều sau

0.2.1 Tiêu chuẩn này không nhắc lại tất cả những yêu cầu kỹ thuật chung áp dụng cho thiết bị điện, máy hay công trình xây dựng, bao gồm cả phòng cháy chữa cháy cho những thiết bị xây dựng.

Tuy nhiên cần phải có những yêu cầu nhất định để đảm bảo cho việc lắp đặt, vì sản xuất thang máy khá đặc biệt và sử dụng thang máy có những yêu cầu nghiêm ngặt hơn với các thiết bị khác.

0.2.2 Tiêu chuẩn này không chỉ hướng đến yêu cầu an toàn thiết yếu của thang máy mà còn đưa ra những quy tắc tối thiểu cho việc lắp đặt thang máy trong các tòa nhà/công trình xây dựng. Ở một vài quốc gia thì không thể bỏ qua những quy định về xây dựng.

Điều này ảnh hưởng đến việc xác định những kích thước nhỏ nhất cho chiều cao của buồng máy và buồng puli, và cho kích thước cửa ra vào của các buồng này.

0.2.3 Khi các thiết bị có khối lượng, kích thước, hình dạng quá lớn, không thể di chuyển bằng tay thì:

a) chúng phải phù hợp với phụ kiện gá buộc của thiết bị nâng hoặc;

b) được thiết kế sao cho phù hợp phụ kiện (bằng cách sử dụng các lỗ ren) hoặc;

c) được tạo ra sao cho dễ dàng gắn với thiết bị nâng tiêu chuẩn.

0.2.4 Tiêu chuẩn này đưa ra những quy định về vật liệu và thiết bị để đảm bảo vận hành thang máy an toàn.

0.2.5 Khách hàng và nhà cung cấp thỏa thuận với nhau về:

a) mục đích sử dụng thang máy;

b) điều kiện về môi trường;

c) vấn đề xây dựng dân dụng;

d) khía cạnh khác liên quan đến địa điểm lắp đặt;

0.3 Giả định

Những nguy hiểm có thể xảy ra ở mỗi bộ phận là điều không thể tránh khỏi khi lắp đặt thang máy.

Nguyên tắc được chỉ ra như sau:

0.3.1 Thiết bị:

a) được thiết kế theo các quy tắc tính toán và tiêu chuẩn kỹ thuật thông thường có tính đến mọi trường hợp hư hỏng;

b) có kết cấu cơ khí và điện hợp lý;

c) được làm từ vật liệu có độ bền và chất lượng phù hợp;

d) không có khuyết tật;

Không dùng những vật liệu có hại, chẳng hạn như amiăng,

0.3.2 Các bộ phận có thứ tự vận hành và sửa chữa phù hợp để dù có bị mòn thì kích thước các chiều của nó vẫn được đảm bảo.

0.3.3 Các bộ phận phải được lựa chọn và lắp đặt sao cho những tác động của môi trường hay điều kiện làm việc đặc biệt không ảnh hưởng đến việc vận hành thang máy an toàn.

0.3.4 Với thiết kế của bộ phận giá đỡ, thang máy phải được vận hành an toàn với trọng tải từ 0 % đến 100 % tải định mức.

0.3.5 Khi một thiết bị điện tuân thủ mọi yêu cầu của tiêu chuẩn thì không cần phải xem xét khả năng hư hỏng của nó.

0.3.6 Những người sử dụng phải được bảo vệ khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra do sự vô ý và bất cẩn của họ khi sử dụng thang máy.

0.3.7 Trong một số trường hợp, người sử dụng thang máy có thể có hành động thiếu thận trọng, nhưng không xét đến khả năng xảy ra đồng thời hai hành động bất cẩn và/hoặc việc lạm dụng hướng dẫn sử dụng.

0.3.8 Nếu trong quá trình bảo trì bảo dưỡng thiết bị bảo vệ cho người sử dụng đã bị vô hiệu hóa, thì thang máy không còn hoạt động an toàn nữa, nhưng phải có các biện pháp khác để đảm bảo sự an toàn của người sử dụng cũng như phù hợp với hướng dẫn bảo trì.

Nhân viên bảo trì phải được chỉ dẫn và phải tuân thủ theo những nguyên tắc đó.

0.3.9 Một người có thể gây ra theo phương ngang những lực sau đây:

a) lực tĩnh: 300 N;

b) lực do va chạm: 1000 N;

0.3.10 Ngoại trừ những vấn đề được liệt kê dưới đây, một thiết bị máy khi được lắp đặt mà hoạt động hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn thì phải không gây ra một sự cố nào mà không tìm ra được.

Phải xem xét những hư hỏng về máy dưới đây:

a) đứt hệ thống treo;

b) chùng và đứt tại những điểm kết nối bằng dây cáp, xích và đai;

c) hư hỏng của hệ thống thủy lực (loại trừ sự hư hỏng của kích);

d) rò rỉ của hệ thống thủy lực (loại trừ sự hư hỏng của kích);

0.3.11 Khi khả năng chống rơi tự do hoặc đi xuống với vận tốc quá mức không được thiết lập, việc cabin rơi tự do từ tầng thấp nhất trước khi đập vào giảm chấn phải được xem xét.

0.3.12 Trong trường hợp không có sự hư hỏng nào như ở phần 0.3.10 xảy ra thì tốc độ đi xuống của ca bin thang máy với bất kỳ tải trọng nào (dưới tải định mức) được thừa nhận là không vượt quá vận tốc định mức 8 %.

0.3.13 Bố trí bên trong tòa nhà nơi lắp đặt thang máy phải phù hợp để có thể giải quyết hiệu quả những trường hợp khẩn cấp mà không gây ra cản trở nào đáng kể (xem 0.2.5).

0.3.14 Lối đi lại được chuẩn bị để nâng những thiết bị nặng cũng được đưa ra (xem 0.2.5).

0.3.15 Để đảm bảo thiết bị trong buồng máy hoạt động đúng chức năng thì nhiệt độ trong buồng máy phải được duy trì từ +5oC đến +40oC, có thể dùng thiết bị giảm nhiệt.

0.3.16 Trong trường hợp thang máy có một van giảm lưu/van hãm nhằm đề phòng chống lại sự đi xuống với tốc độ quá mức, phải tính đến tốc độ va chạm của cabin thang máy vào giảm chấn hoặc thiết bị chặn bằng vận tốc định mức đi xuống là vd + 0,3 m/s.

0.3.17 Trong trường hợp cabin của những thang máy chở hàng có diện tích chứa tải định mức lớn hơn mô tả ở Bảng 1, thì việc chở thêm người trong cabin thang máy phải không gây ra tình huống nguy hiểm nào.

 

THANG MÁY THỦY LỰC - YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT

Hydraulic lifts - Safety requirements for the construction and installation

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với thang máy thủy lực, lắp đặt cố định, phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin được thiết kế để chở người hoặc chở hàng có người kèm, dẫn động trực tiếp hoặc gián tiếp bằng kích thủy lực, di chuyển theo ray dẫn hướng đặt đứng hoặc nghiêng không quá 15o so với phương thẳng đứng.

1.2. Đối với một số trường hợp đặc biệt (như trong môi trường dễ cháy nổ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều kiện địa chấn, chuyên chở hàng hóa nguy hiểm,…) thì ngoài những yêu cầu của tiêu chuẩn này, còn phải đảm bảo các yêu cầu bổ sung của các tiêu chuẩn liên quan.

1.3. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các trường hợp sau:

a) thang máy có dẫn động khác với những dẫn động qui định ở Bảng 1.

b) thang máy thủy lực lắp đặt trong các công trình có từ trước1), không đủ không gian cho phần xây dựng;

c) thang máy thủy lực lắp đặt trước thời điểm tiêu chuẩn này có hiệu lực, nay cải tạo thay đổi lại (xem Phụ lục E);

d) các loại thiết bị nâng dạng thang guồng, thang máy ở mỏ, thang máy sân khấu, thang máy tàu thủy, sàn nâng thăm dò hoặc ở giàn khoan trên biển, vận thăng xây dựng và các dạng đặc chủng khác.

e) lắp đặt ở những nơi mà ray dẫn nghiêng quá 15oC so với phương thẳng đứng.

f) an toàn trong suốt quá trình vận chuyển, lắp đặt sửa chữa, và tháo dỡ thang máy.

g) thang máy thủy lực có vận tốc định mức trên 1 m/s.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến vấn đề tiếng ồn và rung, vì những yêu cầu này không liên quan đến độ an toàn trong sử dụng thang máy.

1.4. Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu cần bổ sung khi thang máy sử dụng trong lúc hỏa hoạn.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

Tiêu chuẩn CEN/CENELEC

TCVN 6720 : 2000 (ISO 13852 : 1996), EN 294 : 1992, An toàn máy - Khoảng cách an toàn để ngăn chặn tay con người không vươn tới vùng nguy hiểm.

TCVN 7301 : 2008 (ISO 14121 : 2007), EN 1050, An toàn máy - Đánh giá rủi ro.

TCVN 8040 : 2009 (ISO 7465 : 1997), Thang máy và thang dịch vụ - Ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng - Kiểu chữ T.

EN 10025, Hot rolled products of non alloy structural steels - Technical delivery conditions (Sản phẩm cuốn nóng từ thép kết cấu phi hợp kim - Điều kiện giao hàng kỹ thuật).

EN 50214, Flexible cables for lifts (Dây cáp mềm dùng cho thang máy).

EN 60068-2-6, Environmental testing - Part 2: Tests - Test Fc: Vibration (sinusoidal) (Thử nghiệm môi trường - Phần 2: Các phép thử - Phép thử Fc dao động (hình sin)).

EN 60068-2-27, Basic environmental testing procedures - Part 2: Tests - Test Ea and guidance: Sock (Quy trình thử cơ bản về môi trường - Phần 2: Các phép thử - Phép thử Ea và hướng dẫn: Thử va đập).

EN 60068-2-29, Basic environmental testing procedures - Part 2: Tests - Test Eb and guidance: Bump (Quy trình thử cơ bản về môi trường - Phần 2: Các phép thử - Phép thử Eb và hướng dẫn: Rung động).

EN 60249-2-2, Base materials for printed circuits - Part 2: Specifications - Specification No 2: Phenolic cellulose paper cooper-clad laminated sheet, economic quality (Vật liệu nền cho các mạch in - Phần 2: Đặc tính kỹ thuật - Đặc tính kỹ thuật - Số 2: Tấm bìa phenon-xenluloza mỏng được mạ đồng, chất lượng kinh tế).

EN 60249-2-3, Base materials for printed circuits - Part 2: Specifications - Specification No 3: Epoxide cellulose paper copper-clad laminated sheet of defined flammability (vertical burning test) (Vật liệu nền cho các mạch in - Phần 2: Đặc tính kỹ thuật - Đặc tính kỹ thuật - Số 3: Tấm bìa epoxit xenluloza mỏng được mạ đồng có tính dễ cháy (thử đốt cháy thẳng đứng)).

EN 60742, Isolating transformers and safety isolating transfomers - Requirements (Máy biến áp trên đường dây và máy biến áp an toàn trên đường dây - Yêu cầu).

EN 60947-4-1, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 4: Contactors and motor-starters - Section 1: Electromechanical contactors and motor-starters (Cơ cấu chuyển mạch và cơ cấu điều khiển điện áp thấp - Phần 4: Công tắc tơ và bộ khởi động bằng động cơ - Đoạn 1: Công tắc tơ và bộ khởi động bằng động cơ kiểu điện - cơ).

EN 60947-5-1, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 5: Control circuit devices and switching elements - Section 1: Electromechanical control circuit devices (Cơ cấu chuyển mạch và cơ cấu điều khiển điện áp thấp - Phần 5: Các cơ cấu của mạch điều khiển và các phần tử chuyển mạch - Đoạn 1: Các cơ cấu mạch công tắc tơ kiểu điện - cơ).

EN 60950, Safety of information technology equipment, including electrical business equipment (An toàn thiết bị công nghệ thông tin, bao gồm thiết bị kinh doanh điện).

EN 62326-1, Printed boards - Part 1: Generic specification (Tấm mạch in - Phần 1: Đặc tính kỹ thuật chung).

EN 12015 : 1998, Electromagnetic compatibility - Product family standard for lifts, escalators and passenger conveyors - Emission (Tương thích điện từ - Tiêu chuẩn thang máy gia đình, thang cuốn và băng tải chở khách - Sự phát xạ).

EN 12016 : 1998, Electromagnetic compatibility - Product family standard for lifts, escalators and passenger conveyors - Immunity (Tương thích điện từ - Tiêu chuẩn thang máy gia đình, thang cuốn và băng tải chở khách - Sự miễn trừ).

EN 81-8 : 1997, Fire resistance tests of lift landing doors - Method of test and evaluation (Khả năng chịu lửa của cửa tầng - Phương pháp kiểm tra và đánh giá).

Tiêu chuẩn IEC

IEC 60664-1, Insulation co-ordination for equipment within low-voltage systems - Part 1: Principles, requirements and tests (Cách ly những thiết bị bên trong hệ thống điện áp thấp - Phần 1: Nguyên tắc, yêu cầu và thử nghiệm).

IEC 60747-5, Semiconductor devices - Disrete devices and integrated circuits - Part 5: Optoelectronic devices (Thiết bị bán dẫn - Thiết bị và mạch tổ hợp riêng biệt - Phần 5: Thiết bị quang điện tử).

Tài liệu hài hòa CENELEC

HD 21.1 S3, Polyvinyl chloride insulated cables of rated voltages up to and including 450/750 V - Part 1: General requirements (Cáp cách nhiệt từ nhựa tổng hợp PVC với điện áp danh định lên tới 450/750 V - Phần 1: Yêu cầu chung).

HD 21.3 S3, Polyvinyl chloride insulated cables of rated voltages up to and including 450/750 V - Part 3: Non-sheathed cables for fixed wiring (Cáp cách nhiệt từ nhựa tổng hợp PVC với điện áp danh định lên tới 450/750 V - Phần 3: Dây cáp không vỏ bọc dùng để đặt đường dây cố định).

HD 21.4 S2, Polyvinyl chloride insulated cables of rated voltages up to and including 450/750 V - Part 4: Sheathed cables for fixed wiring (Cáp cách nhiệt từ nhựa tổng hợp PVC với điện áp danh định lên tới 450/750 V - Phần 4: Dây cáp có vỏ bọc dùng để đặt đường dây cố định).

HD 21.5 S3, Polyvinyl chloride insulated cables of rated voltages up to and including 450/750 V - Part 5: Flexible cables (Cáp cách nhiệt từ nhựa tổng hợp PVC với điện áp danh định lên tới 450/750 V - Phần 5: Dây cáp dẻo).

HD 22.4 S3, Rubber insulated cables of rated voltages up to and including 450/750 V - Part 4: Cords and flexible cables (Cáp cách nhiệt từ cao su với điện áp danh định lên tới 450/750 V - Phần 4: Dây thừng nhỏ và dây cáp dẻo).

HD 214 S2, Method for determining the comparative and the proof tracking indices of solid insulating materials under moist conditions (Phương pháp xác định các chỉ số so sánh và hiệu chỉnh thử của các vật liệu cách điện rắn trong điều kiện môi trường ẩm).

HD 323.2.14 S2, Basic environmental testing procedures - Part 2: Tests - Test N: Change of temperature (Quy trình cơ bản về thử nghiệm môi trường - Phần 2: Phép thử - Phép thử N: Thay đổi nhiệt độ).

HD 360 S2, Circular rubber insulated lift cables for normal use (Dây cáp thang máy cách nhiệt từ cao su tròn cho việc sử dụng thông thường).

HD 384.4.41 S2, Electrical installations of buidings - Part 4: Protection for safety - Chapter 41: Protection against electric shock (Việc lắp đặt điện trong các tòa nhà - Phần 4: Biện pháp bảo vệ nhằm sử dụng an toàn - Chương 41: Bảo vệ chống điện giật).

HD 384.5.54 S1, Electrical installations of buildings - Part 5: Selection and erection of electrical equipment - Chapter 54: Earthing arrangements and protective conductors (Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà - Phần 5: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - Chương 54: Bố trí nối đất và dây bảo vệ).

HD 384.6.61 S1, Electrical installations of buildings - Part 6: Verification - Chapter 61: Initial verification (Việc lắp đặt điện trong các tòa nhà - Phần 6: Việc thẩm định - Chương 61: Thẩm định ban đầu).

ISO 1219-1 : 1991, Fluid power systems and components - Graphic symbols and circuit diagrams - Part 1: Graphic symbols (Hệ thống và bộ phận thủy lực / khí nén - Ký hiệu bằng hình vẽ và sơ đồ mạch - Phần 1: Ký hiệu hình vẽ).

ISO 6403, Hydraulic fluid power - Valves controlling flow and pressure - Test methods (Hệ thống thủy lực / khí nén - Van kiểm soát dòng chảy và áp suất - Phương pháp thử).

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1. Tấm chắn chân cửa (apron)

Tấm phẳng, thẳng đứng chắn từ mép ngưỡng cửa tầng hoặc mép ngưỡng cửa cabin xuống phía dưới đề phòng kẹt chân.

3.2. Diện tích hữu ích của cabin (available car area)

Diện tích trong lòng cabin để chứa người và hàng chuyên chở, được đo ở chiều cao 1 m tính từ mặt sàn, không kể các tay vịn.

3.3. Đối trọng (balance weight)

Khối lượng cân bằng để giảm tiêu thụ năng lượng.

3.4. Giảm chấn (buffer)

Cữ chặn đàn hồi ở cuối hành trình, có tác dụng phanh hãm nhờ chất lỏng thủy lực hoặc lò xo, hoặc phương tiện khác tương tự.

3.5. Cabin (car)

Bộ phận thang máy để chứa tải (người, hàng) chuyên chở.

3.6. Thiết bị chèn (clamping device)

Thiết bị cơ khí khi hoạt động làm dừng cabin trong chuyển động đi xuống và giữ cabin đứng yên ở bất kỳ vị trí nào trên hành trình, không cho trôi tầng.

3.7. Thang trực tiếp (direct acting lift)

Thang máy thủy lực có pittông hoặc xilanh liên kết trực tiếp với cabin hoặc khung treo cabin.

3.8. Van xuống (down direction valve)

Van đóng mở bằng điện, lắp trong mạch thủy lực để điều khiển cabin đi xuống.

3.9. Hệ thống chống trôi tầng bằng điện (electrical anti-creep system)

Tổ hợp thiết bị chống trôi tụt tầng cho cabin.

3.10. Chuỗi mạch an toàn điện (electric safety chain)

Các thiết bị an toàn điện được nối tiếp nhau thành một chuỗi.

3.11. Áp suất đầy tải (full load pressure)

Áp suất tĩnh trong ống dẫn được nối trực tiếp với kích khi cabin chở tải định mức đỗ ở điểm dừng cao nhất.

3.12. Thang hàng có người kèm (goods passenger lift)

Thang máy chở hàng, thường có người đi kèm.

3.13. Ray dẫn hướng (guide rails)

Bộ phận đảm bảo dẫn hướng cho cabin hoặc đối trọng (nếu có).

3.14. Đỉnh giếng (headroom)

Phần giếng thang trên cùng, tính từ mặt sàn tầng dừng cao nhất đến trần giếng.

3.15. Thang máy thủy lực (hydraulic lift)

Thang máy vận hành nâng tải nhờ năng lượng của bơm điện bơm chất lỏng vào kích để phát lực dẫn động trực tiếp hoặc gián tiếp lên cabin (có thể dùng một hoặc nhiều động cơ, bơm, một hoặc nhiều kích).

3.16. Thang gián tiếp (indirect acting lift)

Thang máy thủy lực có pittông hoặc xi lanh nối với cabin hoặc khung treo cabin bằng dây treo (cáp, xích).

3.17. Bộ hãm an toàn tức thời (instantaneous safety gear)

Bộ hãm an toàn tác động kẹp hãm gần như tức thời lên ray dẫn hướng.

3.18. Bộ hãm an toàn tức thời có giảm chấn (instantaneous safety gear with buffered effected)

Bộ hãm an toàn tức thời, trong đó phản lực lên cabin hoặc đối trọng được hạn chế nhờ có hệ thống giảm chấn.

3.19. Kích (jack)

Bộ píttông xilanh tạo thành tổ hợp động lực thủy lực.

3.20. Kính nhiều lớp (laminated glass)

Kính gồm hai hoặc nhiều lớp gắn kết với nhau bằng màng nhựa dẻo.

3.21. Chỉnh tầng (levelling)

Thao tác nhằm đạt độ chính xác dừng tầng.

3.22. Máy dẫn động (lift machine)

Tổ hợp dẫn động để đảm bảo chuyển động hoặc dừng thang gồm bơm, động cơ bơm và các van điều khiển.

3.23. Buồng máy (machine room)

Buồng dành riêng để lắp đặt máy và các thiết bị liên quan.

3.24. Tải trọng phá hủy nhỏ nhất của cáp (minimum breaking load of a rope)

Tải trọng được tính bằng tích bình phương đường kính danh nghĩa của cáp (đơn vị mm2) với giới hạn bền kéo các sợi (đơn vị N/mm2) và một hệ số riêng cho mỗi loại cáp.

3.25. Van một chiều (non-return valve)

Van chỉ cho chất lỏng chảy theo một chiều.

3.26. Van hãm (one-way restrictor)

Van cho chất lỏng chảy tự do theo một chiều và hạn chế lưu lượng chảy theo chiều ngược lại.

3.27. Bộ khống chế vượt tốc (overspeed governor)

Thiết bị điều khiển thang máy và khi cần thiết tác động bộ hãm an toàn hoạt động khi vận tốc đi xuống của thang máy vượt giá trị cho phép.

3.28. Hành khách (passenger)

Người được chở trong cabin thang máy.

3.29. Thiết bị chặn (pawl device)

Thiết bị cơ khí để dừng cabin khi đi xuống bất thường và giữ cabin dừng lại trên cữ chặn cố định.

3.30. Hố giếng, hố thang (pit)

Phần giếng thang phía dưới mặt sàn tầng dừng thấp nhất.

3.31. Van hạn áp (pressure relief valve)

Van hạn chế áp suất dưới giá trị xác định trước bằng cách cho chất lỏng thoát qua van.

3.32. Bộ hãm an toàn êm (progressive safety gear)

Bộ hãm an toàn tác động kẹp hãm từ từ lên ray dẫn hướng, nhằm hạn chế phản lực lên cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị đặt trước.

3.33. Buồng puli (pulley room)

Buồng dành riêng để lắp đặt các puli và cũng có thể lắp đặt bộ khống chế vượt tốc và thiết bị điện.

3.34. Tải định mức (rated load)

Tải thiết kế của thang máy.

3.35. Vận tốc định mức (rated speed)

Vận tốc thiết kế của cabin thang máy, đơn vị m/s.

vm = vận tốc định mức đi lên, đơn vị m/s;

vd = vận tốc định mức đi xuống, đơn vị m/s;

vs = giá trị cao hơn của cả hai vận tốc định mức vm và vd, đơn vị m/s.

3.36. Chỉnh lại tầng (re-levelling)

Thao tác thực hiện sau khi dừng cabin để lấy lại độ chính xác dừng tầng trong quá trình chất tải hoặc dỡ tải, (tiến hành bằng cách dịch chuyển cabin ít một).

3.37. Van giảm lưu (restrictor)

Van có lỗ vào và lỗ ra thông nhau qua đường dẫn thu hẹp.

3.38. Van ngắt (rupture valve)

Van tự động đóng khi áp suất trong van giảm quá giá trị cho phép, do tăng lưu lượng chất lỏng theo một chiều chỉ định trước.

3.39. Bộ hãm an toàn (safety gear)

Cơ cấu an toàn để dừng và giữ cabin hoặc đối trọng trên ray dẫn hướng khi vận tốc đi xuống vượt quá giá trị cho phép hoặc khi dây treo bị đứt.

3.40. Cáp an toàn (safety rope):

Dây cáp phụ cố định vào cabin và đối trọng để phát động bộ hãm an toàn hoạt động khi dây treo bị đứt.

3.41. Van phân phối ("shut-off" valve)

Van hai chiều, điều khiển bằng tay, cho phép chất lỏng chảy qua hoặc ngắt dòng chảy trong cả hai chiều.

3.42. Kích tác dụng đơn (single acting jack)

Kích di chuyển một chiều do tác động thủy lực, còn chiếc kia do trọng lực.

3.43. Khung treo (sling)

Khung kim loại mang cabin hoặc đối trọng, liên kết với kết cấu treo, khung treo có thể là bộ phận liền cùng cabin.

3.44. Cáp động (travelling cable)

Cáp điện mềm nối giữa cabin và một điểm cố định.

3.45. Vùng mở khóa (unlocking zone)

Vùng được giới hạn ở phía trên và dưới mức sàn tầng dừng, khi sàn cabin ở trong vùng này cửa tầng mới có thể mở được.

3.46. Người sử dụng (user)

Người sử dụng dịch vụ lắp đặt thang máy.

3.47. Giếng thang (well)

Khoảng không gian giới hạn bởi đáy hố giếng, vách bao quanh và trần giếng, trong đó cabin và đối trọng (nếu có) di chuyển.

4. Đơn vị và ký hiệu

4.1. Đơn vị

Đơn vị sử dụng được chọn theo hệ thống đơn vị quốc tế (SI).

4.2. Ký hiệu

Ký hiệu được giải thích liên quan đến các công thức được sử dụng.

5. Giếng thang

5.1. Yêu cầu chung

5.1.1. Những quy định dưới đây áp dụng cho giếng thang lắp một hoặc nhiều cabin thang máy.

5.1.2. Đối trọng của một thang máy phải bố trí trong cùng giếng thang với cabin.

5.1.3. Kích nâng của một thang máy phải lắp đặt trong cùng giếng thang với cabin. Kích có thể vươn sâu xuống dưới đất hoặc vào một khoảng không gian khác.

5.2. Bao che giếng thang

5.2.1. Một thang máy phải được bao che tách biệt với xung quanh bằng:

a) vách kín bao quanh, trần và sàn; hoặc

b) có không gian đủ rộng;

5.2.1.1. Giếng thang bao toàn phần:

Ở những khu vực trong tòa nhà mà giếng thang cần phải tham gia làm khoang ngăn cách lửa lan truyền, giếng thang phải được bao quanh bằng vách, trần và sàn kín.

Chỉ cho phép mở các lỗ, ô cửa sau:

a) ô cửa tầng;

b) ô cửa kiểm tra, cửa cứu hộ giếng thang và lỗ cửa sập kiểm tra;

c) lỗ thoát khí và khói khi xảy ra hỏa hoạn;

d) lỗ thông gió;

e) lỗ thông giữa giếng với buồng máy hoặc buồng puli;

f) lỗ liên thông giữa hai thang máy kề nhau theo 5.6;

5.2.1.2. Giếng thang bao một phần

Những giếng thang không tham gia làm khoang ngăn cách lửa lan truyền, chẳng hạn như thang quan sát trong phòng tranh hay các phòng chính, các tòa tháp…, thì giếng thang không cần phải kín hoàn toàn, với điều kiện:

a) vách bao quanh phải đủ cao để bảo đảm cho người sử dụng:

- không bị nguy hiểm bởi các bộ phận chuyển động của thang máy;

- không cản trở việc vận hành thang máy an toàn vì họ có thể với tới thiết bị bên trong giếng thang.

Chiều cao vách bao quanh phải tuân theo Hình 1 và Hình 2, nghĩa là:

1) phía cửa tầng có chiều cao nhỏ nhất 3,50 m;

2) các phía khác có chiều cao nhỏ nhất 2,50 m và khoảng cách theo phương ngang đến các bộ phận chuyển động nhỏ nhất là 0,50 m.

Nếu khoảng cách đến các bộ phận chuyển động lớn hơn 0,50 m, chiều cao 2,50 m có thể giảm dần xuống, tương ứng giá trị chiều cao nhỏ nhất 1,10 m ở khoảng cách 2,0 m (xem Hình 2);

b) vách bao quanh không đục lỗ;

c) vách bao quanh phải đặt cách sàn, cầu thang lớn nhất 0,15 m (xem Hình 1);

d) phải có các biện pháp để tránh các thiết bị khác gây cản trở đến việc vận hành thang máy (xem 5.8b) và 16.1.3c);

e) phải có các biện pháp phòng ngừa cho những thang máy hoạt động ngoài trời (xem 0.3.3), ví dụ thang máy được lắp đặt ở mặt ngoài tường của tòa nhà.

CHÚ THÍCH: Chỉ nên lắp đặt những thang máy có giếng thang bao một phần sau khi đã xem xét kỹ lưỡng các điều kiện về môi trường và vị trí lắp đặt.

C cabin.

H chiều cao của vách bao quanh.

D khoảng cách đến các bộ phận chuyển động của thang máy (xem Hình 2).

Hình 1 - Giếng thang bao một phần

Hình 2 - Giếng thang bao một phần: khoảng cách

5.2.2. Cửa kiểm tra và cửa cứu hộ: cửa sập kiểm tra    

5.2.2.1. Chỉ làm các cửa kiểm tra, cửa cứu hộ và cửa sập kiểm tra ở giếng thang khi có yêu cầu đảm bảo an toàn cho người sử dụng hoặc do yêu cầu của công tác bảo trì, bảo dưỡng thang máy.

5.2.2.1.1. Cửa kiểm tra phải có chiều cao nhỏ nhất 1,40 m và chiều rộng nhỏ nhất 0,60 m.

Cửa cứu hộ phải có chiều cao nhỏ nhất 1,80 m và chiều rộng nhỏ nhất 0,35 m.

Cửa sập kiểm tra phải có chiều cao lớn nhất 0,50 m và chiều rộng lớn nhất 0,50 m.

5.2.2.1.2. Khi khoảng cách giữa hai ngưỡng cửa tầng dừng kế tiếp nhau lớn hơn 11 m thì phải bố trí các cửa cứu hộ để khoảng cách giữa các ngưỡng cửa không lớn hơn 11 m. Yêu cầu này không áp dụng với trường hợp các cabin kề nhau, mà ở mỗi cabin đều có một cửa cứu hộ như quy định trong 8.12.3.

5.2.2.2. Cửa kiểm tra, cửa cứu hộ và cửa sập kiểm tra không được mở vào trong giếng thang.

5.2.2.2.1. Các cửa này phải được lắp khóa mở bằng chìa, nhưng có thể đóng và khóa tự động mà không cần chìa.

Cửa kiểm tra và cửa cứu hộ phải mở được từ bên trong giếng thang mà không cần chìa.

5.2.2.2.2. Việc vận hành thang máy phải thiết kế sao cho chỉ thực hiện được khi tất cả các cửa này đều đóng. Muốn vậy phải sử dụng các thiết bị an toàn điện cho phù hợp với 14.1.2.

Cửa (các cửa) ra vào hố giếng (5.7.2.2) không cần đến thiết bị an toàn điện, với điều kiện là các cửa này không dẫn vào vùng nguy hiểm. Trường hợp này xảy ra nếu khoảng cách nhỏ nhất theo phương thẳng đứng đạt giá trị nhỏ nhất là 2m tính từ phần thấp nhất của cabin hay đối trọng kể cả má dẫn hướng, tấm cửa,… trong quá trình vận hành đến đáy của hố giếng.

Sự tồn tại của cáp động, puli kéo dùng cho bộ khống chế vượt tốc và các lắp đặt thiết bị tương tự không bị coi là nguy hiểm.

5.2.2.3. Cửa kiểm tra, cửa cứu hộ và cửa sập kiểm tra phải kín và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về độ bền cơ học như cửa tầng, và tuân theo những quy định liên quan đến việc phòng cháy chữa cháy cho tòa nhà.

5.2.3. Thông gió

Giếng thang phải được thông gió thích hợp, nhưng không được dùng sự thông gió này cho các phần khác không liên quan đến thang máy.

CHÚ THÍCH: Để đảm bảo yêu cầu thông gió cho giếng thang, phải bố trí các lỗ thông gió ở phần đỉnh giếng, tổng diện tích các lỗ thông gió nhỏ nhất phải bằng 1 % tiết diện ngang giếng thang.

5.3. Vách, sàn và trần giếng thang

Cấu trúc giếng thang phải tuân theo các quy định về xây dựng của quốc gia, và phải chịu được ít nhất là các tải trọng có thể tác động từ máy, từ ray dẫn hướng khi bộ hãm an toàn hoạt động, tải lệch tâm lên cabin, tác động của bộ giảm chắn khi phanh hãm và của quá trình chất tải hoặc dỡ tải lên cabin.

5.3.1. Độ bền của vách giếng thang

Để đảm bảo thang máy vận hành an toàn thì vách giếng thang phải có độ bền cơ học. Vách giếng thang được coi là đủ độ bền cơ học sao cho khi chịu một lực 300 N phân bố đều trên diện tích tròn hoặc vuông 5 cm2, tác động vuông góc với vách tại bất kỳ điểm nào, từ phía trong hay từ phía ngoài, mà vách:

a) không bị biến dạng dư;

b) không bị biến dạng đàn hồi quá 15 mm.

Nếu dùng các tấm kính phẳng hoặc cong để làm vách giếng thang ở gần vùng có người đi lại, thì phải làm bằng kính nhiều lớp và phải có chiều cao như yêu cầu ở 5.2.1.2. Xem 5.4.

5.3.2. Độ bền của đáy hố thang

5.3.2.1. Bên dưới mỗi ray dẫn hướng, trừ những ray dẫn hướng treo thì sàn hố thang phải chịu được:

- lực (tính bằng niutơn), do khối lượng (tính bằng kilôgram) của ray dẫn hướng cộng với phản lực (tính bằng niutơn) khi bộ hãm an toàn hoạt động gây ra (xem G.2.3 và G.2.4)

5.3.2.2. Dưới các giá đỡ giảm chấn cabin, phản lực lên sàn hố thang bằng bốn lần tải trọng tĩnh do khối lượng cabin đầy tải gây ra:

4gn(P + Q)

trong đó

P là tổng khối lượng cabin không tải và các bộ phận khác theo cabin (nếu có), tính bằng kilôgam;

Q là tải định mức (khối lượng), tính bằng kilôgam;

gn là gia tốc trọng trường (9,81 m/s2).

5.3.2.3. Dưới vùng chuyển động của đối trọng, đáy hố thang phải có khả năng chịu được bằng bốn lần tải trọng tĩnh do khối lượng của đối trọng gây ra:

4gnqP

trong đó

P là tổng khối lượng cabin không tải và các bộ phận khác theo cabin (nếu có), tính bằng kilôgam;

gn là gia tốc trọng trường (9,81 m/s2);

q là hệ số đối trọng (xem G.2.4).

5.3.2.4. Dưới mỗi kích đáy hố thang phải có khả năng chịu được bằng các tải trọng và lực (tính bằng niutơn) tác động lên đáy hố.

5.3.3. Độ bền của trần giếng thang

Mặc dù đã có các yêu cầu của 6.3.1 và 6.4.1, nhưng trong trường hợp ray dẫn hướng treo thì những điểm treo phải chịu được các lực và tải trọng nhỏ nhất như quy định ở G.5.1.

5.3.4. Xác định lực thẳng đứng do hoạt động của thiết bị chèn

Tổng lực thẳng đứng tác động lên các cữ chặn khi thiết bị chặn hoạt động được xác định gần đúng theo các công thức sau đây:

a) thiết bị chặn tích năng lượng kiểu giảm chấn lò xo có hoặc không phục hồi:

F =

b) thiết bị chặn tích năng lượng kiểu giảm chấn lò xo tiêu tán năng lượng:

F =

trong đó

F là tải trọng thẳng đứng tác động lên các cữ chặn khi thiết bị chặn hoạt động, tính bằng niutơn;

P là tổng khối lượng cabin không tải và các bộ phận khác theo cabin (nếu có), tính bằng kilôgram;

Q là tải định mức của thang máy (khối lượng), tính bằng kilôgram;

n là số thiết bị chặn

5.4. Kết cấu vách giếng thang và cửa tầng phía lối vào cabin

5.4.1. Những yêu cầu sau đây đối với cửa tầng, vách hoặc một phần vách giếng thang phía lối vào cabin được áp dụng cho toàn bộ chiều cao của giếng.

Khoảng cách an toàn giữa cabin với vách giếng thang lối vào cabin được quy định ở Điều 11.

5.4.2. Kết cấu gồm cửa tầng, vách hoặc một phần vách giếng thang lối vào cabin phải tạo thành một mặt kín (trừ các khe hở vận hành cánh cửa) trên toàn bộ chiều rộng khoang cửa cabin.

5.4.3. Vách giếng thang dưới mỗi ngưỡng cửa tầng phải tuân theo những quy định sau:

a) vách giếng phải tạo thành một mặt phẳng thẳng đứng liên tục nối trực tiếp vào ngưỡng cửa tầng. Chiều cao của vách phải không nhỏ hơn nửa vùng mở khóa cộng thêm 50 mm, và chiều rộng phải lớn hơn chiều rộng khoang cửa cabin 25 mm mỗi bên;

b) bề mặt của vách có cấu tạo gồm các phần nhẵn, cứng như các tấm kim loại, và khi chịu một lực 300 N phân bố trên diện tích tròn hay vuông 5 cm2, tác động vuông góc tại bất kỳ điểm nào, thì vách giếng thang phải:

1) không bị biến dạng dư;

2) không bị biến dạng đàn hồi quá 10 mm.

c) không có bất kỳ gờ nổi hoặc chỗ nhô cao quá 5 mm. Các gờ nổi nhô cao quá 2 mm phải làm vát ít nhất 75o so với phương ngang.

d) Ngoài ra, mép dưới của vách giếng thang phải:

1) nối vào xà của cửa dưới; hoặc

2) kéo dài xuống dưới bằng một mặt vát cứng, nhẵn, với góc vát ít nhất 60o so với phương ngang, hình chiếu của cạnh vát lên mặt phẳng ngang không được nhỏ hơn 20 mm.

5.5. Bảo vệ khoảng không bên dưới cabin hoặc bên dưới đối trọng.

Nếu phải bố trí hố thang phía trên khoảng không gian có thể có người qua lại, thì sàn hố thang phải chịu được tải trọng ít nhất là 5000 N/m2, và:

a) phải có cột chống dưới vị trí bộ giảm chấn của đối trọng;

b) hoặc là phải trang bị bộ hãm an toàn cho đối trọng.

CHÚ THÍCH: Không được bố trí giếng thang ở phía trên những chỗ có thể có người qua lại.

5.6. Bảo vệ bên trong giếng thang

5.6.1. Vùng chuyển động của đối trọng ở hố thang phải làm vách ngăn cứng vững bắt đầu từ mức 0,30 m lên độ cao 2,50 m tính từ đáy hố thang.

Chiều rộng của vách ngăn phải làm rộng hơn đối trọng, mỗi bên thêm 0,10 m.

Nếu vách ngăn có lỗ thủng, tuân thủ theo qui định tại 4.5.1 của TCVN 6720.

5.6.2. Với giếng thang lắp nhiều thang máy thì giữa các bộ phận chuyển động của các thang máy phải có vách ngăn.

Nếu vách ngăn có lỗ thủng, tuân thủ theo qui định tại 4.5.1 của TCVN 6720.

5.6.2.1. Vách ngăn này có thể bắt đầu từ điểm thấp nhất của hành trình cabin (hoặc đối trọng) lên chiều cao 2,50 m tính từ mặt sàn tầng dừng thấp nhất. Chiều rộng của vách ngăn phải đủ để ngăn chặn việc đi lại giữa các hố thang, ngoại trừ các điều kiện nêu ra ở 5.2.2.2.2.

5.6.2.2. Nếu khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa nóc cabin và một bộ phận chuyển động (cabin hoặc đối trọng) của hai thang máy kề nhau nhỏ hơn 0,50 m thì chúng phải được ngăn cách bằng vách ngăn trên suốt chiều cao của giếng.

Chiều rộng của vách ngăn ít nhất phải bằng chiều rộng của bộ phận chuyển động, hoặc cho phép chỉ làm vách ngăn rộng hơn bộ phận chuyển động cần bảo vệ mỗi bên thêm 0,10 m.

5.7. Đỉnh giếng và hố thang

5.7.1. Khoảng không gian dự phòng ở đỉnh giếng

5.7.1.1. Khi píttông ở vị trí tận cùng, xác định bởi thiết bị hạn chế hành trình píttông theo như 12.2.3, phải thỏa mãn sáu điều kiện sau đây:

a) chiều dài ray dẫn hướng cabin còn phải cho phép thêm một hành trình (tính bằng mét) ít nhất bằng (0,1 + 0,035 vm2)1);

b) khoảng cách nhỏ nhất theo phương thẳng đứng (tính bằng mét) giữa mặt bằng trên nóc cabin với kích thước theo 8.13.2 (không kể các bộ phận lắp trên nóc cabin như ở 5.7.1.1c)) với điểm thấp nhất của trần (kể cả các dầm đỡ và các thiết bị lắp dưới trần) ở phía trên nóc cabin phải bằng 1,0 + 0,035vm2;

c) khoảng cách nhỏ nhất theo phương thẳng đứng (tính bằng mét) giữa phần thấp nhất của trần giếng:

1) với phần cao nhất của các bộ phận cố định trên nóc cabin là 0,3 + 0,035 vm2;

2) với phần cao nhất của má dẫn hướng, của kẹp cáp và của các bộ phận cửa lùa đứng phải bằng 0,1 + 0,035 vm2;

d) khoảng không gian phía trên cabin nhỏ nhất phải chứa được một khối chữ nhật bằng 0,50 m x 0,60 m x 0,80 m đặt theo bất kỳ mặt nào của khối đó. Với những thang máy có cáp trực tiếp, trong khoảng không gian đó có thể có cáp treo, miễn là khoảng cách từ đường tâm các dây cáp đến thành đứng gần nhất phải lớn hơn 0,15 m;

e) khoảng cách nhỏ nhất theo phương thẳng đứng giữa các phần thấp nhất của trần giếng với phần cao nhất của đầu píttông (trong trường hợp đầu píttông hướng lên trên) phải bằng 0,10 m;

f) đối với thang trực tiếp, không tính thành phần 0,035 vm2 nêu ở a), b), c).

5.7.1.2. Khi cabin tỳ lên giảm chấn nén tận cùng thì chiều dài ray dẫn hướng đối trọng phải còn cho phép thêm một hành trình (tính bằng mét) ít nhất bằng 0,1 + 0,035 vd2

5.7.2. Hố thang

5.7.2.1. Phần dưới cùng của giếng thang phải tạo thành hố thang với đáy bằng phẳng, trừ các chỗ lắp giảm chấn, lắp kích và ray dẫn hướng và làm rãnh thoát nước.

Sau khi lắp đặt ray dẫn hướng, giảm chấn, hệ thống đường dây trong tòa nhà, hố thang phải đảm bảo khô ráo, không thấm nước.

5.7.2.2. Nếu ngoài cửa tầng, hố thang còn có cửa ra vào, thì phải tuân thủ các yêu cầu qui định trong 5.2.2.

Nếu hố thang sâu hơn 2,50 m và điều kiện kết cấu xây dựng cho phép thì phải làm cửa ra vào riêng.

Nếu không có cửa ra vào thì sẽ lắp một đường lên xuống cố định bên trong giếng thang, bố trí ở lối vào cửa tầng, cho phép mọi người đi xuống sàn hố thang an toàn. Cửa này phải không gây cản trở chuyển động hết hành trình của các thiết bị thang máy.

5.7.2.3. Khi cabin tỳ lên giảm chấn nén tận cùng thì phải tuân theo năm yêu cầu sau đây:

a) khoảng không gian dưới cabin còn lại trong hố thang phải chứa được một khối chữ nhật nhỏ nhất bằng 0,50 m x 0,60 m x 1,0 m đặt theo bất kỳ mặt nào của khối đó;

b) khoảng cách nhỏ nhất theo phương thẳng đứng giữa đáy hố thang với các phần thấp nhất của cabin ít nhất phải bằng 0,50 m. Khoảng cách này có thể giảm đến 0,10 m khi khoảng cách theo phương ngang giữa các bộ phận sau đây không lớn hơn 0,15 m.

1) giữa cụm thiết bị chèn, thiết bị chặn, tấm cửa hoặc các phần của cửa lùa đứng với vách giếng thang liền kề;

2) giữa các phần thấp nhất của cabin với ray dẫn hướng;

c) khoảng cách nhỏ nhất theo phương thẳng đứng giữa các phần cao nhất của các bộ phận lắp cố định trong hố thang, ví dụ giá kích, ống dẫn và các phụ kiện khác, với các phần thấp nhất của cabin, trừ các trường hợp b), phải không nhỏ hơn 0,30 m.

d) khoảng cách nhỏ nhất theo phương thẳng đứng giữa đáy hố hoặc đỉnh của các thiết bị lắp trong hố với phần thấp nhất của tổ hợp đầu píttông (trong trường hợp đầu píttông hướng xuống dưới) phải không nhỏ hơn 0,50 m.

Tuy nhiên khoảng cách này có thể giảm từ 0,50 m đến 0,10 m nếu có che chắn bảo vệ (bằng tấm chắn như đã nêu ở 5.6.1) ngăn chặn người vào phía dưới đầu píttông.

e) khoảng cách nhỏ nhất theo phương thẳng đứng giữa đáy hố thang với xà dẫn hướng thấp nhất của kích ống lồng đặt dưới cabin ở thang trực tiếp phải không nhỏ hơn 0,50 m.

5.7.2.4. Khi cabin đạt vị trí cao nhất có thể (khi đệm giảm chấn của kích bị nén tận cùng) thì chiều dài ray dẫn hướng đối trọng (nếu có) còn phải cho phép thêm một hành trình (tính bằng mét) ít nhất bằng 0,1 + 0,035 vm2

5.7.2.5. Trong hố thang phải lắp đặt:

a) một thiết bị để dừng không cho thang máy hoạt động; thiết bị này phải lắp ở chỗ dễ với, gần cửa vào hố thang, tuân theo những yêu cầu qui định trong 14.2.2 và 15.7.

b) một ổ cắm điện (13.6.2);

c) công tắc điện chiếu sáng giếng thang (5.9), lắp gần cửa ra vào hố thang.

5.8. Công dụng của giếng thang

Giếng thang chỉ được dùng riêng cho thang máy. Trong giếng thang không được có cáp điện, các thiết bị hoặc các vật dụng không liên quan đến thang máy. Trong giếng thang có thể có thiết bị sưởi, ngoại trừ sưởi hơi nước và sưởi nước áp suất cao. Tuy nhiên các thiết bị điều chỉnh và điều khiển của hệ thống sưởi phải được đặt bên ngoài giếng thang.

Với những thang máy như ở 5.2.1.2, tùy theo từng trường hợp mà vị trí của giếng thang là như sau:

a) nếu có vách bao quanh thì giếng thang là vùng bên trong vách;

b) nếu không có vách bao quanh thì giếng thang là vùng bên trong khoảng 1,50 m theo phương ngang tính từ các thiết bị chuyển động của thang máy (xem 5.2.1.2).

5.9. Chiếu sáng

Giếng thang phải được chiếu sáng bảo đảm đủ ánh sáng trong những lúc sửa chữa hoặc bảo dưỡng, ngay cả khi tất cả các cửa đều đóng. Độ chiếu sáng phải đảm bảo ít nhất 50 lux ở chiều cao 1 m trên sàn hố thang và phía trên nóc cabin.

Đèn trên cùng cách điểm cao nhất của giếng và đèn dưới cùng cách điểm thấp nhất của giếng không quá 0,50 m.

Trường hợp đặc biệt như ở 5.2.1.2, khi giếng thang không bao che toàn phần, mà nguồn điện sáng bên cạnh giếng đã đủ, thì không cần làm hệ thống chiếu sáng riêng cho giếng thang.

5.10. Trường hợp khẩn cấp

Thiết bị báo động phải được đặt bên trong giếng thang để tránh trường hợp người làm việc trong giếng bị mắc kẹt, không thể thoát ra ngoài qua cabin, hay qua giếng thang.

Thiết bị báo động này phải đáp ứng các yêu cầu 14.2.3.2 và 14.2.3.3.

6. Buồng máy và buồng puli

6.1. Yêu cầu chung

6.1.1. Buồng máy và buồng puli là nơi dành riêng để lắp đặt máy, thiết bị kèm theo và puli của thang máy, có tường, sàn và trần, cửa ra vào hoặc cửa sập. Chỉ những người có trách nhiệm (làm công tác bảo dưỡng, kiểm tra, cứu hộ) mới được phép vào buồng máy và buồng puli.

Không được sử dụng buồng máy và buồng puli vào mục đích khác không liên quan đến thang máy. Trong buồng máy và buồng puli không được để các ống dẫn, cáp điện hoặc các thiết bị khác không phải của thang máy.

Cho phép các ngoại lệ dưới đây:

a) máy dẫn động của thang hàng hoặc của thang cuốn;

b) hệ thống điều hòa không khí hoặc hệ thống sưởi, ngoại trừ sưởi hơi nước và sưởi nước áp suất cao;

c) các cảm biến báo cháy và bình chữa cháy tự động có nhiệt độ tác động thích ứng với các thiết bị điện và phải được bảo vệ chống va chạm.

6.1.2. Các puli dẫn hướng có thể được lắp đặt ở buồng đỉnh giếng thang, với điều kiện không lắp đặt phía trên nóc cabin và không gây mất an toàn khi tiến hành các việc kiểm tra, thử nghiệm và bảo dưỡng từ nóc cabin hoặc từ ngoài giếng thang.

6.1.3. Nếu buồng máy không ở kề bên giếng thang, thì các ống dẫn thủy lực và dây cáp điện từ buồng máy sang giếng thang phải được bảo vệ trong các ống hoặc máng riêng (xem 12.3.1.2).

6.2. Lối vào

6.2.1. Lối vào buồng máy và buồng puli phải:

a) được chiếu sáng đầy đủ bằng điện chiếu sáng lắp cố định tại chỗ;

b) thuận tiện và an toàn sử dụng trong mọi điều kiện, không cần phải có lối đi riêng.

6.2.2. Lối lên buồng máy và buồng puli phải an toàn cho người sử dụng, và phải làm toàn bộ bằng bậc thang xây. Trường hợp không làm được bậc thang xây, có thể dùng thang tay với các điều kiện sau đây:

a) lối vào buồng máy và buồng puli không bố trí cao quá 4 m so với mức sàn đặt thang;

b) thang phải được bắt chắc chắn;

c) thang cao quá 1,50 m phải đặt nghiêng 65o đến 75o so với phương ngang;

d) chiều rộng thông thủy của thang phải không nhỏ hơn 0,35 m, chiều sâu của bậc thang phải không nhỏ hơn 25 mm; nếu thang đặt đứng thì khoảng cách bậc thang với tường phía sau không được nhỏ hơn 0,15 m; bậc thang phải chịu được 1500 N;

e) ở phần đỉnh thang phải có lan can vừa tầm bám vịn;

f) phải có biện pháp để tránh người bị rơi từ trên thang xuống trong khoảng 1,50 m theo phương ngang xung quanh thang.

6.3. Cấu tạo và thiết bị trong buồng máy

6.3.1. Độ bền cơ học, mặt sàn

6.3.1.1. Cấu tạo buồng máy phải có đủ độ bền cơ học, đảm bảo chịu được các tải trọng và lực có thể tác dụng lên.

Buồng máy phải bằng vật liệu có tuổi thọ cao, không tạo bụi bặm.

6.3.1.2. Sàn buồng máy phải dùng vật liệu không trơn trượt, ví dụ bằng bê tông hoặc tôn múi.

6.3.2. Kích thước

6.3.2.1. Kích thước buồng máy phải đủ lớn để nhân viên bảo dưỡng có thể tiếp cận dễ dàng và an toàn tới các thiết bị đặt trong đó, nhất là các thiết bị điện.

Cụ thể là chiều cao nhỏ nhất của buồng máy là 2 m, và:

a) phía trước các bảng và tủ điều khiển phải có một diện tích bằng phẳng, có kích thước như sau:

1) chiều sâu tính từ mặt ngoài của bảng hoặc tủ trở ra không nhỏ hơn 0,70 m;

2) chiều rộng bằng chiều rộng của bảng hoặc tủ, nhưng không nhỏ hơn 0,50 m;

b) ở những chỗ cần tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra các bộ phận chuyển động, hoặc chỗ đứng để thao tác cứu hộ bằng tay đều phải bố trí một diện tích không nhỏ hơn 0,50 m x 0,60 m (xem 12.9).

6.3.2.2. Chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 1,80 m.

Lối vào các diện tích nêu ở 6.3.2.1 phải có chiều rộng không nhỏ hơn 0,50 m, có thể giảm đến 0,40 m nếu trong khu vực đó không có các bộ phận máy chuyển động.

Chiều cao thông thủy tính từ mặt dưới dầm đỡ trần đến:

a) mặt sàn đi lại;

b) hoặc mặt sàn đứng thao tác.

6.3.2.3. Phía trên các puli và bộ phận chuyển động quay phải có khoảng không gian thông thủy với chiều cao không nhỏ hơn 0,30 m.

6.3.2.4. Nếu buồng máy có các mức sàn chênh lệch nhau lớn hơn 0,50 m thì phải làm bậc lên xuống hoặc làm thang và tay vịn.

6.3.2.5. Nếu sàn buồng máy có rãnh sâu hơn 0,50 m và hẹp hơn 0,50 m hoặc có đặt đường ống thì phải làm tấm phủ ở trên.

6.3.3. Cửa ra vào và cửa sập

6.3.3.1. Cửa ra vào phải có chiều rộng nhỏ nhất 0,60 m, chiều cao nhỏ nhất 1,80 m. Cửa phải ra ngoài, không được mở vào trong.

6.3.3.2. Cửa sập cho người chui qua phải có kích thước thông thủy không nhỏ hơn 0,80 m x 0,80 m và phải có đối trọng cân bằng.

Tất cả các cửa sập khi đóng phải chịu được trọng lượng hai người, mỗi người tính 1000 N, đứng trên diện tích 0,20 m x 0,20 m, tại vị trí bất kỳ nào mà không bị biến dạng dư.

Nếu cửa sập không nối với thang rút thì cửa sập không được mở xuống dưới. Nếu lắp bản lề thì phải dùng kết cấu bản lề không tháo được.

Khi cửa sập ở vị trí mở, phải có biện pháp để tránh cho người hoặc các đồ vật khỏi bị rơi xuống, ví dụ như dùng ray bảo vệ.

6.3.3.3. Các cửa ra vào và cửa sập phải có khóa đóng mở bằng chìa, nhưng có thể mở từ phía trong không cần chìa.

Đối với cửa sập chỉ dùng để chuyển vật liệu thì cho phép dùng khóa trong.

6.3.4. Lỗ mở trên sàn

Các lỗ mở trên sàn buồng máy phải làm với kích thước nhỏ nhất có thể.

Để tránh các đồ vật rơi gây nguy hiểm, tất cả các lỗ mở máy, kể cả các lỗ luồn cáp điện, đều phải làm gờ xung quanh mép lỗ, chiều cao nhỏ nhất 50 mm.

6.3.5. Thông gió

Buồng máy phải được thông gió đầy đủ nhằm tạo môi trường bảo vệ máy, thiết bị, dây điện,… chống bụi và ẩm. Nếu giếng thang được bố trí các lỗ thông gió qua buồng máy thì việc thông gió trong buồng máy càng phải được chú ý. Không khí bẩn từ các bộ phận khác không được đưa trực tiếp vào buồng máy.

6.3.6. Chiếu sáng và ổ cắm điện

Trong buồng máy phải có điện chiếu sáng tại chỗ. Độ sáng ở mặt sàn buồng máy phải không nhỏ hơn 200 lux. Nguồn điện chiếu sáng phải phù hợp với 13.6.1.

Phải lắp công tắc gần cửa ra vào, ở chiều cao phù hợp, để có thể bật sáng ngay khi vừa vào cửa buồng.

Phải lắp đặt ít nhất một ổ cắm điện (xem 13.6.2).

6.3.7. Sắp xếp thiết bị

Trong buồng máy phải bố trí kết cấu chắc chắn (15.4.5) như giá đỡ bằng kim loại, dầm sắt, dầm bê tông ở những chỗ thích hợp, có móc để treo thiết bị nâng phục vụ việc tháo lắp máy, thiết bị.

6.4. Cấu tạo và thiết bị trong buồng puli

6.4.1. Độ bền cơ học, mặt sàn

6.4.1.1. Cấu tạo buồng puli phải có đủ độ bền cơ học, đảm bảo chịu được các tải trọng và lực có thể tác dụng lên.

Buồng puli phải bằng vật liệu có tuổi thọ cao, không tạo bụi bặm.

6.4.1.2. Sàn buồng puli phải dùng vật liệu không trơn trượt, ví dụ bằng bê tông hoặc tôn múi.

6.4.2. Kích thước

6.4.2.1. Kích thước buồng puli phải đủ lớn để nhân viên bảo dưỡng có thể tiếp cận dễ dàng và an toàn tới các thiết bị đặt trong đó.

Những yêu cầu của 6.3.2.1b) và 6.3.2.2 cũng được áp dụng đối với buồng puli

6.4.2.2. Chiều cao thông thủy tính từ mặt dưới dầm đỡ trần đến mặt sàn đi lại, hoặc mặt sàn đứng thao tác không được nhỏ hơn 1,50 m.

6.4.2.2.1. Phía trên các puli phải có khoảng không gian thông thủy với chiều cao không nhỏ hơn 0,30 m.

6.4.2.2. Nếu có bảng và tủ điều khiển trong buồng puli thì cũng phải đáp ứng những yêu cầu của 6.3.2.1 và 6.3.2.2.

6.4.3. Cửa ra vào và cửa sập

6.4.3.1. Cửa ra vào phải có chiều rộng nhỏ nhất 0,60 m, chiều cao nhỏ nhất 1,40 m. Cửa phải mở ra ngoài, không được mở vào trong.

6.4.3.2. Cửa sập cho người chui qua phải có kích thước thông thủy không nhỏ hơn 0,80 m x 0,80 m và phải có đối trọng cân bằng.

Tất cả các cửa sập khi đóng phải chịu được trọng lượng hai người, mỗi người tính 1000 N, đứng trên diện tích 0,20 m x 0,20 m, tại vị trí bất kỳ nào mà không bị biến dạng dư.

Nếu cửa sập không nối với thang rút thì cửa sập không được mở xuống dưới. Nếu lắp bản lề thì phải dùng kết cấu bản lề không tháo được.

Khi cửa sập ở vị trí mở, phải có biện pháp để tránh cho người hoặc các đồ vật khỏi bị rơi xuống, ví dụ như dùng ray bảo vệ.

6.4.3.3. Các cửa ra vào và cửa sập phải có khóa đóng mở bằng chìa, nhưng có thể mở từ phía trong không cần chìa.

6.4.4. Lỗ mở trên sàn

Các lỗ mở trên sàn buồng máy phải làm với kích thước nhỏ nhất có thể.

Để tránh các đồ vật rơi gây nguy hiểm, tất cả các lỗ mở này, kể cả các lỗ luồn cáp điện, đều phải làm gờ xung quanh mép lỗ, chiều cao nhỏ nhất 50 mm.

6.4.5. Thiết bị dừng

Trong buồng puli phải lắp đặt một thiết bị dừng ở gần lối ra vào để dừng thang máy ở vị trí mong muốn và giữ cho thang máy không hoạt động (theo 14.2.2 và 15.4.4).

6.4.6. Nhiệt độ

Nếu nhiệt độ trong buồng puli quá lạnh và có khả năng ngưng tụ, thì phải có biện pháp bảo vệ cho thiết bị.

Nếu trong buồng puli có lắp đặt các thiết bị điện thì nhiệt độ buồng này phải được duy trì như nhiệt độ của buồng máy.

6.4.7. Chiếu sáng và ổ cắm điện

Trong buồng puli phải có điện chiếu sáng tại chỗ. Độ sáng ở gần các puli phải không nhỏ hơn 100 lux. Nguồn điện chiếu sáng phải phù hợp với 13.6.1.

Phải lắp công tắc gần cửa ra vào, ở chiều cao phù hợp, để có thể bật sáng ngay khi vừa ra khỏi cửa buồng.

Phải lắp đặt ít nhất một ổ cắm điện theo qui định 13.6.2, xem thêm 6.4.2.2.2.

Nếu trong buồng puli có bảng và tủ điều khiển thì phải áp dụng những yêu cầu của 6.3.6.

7. Cửa tầng

7.1. Yêu cầu chung

Các khoang của tầng ra vào cabin phải lắp cửa kín.

Khi đóng cửa, khe hở giữa các cánh cửa hoặc giữa cánh cửa với khuôn cửa, dầm đỡ hoặc ngưỡng cửa phải càng nhỏ càng tốt.

Nhưng những khe hở này không được lớn hơn 6 mm. Giá trị này có thể đến 10 mm do bị mài mòn. Nếu có các chỗ lõm (khe, rãnh) thì các khe hở này phải đo từ đáy chỗ lõm.

7.2. Độ bền của cửa và khung cửa tầng

7.2.1. Cửa và khung cửa tầng phải có kết cấu cứng vững, không bị biến dạng theo thời gian. Vì vậy, khuyến nghị dùng cửa kim loại.

7.2.2. Khả năng chịu lửa

Cửa tầng phải tuân theo những quy định về phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà. prEN 81-8 chỉ ra phương pháp thử nghiệm khả năng chịu lửa.

7.2.3. Độ bền cơ học

7.2.3.1. Cửa và khóa cửa phải có độ bền cơ học, sao cho ở vị trí khóa, khi một lực 300 N phân bố trên diện tích tròn hay vuông 5 cm2, tác động thẳng góc lên bất kỳ điểm nào, mặt nào của cửa, mà:

a) không bị biến dạng dư;

b) không bị biến dạng đàn hồi quá 15 mm;

c) trong khi thử nghiệm và sau khi thử nghiệm, tính năng an toàn không bị ảnh hưởng.

7.2.3.2. Dưới tác động trực tiếp một lực bằng tay 150 N vào vị trí bất lợi nhất, theo chiều mở cửa lùa ngang và cửa gập, thì khe hở theo 7.1 có thể lớn hơn 6 mm, nhưng không vượt quá:

a) 30 mm đối với cửa mở bên;

b) 45 mm đối với cửa mở giữa.

7.2.3.3. Các cánh cửa bằng kính phải được kẹp chặt sao cho không bị hỏng kết cấu kẹp chặt kính dưới tác động các lực thử theo tiêu chuẩn này.

Cửa có phần lắp kính kích thước lớn hơn các giá trị nêu trong 7.6.2 thì phải dùng kính nhiều lớp, ngoài ra phải qua thử nghiệm va đập quả lắc như quy định ở Phụ lục J.

Sau khi thử nghiệm, tính năng an toàn của cửa phải không bị ảnh hưởng.

7.2.3.4. Kết cấu kẹp chặt kính trên cửa phải được thiết kế sao cho kính không thể bật khỏi kẹp chặt, kể cả khi nó bị tụt thấp.

7.2.3.5. Các tấm kính phải có nhãn ghi rõ những thông tin sau đây:

a) tên nhà cung cấp và nhãn hiệu hàng hóa;

b) loại kính;

c) chiều dày (ví dụ 8/8/0,76 mm).

7.2.3.6. Đối với cửa lùa ngang vận hành cưỡng bức tự động, nếu làm bằng kính có kích thước lớn hơn các giá trị nêu trong 7.6.2, phải có các biện pháp để tránh khả năng cửa kính lôi theo tay các em bé, như:

a) giảm hệ số ma sát giữa tay với kính;

b) làm kính mờ đến chiều cao 1,1 m;

c) đặt cảm biến báo tín hiệu khi có tay người;

d) hoặc dùng các biện pháp tương tự.

7.3. Chiều cao và chiều rộng của cửa

7.3.1. Chiều cao

Chiều cao thông thủy của cửa tầng phải không nhỏ hơn 2 m.

7.3.2. Chiều rộng

Chiều rộng thông thủy của cửa tầng không được cao hơn 50 mm cho cả hai bên so với chiều rộng khoang cửa cabin.

7.4. Ngưỡng cửa, dẫn hướng cửa và kết cấu treo của cửa

7.4.1. Ngưỡng cửa

Mỗi ô cửa tầng phải có ngưỡng cửa đủ độ bền để chịu các tải trọng truyền qua khi chất tải vào cabin.

CHÚ THÍCH: Phía trước ngưỡng cửa tầng nên làm mặt vát dốc ra ngoài để tránh nước rửa và nước mưa chảy vào giếng thang.

7.4.2. Dẫn hướng cửa

7.4.2.1. Cửa tầng phải được thiết kế sao cho trong vận hành bình thường không bị kẹt, không bị trượt khỏi dẫn hướng hoặc vượt quá giới hạn hành trình của chúng.

Khi dẫn hướng cửa hoạt động kém hiệu quả do bị mài mòn, hay do hỏa hoạn thì phải có dẫn hướng thay thế để đưa cửa tầng vào đúng vị trí.

7.4.2.2. Cửa lùa ngang phải được dẫn hướng cả trên và dưới.

7.4.2.3. Cửa lùa đứng phải được dẫn hướng hai bên.

7.4.3. Kết cấu treo cửa lùa đứng

7.4.3.1. Cánh cửa lùa đứng phải được cố định vào hai dây treo riêng biệt.

7.4.3.2. Dây và cáp treo phải được tính toán với hệ số an toàn không nhỏ hơn 8.

7.4.3.3. Đường kính puli cáp phải không nhỏ hơn 25 lần đường kính cáp.

7.4.3.4. Cáp hoặc xích treo phải có kết cấu bảo vệ chống bật khỏi rãnh puli hoặc trật khớp với đĩa xích.

7.5. Bảo vệ khi cửa vận hành

7.5.1. Yêu cầu chung

Cửa tầng và các bộ phận liên quan phải được thiết kế sao cho hạn chế được tối đa tác hại khi kẹt, móc phải người, quần áo hoặc đồ vật.

Để tránh khả năng bị chèn cắt bởi các cạnh sắc, mặt ngoài của cửa lùa tự động không được có các rãnh sâu hoặc gờ nổi quá 3 mm. Mép các rãnh, gờ này phải làm vát theo chiều chuyển động mở cửa.

Quy định này không áp dụng đối với lỗ khóa hình tam giác trên cửa tầng được đưa ra trong Phụ lục B.

7.5.2. Cửa dẫn động cơ khí

Cửa dẫn động cơ khí được thiết kế để hạn chế tối đa tác hại khi người bị kẹt vào cánh cửa.

Để đáp ứng điều này, phải tuân theo những yêu cầu sau:

7.5.2.1. Cửa lùa ngang

7.5.2.1.1. Cửa lùa ngang điều khiển tự động

7.5.2.1.1.1. Lực cản đóng cửa ở hai phần ba cuối hành trình không được lớn hơn 150 N.

7.5.2.1.1.2. Động năng của cửa tầng và các bộ phận cơ khí liên kết cứng với chúng, được tính 1) toán hoặc đo với vận tốc trung bình đóng cửa, không được lớn hơn 10 J.

Vận tốc trung bình đóng cửa lùa ngang được tính trên toàn bộ hành trình, giảm bớt:

a) 25 mm mỗi đầu đối với cửa mở giữa;

b) 50 mm mỗi đầu đối với cửa mở bên;

7.5.2.1.1.3. Phải có thiết bị bảo vệ chống kẹt, phòng khi đang đóng gặp phải chướng ngại vật, hoặc va vào người đang ra vào cabin, cửa sẽ tự động đổi chiều chuyển động để mở trở lại.

Thiết bị này có thể là thiết bị bảo vệ chống kẹt cửa cabin (xem 8.7.2.1.1.3).

Thiết bị này có thể không tác động ở 50 mm cuối hành trình của mỗi cánh cửa.

Trong trường hợp có thể làm vô hiệu hóa thiết bị bảo vệ chống kẹt trong khoảng thời gian ngắn xác định (thí dụ để loại bỏ chướng ngại trên ngưỡng cửa) thì tổng động năng đóng cửa theo 7.5.2.1.1.2, khi hệ thống đóng cửa chuyển động với thiết bị bảo vệ bị vô hiệu hóa, không được lớn hơn 4J.

7.5.2.1.1.4. Trong trường hợp cửa tầng được dẫn động cùng với cửa cabin thì các yêu cầu của 7.5.2.1.1.1 và 7.5.2.1.1.2 được áp dụng đối với cả hệ thống cửa liên kết cùng nhau.

7.5.2.1.1.5. Đối với cửa gập, lực cản mở cửa không được lớn hơn 150 N. Đo lực này phải ứng với vị trí cửa gập vừa phải, khi khoảng cách giữa hai cạnh gập phía ngoài kề nhau bằng 100 mm.

7.5.2.1.2. Cửa lùa ngang không tự động

Đối với cửa lùa ngang mà người sử dụng phải điều khiển bằng ấn nút liên tục, phải hạn chế vận tốc trung bình đóng cửa của cánh cửa chuyển động nhanh nhất không lớn hơn 0,3 m/s nếu động năng đóng cửa (tính toán hoặc đo theo 7.5.2.1.1.2) vượt quá 10 J.

7.5.2.2. Cửa lùa đứng

Cửa lùa đứng chỉ được phép dùng ở thang hàng có người kèm.

Cho phép dùng dẫn động cơ khí để đóng cửa nếu đáp ứng được bốn điều kiện sau đây:

a) đóng cửa bằng ấn nút liên tục;

b) vận tốc trung bình đóng cửa của cánh cửa chuyển động nhanh nhất không lớn hơn 0,3 m/s;

c) kết cấu cửa cabin như quy định trong 8.6.1;

d) cửa tầng chỉ bắt đầu đóng sau khi cửa cabin đã đóng được ít nhất hai phần ba hành trình.

7.5.2.3. Các kiểu cửa khác

Đối với các kiểu cửa khác (ví dụ cửa quay) nếu dùng dẫn động cơ khí, thì cũng cần có các biện pháp để tránh khi đóng mở cửa có thể va phải người, tương tự như ở kiểu cửa lùa dẫn động cơ khí.

7.6. Chiếu sáng tại chỗ và tín hiệu "có cabin đỗ"

7.6.1. Chiếu sáng tại chỗ

Mặt sàn khu vực gần cửa tầng phải được chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo với độ sáng không nhỏ hơn 50 lux để người sử dụng thang khi mở cửa tầng vào cabin có thể trông thấy phía trước mặt mình, ngay cả khi đèn chiếu sáng cabin không hoạt động (xem 0.2.5).

7.6.2. Tín hiệu "có cabin đỗ"

Trong trường hợp cửa tầng đóng mở bằng tay, trước khi mở cửa, người sử dụng thang phải biết được là ở sau cửa tầng có cabin hay không.

Để đáp ứng yêu cầu này, có thể dùng một trong hai biện pháp sau:

a) Phải làm một hoặc nhiều lỗ quan sát lắp vật liệu trong suốt thỏa mãn bốn yêu cầu sau:

1) độ bền cơ học như quy định trong 7.2.3.1, không cần qua thử nghiệm va đập quả lắc;

2) chiều dày nhỏ nhất 6 mm;

3) diện tích kính trên một cửa tầng không nhỏ hơn 0,015 m2 với mỗi lỗ không nhỏ hơn 100 cm2;

4) chiều rộng lỗ quan sát nhỏ nhất 60 mm, lớn nhất 150 mm; lỗ có chiều rộng lớn hơn 80 mm thì cạnh dưới của nó phải ở chiều cao nhỏ nhất 1 m so với mặt sàn.

b) phải có đèn tín hiệu báo "có cabin đỗ"; đèn này chỉ bật sáng khi cabin sắp dừng hoặc đã dừng ở mức sàn của từng tầng. Đèn tín hiệu phải luôn sáng trong suốt thời gian cabin đỗ.

7.7. Khóa và kiểm soát đóng cửa tầng

7.7.1. Bảo vệ người sử dụng không bị ngã

Phải thiết kế sao cho không thể mở dù chỉ là một cánh cửa tầng (hoặc một cánh trong trường hợp cửa nhiều cánh), nếu cabin không dừng hoặc không ở trong vùng mở khóa của cửa đó.

Vùng mở khóa được giới hạn lớn nhất 0,20 m trên và dưới mức sàn.

Trong trường hợp cửa tầng và cửa cabin được dẫn động đồng thời và dẫn động bằng cơ khí, giới hạn vùng mở khóa có thể đến 0,35 m trên và dưới mức sàn.

7.7.2. Bảo vệ người sử dụng không bị chèn cắt

7.7.2.1. Ngoài những trường hợp trong 7.7.2.2, phải thiết kế sao cho trong vận hành bình thường không thể khởi động cho thang chạy hoặc duy trì đang chạy, khi có một cánh cửa nào đó bị mở; tuy nhiên lúc này các thao tác chuẩn bị cho cabin di chuyển (ví dụ đóng điện động cơ bơm) vẫn có thể thực hiện được.

7.7.2.2. Cho phép di chuyển cabin khi cửa tầng để mở trong những vùng sau đây:

a) trong vùng mở khóa để tiến hành chỉnh tầng, chỉnh lại tầng hoặc chống trôi tầng ở tầng dừng tương ứng, với điều kiện đảm bảo các quy định theo 14.2.1.2;

b) trong vùng lớn nhất 1,65 m trên mức sàn để chất tải hoặc dỡ tải trên cabin, với điều kiện đảm bảo các quy định theo 8.4.3, 8.14 và 14.2.1.4, và:

1) chiều cao thông thủy từ sàn cabin đến xà trên của khung cửa tầng không được nhỏ hơn 2 m;

2) ngoài ra dù cabin ở vị trí nào trong vùng này, phải đảm bảo đóng kín được cửa tầng dễ dàng.

7.7.3. Khóa cửa tầng và mở khóa cứu hộ khẩn cấp

Mỗi cửa tầng phải có thiết bị khóa, thỏa mãn các yêu cầu theo 7.7.1. Không được sử dụng khóa này sai mục đích.

7.7.3.1. Khóa cửa tầng

Cửa tầng phải được đóng và khóa kỹ trước khi cabin di chuyển. Tuy nhiên trước đó vẫn có thể thực hiện được các thao tác chuẩn bị cho cabin di chuyển. Tình trạng khóa cửa phải được kiểm soát bởi thiết bị an toàn điện phù hợp với 14.1.2.

7.7.3.1.1. Cabin không thể khởi động di chuyển, nếu chi tiết khóa cửa chưa gài sâu được ít nhất 7 mm; xem Hình 3.

7.7.3.1.2. Cơ cấu khóa phải liên động với thiết bị an toàn kiểm soát khóa cửa; liên kết giữa cơ cấu khóa với chi tiết của công tắc ngắt điện phải trực tiếp, chắc chắn và phải điều chỉnh được (nếu cần).

Trường hợp đặc biệt: Trong trường hợp cần phải bảo vệ thiết bị khóa khỏi độ ẩm và chấn động, liên kết này sẽ có ích với điều kiện là mối nối giữa khóa cơ khí và thiết bị an toàn kiểm soát khóa cửa chỉ có thể mở bằng cách phá thiết bị khóa.

7.7.3.1.3. Đối với cửa bản lề, khóa phải được đặt sát mép cánh cửa, phải đảm bảo khóa chắc chắn kể cả trong trường hợp cánh cửa bị nghiêng, lệch.

7.7.3.1.4. Các chi tiết khóa và kết cấu cố định khóa phải chịu được va đập, và phải làm bằng kim loại hoặc gia cường bằng kim loại.

7.7.3.1.5. Các chi tiết khóa phải được gài sâu sao cho một lực 300 N tác động theo chiều mở cửa vẫn không làm giảm hiệu lực của khóa.

7.7.3.1.6. Bộ phận khóa phải đủ bền, không bị biến dạng dư, khi thử theo F.1, với tác động ở chiều cao ngang với khóa có giá trị không nhỏ hơn;

a) 1000 N đối với cửa lùa;

b) 3000 N đối với cửa bản lề.

7.7.3.1.7. Động tác khóa và giữ khóa đóng có thể thực hiện nhờ tác dụng của trọng lực, của nam châm vĩnh cửu hoặc lò xo. Nếu dùng lò xo thì phải dùng lò xo nén, có dẫn hướng, và phải đủ kích thước để khi mở khóa các vòng lò xo không bị nén khít lên nhau.

Trong trường hợp nam châm vĩnh cửu hoặc lò xo bị yếu đi, khóa phải không thể tự mở dưới tác dụng của trọng lực.

Nếu dùng nam châm vĩnh cửu thì phải đảm bảo không thể bị vô hiệu hóa bằng các phương pháp đơn giản như gõ, gia nhiệt.

7.7.3.1.8. Bộ phận khóa phải được bảo vệ chống bụi bặm tích tụ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của khóa.

7.7.3.1.9. Việc kiểm tra xem xét các bộ phận làm việc của khóa phải được dễ dàng, thuận tiện (ví dụ nhìn qua ô cửa quan sát).

7.7.3.1.10. Nếu các công tắc khóa đặt trong hộp thì các vít của nắp hộp phải có kết cấu không rơi ra được khi mở hộp.

Hình 3 - Ví dụ thiết bị khóa

7.7.3..2 Mở khóa cứu hộ

Mỗi cửa tầng phải mở được từ phía ngoài bằng một chìa đặc biệt (ví dụ kiểu mở khóa bằng chìa hình tam giác như trong Phụ lục B).

Chìa khóa này được giao cho người có trách nhiệm, cùng với bản chỉ dẫn chi tiết về các biện pháp phòng ngừa bắt buộc để tránh tai nạn có thể xảy ra trong trường hợp mở khóa cửa mà sau đó không khóa trở lại.

Thiết bị khóa phải có kết cấu sao cho sau khi mở khóa không thể duy trì ở vị trí mở, mà phải tự động khóa lại sau khi cửa tầng đóng.

Trong trường hợp cửa tầng được dẫn động bằng cửa cabin, phải có thiết bị (đối trọng hoặc lò xo) bảo đảm tự động đóng cửa tầng khi vì một lý do nào đó cửa này vẫn mở mà cabin không ở trong vùng mở khóa.

7.7.3.3. Thiết bị khóa chính là bộ phận an toàn và phải được kiểm tra theo yêu cầu ở F.1.

7.7.4. Thiết bị điện kiểm soát trạng thái đóng cửa tầng

7.7.4.1. Mỗi cửa tầng đều phải có thiết bị an toàn điện phù hợp 14.1.2 để kiểm soát trạng thái đóng cửa và đáp ứng các điều kiện theo 7.7.2.

7.7.4.2. Trường hợp các cửa tầng kiểu lùa ngang dẫn động cùng với cửa cabin, thiết bị này có thể làm chung với thiết bị kiểm soát khóa, với điều kiện hoạt động của nó phụ thuộc trạng thái đóng hoàn toàn của cửa tầng.

7.7.4.3. Trường hợp cửa tầng kiểu bản lề, thiết bị này phải đặt sát mép cửa đóng, hoặc đặt trên thiết bị cơ khí kiểm soát trạng thái đóng cửa.

7.7.5. Yêu cầu chung cho thiết bị kiểm soát trạng thái đóng và khóa cửa tầng

7.7.5.1. Phải loại trừ khả năng nhờ một thao tác đặc biệt ngoài quy trình vận hành bình thường có thể cho thang chạy với cửa tầng để mở hoặc không khóa.

7.7.5.2. Các thiết bị kiểm soát vị trí của khóa phải hoạt động tốt.

7.7.6. Cửa lùa có nhiều cánh liên kết cơ khí với nhau

7.7.6.1. Trường hợp cửa lùa có nhiều cánh liên kết cơ khí trực tiếp với nhau, cho phép:

a) thiết bị kiểm soát đóng cửa, theo 7.7.4.1 và 7.7.4.2, chỉ lắp trên một cánh cửa.

b) chỉ khóa một cánh cửa, với điều kiện là khi đã khóa cánh này thì không thể mở được các cánh khác.

7.7.6.2. Trường hợp cửa lùa có nhiều cánh liên kết cơ khí gián tiếp (ví dụ bằng cáp, xích, hoặc đai) cho phép chỉ khóa một cánh cửa, với điều kiện khi đã khóa cánh này, thì không thể mở được các cánh khác, và trên các cánh khác không làm tay nắm.

Phải có một thiết bị an toàn điện theo 14.1.2 để kiểm soát trạng thái đóng cửa của các cánh cửa không làm khóa.

7.8. Đóng cửa tầng tự động

Trong vận hành bình thường, các cửa tầng điều khiển tự động trong trường hợp không có lệnh di chuyển cabin, phải tự động đóng lại sau một khoảng thời gian nhất định; khoảng thời gian này được xác định tùy thuộc tính chất sử dụng thang.

8. Cabin và đối trọng

8.1. Chiều cao cabin

8.1.1. Chiều cao trong lòng cabin không được nhỏ hơn 2 m.

8.1.2. Chiều cao thông thủy khoang cửa vào cabin không được nhỏ hơn 2 m.

8.2. Diện tích hữu ích, tải định mức, số lượng hành khách trong cabin

8.2.1. Trường hợp chung

Diện tích hữu ích của cabin phải được hạn chế tương ứng với tải định mức, để tránh khả năng người vào quá tải. Để đáp ứng yêu cầu này, mối quan hệ giữa tải định mức và diện tích hữu ích lớn nhất của cabin được xác định theo Bảng 1.

Trong tổng diện tích cabin phải tính cả các khoang và chỗ mở rộng, dù với chiều cao đến 1m, có hoặc không có cửa ngăn cách.

Phần diện tích còn lại ở lối vào sau khi đã đóng cửa cabin cũng phải tính vào diện tích hữu ích của cabin.

Ngoài ra, tình trạng quá tải cabin phải được kiểm soát bởi thiết bị hạn chế quá tải phù hợp theo 14.2.5.

Bảng 1

Tải định mức

kg

Diện tích lớn nhất sàn cabin

m2

Tải định mức

kg

Diện tích lớn nhất sàn cabin

m2

100 1)

0,37

900

2,20

180 2)

0,58

975

2,35

225

0,70

1000

2,40

300

0,90

1050

2,50

375

1,10

1125

2,65

400

1,17

1200

2,80

450

1,30

1250

2,90

525

1,45

1275

2,95

600

1,60

1350

3,10

630

1,66

1425

3,25

675

1,75

1500

3,40

750

1,90

1600

3,56

800

2,00

2000

4,20

825

2,05

2500 3)

5,00

1) Nhỏ nhất với thang một người.

2) Nhỏ nhất với thang hai người.

3) Trên 2500 kg cộng thêm 0,16 m2 cho mỗi 100 kg gia tăng.

Với các giá trị trung gian thì tính theo tỉ lệ nội suy.

8.2.2. Thang hàng có người kèm

8.2.2.1. Đối với thang hàng có người kèm, dẫn động thủy lực, diện tích hữu ích của cabin có thể lớn hơn các giá trị xác định theo Bảng 1, nhưng không được vượt quá các giá trị xác định tương ứng với tải định mức theo Bảng 2.

8.2.2.2. Tuy nhiên diện tích hữu ích của cabin thang máy có đối trọng phải chọn sao cho với tải tương ứng xác định theo Bảng 1 không được gây ra áp lực lớn hơn 1,4 lần áp lực thiết kế của kích và các đường ống thủy lực.

8.2.2.3. Việc thiết kế cabin, khung cabin, liên kết cabin với píttông (hoặc xylanh), kết cấu treo (ở thang gián tiếp), bộ hãm an toàn, van ngắt, thiết bị chèn, thiết bị chặn, ray dẫn hướng và bộ giảm chấn, phải xuất phát từ tải trọng xác định theo Bảng 1.

8.2.2.4. Trường hợp chất tải bằng phương tiện vận chuyển thì tải trọng lên thang phải tính cả khối lượng của phương tiện đó.

Bảng 2

Tải định mức

kg

Diện tích lớn nhất sàn cabin

(xem 8.2.1)

m2

Tải định mức

kg

Diện tích lớn nhất sàn cabin

(xem 8.2.1)

m2

400

1,68

975

3,52

450

1,84

1000

3,60

525

2,08

1050

3,72

600

2,32

1125

3,90

630

2,42

1200

4,08

675

2,56

1250

4,20

750

2,80

1275

4,26

800

2,96

1350

4,44

825

3,04

1425

4,62

900

3,28

1500

4,80

 

 

1600

5,04

3) Trên 1600 kg cộng thêm 0,40 m2 cho mỗi 100 kg gia tăng.

Với các giá trị trung gian thì tính theo tỉ lệ nội suy.

8.2.3. Số lượng hành khách

Số lượng hành khách cho cabin có thể xác định theo một trong hai cách sau:

a) tính theo công thức (tải định mức /75), kết quả lấy đến số nguyên, bỏ số lẻ;

b) theo Bảng 3.

Bảng 3

Số lượng hành khách

Diện tích nhỏ nhất sàn cabin

m2

Số lượng hành khách

Diện tích nhỏ nhất sàn cabin

m2

1

0,28

11

1,87

2

0,49

12

2,01

3

0,60

13

2,15

4

0,79

14

2,29

5

0,98

15

2,43

6

1,17

16

2,57

7

1,31

17

2,71

8

1,45

18

2,85

9

1,59

19

2,99

10

1,73

20

3,13

Trên 20 hành khách cộng thêm 0,115 m2 cho mỗi hành khách gia tăng.

8.3. Vách, sàn và nóc cabin

8.3.1. Cabin phải được bao che hoàn toàn bằng vách, sàn và nóc, chỉ cho phép trổ các ô, lỗ sau đây:

a) cửa ra vào cho người sử dụng;

b) cửa sập và cửa cứu hộ;

c) các lỗ thông gió.

8.3.2. Vách, sàn và nóc phải đủ độ bền cơ học. Kết cấu khung treo, má dẫn hướng, vách, sàn và nóc của cabin phải đủ độ bền cơ học, chịu được các tải trọng phát sinh trong vận hành bình thường cũng như trong các tình huống đặc biệt, khi có sự tác động của bộ hãm an toàn, van ngắt, thiết bị chèn hoặc thiết bị chặn, hoặc khi cabin đáp mạnh xuống giảm chấn.

8.3.2.1. Vách cabin phải có độ bền cơ học, sao cho khi có lực 300 N phân bố trên diện tích tròn hoặc vuông 5 cm2, tác động vuông góc tại điểm bất kỳ, từ phía trong hoặc từ phía ngoài của vách, mà:

a) không bị biến dạng dư;

b) không bị biến dạng đàn hồi lớn hơn 15 mm.

Vách bằng kính thì phải dùng kính nhiều lớp, và phải qua thử nghiệm va đập quả lắc như mô tả ở Phụ lục J.

Các tính năng an toàn của vách phải không bị ảnh hưởng sau khi thử nghiệm.

Vách có kính đặt thấp hơn 1,10 m tính từ sàn cabin thì phải làm tay vịn ở chiều cao trong khoảng từ 0,90 m đến 1,10 m. Tay vịn này phải được cố định chắc chắn, không được gá vào kính.

Kết cấu kẹp chặt kính phía trên vách phải được thiết kế sao cho kính không thể bật khỏi kẹp chặt, kể cả khi nó bị tụt thấp.

Các tấm kính phải có nhãn ghi rõ:

a) tên nhà cung cấp và nhãn hiệu hàng hóa;

b) loại kính;

c) chiều dày (ví dụ: 8/8/0,76 mm).

8.3.2.2. Nóc cabin phải đáp ứng được những yêu cầu của 8.13.

8.3.3. Vách, sàn và nóc cabin không được làm bằng các vật liệu có thể gây nguy hiểm cao do dễ cháy hoặc do tính chất và số lượng của khí và khói có thể phát sinh.

8.4. Tấm chắn chân cửa

8.4.1. Ở ngưỡng cửa cabin phải làm tấm chắn chân cửa chạy suốt chiều rộng khoang cửa tầng. Tấm chắn này phủ xuống dưới, kết thúc bằng một mặt vát trên 60o so với phương ngang; hình chiếu của mặt vát này trên mặt phẳng ngang phải không nhỏ hơn 20 mm.

8.4.2. Chiều cao thẳng đứng của tấm chắn phải không nhỏ hơn 0,75 m.

8.4.3. Trong trường hợp thang máy xếp dỡ hàng trên bệ (xem 14.2.1.4) thì chiều cao phần thẳng đứng của tấm chắn phải đủ để phủ quá dưới mức ngưỡng cửa tầng ít nhất 0,1 m khi cabin ở vị trí cao nhất để có thể xếp dỡ hàng.

8.5. Lối vào cabin

Mỗi lối vào cabin đều phải có cửa.

8.6. Cửa cabin

8.6.1. Cửa cabin phải kín hoàn toàn. Riêng đối với thang hàng có người kèm có thể làm cửa lùa đứng mở lên trên; cửa có thể làm bằng lưới hoặc tấm đục lỗ; kích thước mắt lưới hoặc lỗ không được lớn hơn 10 mm chiều ngang và 60 mm chiều đứng.

8.6.2. Cửa cabin khi đóng, ngoại trừ các khe hở vận hành, phải che kín toàn bộ lối vào cabin.

8.6.3. Ở vị trí đóng cửa, các khe hở giữa các cánh cửa, giữa cánh cửa với khung cửa, giữa dầm đỡ và ngưỡng cửa phải càng nhỏ càng tốt

Để đáp ứng được yêu cầu này thì các khe hở vận hành không được lớn hơn 6 mm. Giá trị này có thể lên đến 10 mm do bị mài mòn. Nếu có các chỗ lõm (khe, rãnh…) thì khe hở phải đo từ đáy chỗ lõm. Cửa lùa đứng trong trường hợp theo 8.6.1 là ngoại lệ.

8.6.4. Đối với cửa bản lề phải làm cữ chặn không cho cửa lật ra ngoài cabin.

8.6.5. Cửa cabin phải làm lỗ quan sát nếu cửa tầng có lỗ quan sát [7.6.2a)], trừ trường hợp cửa cabin điều khiển tự động và cửa được để mở khi cabin đỗ ở mức sàn của tầng dừng.

Lỗ quan sát ở cửa cabin phải thỏa mãn các yêu cầu của 7.6.2a) và phải bố trí trùng với vị trí lỗ quan sát ở cửa tầng khi cabin đỗ ở tầng đó.

8.6.6. Ngưỡng cửa, dẫn hướng cửa và kết cấu treo cửa

Áp dụng các yêu cầu liên quan đến cửa của 7.4.

8.6.7. Độ bền cơ học

8.6.7.1. Cửa cabin ở vị trí đóng phải có độ bền cơ học, sao cho khi có một lực 300 N phân bố trên diện tích tròn hoặc vuông 5 cm2, tác động vuông góc tại điểm bất kỳ, từ phía trong hoặc từ phía ngoài của cửa, mà:

a) không bị biến dạng dư;

b) không bị biến dạng đàn hồi quá 15 mm;

c) không bị ảnh hưởng các tính năng an toàn sau khi thử nghiệm.

8.6.7.2. Các cánh cửa bằng kính phải được kẹp chặt sao cho không bị hỏng kết cấu kẹp chặt kính dưới tác động các lực thử.

Cửa kính có kích thước lớn hơn các giá trị nêu ở 7.6.2 thì phải dùng kính nhiều lớp và phải qua thử nghiệm va đập quả lắc theo qui định ở Phụ lục J.

Các tính năng an toàn của cửa phải không bị ảnh hưởng sau khi thử nghiệm.

8.6.7.3. Kết cấu kẹp chặt kính phía trên cửa phải được thiết kế sao cho kính không thể bật ra khỏi kẹp chặt, kể cả khi nó bị tụt thấp.

8.6.7.4. Các tấm kính phải có nhãn ghi rõ:

a) tên nhà cung cấp và nhãn hiệu hàng hóa;

b) loại kính;

c) chiều dày (ví dụ 8/8/0,76 mm).

8.6.7.5. Đối với cửa lùa ngang vận hành cưỡng bức tự động, nếu làm bằng kính với kích thước lớn hơn giá trị nêu ở 7.6.2, phải có biện pháp để tránh khả năng cửa kính lôi theo tay các em bé, như:

a) giảm hệ số ma sát giữa tay với kính;

b) làm kính mờ đến chiều cao 1,10 m;

c) đặt cảm biến báo tín hiệu khi có tay người;

d) hoặc dùng các biện pháp tương tự.

8.7. Bảo vệ khi cửa vận hành

8.7.1. Yêu cầu chung

Cửa cabin và các phụ kiện kèm theo phải được thiết kế sao cho hạn chế được tối đa tác hại khi kẹt phải người, quần áo hoặc đồ vật.

Để tránh khả năng bị chèn cắt bởi các cạnh sắc nhọn, mặt trong của cửa lùa tự động không được có các rãnh sâu hoặc gờ nổi quá 3 mm. Mép các rãnh, gờ này phải làm vát theo chiều chuyển động mở cửa. Cửa đục lỗ như ở 8.6.1 không phải đáp ứng các yêu cầu này.

8.7.2. Cửa dẫn động cơ khí

Cửa dẫn động cơ khí được thiết kế để hạn chế tối đa tác hại khi người bị kẹt vào cánh cửa.

Để đáp ứng điều này, phải tuân theo những yêu cầu sau đây.

Trong trường hợp cửa tầng được dẫn động cùng với cửa cabin thì các yêu cầu sau được áp dụng đối với cả hệ thống cửa liên kết cùng nhau.

8.7.2.1. Cửa lùa ngang

8.7.2.1.1. Cửa lùa ngang điều khiển tự động

8.7.2.1.1.1. Lực cản đóng cửa ở hai phần ba cuối hành trình không được lớn hơn 150 N.

8.7.2.1.1.2. Động năng của cửa cabin và các bộ phận cơ khí liên kết cứng với chúng, được tính 1) toán hoặc đo tại vận tốc trung bình đóng cửa, không được lớn hơn 10 J.

Vận tốc trung bình đóng cửa lùa ngang được tính trên toàn bộ hành trình, giảm bớt:

a) 25 mm mỗi đầu đối với cửa mở giữa;

b) 50 mm mỗi đầu đối với cửa mở bên;

8.7.2.1.1.3. Phải có thiết bị bảo vệ chống kẹt, phòng khi đang đóng gặp phải chướng ngại, hoặc va vào người đang ra vào cabin, cửa sẽ tự động đổi chiều chuyển động để mở trở lại.

Thiết bị này có thể không tác động ở 50 mm cuối hành trình của mỗi cánh cửa.

Trong trường hợp có thể làm vô hiệu hóa thiết bị bảo vệ chống kẹt trong khoảng thời gian ngắn xác định (thí dụ để loại bỏ chướng ngại trên ngưỡng cửa) thì tổng động năng theo 8.7.2.1.1.2, khi hệ thống đóng cửa chuyển động với thiết bị bảo vệ bị vô hiệu hóa, không được lớn hơn 4 J.

8.7.2.1.1.4. Đối với cửa gập, lực cản mở cửa không được lớn hơn 150 N. Đo lực này phải ứng với vị trí cửa gập vừa phải, khi khoảng cách giữa hai cạnh gập phía ngoài kề nhau bằng 100 mm.

8.7.2.1.1.5. Khi mở cửa, nếu cửa gập thu khuất vào hốc cửa, thì khoảng cách giữa cạnh ngoài của tấm cửa trong cùng với thành bên của hốc cửa phải không nhỏ hơn 15 mm.

8.7.2.1.2. Cửa lùa ngang không tự động

Đối với cửa lùa ngang mà người sử dụng phải điều khiển bằng ấn nút liên tục, phải hạn chế vận tốc trung bình đóng cửa của cánh cửa chuyển động nhanh nhất không lớn hơn 0,3 m/s, nếu động năng đóng cửa (tính theo 7.5.2.1.1.2) vượt quá 10 J.

8.7.2.2. Cửa lùa đứng

Cửa lùa đứng chỉ được phép dùng ở thang hàng có người kèm.

Cho phép dùng dẫn động cơ khí để đóng cửa nếu đáp ứng được bốn điều kiện sau đây:

a) đóng cửa bằng ấn nút liên tục;

b) vận tốc trung bình đóng cửa không lớn hơn 0,3 m/s;

c) cửa có kết cấu theo quy định 8.6.1;

d) cửa tầng chỉ bắt đầu đóng sau khi cửa cabin đã đóng được ít nhất hai phần ba hành trình.

8.8. Cơ cấu đảo chiều hành trình đóng cửa cabin

Nếu dùng cửa điều khiển tự động, phải lắp đặt một thiết bị đảo chiều hành trình đóng cửa cùng với các thiết bị kiểm soát khác của cabin.

Nếu trong thang máy có trang bị hệ thống chống trôi tầng bằng điện thì không cần dùng đến thiết bị đảo chiều.

8.9. Thiết bị điện kiểm soát đóng cửa

8.9.1. Ngoài những trường hợp trong 7.7.2.2, trong vận hành bình thường, thiết bị này phải đảm bảo dừng ngay hoạt động của thang, hoặc không cho phép khởi động thang, nếu có dù chỉ một cánh cửa bị mở, hoặc không được đóng kín. Nhưng vẫn cho phép thực hiện một số thao tác chuẩn bị cho cabin di chuyển.

8.9.2. Mỗi cửa cabin phải được trang bị một thiết bị an toàn điện để kiểm soát trạng thái đóng cửa tuân theo 14.1.2 và đáp ứng các điều kiện của 8.9.1.

Nếu cửa cabin cần khóa [xem 11.2.1c)], thì thiết bị khóa phải được thiết kế và vận hành tương tự thiết bị khóa cửa tầng (xem 7.7.3.1 và 7.7.3.3).

8.10. Cửa lùa với nhiều cánh liên kết cơ khí

8.10.1. Trường hợp cửa lùa có nhiều cánh liên kết cơ khí trực tiếp với nhau, cho phép:

a) hai phương án lắp thiết bị kiểm soát đóng cửa (8.9.2):

1) chỉ lắp trên một cánh cửa (cánh chuyển động nhanh, nếu nhiều cánh lắp lồng nhau);

2) lắp trên bộ phận dẫn động cửa, nếu giữa bộ phận này với cánh cửa được liên kết trực tiếp;

b) trong trường hợp như 11.2.1c) thì chỉ khóa một cánh cửa, với điều kiện là khi đã khóa cánh này thì không thể mở được các cánh khác.

8.10.2. Đối với cửa lùa có nhiều cánh liên kết cơ khí gián tiếp với nhau (ví dụ bằng cáp, xích hoặc đai), cho phép chỉ lắp thiết bị kiểm soát đóng cửa trên một cánh, với các điều kiện sau:

a) cánh cửa này không phải là cửa dẫn động;

b) cánh cửa dẫn động được liên kết cứng với bộ phận dẫn động.

8.11. Mở cửa cabin

8.11.1. Để người trong cabin có thể thoát ra ngoài, trong điều kiện thang bị dừng ở sát vị trí dừng tầng và điện dẫn động cửa (nếu có) đã bị cắt:

a) cửa cabin phải được mở bằng tay từ phía ngoài, mở cả hay mở một phần;

b) cửa cabin phải được mở bằng tay từ trong cabin, mở cả hay mở một phần cùng với cửa tầng, nếu chúng được dẫn động chung.

Mở cửa cabin như quy định trong 8.11.1 ít nhất phải được thực hiện trong vùng mở khóa cửa.

Lực mở cửa yêu cầu không được lớn hơn 300 N.

Trong trường hợp cửa cabin có khóa cơ khí như 11.2.1c), thì chỉ có thể mở được cửa tầng từ trong cabin khi nó ở trong vùng mở cửa khóa cửa.

8.11.2. Khi thang máy hoạt động với vận tốc định mức vượt quá 1 m/s thì lực cần để mở cửa cabin phải lớn hơn 50 N.

Yêu cầu này không bắt buộc trong vùng mở khóa.

8.12. Cửa sập cứu hộ và cửa cứu hộ

8.12.1. Khi có hoạt động cứu hộ khẩn cấp như 12.9 thì mọi trợ giúp cho người trong cabin phải từ bên ngoài.

8.12.2. Nếu làm cửa sập cứu hộ trên nóc cabin thì kích thước cửa sập phải không nhỏ hơn 0,35 m x 0,50 m.

8.12.3. Có thể làm cửa cứu hộ ở mỗi cabin trong trường hợp hai cabin kề nhau mà khoảng cách giữa chúng không lớn hơn 0,75 m (xem 5.2.2.1.2).

Cửa cứu hộ phải có kích thước nhỏ nhất 1,80 m chiều cao và 0,35 m chiều rộng.

8.12.4. Nếu lắp đặt cửa sập cứu hộ và cửa cứu hộ thì chúng phải đáp ứng các yêu cầu theo 8.3.2, 8.3.3 và các yêu cầu sau đây:

8.12.4.1. Các cửa này phải có khóa đóng mở bằng tay.

8.12.4.1.1. Cửa sập cứu hộ phải được mở từ phía ngoài cabin không cần chìa và mở từ bên trong cabin phải có chìa thích hợp cho lỗ khóa tam giác như ở Phụ lục B.

Cửa sập cứu hộ không được mở vào trong cabin.

Ở vị trí mở không được để cửa sập cứu hộ chìa ra ngoài khuôn khổ cabin.

8.12.4.1.2. Cửa cứu hộ phải được mở từ phía ngoài không cần chìa và mở từ bên trong phải có chìa chuyên dùng cho lỗ khóa hình tam giác như ở Phụ lục B.

Cửa cứu hộ không được mở ra ngoài cabin.

Cửa cứu hộ không được bố trí ở phía có đối trọng đi qua hoặc đối diện các chướng ngại vật (không kể các dầm ngăn cách hai cabin) gây cản trở khi di chuyển từ cabin này sang cabin kia.

8.12.4.2. Phải có thiết bị an toàn điện theo 14.1.2 để kiểm soát tính trạng khóa cửa như 8.12.4.1.

Thiết bị này sẽ lập tức làm dừng thang máy khi khóa không tốt.

Thang sẽ chỉ có thể vận hành trở lại sau khi cửa đã khóa kỹ.

8.13. Nóc cabin

Nóc cabin phải đáp ứng những yêu cầu của 8.3 và những yêu cầu sau

8.13.1. Nóc cabin phải chịu được trọng lượng của hai người, mỗi người tính 1000 N đứng trên diện tích 0,20 m x 0,20 m, mà không bị biến dạng dư.

8.13.2. Trên mặt nóc cabin phải có một ô đủ rộng cho người đứng; diện tích ô đó phải không nhỏ hơn 0,12 m2 và cạnh bé phải không nhỏ hơn 0,25 m.

8.13.3. Trên nóc cabin phải làm lan can bảo vệ ở những nơi có khoảng cách theo phương ngang giữa mép ngoài của nóc với vách giếng lớn hơn 0,30 m.

Khoảng cách này được đo đến vách của giếng, bỏ qua các rãnh có chiều rộng và chiều sâu nhỏ hơn 0,30 m.

Lan can nóc cabin phải đáp ứng các yêu cầu sau:

8.13.3.1. Lan can phải có tay vịn, có phần chắn kín cao 0,10 m ở phía dưới, và phần chấn song ít nhất đến nửa chiều cao lan can.

8.13.3.2. Tùy theo khoảng trống theo phương ngang phía ngoài tay vịn lan can, chiều cao lan can phải không nhỏ hơn:

a) 0,70 m khi khoảng trống đến 0,85 m;

b) 1,10 m khi khoảng trống lớn hơn 0,85 m.

8.13.3.3. Khoảng cách theo phương ngang giữa mép ngoài tay vịn với bất kỳ bộ phận nào của giếng thang (đối trọng, ray, bản mã, công tắc điện…) phải không nhỏ hơn 0,10 m.

8.13.3.4. Lan can tại phía lối vào phải để lối vào nóc cabin dễ dàng và an toàn.

8.13.3.5. Lan can phải đặt về phía trong, cách mép nóc cabin không lớn hơn 0,15 m.

8.13.4. Trên lan can phải lắp một biển báo cảnh báo nguy hiểm có thể xảy ra nếu dựa, chống vào lan can.

8.13.5. Kính dùng cho nóc cabin phải là kính nhiều lớp.

8.13.6. Các puli và/hoặc đĩa xích lắp trên nóc cabin phải có kết cấu bảo vệ, như quy định 9.4.

8.14. Xà ngang trên nóc cabin

Nếu giữa nóc cabin và xà trên của cửa tầng khi cửa mở có thể có một khoảng trống thì phần trên ô cửa cabin phải làm thêm tấm chắn cứng thẳng đứng để che kín khoảng trống đó. Trường hợp này xảy ra khi cabin cần xê dịch lên xuống tại một tầng để xếp dỡ hàng (14.2.1.4).

8.15. Trang bị trên nóc cabin

Trên nóc cabin phải lắp đặt các thiết bị sau đây:

a) thiết bị điều khiển theo 14.2.1.3 để tiến hành thao tác kiểm tra;

b) thiết bị dừng thang theo 14.2.2 và 15.3;

c) ổ cắm điện theo 13.6.2.

8.16. Thông gió

8.16.1. Cabin với cửa kín phải có các lỗ thông gió phía trên và phía dưới.

8.16.2. Tổng diện tích các lỗ thông gió phía trên, cũng như phía dưới cabin, không được nhỏ hơn 1 % diện tích hữu ích của cabin.

Khe hở xung quanh cửa cabin cũng được tính vào diện tích lỗ thông gió, có thể lên đến 50 % tổng diện tích thông gió yêu cầu.

8.16.3. Lỗ thông gió phải được cấu tạo sao cho một thanh cứng, thẳng, đường kính 10 mm không thể xuyên lọt được từ trong ra ngoài qua vách cabin.

8.17. Chiếu sáng

8.17.1. Cabin phải được chiếu sáng liên tục bằng ánh sáng điện với cường độ nhỏ nhất 50 lux lên mặt sàn và lên các thiết bị điều khiển.

8.17.2. Nếu chiếu sáng bằng đèn sợi đốt thì phải có ít nhất hai đèn mắc song song.

8.17.3. Cabin phải được chiếu sáng liên tục khi sử dụng.

Trường hợp cửa điều khiển tự động, khi cabin đỗ chờ ở tầng với cửa đóng kín (xem 7.8), có thể tắt điện chiếu sáng.

8.17.4. Phải có nguồn chiếu sáng dự phòng tự động nạp lại được, khi có sự cố mất nguồn chiếu sáng chính để ít nhất cấp điện cho một bóng điện 1 W trong 1 h. Khi mất nguồn chiếu sáng chính thì đèn tự động bật.

8.17.5. Nếu nguồn điện dự phòng như 8.17.4 cũng dùng để cung cấp cho hệ tín hiệu báo động cứu hộ như 14.2.3 thì phải có công suất thích hợp.

8.18. Đối trọng

8.18.1. Nếu đối trọng được tạo thành bởi các phiến rời thì chúng phải được giữ không bị xô lệch bằng một trong hai biện pháp sau:

a) lắp các phiến trong một khung;

b) các phiến kim loại, nếu vận tốc định mức không quá 1 m/s, có thể xỏ qua ít nhất hai thanh để giữ.

8.18.2. Các puli, đĩa xích lắp trên đối trọng phải có kết cấu bảo vệ, như quy định trong 9.4.

9. Kết cấu treo cabin chống lại cabin rơi tự do, đi xuống với tốc độ quá mức và trôi tụt tầng

Kết cấu treo ở thang gián tiếp và trong liên kết cabin - đối trọng phải đáp ứng các yêu cầu theo 9.1 đến 9.4.

9.1. Kết cấu treo

Cabin và đối trọng phải được treo bằng cáp thép hoặc bằng xích ống hoặc xích ống con lăn.

Các thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) đường kính danh nghĩa của cáp phải không nhỏ hơn 8 mm;

b) độ bền các sợi thép:

1) 1570 N/mm2, hoặc 1770 N/mm2 đối với cáp có các sợi thép cùng độ bền;

2) 1370 N/mm2 đối với sợi ngoài và 1770 N/mm2 đối với sợi trong ở cáp có các sợi khác độ bền.

c) các đặc tính khác (kết cấu, độ giãn dài, độ ô van, độ bền, thử nghiệm…) ít nhất phải tương đương theo tiêu chuẩn tương ứng hiện hành.

9.1.1. Số lượng ít nhất dây cáp (hoặc xích) phải bằng:

a) hai dây cho một kích trong trường hợp thang gián tiếp;

b) hai dây trong liên kết cabin với đối trọng.

Mỗi dây cáp hoặc xích phải độc lập riêng biệt với các dây khác.

9.1.2. Khi luồn dây thì phải tính đến số lượng cáp hoặc xích, không tính đến số dây ròng rọc.

9.2. Đường kính puli và dây cáp, cố định đầu cáp

9.2.1. Tỉ lệ giữa đường kính vòng chia danh nghĩa của puli với đường kính danh nghĩa của cáp treo phải không nhỏ hơn 40, không phụ thuộc số lượng dây bện cáp.

9.2.2. Hệ số an toàn đối với cáp treo phải không nhỏ hơn 12.

Hệ số an toàn là tỷ số giữa tải trọng phá hủy nhỏ nhất của cáp hoặc xích với tải trọng lớn nhất tác động trong dây cáp hoặc xích khi cabin đầy tải dừng ở tầng thấp nhất.

Lực lớn nhất trong cáp (xích) đối trọng cũng được xác định tương tự như trên.

9.2.3. Kết cấu cố định đầu cáp theo 9.2.4 phải chịu được trọng tải không nhỏ hơn 80 % tải trọng phá hủy nhỏ nhất của cáp.

9.2.4. Để cố định đầu dây cáp vào cabin, đối trọng và các điểm treo khác của dây cáp, phải dùng kết cấu ống côn đổ kim loại, khóa chêm tự hãm, vòng lót cáp hình tim với ít nhất ba bộ khóa, vòng sắt nối, vòng sắt đệm hoặc các kết cấu khác có độ an toàn tương đương.

9.2.5. Hệ số an toàn đối với xích treo phải không nhỏ hơn 10.

Hệ số an toàn này được xác định tương tự như 9.2.2 đối với cáp treo.

9.2.6. Để bố trí đầu xích vào cabin, đối trọng và các điểm treo khác phải dùng các má chuyển tiếp phù hợp. Kết cấu cố định đầu xích phải chịu được tải trọng không nhỏ hơn 80 % tải trọng phá hủy nhỏ nhất của xích.

9.3. Phân bố tải trọng giữa các dây cáp hoặc xích

9.3.1. Phải lắp đặt bộ phận tự động cân bằng lực căng cáp hoặc xích treo, ít nhất ở tại một đầu.

Nếu trên cùng một trục lắp nhiều đĩa xích quay tự do thì các đĩa xích không được cản trở nhau khi quay.

9.3.2. Nếu dùng lò xo để cân bằng lực căng dây thì phải dùng lò xo nén.

9.3.3. Trong trường hợp treo cabin bằng hai cáp (hoặc xích) phải có thiết bị an toàn điện theo như 14.1.2, phải làm dừng thang khi có một trong hai dây bị giãn dài bất thường.

Với thang có hai hoặc nhiều kích, yêu cầu trên phải được áp dụng cho mỗi điểm treo.

9.3.4. Các thiết bị điều chỉnh chiều dài cáp hoặc xích phải có kết cấu sao cho chúng không thể tự nới lỏng sau khi đã điều chỉnh.

9.4. Bảo vệ puli và đĩa xích

9.4.1. Puli và đĩa xích phải được bảo vệ theo Bảng 4 để tránh các hiện tượng:

a) gây thương tích cho người;

b) cáp (xích) bật khỏi puli (đĩa xích) khi bị chùng;

c) vật lạ rơi vào khe giữa cáp (xích) với puli (đĩa xích);

9.4.2. Các thiết bị bảo vệ phải có kết cấu sao cho vẫn thấy rõ các bộ phận quay và không gây trở ngại cho các thao tác kiểm tra và bảo dưỡng. Nếu các thiết bị này được tạo lỗ thì các khe hở phải tuân theo TCVN 6720, Bảng 4.

Chỉ tháo dỡ các thiết bị này khi:

a) thay thế cáp hoặc xích;

b) thay thế puli hoặc đĩa xích;

c) sửa chữa rãnh puli.

9.5. Các biện pháp chống không cho cabin rơi tự do, đi xuống với tốc độ quá lớn và trôi tụt tầng

9.5.1. Thang máy thủy lực phải được trang bị các thiết bị an toàn hoặc tổ hợp các thiết bị an toàn cùng cơ cấu điều khiển quy định ở Bảng 5 để ngăn ngừa không cho cabin:

a) rơi tự do;

b) đi xuống với tốc độ quá lớn;

c) trôi tụt tầng quá 0,12 m và quá điểm thấp nhất của vùng mở khóa.

9.5.2. Cho phép sử dụng các thiết bị an toàn hoặc tổ hợp các thiết bị an toàn và cơ cấu điều khiển chúng khác với các thiết bị an toàn và tổ hợp các thiết bị an toàn ở Bảng 5, nhưng ít nhất phải đảm bảo cùng một mức độ an toàn như các tổ hợp ở Bảng 5.

9.6. Các biện pháp ngăn ngừa không cho đối trọng rơi tự do

9.6.1. Nếu phía dưới đối trọng có khoảng không như 5.5 b) thì phải trang bị bộ hãm an toàn.

9.6.2. Bộ hãm an toàn cho đối trọng được tác động bằng:

a) bộ khống chế vượt tốc (9.10.2);

b) đứt bộ treo (9.10.3);

c) hoặc cáp an toàn (9.10.4).

Bảng 4

Vị trí puli dẫn động, puli và ổ cắm điện/đui đèn

Nguy hiểm (theo 9.4.1)

a

b

c

Trong cabin

trên nóc cabin

X

X

X

dưới sàn cabin

 

X

X

Trên đối trọng

 

X

X

Trong buồng puli

 

X

 

Trong giếng thang

Đỉnh giếng

Trên cabin

X

X

 

Cạnh cabin

 

X

 

Giữa hố thang và đỉnh giếng

 

X

X1)

Hố thang

X

X

X

Tại bộ khống chế vượt tốc và các puli kéo căng

 

X

X1)

Kích

Kéo lên

X2)

X

 

Kéo xuống

 

X

X1)

Có thiết bị đồng bộ hóa cơ khí

X

X

X

X - các trường hợp nguy hiểm phải tính đến.

1) Có thể xảy ra nguy hiểm nếu cáp hoặc xích chạm/va quyệt vào puli hoặc đĩa xích theo phương thẳng đứng hoặc theo một góc bất kỳ vượt quá phương ngang lớn nhất 90o.

2) Ít nhất phải dùng kẹp để bảo vệ.

               

Bảng 5 - Tổ hợp các biện pháp chống cabin rơi tự do, đi xuống với tốc độ quá lớn và trôi tụt tầng

 

 

 

Các biện pháp chống trôi tụt tầng

 

 

 

Bộ hãm an toàn (9.8) tác động do chuyển động đi xuống của cabin (9.10.5)

Thiết bị chèn (9.9) tác động khi cabin đi xuống (9.10.5)

Thiết bị chặn (9.11)

Hệ thống chống trôi tầng bằng điện (14.2.1.5)

Các biện pháp chống rơi tự do hoặc chống vượt tốc khi đi xuống

Thang trực tiếp

Bộ hãm an toàn (9.8) do bộ khống chế vượt tốc (9.10.2) tác động

X

 

X

X

Van ngắt (12.5.5)

 

X

X

X

Van giảm lưu (12.5.6)

 

X

X

 

 

Bộ hãm an toàn (9.8) do bộ chống vượt tốc (9.10.2) tác động

X

 

X

X

Van ngắt (12.5.5) cộng bộ hãm an toàn (9.8) được tác động bởi đứt bộ treo (9.10.3) hoặc do cáp an toàn (9.10.4) tác động

X

 

X

X

Van giảm lưu (12.5.6) cộng bộ hãm an toàn (9.8) được tác động bởi đứt bộ treo (9.10.3) hoặc do cáp an toàn (9.10.4) tác động

X

 

X

 

X = tổ hợp biện pháp được lựa chọn.

9.7. (để trống)

9.8. Bộ hãm an toàn

Theo những yêu cầu của 9.5 và 9.6 thì bộ hãm an toàn phải đáp ứng những điều kiện sau:

9.8.1. Yêu cầu chung

9.8.1.1. Bộ hãm an toàn cho cabin ở thang trực tiếp chỉ hoạt động theo chiều chuyển động đi xuống và dừng cabin khi đạt tới vận tốc tới hạn của bộ khống chế vượt tốc và phải giữ được cabin với tải được qui định trong Bảng 1 đối với thang máy qui định ở 8.2.1 và 8.2.2.

CHÚ THÍCH: Thiết bị điều khiển bộ hãm an toàn nên đặt ở phần dưới thấp của cabin.

9.8.1.2. Bộ hãm an toàn cho cabin ở thang gián tiếp chỉ hoạt động theo chiều chuyển động đi xuống và dừng cabin với tải được qui định trong Bảng 1 đối với thang máy qui định ở 8.2.1 và 8.2.2, kể cả khi đứt dây treo:

a) bộ hãm an toàn được tác động bởi bộ khống chế vượt tốc khi đạt vận tốc tới hạn của bộ khống chế vượt tốc;

b) bộ hãm an toàn được tác động bởi bộ treo cabin bị phá hủy, hoặc được tác động bởi dây cáp an toàn khi đạt vận tốc tương đương vận tốc tới hạn của bộ khống chế vượt tốc 9.8.1.4;

và phải giữ được cabin không di chuyển.

9.8.1.3. Bộ hãm an toàn cho đối trọng chỉ hoạt động theo chiều chuyển động đi xuống của đối trọng và dừng được đối trọng, kể cả khi đứt dây treo:

a) bộ hãm an toàn được tác động bởi bộ khống chế vượt tốc khi đạt vận tốc tới hạn của bộ khống chế vượt tốc.

b) bộ hãm an toàn được tác động bởi bộ treo bị phá hủy, hoặc được tác động bởi dây cáp an toàn khi đạt vận tốc tương đương vận tốc tới hạn của bộ khống chế vượt tốc 9.8.1.4.

và phải giữ được đối trọng không di chuyển.

9.8.1.4. Nếu bộ hãm an toàn được tác động bởi bộ treo cabin bị phá hủy, hoặc được tác động bởi dây cáp an toàn, thì nó phải đạt vận tốc tương đương vận tốc tới hạn của bộ khống chế vượt tốc.

9.8.2. Điều kiện sử dụng các loại bộ hãm an toàn

9.8.2.1. Có thể sử dụng các loại bộ hãm an toàn sau:

a) loại êm;

b) loại tức thời có giảm chấn;

c) bộ hãm an toàn loại tức thời cho cabin, nếu vận tốc định mức đi xuống vd của cabin không lớn hơn 0,63 m/s;

d) bộ hãm an toàn loại tức thời cho đối trọng, nếu vận tốc định mức đi lên vm của cabin không lớn hơn 0,63 m/s;

Bộ hãm an toàn tức thời không phải kiểu con lăn, không được tác động bởi bộ khống chế vượt tốc, chỉ được phép dùng, nếu vận tốc tới hạn của van ngắt hoặc vận tốc lớn nhất của van giảm lưu (hoặc van hãm) không lớn hơn 0,8 m/s.

9.8.2.2. Nếu cabin có nhiều bộ hãm an toàn thì chúng đều phải thuộc loại êm.

9.8.3. Phương thức tác động bộ hãm an toàn

9.8.3.1. Phương phức tác động bộ hãm an toàn theo 9.10.

9.8.3.2. Không được sử dụng các thiết bị điện, thủy lực hay khí nén để tác động các bộ hãm an toàn.

9.8.4. Gia tốc hãm

Gia tốc hãm trung bình cho bộ hãm an toàn êm, khi cabin với tải được xác định theo Bảng 1 đối với thang máy qui định ở 8.2.1 và 8.2.2 rơi tự do, phải trong khoảng từ 0,2 gn đến 1 gn.

9.8.5. Giải tỏa

9.8.5.1. Việc giải tỏa bộ hãm an toàn khi nó hoạt động đã hãm chặt phải do người có nghiệp vụ chuyên môn thực hiện.

9.8.5.2. Việc giải tỏa và chỉnh đặt lại bộ hãm an toàn cabin (đối trọng) chỉ có thể thực hiện được bằng cách nâng cabin (đối trọng) lên.

9.8.6. Yêu cầu về kết cấu

9.8.6.1. Không được dùng các chi tiết kẹp hãm của bộ hãm an toàn để làm má dẫn hướng.

9.8.6.2. Đối với bộ hãm an toàn tức thời có giảm chấn, thì bộ giảm chấn phải thuộc loại tích năng lượng tự phục hồi, hoặc loại tiêu tán năng lượng phù hợp với 10.4.2 và 10.4.3.

9.8.6.3. Nếu bộ hãm an toàn là loại điều chỉnh được thì việc chỉnh đặt cuối cùng phải được kẹp chì.

9.8.7. Độ nghiêng của sàn cabin

Khi bộ hãm an toàn hoạt động, sàn cabin không tải hoặc có tải phân bố đều không được nghiêng quá 5 % so với vị trí bình thường.

9.8.8. Kiểm tra điện

Khi bộ hãm an toàn hoạt động, thiết bị an toàn điện tuân theo 14.1.2 lắp trên cabin phải dừng máy trước thời điểm kẹp hãm, hoặc vào thời điểm kẹp hãm.

9.8.9. Bộ hãm an toàn là một thiết bị an toàn và phải được kiểm tra theo các yêu cầu của F.3.

9.9. Thiết bị chèn

Theo yêu cầu 9.5 thì thiết bị chèn phải đáp ứng được những điều kiện sau

9.9.1. Yêu cầu chung

Thiết bị chèn chỉ hoạt động trong chiều chuyển động đi xuống, để dừng cabin với tải xác định theo Bảng 1 đối với thang máy qui định ở 8.2.1 và 8.2.2, khi vận tốc đi xuống đạt giá trị tới hạn bằng:

a) vd + 0,3 m/s, nếu thang máy có van giảm lưu hoặc van hãm, hoặc

b) 115 % vận tốc hạ định mức vd nếu thang máy có van ngắt.

và phải giữ được cabin.

9.9.2. Điều kiện sử dụng các loại thiết bị chèn

9.9.2.1. Thiết bị chèn gồm các loại sau:

a) loại êm;

b) loại tức thời có giảm chấn;

c) loại tức thời, nếu vận tốc hạ định mức vd không lớn hơn 0,63 m/s.

Chỉ được phép dùng thiết bị chèn tức thời không phải kiểu con lăn, nếu vận tốc tới hạn của van ngắt không lớn hơn 0,8 m/s.

9.9.2.2. Nếu cabin có nhiều thiết bị chèn thì chúng đều phải thuộc loại êm.

9.9.3. Phương thức tác động thiết bị chèn

9.9.3.1. Phương thức tác động thiết bị chèn theo 9.10.

9.9.3.2. Không được sử dụng các thiết bị điện, thủy lực hay khí nén để tác động thiết bị chèn.

9.9.4. Gia tốc hãm

Khi cabin với tải xác định theo Bảng 1 đối với thang máy qui định ở 8.2.1 và 8.2.2 đi xuống với vận tốc như ở 9.9.1, gia tốc hãm do tác động của thiết bị chèn êm phải trong khoảng từ 0,2 gn đến 1 gn.

9.9.5. Giải tỏa

9.9.5.1. Việc giải tỏa thiết bị chèn khi nó đã hãm chặt phải do người có nghiệp vụ chuyên môn thực hiện.

9.9.5.2. Việc giải tỏa thiết bị chèn chỉ có thể thực hiện được bằng cách nâng cabin lên.

9.9.6. Yêu cầu về kết cấu

Áp dụng các quy định theo 9.8.6.

9.9.7. Độ nghiêng của sàn cabin khi thiết bị chèn hoạt động

Áp dụng các quy định tương tự theo 9.8.7.

9.9.8. Kiểm tra điện

Khi hoạt động, thiết bị chèn phải tác động lên thiết bị an toàn điện tuân theo 14.1.2.2 hoặc 14.1.2.3 để dừng ngay máy nếu cabin đang chuyển động đi xuống, và không cho phép khởi động máy theo chiều đi xuống. Phải ngắt nguồn điện theo 12.4.2.

9.10. Phương thức tác động bộ hãm an toàn và thiết bị chèn

Phương thức tác động bộ hãm an toàn và thiết bị chèn phải đáp ứng những yêu cầu của 9.5 và 9.6.

9.10.1. Yêu cầu chung

Lực kéo do các phương thức tác động gây ra để tác động bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn khi nó hoạt động đã bị hãm chặt ít nhất phải bằng giá trị lớn hơn một trong hai giá trị sau:

a) hai lần lực yêu cầu để tác động bộ hãm an toàn và thiết bị chèn; hoặc

b) 300 N.

Bộ khống chế vượt tốc truyền lực kéo bằng ma sát thì rãnh puli phải:

a) được nhiệt luyện hoặc gia công tăng cứng bề mặt, hoặc

b) có một vết xẻ rãnh.

9.10.2. Tác động bằng bộ khống chế vượt tốc

9.10.2.1. Bộ khống chế vượt tốc phải tác động cho bộ hãm an toàn cabin hoạt động khi đạt vận tốc ít nhất bằng 115 % của vận tốc hạ định mức vd và phải thấp hơn:

a) 0,8 m/s đối với bộ hãm an toàn tức thời không phải kiểu con lăn;

b) 1 m/s đối với bộ hãm an toàn kiểu con lăn;

c) 1,5 m/s đối với bộ hãm an toàn tức thời có giảm chấn và đối với bộ hãm an toàn êm.

9.10.2.2. Đối với thang máy có trọng tải lớn và vận tốc định mức thấp, bộ khống chế vượt tốc phải được thiết kế theo kiểu chuyên dùng.

CHÚ THÍCH: Vận tốc tới hạn tác động được khuyến nghị gần với giới hạn dưới được qui định trong 9.10.2.1.

9.10.2.3. Vận tốc tới hạn của bộ khống chế vượt tốc để tác động bộ hãm an toàn của đối trọng phải cao hơn vận tốc tới hạn của bộ hãm an toàn cabin theo 9.10.2.1, nhưng không lớn hơn 10 %.

9.10.2.4. Trên bộ khống chế vượt tốc phải đánh dấu chiều quay tương ứng với chiều hoạt động của bộ hãm an toàn.

9.10.2.5. Dẫn động của bộ khống chế vượt tốc

9.10.2.5.1. Bộ khống chế vượt tốc phải được dẫn động bằng cáp thép phù hợp 9.10.6.

9.10.2.5.2. Cáp của bộ khống chế vượt tốc phải được kéo căng bằng puli căng. Puli này (hoặc trọng lực kéo căng của nó) phải được dẫn hướng.

9.10.2.5.3. Khi bộ hãm an toàn hoạt động kể cả trường hợp quãng đường phanh dài hơn bình thường, cáp và các chi tiết kẹp chặt của bộ khống chế vượt tốc phải bảo đảm không bị biến dạng.

9.10.2.5.4. Cáp của bộ khống chế vượt tốc phải tháo được dễ dàng khỏi bộ hãm an toàn.

9.10.2.6. Thời gian phản ứng

Thời gian phản ứng của bộ khống chế vượt tốc trước khi tác động phải đủ ngắn để không cho phép đạt vận tốc nguy hiểm trước thời điểm hoạt động của bộ hãm an toàn (xem F.3.2.4.1).

9.10.2.7. Khả năng tiếp cận

9.10.2.7.1. Bộ khống chế vượt tốc phải dễ tiếp cận để kiểm tra và bảo dưỡng.

9.10.2.7.2. Nếu lắp đặt bộ khống chế vượt tốc trong giếng thang thì phải dễ tiếp cận từ phía ngoài giếng thang.

9.10.2.7.3. Không áp dụng các yêu cầu của 9.10.2.7.2 nếu thỏa mãn ba điều kiện sau:

a) việc tác động của bộ khống chế vượt tốc theo 9.10.2.8 được thực hiện bằng phương tiện điều khiển từ xa (không phải dùng cáp kéo) ngoài giếng thang, tránh được tác động ngẫu nhiên và người ngoài không thể tiếp cận đến phương tiện điều khiển đó;

b) khi kiểm tra và bảo dưỡng có thể tiếp cận được bộ khống chế vượt tốc từ nóc cabin hoặc từ hố thang;

c) sau khi tác động, khi cabin hoặc đối trọng chuyển động đi lên thì bộ khống chế vượt tốc phải tự động trở về vị trí bình thường.

Tuy nhiên các bộ phận điện có thể trở về vị trí bình thường bằng điều khiển từ xa ngoài giếng thang mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ khống chế vượt tốc.

9.10.2.8. Khả năng tác động lên bộ khống chế vượt tốc

Trong kiểm tra hoặc thử nghiệm, bằng tác động lên bộ khống chế vượt tốc theo cách an toàn thì có thể khởi động cho bộ hãm an toàn hoạt động được ở vận tốc thấp hơn so với vận tốc đã chỉ dẫn trong xem 9.10.2.1.

9.10.2.9. Nếu bộ khống chế vượt tốc điều chỉnh được thì việc chỉnh đặt cuối cùng phải được kẹp chì.

9.10.2.10. Kiểm tra điện

9.10.2.10.1. Bằng thiết bị an toàn điện phù hợp với 14.1.2, bộ khống chế vượt tốc hoặc một thiết bị khác, phải cắt điện dừng máy trước khi cabin đạt tới vận tốc hoạt động của bộ khống chế vượt tốc.

9.10.2.10.2. Sau khi giải tỏa bộ hãm an toàn (9.8.5.2) mà bộ khống chế vượt tốc không tự chỉnh đặt lại thì thiết bị an toàn điện (theo 14.1.2) phải không cho phép khởi động thang trong khi bộ khống chế vượt tốc chưa trở lại vị trí ban đầu.

9.10.2.10.3. Khi cáp khống chế vượt tốc bị đứt hoặc giãn quá mức thì thiết bị an toàn điện (theo 14.1.2) phải tác động để dừng máy.

9.10.2.11. Bộ khống chế vượt tốc là một thiết bị an toàn và phải được kiểm tra theo những yêu cầu của F.4.

9.10.3. Tác động bằng đứt bộ treo

9.10.3.1. Nếu dùng lò xo để tác động bộ hãm an toàn thì chúng phải là lò xo nén có dẫn hướng.

9.10.3.2. Phải thiết kế để từ ngoài giếng thang có thể làm phép thử chứng tỏ bộ hãm an toàn phải được tác động bằng đứt bộ treo.

9.10.3.3. Trong trường hợp thang gián tiếp có nhiều kích thì bất kỳ bộ treo nào của kích bị đứt cũng phải tác động bộ hãm an toàn.

9.10.4. Tác động bằng cáp an toàn

9.10.4.1. Cáp an toàn phải đáp ứng các yêu cầu của 9.10.6.

9.10.4.2. Cáp phải được căng bởi trọng lực, hoặc ít nhất bằng một lò xo nén có dẫn hướng.

9.10.4.3. Khi bộ hãm an toàn hoạt động kể cả trường hợp quãng đường phanh dài hơn bình thường, cáp an toàn và các chi tiết kẹp chặt phải bảo đảm không bị biến dạng.

9.10.4.4. Khi cáp an toàn bị đứt hoặc bị chùng thì phải làm thiết bị an toàn điện tác động để dừng máy.

9.10.4.5. Puli dùng cho cáp an toàn phải lắp riêng biệt với tổ hợp puli hoặc trục của bộ treo cáp (xích) chính.

Thiết bị bảo vệ phải đáp ứng yêu cầu của 9.4.1.

9.10.5. Tác động bằng chuyển động đi xuống của cabin

9.10.5.1. Tác động bằng dây cáp

Tác động bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn bằng dây cáp có thể được tiến hành với các điều kiện sau:

a) sau khi cabin dừng bình thường, dây cáp phù hợp 9.10.6 nối với bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn phải được hãm bằng lực xác định theo 9.10.1 (ví dụ cáp của bộ khống chế vượt tốc).

b) cơ cấu hãm dây cáp được giải tỏa trong chuyển động bình thường của cabin;

c) cơ cấu hãm dây cáp được tác động bởi lò xo nén có dẫn hướng hoặc bởi trọng lực;

d) thao tác cứu hộ có thể tiến hành trong mọi điều kiện;

e) một cơ cấu điện liên kết với cơ cấu hãm dây cáp phải làm dừng máy chậm nhất là lúc dây cáp bi hãm, và không cho phép cabin tiếp tục khởi động đi xuống;

f) phải có biện pháp phòng ngừa sự tác động bất thường bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn trong trường hợp mất điện cung cấp khi cabin đang chuyển động đi xuống;

g) hệ cáp và cơ cấu hãm cáp phải được thiết kế sao cho không thể xảy ra hư hỏng khi bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn hoạt động.

h) hệ cáp và cơ cấu hãm cáp phải được thiết kế sao cho không thể xảy ra hư hỏng khi cabin chuyển động đi lên;

9.10.5.2. Tác động bằng tay đòn

Tác động bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn bằng tay đòn có thể được tiến hành với các điều kiện sau:

a) sau khi cabin dừng bình thường, tay đòn nối với bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn phải được vươn tới vị trí gài vào các cữ chặn cố định có trên mỗi tầng dừng;

b) tay đòn được rụt lại trong chuyển động bình thường của cabin;

c) chuyển động của tay đòn tới vị trí vươn phải được thực hiện bởi lò xo nén có dẫn hướng hoặc bởi trọng lực;

d) thao tác cứu hộ có thể tiến hành trong mọi điều kiện;

e) một công tắc điện liên kết với tay đòn phải làm dừng máy chậm nhất là vào lúc vươn tay đòn, và không cho phép cabin tiếp tục khởi động đi xuống;

f) phải có biện pháp phòng ngừa sự tác động bất thường bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn trong trường hợp mất điện cung cấp khi cabin đang chuyển động đi xuống;

g) tay đòn và hệ thống cữ chặn phải được thiết kế sao cho không thể xảy ra hư hỏng khi bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn hoạt động, kể cả trường hợp quãng đường phanh dài.

h) tay đòn và hệ thống cữ chặn phải được thiết kế sao cho không thể xảy ra hư hỏng khi cabin chuyển động đi lên;

9.10.6. Cáp khống chế vượt tốc, cáp an toàn

9.10.6.1. Phải dùng cáp thép dành riêng cho bộ khống chế vượt tốc hoặc để làm cáp an toàn.

9.10.6.2. Tải trọng phá hủy nhỏ nhất của cáp ít nhất phải bằng 8 lần của:

a) lực căng cáp của bộ khống chế vượt tốc hoặc cáp an toàn có tính với hệ số ma sát lớn nhất μmax bằng 0,2 cho trường hợp bộ khống chế vượt tốc truyền lực kéo bằng ma sát.

b) lực yêu cầu đối với cáp an toàn để vận hành bộ hãm an toàn hoặc thiết bị chèn.

9.10.6.3. Đường kính danh nghĩa của cáp nhỏ nhất phải bằng 6 mm.

9.10.6.4. Tỷ lệ giữa đường kính puli cáp khống chế vượt tốc với đường kính phải không nhỏ hơn 30.

9.11. Thiết bị chặn

Theo yêu cầu 9.5 thì thiết bị chèn phải đáp ứng được những điều kiện sau

9.11.1. Thiết bị chặn chỉ hoạt động theo chiều chuyển động đi xuống, để dừng cabin với tải xác định theo Bảng 1 đối với thang máy qui định ở 8.2.1 và 8.2.2, và phải giữ được cabin trên các cữ chặn cố định khi vận tốc đi xuống đạt giá trị tới hạn bằng:

a) vd + 0,3 m/s đối với thang có trang bị van giảm lưu hoặc van hãm; hoặc

b) 115 % vận tốc hạ định mức vd đối với các thang khác.

9.11.2. Thiết bị chặn phải được trang bị ít nhất một chốt chặn có thể kéo bằng điện để dừng chuyển động đi xuống của cabin, bằng cách đẩy chốt vươn ra chặn lên các cữ chặn cố định.

9.11.3. Ở mỗi tầng dừng các cữ chặn được bố trí ở hai mức nhằm:

a) ngăn không cho cabin dừng lớn hơn 0,12 m so với mặt sàn tầng;

b) dừng cabin ở mức thấp của vùng mở khóa.

9.11.4. Chuyển động của chốt tới vị trí vươn ra phải được thực hiện bằng lò xo nén có dẫn hướng hoặc bằng trọng lực.

9.11.5. Khi thang dừng, điện cung cấp cho thiết bị kéo chốt phải được ngắt.

9.11.6. Thiết bị chốt và cữ chặn phải thiết kế sao cho trong chuyển động của cabin đi lên, dù chốt nằm ở vị trí nào cũng không thể dừng được cabin, cũng như không thể gây bất kỳ hư hỏng nào.

9.11.7. Bộ giảm chấn phải được kết hợp với thiết bị chặn hoặc với các cữ chặn cố định.

9.11.7.1. Giảm chấn phải thuộc một trong các loại:

a) tích năng lượng;

b) tích năng lượng tự phục hồi, hoặc

c) tiêu tán năng lượng.

9.11.7.2. Hành trình của bộ giảm chấn cabin được quy định theo 10.4.

Bộ giảm chấn phải giữ được cabin với tải định mức ở vị trí không thấp hơn 0,12 m so với mặt sàn.

9.11.8. Khi dùng nhiều chốt, phải đảm bảo tất cả các chốt đều được gài vào cữ chặn tương ứng của chúng, ngay cả khi cabin đang đi xuống bị mất điện.

9.11.9. Phải có một thiết bị điện tuân theo 14.1.2.2 và 14.1.2.3 để không cho cabin khởi động đi xuống, nếu vẫn còn một chốt chưa được kéo vào hết.

9.11.10. Nếu dùng giảm chấn thuộc loại tiêu tán năng lượng (9.11.7.1), thiết bị điện tuân theo 14.1.2.2 và 14.1.2.3 phải dừng ngay thang máy và ngăn khởi động thang máy trong chuyển động đi xuống nếu giảm chấn không ở vị trí vươn ra bình thường. Nguồn điện cung cấp cho thiết bị kéo chốt phải được ngắt theo 12.4.2.

9.11.11. Độ nghiêng của sàn cabin khi thiết bị chặn hoạt động

Độ nghiêng của sàn cabin khi thiết bị chặn hoạt động cũng áp dụng tương tự quy định 9.8.7.

9.12. Hệ thống chống trôi tầng bằng điện

Xem 14.2.1.2 và 14.2.1.5.

10. Ray dẫn hướng, giảm chấn và công tắc hành trình cực hạn

10.1. Yêu cầu chung đối với ray dẫn hướng

10.1.1. Ray dẫn hướng, kết cấu nối ray và cố định ray phải chịu được các tải trọng có thể tác động lên chúng, để đảm bảo vận hành an toàn cho thang máy.

Ray dẫn hướng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) dẫn hướng cho cabin và đối trọng theo phương đã thiết kế;

b) hạn chế độ cong vênh sao cho không thể xảy ra:

1) mở khóa cửa không chủ ý;

2) hoạt động bất thường của các thiết bị an toàn;

3) va chạm giữa các bộ phận chuyển động với các bộ phận khác.

Ứng suất phải được hạn chế có tính đến sự phân bố tải định mức trong cabin như qui định ở G.2, G.3 và G.4.

CHÚ THÍCH: Phụ lục G chỉ ra phương pháp chọn ray dẫn hướng.

10.1.2. Ứng suất và độ cong vênh cho phép

10.1.2.1. Ứng suất cho phép được xác định theo công thức:

Trong đó

là ứng suất cho phép, tính bằng niutơn trên milimét vuông;

Rm là độ bền kéo, tính bằng niutơn trên milimét vuông;

St là hệ số an toàn.

Hệ số an toàn như ở Bảng 6.

Bảng 6 - Hệ số an toàn của ray dẫn hướng

Trường hợp tải

Độ giãn dài (A5)

Hệ số an toàn

Chất tải thông thường

A5 ≥ 12 %

2,25

8 % ≤ A5 ≤ 12 %

3,75

Hoạt động của bộ hãm an toàn

A5 ≥ 12 %

1,8

8 % ≤ A5 ≤ 12 %

3,0

Không được sử dụng các vật liệu có độ giãn nhỏ hơn 8 %, vì chúng giòn, dễ gãy.

Các ray dẫn hướng tuân theo TCVN 8040 thì ứng suất cho phép  qui định ở Bảng 7.

Bảng 7 - Ứng suất cho phép (tính bằng niutơn trên milimét vuông)

Trường hợp tải

Rm

370

440

520

Chất tải thông thường

165

195

230

Hoạt động của bộ hãm an toàn

205

244

290

10.1.2.2. Độ cong vênh cho phép của ray dẫn hướng hình chữ T lớn nhất là:

a) 5 mm cả hai phía ray dẫn hướng của cabin và đối trọng khi bộ hãm an toàn hoạt động;

b) 10 mm cả hai phía ray dẫn hướng của đối trọng không có bộ hãm an toàn.

10.1.3. Do cách bố trí của tòa nhà hoặc do độ hao hụt của bêtông, kết cấu cố định ray dẫn hướng vào dầm hoặc tòa nhà phải được bù trừ tự động bằng điều chỉnh đơn giản.

Phải ngăn ngừa trường hợp ray dẫn hướng bị bật ra khi thiết bị cố định ray tự nới lỏng.

10.2. Dẫn hướng cabin và đối trọng

10.2.1. Cabin và đối trọng phải được dẫn hướng ít nhất bằng hai ray cứng bằng thép.

10.2.2. Ray dẫn hướng phải được làm bằng thép kéo nguội, hoặc các bề mặt ma sát của chúng phải được gia công, nếu:

a) vận tốc định mức vs vượt quá 0,4 m/s;

b) sử dụng bộ hãm an toàn êm (yêu cầu này được áp dụng cho mọi vận tốc chuyển động).

10.2.3. Ray dẫn hướng đối trọng không có bộ hãm an toàn có thể làm bằng thép tấm tạo hình và phải được bảo vệ chống gỉ.

10.3. Giảm chấn cabin

10.3.1. Thang máy phải được trang bị giảm chấn ở giới hạn dưới của hành trình cabin.

Giảm chấn cabin phải được lắp trên bệ có chiều cao thích hợp, sao cho thỏa mãn các điều kiện 5.7.2.3 về khoảng cách giữa đáy hố thang và cabin. Nếu vùng hoạt động của giảm chấn nằm trong khoảng 0,15 m tính từ ray dẫn hướng và các thiết bị cố định (trừ vách giếng thang), thì các thiết bị này được coi là bệ đỡ.

10.3.2. Nếu dùng giảm chấn của thiết bị chặn để giới hạn hành trình dưới của cabin thì phải cần đến bệ đỡ, trừ khi các cữ chặn cố định của thiết bị chặn lên ray dẫn hướng cabin và không thể vượt qua khi kéo thiết bị chốt.

10.3.3. Giảm chấn phải đảm bảo giữ được cabin với tải định mức ở vị trí không thấp hơn 0,12 m so với mặt sàn tầng dừng thấp nhất.

10.3.4. Khi giảm chấn bị nén hoàn toàn thì píttông không được chạm đáy xilanh.

Không áp dụng điều này với các thiết bị đảm bảo tái đồng bộ hóa.

10.3.5. Giảm chấn phải thuộc các loại sau:

a) loại tích năng lượng;

b) loại tích năng lượng tự phục hồi;

c) loại tiêu tán năng lượng.

10.3.6. Giảm chấn thuộc loại tích năng lượng, tuyến tính hoặc không tuyến tính, chỉ được dùng đối với thang máy có vận tốc định mức không lớn hơn 1 m/s.

10.3.7. Giảm chấn loại tiêu tán năng lượng có thể được dùng cho thang máy với vận tốc bất kỳ.

10.3.8. Giảm chấn loại tích năng lượng, tuyến tính hoặc tự phục hồi, và giảm chấn loại tiêu tán năng lượng được xem là các thiết bị an toàn và phải được kiểm tra các yêu cầu của F.5.

10.4. Hành trình của các bộ giảm chấn cabin

10.4.1. Giảm chấn loại tích năng lượng

10.4.1.1. Giảm chấn tích năng lượng kiểu tuyến tính

10.4.1.1.1. Hành trình toàn bộ của giảm chấn, tính bằng mét:

a) đối với thang máy có van giảm lưu (hoặc van hãm): phải không nhỏ hơn hai lần khoảng cách hãm trọng lực ứng với vận tốc vd + 0,3 m/s:

2 x

b) đối với các thang khác: phải không nhỏ hơn hai lần quãng đường hãm bằng trọng lực ứng với 115 % vận tốc định mức 1) (0,135 vd2).

Trong mọi trường hợp, hành trình của giảm chấn không được nhỏ hơn 65 mm.

10.4.1.1.2. Giảm chấn được thiết kế đảm bảo hành trình theo 10.4.1.1.1, dưới tác động của tải trọng tĩnh bằng 2,5 đến bốn lần tổng khối lượng của cabin và tải xác định theo Bảng 1 đối với thang hàng có người kèm 8.2.1 và 8.2.2.

10.4.1.2. Giảm chấn tích năng lượng kiểu không tuyến tính

10.4.1.2.1. Giảm chấn tích năng lượng kiểu không tuyến tính phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) cabin chở tải định mức, trong trường hợp cabin rơi tự do với vận tốc qui định ở 10.4.1.1.1, gia tốc hãm trung bình phải không lớn hơn 1 gn;

b) gia tốc hãm lớn hơn 2,5 gn không được kéo dài quá 0,04 s;

c) vận tốc phục hồi vị trí của cabin không được vượt quá 1m/s;

d) sau hoạt động không được có biến dạng dư.

10.4.1.2.2. Cụm từ "nén hoàn toàn" như đề cập ở 5.7.1.2, 5.7.2.3, 10.3.4 và 12.2.5.2 có nghĩa là 90% chiều cao của giảm chấn bị nén xuống.

10.4.2. Giảm chấn tích năng lượng tự phục hồi

Áp dụng các yêu cầu của 10.4.1.

10.4.3. Giảm chấn tiêu tán năng lượng

10.4.3.1. Hành trình toàn bộ của giảm chấn, tính bằng mét, phải không nhỏ hơn:

a) đối với thang máy có van giảm lưu (hoặc van hãm): phải không nhỏ hơn hai lần quãng đường phanh hãm bằng trọng lực ứng với vận tốc vd + 0,3 m/s:

b) đối với các thang khác: phải không nhỏ hơn hai lần quãng đường phanh hãm bằng trọng lực ứng với 115 % vận tốc định mức (0,067vd2).

10.4.3.2. Giảm chấn tiêu tán năng lượng phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) cabin chở tải định mức hoặc tải xác định theo Bảng 1 đối với thang hàng có người kèm 8.2.1 và 8.2.2, trong trường hợp cabin rơi tự do với vận tốc qui định ở 10.4.3.1, gia tốc hãm trung bình sẽ không lớn hơn 1gn;

b) gia tốc hãm lớn hơn 2,5 gn không được kéo dài quá 0,04 s;

c) sau hoạt động không có biến dạng dư.

10.4.3.3. Thang máy sẽ vận hành bình thường khi giảm chấn đã phục hồi vị trí vươn dài sau mỗi lần hoạt động, thông qua công tắc điện kiểm soát vị trí giảm chấn theo 14.1.2.

10.4.3.4. Giảm chấn thủy lực phải có cấu tạo dễ dàng cho việc kiểm tra mức dầu.

10.5. Công tắc hành trình cực hạn

10.5.1. Yêu cầu chung

Phải thiết kế công tắc hành trình cực hạn và phải được lắp đặt sát gần vị trí pittông tương ứng với điểm trên cùng của hành trình cabin. Công tắc hành trình cực hạn phải:

a) lắp càng gần với tầng trên cùng càng tốt, loại trừ được khả năng tác động ngẫu nhiên;

b) tác động trước khi píttông tiếp xúc với cữ chặn (xem 12.2.3).

Tác động của công tắc hành trình cực hạn phải được duy trì suốt thời gian píttông ở trong vùng cữ chặn.

10.5.2. Tác động của công tắc hành trình cực hạn

10.5.2.1. Bộ phận tác động của công tắc hành trình cực hạn phải riêng biệt với bộ phận tác động của công tắc dừng bình thường ở tầng trên cùng.

10.5.2.2. Đối với thang trực tiếp, việc tác động lên công tắc hành trình cực hạn phải được thực hiện:

a) trực tiếp bởi cabin hoặc píttông; hoặc

b) gián tiếp bằng bộ phận liên kết mềm với cabin như cáp, xích hoặc đai.

Trong trường hợp b), phải có thiết bị an toàn điện phù hợp 14.1.2 để dừng máy khi dây liên kết bị đứt hoặc bị chùng.

10.5.2.3. Đối với thang gián tiếp, việc tác động lên công tắc hành trình cực hạn phải được thực hiện:

a) trực tiếp bởi píttông; hoặc

b) gián tiếp bởi bộ phận liên kết mềm với píttông, như cáp, xích hoặc đai.

Trong trường hợp b), phải có thiết bị an toàn điện phù hợp 14.1.2 để dừng máy khi dây liên kết bị đứt hoặc bị chùng.

10.5.3. Phương thức hoạt động của công tắc hành trình cực hạn

10.5.3.1. Công tắc hành trình cực hạn phải là thiết bị an toàn điện phù hợp 14.1.2 và khi tác động phải dừng máy và giữ máy ở trạng thái dừng. Công tắc hành trình cực hạn phải tự đóng trở lại khi cabin rời khỏi vùng tác động.

10.5.3.2. Sau khi công tắc hành trình cực hạn tác động thì chuyển động của cabin theo lệnh gọi từ các tầng phải không thể thực hiện được, kể cả trường hợp cabin bị trôi khỏi vùng tác động. Thang máy không được tự động phục hồi hoạt động

11. Khoảng cách an toàn giữa cabin và vách đối diện với cửa cabin và giữa cabin với đối trọng

11.1. Yêu cầu chung

Khoảng cách an toàn quy định trong tiêu chuẩn này phải được đảm bảo không chỉ khi tiến hành kiểm tra, thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng mà phải được duy trì trong suốt thời gian sử dụng thang máy.

11.2. Khoảng cách giữa cabin và vách đối diện với cửa cabin

Các yêu cầu sau được minh họa trên Hình 4 và Hình 5.

11.2.1. Khoảng cách theo phương ngang giữa mặt trong của giếng thang và ngưỡng cửa, khuôn cửa cabin (hoặc mép cửa trong trường hợp cửa lùa) không được lớn hơn 0,15 m.

Khoảng cách trên có thể được tăng:

a) đến 0,20 m trên chiều cao không lớn hơn 0,50 m.

b) đến 0,20 m trên toàn bộ hành trình ở thang hàng có người kèm có cửa tầng kiểu lùa đứng.

c) không hạn chế trong trường hợp cabin có cửa khóa cơ khí chỉ mở được trong vùng mở khóa cửa tầng.

Hoạt động của thang sẽ tự động phụ thuộc vào khóa của cửa cabin trừ trường hợp được đề cập ở 7.7.2.2. Khóa này phải được một thiết bị an toàn điện thử lại cho phù hợp với 14.1.2.

Khoảng cách theo phương ngang giữa ngưỡng cửa cabin với ngưỡng cửa tầng không được lớn hơn 35 mm.

11.2.2. Khoảng cách theo phương ngang giữa cửa cabin với cửa tầng khi vận hành đóng mở cũng như khi đã đóng hẳn không được lớn hơn 0,12 m.

11.2.3. Trong trường hợp phối hợp với cửa tầng kiểu bản lề với cửa cabin là cửa gập thì khoảng cách giữa hai cửa đóng phải sao cho không thể bỏ lọt viên bi đường kính 0,15 m vào bất kỳ khe hở nào giữa hai cửa.

Hình 4 - Khoảng cách giữa cabin và vách đối diện với cửa cabin

Hình 5 - Khoảng cách giữa cửa tầng kiểu bản lề với cửa cabin là cửa gập

11.3. Khoảng cách giữa cabin và đối trọng

Khoảng cách giữa (phần nhô ra nếu có) của cabin và đối trọng (nếu có) phải nhỏ nhất là 50 mm.

12. Máy dẫn động

12.1. Yêu cầu chung

12.1.1. Mỗi thang máy phải có ít nhất một máy dẫn động

Có thể sử dụng hai phương pháp dẫn động sau đây:

a) trực tiếp

b) gián tiếp.

12.1.2. Nếu dùng nhiều kích để nâng cabin thì chúng phải được liên kết với nhau bằng thủy lực để đảm bảo cân bằng áp suất.

12.1.3. Khối lượng đối trọng (nếu có) phải được tính toán sao cho trong trường hợp dây treo (cabin/đối trọng) bị đứt, áp suất trong hệ thống thủy lực không được vượt quá hai lần áp suất đầy tải.

Trong trường hợp có nhiều đối trọng, trường hợp đứt dây treo của một đối trọng phải được xem xét tính toán.

12.2. Kích

12.2.1. Tính toán xi lanh và píttông

12.2.1.1. Tính áp suất

12.2.1.1.1. Xy lanh và píttông phải được thiết kế sao cho khi chịu tải trọng ứng với áp suất tương đương 2,3 lần áp suất đầy tải vẫn phải đảm bảo hệ số an toàn không nhỏ hơn 1,7 so với giới hạn đàn hồi Rp0,2 quy ước.

12.2.1.1.2. Khi tính toán1) các bộ phận của kích dạng ống lồng có thiết bị đồng bộ hóa thủy lực phải dùng giá trị áp suất lớn nhất có thể xuất hiện do có thiết bị đồng bộ hóa thay cho áp suất đầy tải.

12.2.1.1.3. Khi tính toán chiều dày của kích đơn và kích ống lồng, phải tăng thêm 1,0 mm đối với thành và đáy xilanh và tăng 0,5 mm đối với thành pittông rỗng đối với kích đơn và kích dạng ống lồng.

12.2.1.1.4. Tính toán được thực hiện theo Phụ lục K.

12.2.1.2. Tính toán uốn dọc

Các kích chịu tải trọng nén phải đáp ứng những yêu cầu sau:

12.2.1.2.1. Kích chịu tải trọng nén phải được thiết kế sao cho ở vị trí vươn dài nhất, dưới tác động của tải trọng ứng với áp suất bằng 1,4 lần áp suất đầy tải, vẫn đảm bảo hệ số an toàn uốn dọc không nhỏ hơn 2.

12.2.1.2.2. Tính toán được thực hiện theo Phụ lục K.

12.2.1.2.3. Khi có sai lệch so với 12.2.1.2.2 thì có thể sử dụng các phương pháp tính toán phức tạp hơn, miễn là ít nhất phải đảm bảo được cùng một hệ số an toàn.

12.2.1.3. Tính toán ứng suất kéo

Kích chịu tải trọng kéo phải được thiết kế sao cho dưới tác động của tải trọng ứng với áp suất bằng 1,4 lần áp suất đầy tải, vẫn phải đảm bảo hệ số an toàn so với giới hạn đàn hồi R­p0,2 không nhỏ hơn 2.

12.2.2. Liên kết cabin/pittông (xilanh)

12.2.2.1. Đối với thang trực tiếp, liên kết giữa cabin-pittông (xilanh) phải là liên kết mềm.

12.2.2.2. Kết cấu liên kết cabin-pittông phải chắc chắn và phải chịu được trọng lượng của pittông (xilanh) và các tải trọng động.

12.2.2.3. Trong trường hợp pittông cấu tạo có nhiều đoạn thì liên kết giữa các đoạn phải chịu được trọng lượng các đoạn treo ở dưới và các tải trọng động.

12.2.2.4. Đối với thang gián tiếp, đầu pittông (xilanh) phải được dẫn hướng.

Yêu cầu này không áp dụng cho các kích chịu kéo do cách bố trí các cụm cho phép tránh được lực gây uốn pittông.

12.2.2.5. Đối với các thang gián tiếp, không được bố trí bất kỳ bộ phận nào của hệ thống dẫn hướng đầu pittông trong vùng hình chiếu bằng của nóc cabin.

12.2.3. Hạn chế hành trình pittông

12.2.3.1. Phải có thiết bị hạn chế hành trình vươn tối đa của pittông để dừng êm pittông theo yêu cầu của 5.7.1.1.

12.2.3.2. Những biện pháp hạn chế hành trình pittông:

a) dùng cữ chặn giảm chấn; hoặc

b) ngừng cung cấp chất lỏng vào kích thông qua mối liên kết cơ khí giữa kích với một van thủy lực, sự đứt gãy hoặc giãn dài của liên kết này không được gây ra gia tốc hãm cabin vượt quá giá trị quy định trong 12.2.3.3.2.

12.2.3.3. Cữ chặn giảm chấn

12.2.3.3.1. Cữ chặn giảm chấn có thể là:

a) một bộ phận gắn liền với kích; hoặc

b) gồm một hoặc nhiều bộ phận đặt ngoài kích không nằm trong vùng chiếu của cabin nhưng hợp lực của chúng tác động theo đường tâm của kích.

12.2.3.3.2. Cữ chặn giảm chấn phải được thiết kế sao cho gia tốc hãm của cabin không vượt quá 1 gn, và đối với thang gián tiếp thì gia tốc hãm cabin không được gây chùng cáp hoặc xích treo.

12.2.3.4. Trong các trường hợp 12.2.3.2b) và 12.2.3.3.1b) phải có một cữ hãm bên trong kích để ngăn không cho pittông tụt khỏi xi lanh.

Trong trường hợp 12.2.3.2b) cữ hãm này phải đặt ở vị trí sao cho thỏa mãn yêu cầu của 5.7.1.1.

12.2.4. Biện pháp bảo vệ

12.2.4.1. Nếu một kích vươn dài sâu xuống đất thì phải được đặt trong ống bảo vệ. Nếu nó vươn dài tới các vùng khác thì cũng phải được bảo vệ thích hợp.

Tương tự đối với các thiết bị thủy lực khác như:

a) van ngắt/van giảm lưu;

b) ống cứng nối van ngắt/van giảm lưu với xilanh;

c) ống cứng nối van ngắt/van giảm lưu với nhau.

12.2.4.2. Chất lỏng rò rỉ và tích tụ trên đầu xi lanh phải được thu hồi.

12.2.4.3. Kích phải có bộ phận thoát khí.

12.2.5. Kích ống lồng

Kích ống lồng phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

12.2.5.1. Phải có cữ chặn giữa các bộ phận nối tiếp nhau để ngăn pittông không bị tụt khỏi xilanh.

12.2.5.2. Trong trường hợp kích đặt dưới cabin ở thang trực tiếp thì khoảng cách:

a) giữa các xà dẫn hướng, và

b) giữa xà dẫn hướng trên cùng với các bộ phận thấp nhất của cabin (không kể các bộ phận đề cập ở 5.7.2.3b)2).

Phải ít nhất 0,30 m khi cabin tỳ trên bộ giảm chấn nén tận cùng.

12.2.5.3. Chiều dài phần bao mỗi đoạn lồng của kích ống lồng không có dẫn hướng ngoài thì, ít nhất phải bằng 2 lần đường kính pittông tương ứng.

Những kích này phải có thiết bị đồng bộ hóa kiểu cơ khí hoặc thủy lực.

12.2.5.4. Nếu dùng kích có thiết bị thủy lực đồng bộ hóa thì phải có thiết bị điện khống chế không cho phép khởi động vận hành khi áp suất vượt quá áp suất đầy tải trên 20 %.

12.2.5.5. Khi dùng cáp hoặc xích để đồng bộ hóa thì phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) có ít nhất hai dây cáp hoặc xích riêng biệt;

b) các yêu cầu của 9.4.1;

c) hệ số an toàn nhỏ nhất là:

1) 12 đối với cáp

2) 10 đối với xích.

Hệ số an toàn là tỷ số giữa tải trọng phá hủy nhỏ nhất của cáp (hoặc xích) và lực lớn nhất tác động trong dây cáp (hoặc xích) đó.

Để tính toán lực lớn nhất phải tính đến:

- lực phát sinh từ áp suất đầy tải;

- số lượng dây cáp (hoặc xích).

d) phải có thiết bị khống chế không cho vận tốc đi xuống của cabin vượt quá 0,3 m/s so với vận tốc định mức trong trường hợp mất thiết bị thủy lực đồng bộ hóa.

12.3. Hệ thống ống dẫn

12.3.1. Yêu cầu chung

12.3.1.1. Ống dẫn và các phụ tùng đường ống chịu áp lực (như đầu nối, van, v.v…) cũng như các bộ phận của hệ thống thủy lực phải:

a) phù hợp với chất lỏng được sử dụng;

b) được thiết kế và lắp đặt sao cho tránh được ứng suất khác thường do bị kẹp chặt, xoắn hoặc rung;

c) được bảo vệ khỏi hư hỏng, nhất là do các nguyên nhân cơ khí.

12.3.1.2. Các ống dẫn và phụ tùng đường ống phải được cố định đúng qui cách và dễ tiếp cận khi kiểm tra.

Nếu ống dẫn (kể cả ống dẫn cứng hay mềm) xuyên qua tường hoặc sàn thì chúng phải được bảo vệ bằng những ống sắt bao ngoài có kích thước lớn hơn để dễ dàng tháo đường ống khi kiểm tra.

Không được có mối ghép nối ống dẫn trong các ống sắt bao ngoài.

12.3.2. Ống dẫn cứng

12.3.2.1. Ống dẫn cứng và phụ tùng đường ống giữa xi lanh và van một chiều hoặc van xuống phải được thiết kế sao cho dưới tải trọng ứng với áp suất bằng 2,3 lần áp suất đầy tải vẫn đảm bảo hệ số an toàn ít nhất là 1,7 so với giới hạn đàn hồi Rp0,2

Khi tính toán chiều dày thành ống phải cộng thêm 1,0 mm cho mối nối giữa xilanh và van ngắt nếu có, và tăng 0,5 mm cho các ống dẫn cứng khác.

Tính toán phải được thực hiện theo K.1.1.

12.3.2.2. Khi kích ống lồng có từ hai tầng ống trở lên và sử dụng thiết bị thủy lực đồng bộ hóa, thì phải lấy thêm hệ số an toàn 1,3 khi tính toán ống dẫn và phụ tùng đường ống giữa van ngắt và van một chiều hoặc van xuống.

Nếu có ống dẫn và phụ tùng đường ống giữa xi lanh và van ngắt thì chúng phải được tính toán trên cùng một cơ sở áp suất như xi lanh.

12.3.3. Ống dẫn mềm

12.3.3.1. Ống dẫn mềm ở đoạn giữa xilanh và van một chiều hoặc van xuống phải được chọn với hệ số an toàn cùng với áp suất phá vỡ không nhỏ hơn 8 lần áp suất đầy tải.

12.3.3.2. Ống dẫn mềm và các kết cấu nối ống ở đoạn giữa xilanh và van một chiều hoặc van xuống phải chịu được áp suất bằng năm lần áp suất đầy tải mà không bị hư hỏng. Nhà sản xuất ống và phụ tùng đường ống phải thực hiện thử nghiệm này.

12.3.3.3. Ống dẫn mềm phải được ghi nhãn với nội dung:

- tên nhà sản xuất hoặc nhãn hiệu hàng hóa.

- áp suất thử nghiệm.

- ngày thử nghiệm.

12.3.3.4. Ống dẫn mềm phải được kẹp chặt với bán kính uốn cong không nhỏ hơn so với quy định của nhà sản xuất ống.

12.4. Dừng máy và kiểm soát điều kiện dừng máy

Dừng máy bằng tác động của thiết bị an toàn điện, tương ứng với 14.1.2, được điều khiển như sau:

12.4.1. Khi thang chuyển động lên

Khi thang chuyển động lên thì nguồn điện cung cấp cho động cơ phải được ngắt bằng:

a) ít nhất hai công tắc tơ độc lập nhau đấu nối tiếp trong mạch cung cấp động cơ, hoặc

b) một công tắc tơ và ngắt dòng cung cấp cho các van mạch rẽ (theo 12.5.4.2) ít nhất phải bằng hai thiết bị điện độc lập nhau, đấu nối tiếp trong mạch cung cấp cho các van đó.

12.4.2. Khi thang chuyển động xuống

Khi thang chuyển động xuống thì ngắt dòng cung cấp cho các van xuống bằng:

a) ít nhất hai thiết bị điện độc lập nhau, đấu nối tiếp hoặc

b) dùng ngay thiết bị an toàn điện, nếu nó đủ khả năng ngắt.

12.4.3. Trong khi thang dừng, nếu một trong các công tắc tơ không mở các tiếp điểm chính, hoặc nếu một trong các thiết bị điện không mở thì thang không được khởi động tiếp nếu không đổi chiều hành trình của thang.

12.5. Thiết bị điều khiển và thiết bị an toàn thủy lực

12.5.1. Van phân phối

12.5.1.1. Phải thiết kế van phân phối. Van này phải được lắp trong mạch nối xilanh với van một chiều và van xuống.

12.5.1.2. Van phân phối phải được đặt trong buồng máy.

12.5.2. Van một chiều

12.5.2.1. Phải thiết kế van một chiều lắp trong mạch giữa bơm và van phân phối.

12.5.2.2. Van một chiều phải có đủ khả năng giữ được cabin với tải định mức tại vị trí bất kỳ khi áp suất bơm sụt thấp hơn áp suất vận hành nhỏ nhất.

12.5.2.3. Đóng van một chiều phải do tác động của áp suất thủy lực trong kích và của ít nhất một lò xo nén có dẫn hướng và/của trọng lực.

12.5.3. Van hạn áp

12.5.3.1. Phải thiết kế một van hạn áp lắp trong mạch giữa bơm và van một chiều. Dòng chất lỏng phải được đưa trở lại thùng chứa dầu.

12.5.3.2. Van hạn áp phải được chỉnh theo áp suất lớn nhất bằng 140 % áp suất đầy tải.

12.5.3.3. Nếu cần thiết, do có nhiều tổn thất (tổn thất áp suất, ma sát), có thể chỉnh van hạn áp đến giá trị cao hơn, nhưng không quá 170 % áp suất đầy tải. Trong trường hợp này tính toán các thiết bị thủy lực (kể cả kích) phải dùng giá trị áp suất đầy tải quy ước nhỏ hơn 1,4 lần so với áp suất chỉnh van.

Trong tính toán uốn dọc, hệ số vượt áp 1,4 phải được thay thế bằng giá trị cao hơn, tương ứng với độ tăng của áp suất chỉnh van.

12.5.4. Van định hướng

12.5.4.1. Van xuống

Van xuống phải được duy trì mở bằng điện. Đóng van này phải dùng áp suất thủy lực của kích và phải dùng ít nhất một lò xo nén có dẫn hướng cho mỗi van.

12.5.4.2. Van lên

Nếu dừng máy tiến hành theo 12.4.1b) thì chỉ dùng các van mạch rẽ để dừng máy. Các van này phải được đóng bằng điện, và mở bằng áp suất thủy lực từ kích và phải dùng ít nhất một lò xo nén có dẫn hướng cho mỗi van.

12.5.5. Van ngắt

Theo yêu cầu trong 9.5, phải thiết kế có van ngắt thỏa mãn các điều kiện sau đây:

(Mời xem tiếp trong file tải về)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

0 Lời giới thiệu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Định nghĩa

4 Đơn vị và ký hiệu

5 Giếng thang

6 Buồng máy và buồng puli

7 Cửa tầng

8 Cabin và đối trọng

9 Kết cấu treo cabin chống lại cabin rơi tự do, đi xuống với tốc độ quá mức và trôi tụt tầng

10 Ray dẫn hướng, giảm chấn và công tắc hành trình cực hạn

11 Khoảng cách an toàn giữa cabin và vách đối diện với cửa cabin và giữa cabin với đối trọng

12 Máy dẫn động

13 Thiết bị điện

14 Bảo vệ chống hư hỏng điện, điều khiển, chế độ ưu tiên

15 Thông báo, ghi nhãn và hướng dẫn vận hành

16 Kiểm tra, thử nghiệm, đăng ký và bảo dưỡng

Phụ lục A: Danh sách các thiết bị an toàn điện

Phụ lục B: Mở khóa bằng chìa hình tam giác

Phụ lục C: Hồ sơ kỹ thuật

Phụ lục D: Kiểm tra và thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng

Phụ lục E: Kiểm tra và thử nghiệm định kỳ và thử nghiệm sau sửa chữa lớn hoặc sau tai nạn

Phụ lục F: Bộ phận an toàn: Qui trình thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp

Phụ lục G: Thử nghiệm ray dẫn hướng

Phụ lục H: Thiết bị điện: Loại trừ hư hỏng

Phụ lục J: Thử va đập bằng quả lắc

Phụ lục K: Tính toán kích thước píttông, xy lanh, ống dẫn cứng và các bộ phận lắp ráp

 

1) Trong khuôn khổ của CEN

1) Công trình có từ trước là công trình đã và đang sử dụng trước khi lắp đặt thang máy. Công trình có cấu trúc bên trong được cải tạo hoàn toàn được coi là công trình mới.

1) 0,035 vm2 bằng một nửa khoảng cách hãm trọng lực ứng với 115 % vận tốc định mức: ½ x (1,15vm)2 / 2gn = 0,037 vm2, xấp xỉ 0,035 vm2.

1) Dùng thiết bị gồm một piston chia độ vận hành trên một lò xo có hệ số đàn hồi 25 N/mm, và được lắp với một vòng đai trượt cho phép đo được chuyển động tới điểm cao nhất. Phương pháp đo đơn giản cho phép chia độ tương ứng với các mức giới hạn cố định.

1) Dùng thiết bị gồm một piston chia độ vận hành trên một lò xo có hệ số đàn hồi 25 N/mm, và được lắp với một vòng đai trượt cho phép đo được chuyển động tới điểm cao nhất. Tính toán đơn giản cho phép chia độ tương ứng với các mức giới hạn cố định.

1) 2 [(1,115 vd)2 / 2gn] = 0,134 8vd2, xấp xỉ 0,135 vd2.

1) Phải tính đến trường hợp khi thiết bị đồng bộ hóa thủy lực điều chỉnh không chính xác, có thể xảy ra áp suất cao bất thường

1) “trước giá trị/van ngắt” nghĩa là giữa xilanh và van ngắt

* Hệ số 0,85 được dựa trên cơ sở tải gồm 0,6Q và một nửa khối lượng xe nâng, theo ANSI với nhóm C2, khối lượng xe không cao hơn 1/2 tải định mức Q: (0,6 + 0,5 x 0,5 = 0,85).

1) Áp dụng cho cả hai trường hợp 1 và 2, xem G.7.1.1.1.

Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

2) Áp dụng cho cả hai trường hợp 1 và 2, xem G.7.1.1.1.

Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

3) Áp dụng cho cả hai trường hợp 1 và 2, xem G.7.1.1.1.

Nếu dperm <>dm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

1) Áp dụng cho cả hai trường hợp 1 và 2, xem G.7.1.2.1.

Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

2) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như G.7.1.1.1.

3) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như G.7.1.1.1.

1) Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

1) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.2.1.1.

1) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.2.1.1.

2) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.2.1.1.

3) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.2.1.1.

4) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.2.1.1.

1) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.2.1.1.

2) Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

1) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.3.1.1.

Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

2) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.3.1.1.

3) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.3.1.1.

1) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.3.1.1.

Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

2) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.3.1.1.

3) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.3.1.1.

1) Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

1) Áp dụng cho cả hai trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.4.1.1.

Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

2) Áp dụng cho cả hai trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.4.1.1.

3) Áp dụng cho cả hai trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.4.1.1.

1) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.4.1.1.

Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

2) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.4.1.1.

3) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.4.1.1.

1) Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

1) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.5.1.1.

Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

2) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.5.1.1.

3) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.5.1.1.

1) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.5.1.1.

2) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.5.1.1.

3) Áp dụng cho cả 2 trường hợp phân bố tải như mô tả ở G.7.5.1.1.

1) Nếu sperm <>sm các tính toán được thực hiện theo G.5.2.3 để giảm nhỏ nhất kích thước ray.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi