Tiêu chuẩn TCVN 13969:2024 Cell và pin thứ cấp chứa kiềm hoặc các chất điện phân không axit khác

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13969:2024

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13969:2024 IEC 63218:2021 Cell và pin thứ cấp chứa kiềm hoặc các chất điện phân không axit khác - Cell và pin thứ cấp lithium, niken cadmi và niken kim loại hydrua dùng cho các ứng dụng di động - Hướng dẫn về các khía cạnh môi trường
Số hiệu:TCVN 13969:2024Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:19/03/2024Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13969:2024

IEC 63218:2021

CELL VÀ PIN THỨ CẤP CHỨA KIỀM HOẶC CÁC CHẤT ĐIỆN PHÂN KHÔNG AXIT KHÁC - CELL VÀ PIN THỨ CẤP LITHIUM, NIKEN CADMI VÀ NIKEN KIM LOẠI HYDRUA DÙNG CHO CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG - HƯỚNG DẪN V CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG

Secondary cells and batteries containing alkaline or other non-acid electrolytes - Secondary lithium, nickel cadmium and nickel-metal hydride cells and batteries for portable applications - Guidance on environmental aspects

Lời nói đầu

TCVN 13969:2024 hoàn toàn tương đương với IEC 63218:2021;

TCVN 13969:2024 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CELL VÀ PIN THỨ CẤP CHỨA KIỀM HOẶC CÁC CHẤT ĐIỆN PHÂN KHÔNG AXIT KHÁC - CELL VÀ PIN THỨ CẤP LITHIUM, NIKEN CADMI VÀ NIKEN KIM LOẠI HYDRUA DÙNG CHO CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG - HƯỚNG DẪN V CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG

Secondary cells and batteries containing alkaline or other non-acid electrolytes - Secondary lithium, nickel cadmium and nickel-metal hydride cells and batteries for portable applications - Guidance on environmental aspects

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu và khuyến cáo liên quan đến các khía cạnh môi trường của cell và pin thứ cấp lithium, niken cadmi và niken kim loại hydrua dùng cho các ứng dụng di động (sau đây gọi là "cell và pin th cấp liên quan"). Các cell và pin thứ cấp liên quan được quy định trong phạm vi áp dụng của IEC 61960-3, IEC 61960-4, IEC 61951-1 và IEC 61951-2.

CHÚ THÍCH: Các ứng dụng di động được xác định trong IEC 61960-3 bao gồm thiết bị cm tay, thiết bị vận chuyển được và thiết bị di chuyển được. Xem IEC 61960-3 về các ví dụ.

Tiêu chuẩn này không nhằm áp dụng cho các pin được lắp trong các sản phẩm cuối. Trong trường hợp pin được lắp trong các sản phẩm cuối nhưng được lấy ra khỏi sản phẩm thì có thể áp dụng tiêu chuẩn này.

Các mạch an toàn và điều khiển cũng như các vỏ bọc liên kết với các pin thứ cấp liên quan, ngoại trừ các mạch tạo thành một phần của sản phẩm cuối, đều thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này như một bộ phận của pin th cấp liên quan.

CHÚ THÍCH 1: Acquy cũng có thể được hiểu là pin theo nghĩa của tiêu chuẩn này.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 11919-2:2017 (IEC 62133-2:2017), Ngăn và pin/acqui thứ cấp chứa alkan hoặc chất đin phân không axit khác - Yêu cầu về an toàn đối với ngăn thứ cấp gắn kín di động và pin được chế tạo từ các ngăn này đ sử dụng cho ứng dụng di động - Phần 2: Hệ thống pin lithium

TCVN 13969 (IEC 62902), Cell và pin thứ cấp - Các ký hiệu ghi nhãn để nhận biết chất hóa học

TCVN ISO 14021:2017 (ISO 14021:2016), Nhãn môi trường và công bố về môi trường - Tự công bố về môi trường (ghi nhãn môi trường kiểu II)

TCVN ISO 14040:2009 (ISO 14040:2006), Environmental management - Life cycle assessment - Principles and framework (Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ)

ISO 7000, Graphical symbols for use on equipment (Các ký hiệu đồ họa để sử dụng trên thiết bị) (available at http://www.graphicalsymbols.info/equipment)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.

3.1

Sản phẩm (product)

Hàng hóa hoặc dịch vụ bất kỳ.

[Nguồn: ISO 14050:2020, 3.5.12]

3.2

Pin thải (waste battery)

Pin mà người dùng loại bỏ theo dự kiến hoặc được yêu cầu loại bỏ

3.3

Môi trường (environment)

Môi trường xung quanh nơi một tổ chức hoạt động, bao gồm không khí, nước, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và mối quan hệ qua lại giữa chúng.

CHÚ THÍCH 1: Môi trường xung quanh trong bối cảnh này mở rộng từ bên trong một tổ chức đến hệ thống toàn cầu.

[NGUỒN: ISO 14050:2020, 3.2.2, có sửa đổi - Thêm chú thích 1]

3.4

Khía cạnh môi trường (environmental aspect)

Yếu tố của một sản phẩm mà, trong suốt vòng đời của nó, có thể tương tác với môi trường.

3.5

Tác động môi trường (environmental impact)

Thay đổi đến môi trường, toàn bộ hoặc một phần, do một khía cạnh môi trường của sản phẩm gây ra.

3.6

Đánh giá tác động môi trường (environmental aspect assessment)

Quá trình xác định mức độ và tầm quan trọng của các tác động môi trường trong phạm vi giới hạn của các mục tiêu, phạm vi, và được xác định một cách khách quan trong đánh giá vòng đời.

3.7

Vòng đời (life cycle)

Các giai đoạn liên tiếp và liên kết với nhau từ việc thu thập nguyên liệu thô hoặc tạo ra từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến thải bỏ cuối cùng.

[NGUỒN: ISO 14050:2020, 3.6.1]

3.8

Tư duy vòng đời (life cycle thinking)

LCT

Xem xét tất cả các khía cạnh môi trường có liên quan trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm.

[NGUỒN: IEC Guide 109:2012, 3.10.]

3.9

Đánh giá vòng đời (life cycle assessment)

LCA

Tổng hợp và đánh giá các đầu vào, đầu ra và các tác động môi trường tiềm ẩn của một hệ thống sản phẩm trong suốt vòng đời của nó.

[NGUỒN: ISO 14050:2020, 3.6.2]

3.10

Đầu vào (input)

Vật liệu hoặc năng lượng đi vào một hệ thống sản phẩm ở bất kỳ giai đoạn nào, từ giai đoạn thu thập nguyên liệu thô đến thải bỏ cuối cùng.

3.11

Đầu ra (output)

Vật liệu hoặc năng lượng đi ra khỏi một hệ thống sản phẩm ở bất kỳ giai đoạn nào, từ giai đoạn thu thập nguyên liệu thô đến thải bỏ cuối cùng.

3.12

Cuối vòng đời (end of life)

EOL

Một giai đoạn trong vòng đời của một sản phẩm bắt đầu khi sản phẩm cuối cùng được đưa ra khỏi giai đoạn sử dụng dự kiến.

[NGUỒN: IEC 62075:2012, 3.4, có sửa đổi - Bổ sung ký hiệu và thay cụm từ "lấy ra khỏi giai đoạn sử dụng" bằng cụm từ "cuối cùng được đưa ra khỏi giai đoạn sử dụng dự kiến" trong phần định nghĩa]

3.13

Chất nguy hại (hazardous substance)

Chất mà theo các tiêu chí phân loại đã xác định, có khả năng gây tác hại bất lợi đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường.

CHÚ THÍCH 1: Các tiêu chí để xác định xem một chất có được phân loại là nguy hại hay không được xác định bi luật pháp hoặc quy định kỹ thuật.

[NGUỒN: IEC Guide 109:2012, 3.6]

3.14

Tái chế (recycling)

Xử lý chất thải nhựa cho mục đích ban đầu hoặc cho mục đích khác, ngoại trừ thu hồi năng lượng.

[NGUỒN: ISO 15270:2008, 3.30]

3.15

Hiệu quả tái chế (recycling efficiency)

Tỷ lệ tính được bằng cách chia khối lượng của các phần đầu ra dùng để tái chế cho khối lượng của các phần đầu vào của pin thải, được biểu thị bằng phần trăm.

3.16

Tái sử dụng (reuse)

Quá trình kéo dài tuổi thọ của cell hoặc pin xảy ra sau khi đạt đến giai đoạn EOL của sản phẩm sử dụng cuối.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ ở 3.17 "tái sử dụng theo dự kiến ban đầu" và thuật ngữ ở 3.18 "tái sử dụng không theo dự kiến ban đầu" là các kiểu tái sử dụng cụ thể.

3.17

Tái sử dụng theo dự kiến ban đầu (originally intended reuse)

Hoạt động theo đó các pin th cấp, sau tân trang lại (tân trang lại theo dự kiến), được sử dụng lại trong cùng một thiết bị ban đầu được đưa ra thị trường và được dự kiến như vậy ngay từ giai đoạn thiết kế, hoặc được sử dụng lại trong thiết bị khác với thiết bị ban đầu được đưa ra thị trường, nhưng được dự kiến ngay từ giai đoạn thiết kế (tái sử dụng theo dự kiến).

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ "sửa chữa" đề cập đến quá trình bất kỳ để phục hồi tính năng ban đầu của một pin thứ cấp trong sử dụng lần đầu, và "tân trang lại" đề cập đến quá trình bất kỳ đ phục hồi lại tính năng ban đầu (hoặc tương đương) của pin thứ cấp sau khi sử dụng trong giai đoạn cuối vòng đời của thiết bị.

3.18

Tái sử dụng không theo dự kiến ban đầu (originally unintended reuse)

Hoạt động theo đó các pin thứ cấp, sau tân trang lại (tân trang lại không theo dự kiến), được sử dụng lại trong cùng một thiết bị ban đầu được đưa ra thị trường nhưng không được dự kiến như vậy ngay từ giai đoạn thiết kế, hoặc được sử dụng lại trong thiết bị khác với thiết bị ban đầu được đưa ra thị trường, nhưng không được dự kiến như vậy ngay từ giai đoạn thiết kế (tái sử dụng không theo dự kiến).

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ "sửa chữa" bao gồm bát kỳ quá trình nào để phục hồi tính năng ban đầu của pin thứ cấp trong sử dụng ban đầu, còn "tân trang lại" bao gồm bất kỳ quá trình nào để phục hồi lại tính năng ban đầu (hoặc tương đương) của pin thứ cp sau khi sử dụng trong giai đoạn cuối vòng đời của thiết bị sử dụng cuối.

3.19

Cell thứ cấp (secondary cell)

Khối cơ sở cung cấp nguồn điện năng bằng cách chuyn đổi trực tiếp từ hóa năng, khối này gồm các điện cực, các tấm ngăn, chất điện phân, vỏ chứa và các đầu nối, và được thiết kế để có thể sạc điện được.

3.20

Pin thứ cấp (secondary battery)

Cụm lắp ráp (các) cell thứ cấp mà có thể bao gồm mạch đin an toàn và điều khiển liên quan và vỏ chứa, sẵn sàng cho sử dụng làm nguồn điện năng được đặc trưng bởi điện áp, kích thước, bố trí đầu nối, dung lượng và dung lượng danh định.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ "pin thứ cấp" bao gồm cả các "pin một cell".

3.21

Cell di động (portable cell)

Cell được thiết kế để lắp ráp trong pin di động.

3.22

Pin di động (portable battery)

Pin dùng trong sản phẩm sử dụng cuối hoặc trong thiết bị điện thuận tiện cho mang vác bằng tay.

3.23

Pin lithium ion (lithium ion battery/Li-ion battery)

Pin thứ cấp có chất điện phân là dung môi hữu cơ và các điện cực dương và điện cực âm sử dụng một hợp chất xen kẽ hoặc chèn vào có chứa lithium.

CHÚ THÍCH 1: Pin lithium ion không chứa lithium ở dạng kim loại.

[NGUỒN: 60050-482:2004, 482-05-07, có sửa đổi - Bổ sung thuật ngữ thường được sử dụng "Li-ion battery", và bổ sung từ "hoặc chèn" vào phần định nghĩa]

3.24

Pin niken cadmi (nickel cadmium battery)

Pin Ni-Cd (Ni-Cd battery)

Pin thứ cấp có chất điện phân kiềm, một điện cực dương chứa niken hydroxit và một điện cực âm là cadmi.

[NGUỒN: I EC 60050-482:2004, 482-05-02, có sửa đổi - Thay thuật ngữ "Pin niken oxit cadmi" bằng "pin Ni-Cd" và thay các từ "niken oxit" bằng "niken hydroxit".]

3.25

Pin niken kim loại hydrua (nickel-metal hydride battery)

Pin Ni-MH (Ni-MH battery)

Pin thứ cáp có chất điện phân là dung dịch kali hydroxit trong nước, một điện cực dương chứa niken dưới dạng niken hydroxit và một điện cực âm là hydro ở dạng hydrua kim loại.

[NGUỒN: IEC 60050-482:2004, 482-05-08, có sửa đổi - Bổ sung thuật ngữ "pin Ni-MH"]

3.26

Dấu vết cacbon (carbon footprint)

Lượng cacbon dioxit thải vào khí quyển do các hoạt động, thường được thể hiện bằng tấn cacbon dioxit (CO2) quy đổi. Tiêu chuẩn liên quan đến dấu vết cacbon đang được xây dựng (IEC 63369).

4  Lưu ý chung

Tất cả các cell và pin đều có một số ảnh hưởng nht định đến môi trường. Quá trình dự đoán hoặc nhận biết các ảnh hưởng môi trường của pin là phức tạp. Đó là do các ảnh hưởng có thể xảy ra tại mọi giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm và có thể ở mức toàn cầu, khu vực hoặc quốc gia, hoặc kết hợp cả ba.

Tiêu chuẩn này tiếp cận các khía cạnh môi trường với các lưu ý dưới đây:

a) bằng cách nhận biết các khía cạnh môi trường quan trọng của các cell và pin thứ cấp theo các nguyên tắc tư duy vòng đời được mô tả trong TCVN 6845:2011 (ISO GUIDE 64:2008);

b) bằng cách sử dụng các chiến lược môi trường được chấp nhận rộng rãi liệt kê trong IEC Guide 109;

c) bằng cách xem xét rằng mặc dù những nỗ lực nhằm giải quyết một ảnh hưởng môi trường cho trước có thể có hậu quả ở bt kỳ hoặc tất cả các giai đoạn trong vòng đời của pin, các ảnh hưởng môi trường của pin cần được cân bằng với các yếu tố khác, kể cả chức năng, tính năng, an toàn và sức khỏe, chi phí, khả năng thâm nhập thị trường và chất lượng.

5  Yêu cầu và khuyến cáo

5.1  Quy định chung

Cell hoặc pin thứ cấp có chứa nhiều chất có giá trị và/hoặc nhiều chất nguy hại. Để ngăn ngừa việc phát thải chất nguy hại ra môi trường, và ngăn ngừa việc thải bỏ các vật liệu có giá trị, các pin thứ cấp cuối vòng đời cần được quản lý bằng các phương pháp sau:

a) hạn chế các chất nguy hại đến môi trường (5.3);

b) ghi nhãn (5.4);

c) thu gom và phân loại (5.5);

d) tái chế (5.6).

Các yêu cầu và khuyến cáo trong tiêu chuẩn này, trừ 5.1 a) và 5.3, không áp dụng cho các cell thứ cấp dạng cúc áo nhỏ đáp ứng cả hai điều kiện sau:

- không có đủ không gian đối với các yêu cầu ghi nhãn trong 5.1 b), và việc thu gom và tái chế các cell nhỏ này không phải là biện pháp thiết thực để tiết kiệm tài nguyên;

- nếu điện trở trong quy định tại Phụ lục D của TCVN 11919-2:2017 (IEC 62133-2:2017) lớn hơn 3 Ω, các thử nghiệm an toàn của TCVN 11919-2:2017 (IEC 62133-2:2017) không áp dụng cho các cell này do rủi ro về an toàn là thấp.

Xem Phụ lục A, Phụ lục B và Phụ lục C đối với các ví dụ về các quy định kỹ thuật của một số khu vực áp dụng và không áp dụng cho pin.

5.2  Khía cạnh môi trường của cell và pin thứ cấp liên quan

5.2.1  Khía cạnh môi trường của cell và pin thứ cấp liên quan bao gồm các kim loại có giá trị và/hoặc các kim loại nguy hại

Các cell và pin Ni-Cd, Ni-MH và Li-ion chứa các tài nguyên không tái tạo. Trong số chúng, cell và pin Li-ion sử dụng một lượng lớn nhất các tài nguyên này vì chúng được sử dụng rộng rãi và ngày càng tăng trong các ứng dụng khác nhau.

Mặc dù các cell và pin thứ cấp có thể chứa các kim loại nguy hại nhưng chúng được sử dụng trong các ứng dụng thiết yếu, và do đó vẫn tiếp tục được sản xuất. Việc thu gom và tái chế thích hợp cần được xem xét để hạn chế tác hại đến môi trường của các chất chứa trong các pin thải loại.

Việc thu gom và tái chế giúp tiết kiệm tài nguyên và tăng an ninh nguồn cung cấp bằng cách thu hồi các kim loại có giá trị như niken và coban. Việc sử dụng các kim loại được tái chế từ pin có thể giảm tiêu thụ năng lượng do khai thác các tài nguyên này.

Các hạng mục cần được xem xét khi đánh giá tác động môi trường đối với các cell và pin thứ cấp liên quan bao gồm các kim loại có giá trị và các kim loại nguy hại được cho trong Điều 6.

5.2.2  Khía cạnh môi trường của cell và pin thứ cấp liên quan không phải các kim loại được đề cập trong 5.2.1

Đối với các pin thứ cấp không quy định trong 5.2.1, các khía cạnh môi trường có thể được đánh giá thông qua đánh giá tác động môi trường (Điều 6, Điều 7).

5.3  Yêu cầu và khuyến cáo đối với các chất nguy hại đến môi trường

5.3.1  Kim loại nặng trong các cell và pin liên quan

Nếu không có quy định của quốc gia về việc hạn chế các hàm lượng kim loại nặng thì cần đáp ứng quy định dưới đây. Nếu có quy định của quốc gia thì tuân thủ các quy định đó.

a) Hàm lượng thủy ngân không nên lớn hơn 0,000 5 % theo khối lượng.

b) Hàm lượng chì không nên lớn hơn 0,004 % theo khối lượng.

c) Hàm lượng cadmi không nên lớn hơn 0,002 % theo khối lượng (điều này không áp dụng đối với các pin niken cadmi, xem 5.3.3).

d) Các vật liệu khác như niken và coban và cả các vật liệu nguy hại trong chất điện phân cũng cần được xem xét.

CHÚ THÍCH 1: Các thành phần niken và coban có thể là nguy hại, nhưng chỉ trong các thành phần hỏa học cụ thể.

Giới hạn về các hàm lượng của từng thành phần được tính bằng phần trăm của tổng khối lượng của cell hoặc pin thứ cấp liên quan.

5.3.2  Phương pháp phân tích

Các phân tích hàm lượng thủy ngân, cadmi và chì cần thực hiện dựa trên IEC 62321, TCVN 12667-4 (IEC 62321-4) và IEC 62321-5.

5.3.3  Cell và pin niken cadmi

Các cell và pin niken cadmi có chứa cadmi là một chất nguy hại. Tuy nhiên, hầu hết các cell và pin niken cadmi dùng cho ứng dụng di động lại có kết cấu kín sao cho cadmi không phơi nhiễm cơ thể người và có thể được sử dụng một cách an toàn. Xem 5.3.1.

Ví dụ, các pin niken cadmi hoạt động tốt ở nhiệt độ tháp, không có rủi ro hỏng đột ngột, có độ tin cậy rất cao và được sử dụng rộng rãi trong thiết bị khẩn cấp (ví dụ chiếu sáng khẩn cấp, hàng không, đường sắt, v.v.)

5.4  Ghi nhãn

Ghi nhãn theo thành phần hóa học của pin có ích cho việc cải thiện hiệu quả phân loại và đảm bảo an toàn trong các quá trình thu gom và tái chế.

a) Các cell và pin có thể tích lớn hơn 900 cm3

• Các cell và pin thứ cấp liên quan phải được ghi nhãn theo TCVN 13968:2024 (IEC 62902:2019),

CHÚ THÍCH 1: Phạm vi áp dụng của IEC 62902:2019 bao gồm cả các pin thứ cấp có thể tích lớn hơn 900 cm3.

• Việc sử dụng ký hiệu tái chế quy định trong ISO 7000-1135:2004-01 phải được ghi nhãn theo ISO 14021.

CHÚ THÍCH 2: Ký hiệu tái chế theo ISO 7000-1135:2004-01 được sử dụng để chỉ ra rằng hạng mục được ghi nhãn này hay vật liệu của nó là một phần của quá trình thu hồi hoặc tái chế.

b) Các cell và pin có thể tích nhỏ hơn hoặc bằng 900 cm3

• Các cell và pin thứ cấp liên quan phải được ghi nhãn theo các quy định kỹ thuật của quốc gia hoặc khu vực. Nếu không có các quy định kỹ thuật này, ký hiệu tái chế trong ISO 7000-1135:2004-01 phải được ghi nhãn theo ISO 14021.

Ở các quốc gia hoặc khu vực có yêu cầu ghi nhãn khác với yêu cầu trong tiêu chuẩn này, cần sử dụng ghi nhãn khác đó.

Các ghi nhãn cần được đặt trên bề mặt ngoài của cell hoặc pin.

5.5  Thu gom và phân loại

Ở các quốc gia và khu vực chưa có các chương trình thu gom pin thứ cấp, khuyến khích có các chương trình tự nguyện và các chương trình đồng quản lý. Đ tránh các vấn đề an toàn có thể có, chương trình thu gom pin thứ cấp cần tuân thủ các thực hành tốt liên quan đến quản lý rác thải nguy hại. Bảo vệ các đầu nối là cần thiết để tránh ngắn mạch vì có thể gây cháy trong dòng chất thải.

5.6  Các khuyến cáo để cải thiện khả năng tái chế

Tái chế là phương pháp hữu ích nhất để ngăn ngừa việc khuếch tán các chất nguy hại và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên không tái tạo. Tuy nhiên, ngày càng cần các công nghệ và hệ thống tái chế hiệu quả hơn để tối đa hóa tiềm năng tái chế các cell và pin thứ cấp liên quan.

Các cơ hội đối với tái chế có thể tăng lên bằng cách thiết kế pin và bằng cách phát triển các công nghệ tái chế hiệu quả nhất về năng lượng và chi phí. Thiết kế các cell và pin thứ cấp liên quan có thể ảnh hưởng đến khả năng tái chế của chúng thông qua việc lựa chọn các vật liệu tương thích với các quá trình tái chế cũng như thông qua các yếu tố về hình dạng dẫn đến sự phân tách dễ dàng các bộ phận và vật liệu.

Đối với việc sử dụng hiệu quả thời gian tái chế, các cân nhắc dưới đây được khuyến cáo trong quá trình thiết kế:

a) tránh các vật liệu composite không thể phân tách;

b) tối thiểu hóa số lượng vật liệu khác nhau được sử dụng;

c) tránh các linh kiện, thành phần, vật liệu bổ sung và các cht xử lý bề mặt có thể gây trở ngại cho việc tái chế;

d) sử dụng các thành phần, bộ phận hoặc linh kiện được tiêu chuẩn hóa;

e) tránh, trong trường hợp không ảnh hưởng về chức năng, việc sử dụng lâu dài các chất nguy hại;

f) cung cấp hướng dẫn và/hoặc nhãn để người dùng cuối có cách xử lý cuối vòng đời một cách thích hợp, phân biệt các rác thải nguy hại và không nguy hại.

6  Đánh giá tác động môi trường

6.1 Tương tác với môi trường trong suốt vòng đời

6.1.1  Quy định chung

Các vn đề và cách tiếp cận cần xem xét chung được mô tả trong TCVN 6845:2011 (ISO GUIDE 64:2008), Điều 4.

Các tác động đến môi trường của sản phẩm có liên quan đến các đầu vào được sử dụng và tiêu thụ, các quá trình được sử dụng và các đầu ra được tạo ra ở tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm.

Việc xem xét các khía cạnh môi trường "đầu vào" và "đầu ra" được cho trong 6.1.2 và 6.1.3.

6.1.2  Đầu vào

6.1.2.1  Vật liệu thô

Các quy định kỹ thuật liên quan đến pin được thiết lập trong một số quốc gia và khu vực và chúng hạn chế việc chế tạo và đưa ra thị trường các pin/aquy có chứa các chất cấm. Việc xét đến các quy định kỹ thuật liên quan là cần thiết khi chọn vật liệu thô cho sản xuất pin (Xem Phụ lục A).

6.1.2.2  Năng lượng

Pin sử dụng càng lâu thì hiệu suất về môi trường của chúng càng tốt. Trong trường hợp các pin có hiệu suất cao, hiệu suất môi trường của chúng có thể cao trong suốt vòng đời của pin ngay cả khi xét đến một lượng lớn năng lượng cần thiết để sản xuất các vật liệu thô hoặc các linh kiện. Việc chọn kiểu pin và tính toán vòng đời cần tính đến không chỉ mật độ năng lượng mà còn tính đến đầu ra của thiết bị hoặc điện áp kết thúc phóng điện.

6.1.3  Đầu ra

6.1.3.1  Tái chế pin

Sau sử dụng, các cell và pin thứ cấp liên quan cần được tái chế mà không nên thải bỏ dưới dạng rác thải vì các pin thứ cp có thể chứa các chất nguy hại và các nguồn không tái tạo.

6.1.3.2  Các biện pháp phòng ngừa tránh rơi pin trong quá trình thu gom

Để tránh ngắn mạch khi pin thải bỏ bị rơi trong quá trình thu gom, nên có cách điện cho các đầu nối.

6.2  Các giai đoạn của vòng đời

6.2.1  Quy định chung

Các giai đoạn của vòng đời là các giai đoạn liên tiếp và liên kết với nhau của hệ thống sản phẩm, từ thu thập vật liệu thô hoặc tạo ra nguồn tài nguyên đến thải bỏ cuối cùng.

6.2.2  Thiết kế và phát triển

6.2.2.1  Quy định chung

Các khía cạnh môi trường được tích hợp trong thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ theo TCVN 13788:2023 (IEC 62430:2019).

Đánh giá các tác động môi trường được khuyến cáo trong quá trình thiết kế và phát triển pin. Các đánh giá này cần bao gồm hệ thống phân cấp các nguyên tắc quản lý chất thải cho trong 6.2.2.2 đến 6.2.2.4.

6.2.2.2  Giảm thiểu

Các pin cần được thiết kế để giảm thiểu các tác động độc hại tiềm ẩn và tiêu thụ các tài nguyên không tái tạo.

6.2.2.3  Tái sử dụng

Nhìn chung, cơ hi sử dụng lại các vật liệu cần được xem xét. Các ví dụ bao gồm thu hồi và tái sử dụng các sản phẩm (ví dụ như các cụm lắp ráp điện tử, linh kiện bán dẫn và thiết bị an toàn), được kết hợp vật lý với pin. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tái sử dụng một cách hiệu quả và an toàn các pin được thu gom vì có khả năng chúng bị hư hại mà điều này có thể ảnh hưởng đến an toàn. Việc tái sử dụng có thể mang đến rủi ro an toàn cao hơn đáng k so với việc sử dụng dự kiến ban đầu.

Đánh giá dữ liệu truy xuất nguồn gốc tuổi thọ của pin là cần thiết đề quản lý việc tái sử dụng một cách an toàn, tuy nhiên các dữ liệu này không có sẵn đối với các pin được sử dụng trong các ứng dụng di động. Do đó, các cell và pin được sử dụng trong các ứng dụng di động không thể sử dụng lại, do thiếu dữ liệu truy xuất nguồn gốc tuổi thọ của pin. Ngoài ra, trong các ứng dụng di động, phần lớn dung lượng hữu dụng của cell và pin thứ cấp liên quan có thể được sử dụng hiệu quả trong sử dụng lặp lại theo dự kiến. Do đó, để ngăn các tác động môi trường bất lợi theo cách an toàn, các cell và pin thứ cấp liên quan cuối vòng đời cần được thu gom và tái chế theo các quy định của địa phương, khu vực và quốc gia.

Do vậy, các cell và pin (di động) liên quan không được tái sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp các cell và pin nằm ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, việc tái sử dụng có thể được chia thành tái sử dụng theo dự kiến ban đầu và tái sử dụng không theo dự kiến ban đầu. Tái sử dụng không theo dự kiến ban đầu cần tránh do rủi ro an toàn tương đối cao khi việc xác minh an toàn của ứng dụng tái sử dụng không được thực hiện bởi các kỹ sư về pin hoặc bởi các kỹ sư về ứng dụng ban đầu.

6.2.2.4  Tái chế

6.2.2.4.1  Quy định chung

Cơ hội tái chế có thể tăng lên bằng cách thiết kế pin và bằng cách phát triển các công nghệ tái chế hiệu quả hơn về năng lượng và chi phí. Thiết kế pin có thể ảnh hưởng đến khả năng tái chế của pin thông qua việc chọn các vật liệu tương thích với các quá trình tái chế, cũng như bằng các yếu tố hình dạng thuận lợi cho việc tách rời các bộ phận và vật liệu.

6.2.2.4.2  Hiệu quả của việc tái chế

Nếu hiệu quả của việc tái chế được đánh giá, hiệu quả tái chế của quá trình được tính toán như sau:

trong đó

RE  hiệu quả tái chế tính được của quá trình tái chế, được thể hiện bằng khối lượng %;

moutput  khối lượng của phần đầu ra có tính đến tái chế trong một năm;

minput  khối lượng của phần đầu vào đi vào quá trình tái chế pin trong một năm.

Hiệu quả của việc tái chế có thể tính trên cơ sở thành phần hóa học tổng thể (ở mức nguyên t/hợp chất) của các phần đầu vào và đầu ra. Các hạng mục dưới đây áp dng cho phần đầu vào.

a) các nhà tái chế phải xác định tỷ lệ của các kiểu pin thải loại khác nhau có trong phần đầu vào bằng cách thực hiện phân tích phân loại phần đầu vào (bằng cách lấy mẫu liên tục hoặc đại diện);

b) thành phần hóa học của mỗi loại pin thải loại có trong phần đầu vào được xác định trên cơ sở thành phần hóa học của các pin mới khi đưa ra thị trường, hoặc dữ liệu có sẵn của các nhà tái chế hoặc dựa trên thông tin do nhà sản xuất pin cung cấp;

c) các nhà tái chế phải xác định thành phần hóa học tổng thể của phần đầu vào bằng cách áp dụng phân tích thành phần hóa học cho các loại pin có trong phần đầu vào.

Việc phát thải ra ngoài khí quyển không được cân nhắc khi xác định hiệu quả của tái chế. Khối lượng của các phần đầu ra có tính đến đối với tái chế là khối lượng, trên cơ sở khối lượng khô, của các nguyên tố hoặc hợp chất có chứa trong các phần tạo ra từ tái chế pin thải loại trong một năm [tính bằng tấn]. Các hạng mục dưới đây có thể được tính đến đối với các phần đầu ra:

1) cacbon được sử dụng trên thực tế như một chất giảm nhẹ hoặc là một thành phần của phần đầu ra của quá trình tái chế, nếu nó sinh ra từ các pin thải loại đầu vào, với điều kiện là chúng được chứng nhận bởi cơ quan khoa học độc lập và công bố cho công chúng. Cacbon được sử dụng để thu hồi năng lượng không được tính vào hiệu quả tái chế;

2) oxy, được sử dụng như một chất oxy hóa, nếu nó tạo ra từ các pin thải loại đầu vào và nếu nó là một thành phần của phần đầu ra của quá trình tái chế. Oxy đến từ khí quyển không được tính vào hiệu quả tái chế;

3) các vật liệu pin chứa trong xỉ phù hợp và được sử dụng cho mục đích tái chế không phải dạng chôn lấp hoặc san lấp, với điều kiện là phù hợp với các yêu cầu của quốc gia, khu vực và địa phương.

Khối lượng của các phần đầu vào đi vào quá trình tái chế pin/acquy là khối lượng của các pin thải bỏ được thu gom trên cơ sở khối lượng khô đi vào quá trình tái chế trong một năm [tính bằng tấn], bao gồm:

- chất lỏng và axit,

- khối lượng vỏ chứa các cell của pin thải, và không bao gồm khối lượng vỏ chứa một hoặc nhiều pin hoặc pin đơn khối.

6.2.3  Sử dụng vật liệu thô

Các quy định kỹ thuật liên quan đến pin được thiết lập ở một số quốc gia và chúng hạn chế việc chế tạo và đưa ra thị trường các pin có chứa các chất cấm. Cần xét đến các quy định kỹ thuật liên quan khi chọn các vật liệu thô để sản xuất pin (Xem Phụ lục A).

6.2.4  Chế tạo

Các pin được thiết kế để sử dụng trong hầu hết các ứng dụng điện tử của người tiêu dùng được sản xuất hàng loạt và sử dụng các quá trình chế tạo và lắp ráp tự động cao. Phản hồi từ chế tạo cho người thiết kế pin trong giai đoạn thiết kế ban đầu có thể tạo ra các cơ hội cải thiện môi trường đáng kể trong sản xuất và quá trình.

Các đánh giá tác động môi trường của các cơ sở chế tạo có thể xét đến:

a) mức sử dụng năng lượng và dịch vụ đối với mỗi giai đoạn chế tạo so với các quá trình trước đó;

b) phát thải vật lý và hóa học từ chế tạo với cơ hội giảm thiểu, kiểm soát và loại bỏ;

c) nhận biết tất cả các dòng chất thải trong tất cả các quá trình chế tạo (nước, không khí) với nồng độ và tốc độ dòng chảy dự kiến;

d) danh mục tất cả các chất độc hại và/hoặc vật liệu có thể tái chế được sử dụng trong quá trình bao gồm

- các vật liệu được công bố lại hoặc tái chế;

- các vật liệu cần thải bỏ, với kế hoạch thải bỏ hoặc giảm thiểu chúng.

6.2.5  Vận chuyển, bo quản, thải bỏ và tái chế

6.2.5.1  Lưu ý về bao bì

Các lưu ý về bao bì gồm:

a) đánh giá lượng bao bì cần thiết;

b) sử dụng vật liệu được tái chế.

6.2.5.2  Lưu ý về pin cho người dùng cuối

a) Hướng dẫn vận chuyển, lưu giữ, tái chế và thải bỏ cho người dùng cuối cần được cung cấp bởi nhà chế tạo cell và pin thứ cấp liên quan và các nhà chế tạo lại sản phẩm. Một ví dụ được cho trong Phụ lục C.

b) Các chương trình đào tạo về an toàn để đảm bảo rằng cell và pin thứ cấp liên quan được thu gom theo cách để giữ chúng xa các luồng chất thải bình thường cần được cung cấp cho người dùng cuối bởi nhà chế tạo pin hoặc nhà chế tạo sản phẩm cuối. Rủi ro cháy gây ra bởi chất thải của các cell và pin thứ cấp liên quan có thể gây ra hư hại về tài chính cho kết cấu hạ tầng thu gom, ví dụ cơ sở tái chế thiết bị điện và điện tử thải bỏ, chôn lấp, xe thu gom rác và vị trí thu gom.

6.2.6  Dấu vết cacbon của pin (sản xuất và sử dụng)

Cần đánh giá lượng cacbon dioxit phát thải vào khí quyển trong sản xuất và sử dụng pin.

7  Nhận biết các khía cạnh môi trường của sản phẩm bằng cách sử dụng cách tiếp cận hệ thống

Điều 5 của TCVN 6845:2011 (ISO GUIDE 64:2008) là công cụ hữu ích để nhận biết các khía cạnh môi trường của sản phẩm bằng cách sử dụng danh mục liên quan đến môi trường.

Khi đánh giá tác động môi trường, cần sử dụng các phương pháp định lượng như LCA (đánh giá vòng đời - life cycle assessment). Các phương pháp định tính cũng có hiệu quả.

Cần khẳng định tính hợp lệ của các kết quả LCA để có được đánh giá hiệu quả. Khi áp dụng LCA, các quy trình đánh giá phải được thực hiện phù hợp với TCVN ISO 14040.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Luật và các quy định kỹ thuật cụ thể đối với pin

A.1  Quy định chung

Luật và quy định kỹ thuật liên quan đến pin đã được thiết lập ở các khu vực và quốc gia. Các luật và quy định điển hình, các URL và các khía cạnh chính của chúng được liệt kê trong phụ lục này. Danh mục các luật và quy định trong phụ lục này liên quan đến các hạn chế các chất hóa học, thu gom hoặc tái chế pin dựa trên hoặc có chứa các cell và pin thứ cấp, và được giới hạn ở các ấn phẩm từ chính phủ của các quốc gia thành viên IEC.

Mục đích của phụ lục này nhằm cung cấp thông tin để người sử dụng tiêu chuẩn này có thể thấy các quốc gia nào có quy định kỹ thuật liên quan đến môi trường đối với các cell và pin liên quan (xem Bảng A.1). Thông tin trong phụ lục này không nhất thiết là thông tin cập nhật nhất vì quy định kỹ thuật thay đổi liên tục. Do đó người sử dụng cần kiểm tra và khẳng định tính hiệu lực của các quy định kỹ thuật này.

Bảng A.1 - Luật và quy định kỹ thuật về các pin thứ cấp liên quan

Tổ chức quốc tế / Quốc gia / Khu vực

Điều

Hạn chế về hóa học

Thu gom và tái chế

Li-ion

Ni-MH

Ni-Cd

Li-ion

Ni-MH

Ni-Cd

Công ước Minamata về thủy ngân

A.2

Y

Y

Y

 

 

 

Trung Quốc

A.3.1.1

Y

Y

Y

 

 

 

Đài Loan

A.3.1.2

 

 

 

Y

Y

Y

Nhật Bản

A.3.2.1

Y

Y

Y

 

 

 

A.3.2.2

 

 

 

Y

Y

Y

Hàn Quốc

A.3.2.1

 

 

 

 

Y

Y

A.3.2.2

 

Y

Y

 

 

 

Malaysia

A.3.4

 

 

 

Y

Y

Y

Singapore

A.3.5.1

Y

Y

Y

 

 

 

A.3.5.2

 

 

 

Y

Y

Y

Việt Nam

A.3.6

 

 

 

Y

Y

Y

EU

A.4.1.1

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Albania

A.4.1.2

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Bosnia và Heczegovina

A.4.1.3

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Iceland

A.4.1.4

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Moldova

A.4.1.5

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Montenegro

A.4.1.6

 

 

 

Y

Y

Y

Bắc Macedonia

A.4.1.7

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Na Uy

A.4.1.8.1

 

 

 

Y

Y

Y

 

A.4.1.8.2

Y

Y

Y

 

 

 

Secbia

A.4.1.9

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Thụy Sỹ

A.4.1.10

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Thổ Nhĩ Kỳ

A.4.1.11

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Liên Bang Nga

A.4.2

 

 

 

Y

Y

Y

Argentina

A.5.1

Y

Y

Y

 

 

 

Brazil

A.5.2

 

 

 

Y

Y

Y

Colombia

A.5.3

 

 

 

Y

Y

Y

Israel

A.6.1

 

 

 

Y

Y

Y

Saudi Arabia

A.6.2

Y

Y

Y

 

 

 

Canada

A.7.1.1

Y

Y

Y

 

 

 

Bang British Columbia (Canada)

A.7.1.2

 

 

 

Y

Y

Y

Manitoba

A.7.1.3

 

 

 

Y

Y

Y

Ontario

A.7.1.4

 

 

 

Y

Y

Y

Đảo Prince Edward

A.7.1.5

 

 

 

Y

Y

Y

Quebec

A.7.1.6

 

 

 

Y

Y

Y

Hoa Kỳ

A.7.2.1

 

 

 

 

 

Y

New York

A.7.2.2

 

 

 

Y

Y

Y

Y: Có thực thi luật và quy định kỹ thuật.

CHÚ THÍCH: Phụ lục này dựa trên các quy định kỹ thuật mới nhất tại thời điểm ban hành tiêu chuẩn IEC này (năm 2021).

A.2  Công ước Minamata về thủy ngân

Thừa nhận rằng thủy ngân là một chất hóa học được toàn cầu quan tâm do khả năng vận chuyển trong khí quyển tầm xa, sự tồn tại lâu dài của nó trong môi trường một khi được con người đưa vào, khả năng tích lũy sinh học trong hệ sinh thái và những tác động tiêu cực đáng kể của nó đối với sức khỏe con người và môi trường. Với cách tiếp cận toàn cầu, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi khí thải do con người tạo ra và giải phóng thủy ngân và các hợp chất thủy ngân, "Công ước Minamata về Thủy ngân" đã được thông qua vào tháng 10 năm 2013 và có hiệu lực vào ngày 16 tháng 8 năm 2017.

Khoản 4 của Công ước Minamata quy định rằng mỗi bên không được cho phép, bằng cách sử dụng các biện pháp thích hợp, việc chế tạo, nhập khẩu hoặc xuất khẩu các sản phẩm có chứa thủy ngân được liệt kê trong Phần I của Phụ lục A sau ngày loại bỏ được chỉ định cho các sản phẩm đó, trừ khi có loại trừ được quy định tại Phụ lục A hoặc bên đó có đăng ký miễn trừ theo Khoản 6, và quy định thực tế sẽ được mỗi bên thực hiện. Các sản phẩm có chứa thủy ngân và ngày loại bỏ được nêu trong Bảng A.2.

Bảng A.2 - Các sản phẩm theo Khoản 4, đoạn 1 của Công ước Minamata về thy ngân

Các sản phẩm có thủy ngân

Thời đim kể từ đó không được chế tạo, nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm (thời điểm loại bỏ)

Pin, ngoại trừ loại pin cúc áo kẽm oxit bạc có hàm lượng thủy ngân < 2 % và pin cúc áo kẽm không khí có hàm lượng thủy ngân < 2 %.

2020

A.3  Châu Á

A.3.1  Trung Quốc

A.3.1.1  Hạn chế sử dụng các chất nguy hại nhất định trong các sản phẩm điện và điện t (China RoHS 2)

http://www.gov.cn/gongbao/content/2016/content_5065677.htm

Các chất và giới hạn:

Chì, thủy ngân, Hexavalent chrome, PBB, PBDE: 0,1 %

Cadmi: 0,01 %

Hiệu lực từ 1/7 2016

Bước 1: Tự công bố của nhà chế tạo/nhà cung cấp Bước 2: Kế hoạch quản lý chất lượng EEP (pending)

A.3.1.2  Đài Loan

Tiêu đề: Pháp lệnh thải bỏ chất thải

URL: https://oaout.epa.gov.tw/law/LawContent.aspx?id=FL015604

Bản tiếng Anh có sẵn tại:

https://oaout.epa.gov.tw/law/EngLawContent.aspx?lan=E&id=186&KW=Waste+Disposal+Act

Phạm vi được thể hiện trong bảng dưới đây của thông báo:

https://recycle1.epa.gov.tw/sys/Business/doc/rule/-.pdf

Ghi nhãn (Xem Hình A.1) được yêu cầu trong thông báo dưới đây:

Thông báo No.0930006567 của Cơ quan có thẩm quyền về môi trường của Đài Loan

http://recycle1.epa.gov.tw/sys/business/doc/ruie/0930006567.htm

Bản tiếng Anh được có sẵn tại:

http://recycle1.epa.gov.tw/sys/business/doc/rule/0930006567(e).pdf

Hình A.1 - Ký hiệu thu gom của Đài Loan

A.3.2  Nhật Bản

A.3.2.1  Pháp lệnh về Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường bởi thủy ngân

Tiêu đề: Pháp lệnh thải bỏ chất thải

https://elaws.e-gov.go.jp/document?lawid=427AC0000000042

Bản tiếng Anh được có sẵn tại:

http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail/?id=3064&vm=02&re=01&new=1

Mục tiêu và giới hạn về thủy ngân của quy định kỹ thuật được cho trong Bảng A.3.

Bảng A.3 - Mục tiêu và giới hạn về thủy ngân (Nhật Bản)

Mục tiêu

Giới hạn

Ngày hiệu lực

Cell cúc áo oxit kim loại

Hg < 1 %

1/1/2018

Cell cúc áo kẽm không khí

Hg < 2 %

1/1/2018

Cell cúc áo kiềm

Không thủy ngân

31/12/2020

Tất cả các pin khác

Không thủy ngân

1/1/2018

A.3.2.2  Pháp lệnh về Thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn

https://elaws.e-gov.go.jp/document?lawid=403AC0Q00000048

Bản tiếng Anh được có sẵn tại:

http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail/?id=80&vm=02&re=02&new=1

Pin thuộc phạm vi của pháp lệnh này gồm: Lithium ion, Niken Cadmi, Niken MH và acquy chì axit.

Ghi nhãn được yêu cầu theo sắc lệnh sau: Sắc lệnh số 95 của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp; sắc lnh của Bộ trưởng về tiêu chuẩn dùng cho dán nhãn các pin lưu giữ gắn kín.

http://www.meti.go.jp/policy/recycle/main/adminJnfo/law/02/pdf/keizai/95shinkyutaishohyo.PDF

Biểu mẫu có sẵn tại:

http://www.meti.go.jp/policy/recycle/main/data/mark/shourei/pdf/mippei-yoshiki.pdf

Bản tiếng Anh được có sẵn tại:

http://www.meti.go.jp/policy/recycle/main/english/pamphlets/pdf/cReEffectAe.pdf

A.3.3  Hàn Quốc

A.3.3.1  Nghị định thực thi Pháp lệnh về thúc đy tiết kiệm và tái chế nguồn nguyên liệu

URL: http://www.law.go.kr/lsEflnfoP.do?lsiSeq=176776#0000

Bản tiếng Anh được có sẵn tại:

URL: http://www.law.go.kr/lslnfoP.do?lsiSeq=176776&chrClsCd=010203&urlMode=engLslnfoR&viewCls=engLslnfoR#0000

Các pin sau đây phải tái chế: oxit thủy ngân, oxit bạc, niken cadmi, lithium sơ cấp, kiềm/kẽm cacbon, niken MH.

A.3.3.2  Pháp lệnh về kiểm soát an toàn thiết bị điện và các sản phẩm tiêu dùng

URL:http://www.law.go.kr/lsEflnfoP.do?lsiSeq=200901#0000

Bản tiếng Anh được có sẵn tại:

URL:http://www.law.go.kr/lslnfoP.do?lsiSeq=200901&chrClsCd=010203&urlMode=engLslnfoR&viewCIs=engLslnfoR#0000

Tiêu chuẩn K10024 được viện dẫn trong "Pháp lệnh về kim soát an toàn thiết bị điện và các sản phm tiêu dùng".

Tiêu chuẩn K10024

URL:https://standard.go.kr/KSCI/technologylntro/getTechnologyDetailView.do?menuld=527&topMenul d=524&upperMenuld=524&trgld=0000001136&trgReformNo=0000

Phạm vi áp dụng: pin niken cadmi, pin niken MH

Giới hạn

Hg: 0,000 1 %

Cd: 0,001 % (không áp dụng cho pin niken Cadmi)

Pb: 0,4 %

A.3.4  Malaysia

Pháp lệnh chất lượng môi trường 1974 [Pháp lệnh 127]

Quy định kỹ thuật về chất lượng môi trường (rác thải định kỳ) 2005.

A.3.5  Singapore

A.3.5.1  Pháp lệnh về quản lý và bảo vệ môi trường

URL: https://sso.agc.gov.sg/Act/EPMA1999

Không có phép pin bất kỳ có chứa nhiều hơn 0,000 5 % theo khối lượng thủy ngân trên mỗi cell.

A.3.5.2  Pháp lệnh về tính bền vững của các nguồn lực 2019

URL: https://sso.agc.gov.sg/Act/RSA2019

Các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng được liệt kê trong quy định kỹ thuật dưới đây.

Tiêu đề: Quy định kỹ thuật về tính bền vững của các nguồn lực 2019 (các sản phẩm được quản lý theo quy định).

URL: https://sso.agc.gov.sg/SL/RSA2019-S900-2019?DocDate=20191231&Timeline=On

A.3.6  Việt Nam

Tiêu đề: Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

URL:http://vbpl.vn/FileData/TW/Lists/vbpq/Attachments/67083/VanBanGoc_16.2015.Q%C4%90.TTg.pdf

A.4  Châu Âu

A.4.1  Các thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) và các thành viên không thuộc EU nhưng luật/quy định kỹ thuật về pin dựa trên các Chỉ thị của EU

A.4.1.1  EU

Tiêu đề: Chỉ thị 2006/66/EC (Chỉ thị về pin)

URL:http://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX:32006L0066

Các nước thành viên phải cấm đưa ra thị trường:

1) tất cả các pin hoặc acquy, lắp hoặc không lắp trong thiết bị, có chứa nhiều hơn 0,000 5 % thủy ngân theo khối lượng; và

2) pin hoặc acquy di đng, kể cả loại lắp trong thiết bị, có chửa nhiều hơn 0,002 % cadmi theo khối lượng.

Hình A.2 - Ký hiệu thùng rác có bánh xe và bị gạch chéo chỉ thị "thu gom riêng"
đối với tất cả các pin hoặc acquy

CHÚ THÍCH: Ký hiệu thể hiện trên Hình A.2 được lấy theo Phụ lục II của 2006/66/EC.

A.4.1.2  Albani

Tiêu đề: VENDIM Nr 866, date 4.12.2012 PËR BATERITË, AKUMULATORËT DHE MBETJET ETYRE

URL:https://qbz.gov.al/eli/fz/2012/168

A.4.1.3  Bosnia và Herzegovina

Tiêu đề: Luật về quản lý rác thi

URL:http://www.vladars.net/sr-SP-CyrlA/lada/Ministarstva/mgr/PAO/Documents/Zakon%20o%20uprvaljanju%20otpadom.pdf

A.4.1.4  Iceland

Tiêu đề: Quy định kỹ thuật về pin và acquy (Reglugerð um rathlöður og rafgeyma.)

URL:https://www.reglugerd.is/reglugerdlr/allar/nr/1020-2011

A.4.1.5  Moldova

Tiêu đề: Luật về chất thải (Luật số 209 ngày 29/7/2016)

URL: http://lex.justice.md/md/368030/

A.4.1.6  Montenegro

Tiêu đề: Uredba o načinu i postupku osnivanja sistema preuzimanja, sakupljanja i obrade otpadnih baterija i akumulatora i rada tog sistema

URL:http://www.mrt.gov.me/ResourceManager/FileDownload.aspx?rid=119998&rType=2&file=Uredbab aterijeiakum.pdf

A.4.1.7  North Macedonia

Tiêu đề: Luật về Pin và pin thải

Ghi nhãn được yêu cầu trong quy định kỹ thuật sau.

http://www.moepp.gov.mk/wp-content/uploads/2014/09/Pravilnik%20za%20nacinot%20na%20oznacuvanje%20na%20bateriite%20i%20akum.-SV%20br.52%20-%202011.pdf

A.4.1.8  NaUy

A.4.1.8.1  Quy định kỹ thuật về chất thải

https://lovdata.no/dokument/SF/forskrift/2004-06-01-930

A.4.1.8.2  Quy định kỹ thuật về sản phẩm

https://lovdata.no/dokument/SF/forskrift/2004-06-01-922

A.4.1.9  Serbia

Tiêu đề: PRAVILNIK O NAČINU I POSTUPKU UPRAVLJANJA ISTROŠENIM BATERUAMA I AKUMULATORIMA

URL: http://www.ekourbapv.vojvodina.gov.rs/wp-contenưuploads/2018/07/Pravilnik-o-nacinu-ipostupku- upravljanja-istrosenim-baterijama-i-akumulatorima.doc

A.4.1.10  Switzerland

Một loạt các luật dựa trên Chỉ thị 2006/66/EC (Chỉ thị về pin) Chỉ thị về pin được đưa vào luật dưới đây (Xem Phụ lục 2.15 của sắc lệnh này).

Tiêu đề: Sắc lệnh về giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc sử dụng các chất nguy hại nhất định.

URL: https://www.admin.ch/opc/fr/classified-compilation/20021520/index.html

Bản tiếng Anh được có sẵn tại:

https://www.admin.ch/opc/en/classified-compilation/20021520/index.html

A.4.1.11  Thổ Nhĩ Kỳ

Tiêu đề: Quản lý các pin và acquy đã qua sử dụng

URL:http://webdosya.csb.gov.tr/db/cygm/editordosya/YON-25569AtikPNAku2015.docx

A.4.2  Liên bang Nga

Tiêu đề: Luật của Liên bang Nga ngày 29/12/2014 N 458-FZ "Các sửa đổi Luật liên bang về sản xuất và tiêu thụ chất thải và một số pháp lệnh của liên bang Nga và bãi bỏ một số pháp lệnh"

URL: https://rg.ru/2014/12/31/othody-dok.html

Các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh được liệt kê trong quy định kỹ thuật sau.

URL: http://static.government.ru/media/files/NW4mq3VmrOJPBw3JtvlNPcxv1tMF3kKn.pdf

A.5  Nam Mỹ

A.5.1  Argentina

Tiêu đề: Resolution 75/2019

URL: https://www.boletinoficial.gob.ar/detalleAviso/primera/201713/20190215

Nhà chế tạo, nhập khẩu và xuất khẩu pin có chứa thủy ngân bị cấm kể từ năm 2020.

A.5.2  Brazil

Tiêu đề: CONAMA resolution No.401 (4/11/2008)

URL:http://www.mma.gov.br/port/conama/legislacao/CON AMA_RES_CONS_2008_401.pdf

Ký hiệu thùng rác bất kỳ trên Hình A.3 được yêu cầu ghi nhãn trên các pin Ni-Cd và chì axit. Trường hợp có sẵn chương trình tái chế, ghi nhãn của bất kỳ nhãn tái chế nào trên Hình A.3 cũng có thể được yêu cầu. Tất cả các ký hiệu liệt kê dưới đây được quy định trong Phụ lục A của luật này.

Hình A.3 - Ký hiệu thu gom và tái chế pin ở Brazil

A.5.3  Colombia

Tiêu đề: Resolution 1297/2010

URL:http://parquearvi.org/wp-content/uploads/2016/11/Resalucion-1297-de-2010.pdf

Phạm vi áp dụng: Pin thứ cấp có mã HS dưới đây và các pin sơ cấp

8507.30.00. 00 Nickel-Cadmium

8507.40.00. 00 Nickel-Iron

8507.80.00. 10 Acquy Lithium Ion khác

8507.80.00. 20 Acquy Nickel-kim loại Hydrua khác

8507.80.00. 90 Khác

A.6  Trung Đông

A.6.1  Israel

Tiêu đề: Luật về xử lý môi trường của thiết bị điện và điện tử và pin, 5772-2012

URL:http://www.sviva.gov.il/English/Legislation/Documents/Environmental%20Treatment%20of%20Electrical%20and%20Electronic%20Equipment/EnvironmentalTreatmentOfElectricalAndElectronicEquipm entLaw-2012.pdf

A.6.2  Saudi Arabia

Tiêu đề: Quy định kỹ thuật đối với các pin

URL:https://www.saso.gov.sa/ar/Laws-And-Regulations/Technical_regulations/Pages/Regulation26.aspx

A.7  Bắc Mỹ

A.7.1  Canada

A.7.1.1  Luật liên bang

Tiêu đề: Quy định kỹ thuật quốc gia về các sản phẩm có chứa thủy ngân (SOR/2014-254)

URL: https://laws-lois.justice.gc.ca/eng/regulations/SOR-2014-254/page-1.html

Phạm vi áp dụng: Tất cả các pin có chứa thủy ngân nhiều hơn 0,000 5 %.

A.7.1.2  British Columbia

Tiêu đề: Quy định kỹ thuật về tái chế, B.C. Reg. 449/2004, Pháp lệnh quản lý môi trường.

URL:http://www.bclaws.ca/Recon/document/ID/freeside/449_2004

A.7.1.3  Manitoba

Tiêu đề: Quy định kỹ thuật 16/2010 về Quản lý vật liệu nguy hại trong gia đình và vật liệu theo quy định

https://web2.gov.mb.ca/laws/regs/annual/2010/016.pdf

A.7.1.4  Ontario

Tiêu đề: Quy định kỹ thuật Ontario 30/20

URL: https://www.ontario.ca/laws/regulation/r20030

A.7.1.5  Prince Edward Island

Tiêu đề: ENVIRONMENTAL PROTECTION ACT MATERIALS STEWARDSHIP AND RECYCLING REGULATIONS

URL:https://www.princeedwardisland.ca/sites/default/files/legislation/e09-10-

environmental_protection_act_materials_stewardship_and_recycling_regulations.pdf

A.7.1.6  Quebec

Tiêu đề: Quy định kỹ thuật liên quan đến phục hồi và thu hồi sản phẩm của doanh nghiệp

URL:http://www.legisquebec.gouv.qc.ca/en/ShowDoc/cr/Q-2,%20r.%2040.1

A.7.2  Hoa Kỳ

A.7.2.1  Luật liên bang

Tiêu đề: MRBM: Pháp lệnh quản lý pin có chứa thủy ngân và có thể sạc lại.

URL: https://www.epa.gov/sites/production/files/2016-03/documents/p1104.pdf

A.7.2.2  New York

Tiêu đề: Luật về pin sạc lại được của New York.

URL: https://newyork.public.law/laws/n.y._environmental_conservation_law_article_27_title_18

Phạm vi áp dụng: Pin niken cadmi, chì gắn kín, niken-kim loại hydrua hoặc loại pin khô khác bất kỳ có khả năng sạc lại được, có khối lượng nhỏ hơn 25 pound, hoặc các pack pin có chứa các pin này.

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn không áp dụng cho pin

B.1  Quy định chung

Mục đích của phụ lục này nhằm cung cấp thông tin để người sử dụng tiêu chuẩn này có thể biết được các quy định kỹ thuật về môi trường không áp dụng cho các cell và pin liên quan. Thông tin trong phụ lục này không nhất thiết là cập nhật nhất vì các quy định kỹ thuật thay đổi liên tục. Người sử dụng cần Kiểm tra và khẳng định tính hiệu lực của các quy định kỹ thuật này.

B.2  Chỉ thị 2011/65/EU về hạn chế sử dụng các chất nguy hại trong thiết bị điện và điện tử (RoHS)

Mục 4 của Các câu hỏi thường gặp trong Chỉ thị 2006/66/EU (tức là Chỉ thị về pin) nêu rằng:

Điểm (29) trong Chỉ thị về pin nêu rằng Chỉ thị RoHS (đã được viết lại dưới dạng Chỉ thị 2011/65/EU) không áp dụng cho các pin và acquy được sử dụng trong thiết bị điện và điện tử. Ngoài ra, điểm (14) của Chỉ thị RoHS quy định cụ thể rằng RoHS cần áp dụng mà không ảnh hưởng đến Chỉ thị về pin. Chỉ thị về pin và Chỉ thị RoHS là tương đồng nhưng có giới hạn chất khác nhau. Chỉ thị RoHS giới hạn việc sử dụng các kim loại nặng, ví dụ như thủy ngân và cadmi, trong thiết bị điện và điện tử nhưng không áp dụng cho pin. Chỉ thị về pin giới hạn việc sử dụng thủy ngân và cadmi trong pin.

B.3  Chỉ thị 2012/19/EU về rác thải điện và điện tử (WEEE)

Mục 4 của Các câu hỏi thường gặp trong Chỉ thị 2006/66/EU (tức là Chỉ thị về pin) nêu rằng:

Chỉ thị về pin áp dụng cho tất cả các pin và acquy có trên thị trường EU, "không ảnh hưởng" đến Chỉ thị WEEE (Khoản 1(1)). Điều này có nghĩa là pin và acquy được sử dụng trong thiết bị điện và điện tử (EEE) nằm trong phạm vi điều chỉnh của Chỉ thị về pin trừ khi có các quy định cụ thể trong Chỉ thị WEEE áp dụng cho pin và acquy, nếu pin là một phần của EEE khi nó trở thành rác thải. Các pin và acquy di động, kể cả khi được lắp vào thiết bị, cần được ghi lại như quy định trong Khoản 10(3) của Chỉ thị về pin.

B.4  Chỉ thị 2005/32/EC thiết lập khuôn khổ để xây dựng các yêu cầu về thiết kế sinh thái đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng (EuP)

Chỉ thị EuP được thay bằng Chỉ thị ErP.

B.5  Ch thị 2009/125/EC thiết lập khuôn khổ để xây dựng các yêu cầu về thiết kế sinh thái đối với các sản phẩm liên quan đến năng lượng (ErP)

Phạm vi điều chỉnh: "Sản phẩm liên quan đến năng lượng" hoặc "ErP" có nghĩa là hàng hóa bất kỳ có tác động đến tiêu thụ năng lượng trong quá trình sử dụng mà đặt vào thị trường và/hoặc đưa vào vận hành, và kể cả các bộ phận được thiết kế để lắp vào các sản phẩm liên quan đến năng lượng đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Chỉ thị này mà được đặt vào thị trường và/hoặc đưa vào vận hành như các b phận độc lập cho người dùng cuối của nó thì đều phải đánh giá tính năng về môi trường một cách độc lập.

B.6  PVC và halogen theo IEC 61249-2-21

IEC 61249-2-21 đưa ra các giới hạn cho clo và brom (900 ppm đối với một chất riêng rẽ hoặc không nhiều hơn 1 500 ppm đối với hỗn hợp hai chất) và ch áp dụng cho các tm mỏng và tấm được ngâm tẩm trước được sử dụng để làm mạch in.

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Các ví dụ hướng dẫn về thải bỏ, vận chuyển, lưu giữ, thu gom và tái chế đối với người dùng cuối

C.1  Thải bỏ

C.1.1  Luật và quy định kỹ thuật địa phương

C.1.1.1  Quy định chung

Một chuyến thăm hội chất thải rắn có thể cung cấp thông tin về các luật và quy định kỹ thuật địa phương về pin.

Ví dụ hướng dẫn cho trong phụ lục này không đảm bảo rằng sẽ không có vấn đề gì trong thải bỏ, vận chuyển, lưu giữ, thu gom và tái chế. Người sử dụng tiêu chuẩn này cần khẳng định các hướng dẫn này có thể áp dụng trong các trường hợp thực tế hay không.

C.1.1.2  Bảo vệ các đầu cực trước khi vận chuyển

C.1.1.2.1  Quy định chung

Các đầu cực của pin chạm tới các bề mặt kim loại hoặc các pin khác có thể đánh lửa, gây ra cháy hoặc nổ. Vì vậy cần bảo vệ các đầu cực này. Cho vào túi hoặc quấn băng dính đầu cực của pin để ngăn các đầu cực này chạm vào các bề mặt kim loại hoặc các pin khác.

C.1.1.2.2  Quấn băng dính

Quấn băng dính đầu cực dương (+) với băng dính không dẫn điện, nhưng không che phần ghi nhãn chất hóa học.

C.1.1.2.3  Cho vào túi

Đặt từng pin vào túi nhựa trong.

C.1.2  Thải bỏ các cell và pin thứ cấp bị hư hỏng hoặc bị tháo rời

Các tổ chức thu gom và tái chế của địa phương cần được tham vấn để hướng dẫn cách thức xử lý các pin bị hư hỏng hoặc bị tháo rời.

C.2  Vận chuyển cell và pin để tái chế

C.2.1  Cell và pin lithium

Cell và pin lithium được phân loại là hàng hóa nguy hại. Bao gói và vận chuyển các cell và pin lithium để tái chế bị hạn chế bởi các quy định quốc tế. Các ví dụ về các quy định này là "Khuyến cáo của UN về vận chuyển hàng hóa nguy hại" và "Hướng dẫn kỹ thuật để vận chuyển an toàn các hàng hóa nguy hại bằng đường hàng không". Các quy định này được liệt kê trong Thư mục tài liệu tham khảo. Người sử dụng cần kiểm tra tính hiệu lực của các quy định kỹ thuật địa phương.

C.2.2  Cell và pin Ni-MH và Ni-Cd

Các tổ chức thu gom và tái chế của địa phương cần được tham vấn đề hướng dẫn cách thức bao gói và vận chuyển an toàn.

C.3  Lưu giữ tại địa điểm thu gom

Lưu giữ cell và pin đề tái chế ở nơi mát, khô và chúng cần được giám sát.

Các quốc gia và khu vực khác nhau có các quy định kỹ thuật khác nhau về lưu giữ pin. Các quy định này có thể bao gồm việc yêu cầu thiết bị dập cháy trong các cơ sở có chứa pin. Đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy địa phương cần được tham vấn để có thông tin liên quan đến luật và quy định kỹ thuật có thể áp dụng.

C.4  Thiết kế các sản phẩm sử dụng cuối và s tay hướng dẫn

Nhà chế tạo các sản phẩm sử dụng cuối cần thiết kế sản phẩm sao cho pin có thể dễ dàng tháo ra để tái chế, chế tạo lại, hoặc cho các quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] IEC 60086-6:2020, Primary batteries - Part 6: Guidance on environmental aspects

[2] I EC 62281:2019, Safety of primary and secondary lithium cells and batteries during transport

[3] I EC 62321:2008, Electrotechnical products - Determination of levels of six regulated substances (lead, mercury, cadmium, hexavalent chromium, polybrominated biphenyls, polybromlnated diphenyl ethers)

[4] TCVN 12667-4:2020 (IEC 62321-4:2016+AMD1:2017), Determination of certain substances in electrotechnical products - Part 4: Mercury in polymers, metals and electronics by CV-AAS, CV-AFS, ICP-OES and ICP-MS

[5] IEC 62321-5:2013, Determination of certain substances in electrotechnical products - Part 5: Cadmium, lead and chromium in polymers and electronics and cadmium and lead In metals by AAS, AFS, ICP-OES and ICP-MS

[6] TCVN 13788:2023 (IEC 62430:2019), Thiết kế có ý thức về môi trường - Nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn

[7] I EC GUIDE 109:2012, Environmental aspects - Inclusion in electrotechnical product standards

[8] TCVN 6845:2011 (ISO GUIDE 64:2008), Hướng dẫn việc đề cập các vấn đề môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm

[9] ANSI C18.4M:2017, American National Standard for Portable Cells and Batteries - Environmental Frequently Asked Questions on Directive 2006/66/EU on Batteries and Accumulators and Waste Batteries and Accumulators: 2014

[10] DIRECTIVE 2006/66/EC OF THE EUROPEAN PARLIAMENT AND OF THE COUNCIL of 6 September 2006 on batteries and accumulators and waste batteries and accumulators and repealing Directive 91/157/EEC

[11] United Nations, Recommendations on the TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS - Model Regulations, Twenty-first revised edition (2019)

[12] ICAO, International Civil Aviation Organization, Montreal: Technical Instructions for the Safe Transport of Dangerous Goods by Air, 2019-2020 Edition Annex C

[13] United Nations, New York and Geneva, Recommendations on the Transport of Dangerous Goods, Manual of Tests and Criteria, Chapter 38.3

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Lưu ý chung

5  Yêu cầu và khuyến cáo

6  Đánh giá tác động môi trường

7  Nhận biết các khía cạnh môi trường của sản phẩm sử dụng cách tiếp cận hệ thống

Phụ lục A (tham khảo) - Luật và các quy định kỹ thuật cụ thể cho pin

Phụ lục B (tham khảo) - Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn không áp dụng cho pin

Phụ lục C (tham khảo) - Các ví dụ hướng dẫn về thải bỏ, vận chuyển, lưu giữ, thu gom và tái chế đối với người dùng cuối

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi