Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7648:2007 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7648:2007
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7648:2007 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản
Số hiệu: | TCVN 7648:2007 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường |
Ngày ban hành: | 13/09/2007 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7648:2007
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Water quality – Effluent discharge standards for aquatic products processing industry
Lời nói đầu
TCVN 7648:2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147 “Chất lượng nước” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - TIÊU CHUẨN NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Water quality – Effluent discharge standards for aquatic products processing industry
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát chất lượng nước thải của nhà máy chế biến thủy sản và quy định giá trị giới hạn của các thông số, nồng độ của các chất ô nhiễm đặc thù trong nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản khi thải ra môi trường.
1.2. Trong tiêu chuẩn này, thủy sản được hiểu là cả thủy sản nước ngọt và thủy sản nước mặn; nước thải được hiểu là dung dịch thải hoặc nước thải do các nhà máy chế biển thủy sản thải ra.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất.
TCVN 5945 : 2005 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải;
TCVN 6001 : 1995 (ISO 5815 : 1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) – Phương pháp cấy và pha loãng;
TCVN 6179-1 : 1996 (ISO 7150-1 : 1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phần 1: Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay;
TCVN 6179-2 : 1996 (ISO 7150-2 : 1986) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phần 2: Phương pháp trắc phổ tự động:
TCVN 6187-1 : 1996 (ISO 9308-1 : 1990) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phần1: Phương pháp màng lọc.
TCVN 6187-2 : 1996 (ISO 9308-2 : 1990) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phần 2: Phương pháp nhiều ống.
TCVN 6491 : 1999 (ISO 6060 : 1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);
TCVN 6492 : 1999 (ISO 10523: 1994) Chất lượng nước – Xác định pH;
TCVN 6494-2 : 2000 (ISO 10304-2: 1995) Chất lượng nước - Xác định các anion hòa tan bằng sắc ký lỏng ion – Phần 2: Xác định bromua, clorua, nitrat, nitrit, orthophotphat và sunphat trong nước thải;
TCVN 6625 : 2000 (ISO 11923 : 1997) Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh;
TCVN 6638 : 2000 (ISO 10048 : 1991) Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons);
3. Giá trị giới hạn
3.1. Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận khác nhau không được vượt quá các giá trị nêu trong Bảng 1.
3.2. Nước thải của nhà máy chế biến thủy sản có giá trị các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột A thì có thể thải vào các thủy vực thường được dùng làm nguồn nước cho mục đích sinh hoạt.
3.3. Nước thải của nhà máy chế biến thủy sản có giá trị các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị quy định trong cột A nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B thì có thể thải vào các thủy vực khác trừ các thủy vực quy định ở cột A.
3.4. Nước thải của nhà máy chế biến thủy sản có giá trị các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị quy định trong cột B nhưng không vượt quá giá trị quy định trong cột C chỉ được thải vào các nơi quy định (như hồ chứa nước thải được xây riêng, cống dẫn đến nhà máy xử lý nước thải tập trung, các nơi được chỉ định, v.v.).
3.5. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, xác định từng thông số cụ thể được quy định trong Bảng 1 của tiêu chuẩn này.
Bảng 1 – Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản
Thông số | Đơn vị | Giá trị giới hạn | Phương pháp xác định | ||
A | B | C | |||
1. pH, trong khoảng | - | 6 – 9 | 5,5 – 9 | 5 – 9 | TCVN 6492 : 1999 |
2. BOD5 (20 0C) | mg/l | 30 | 50 | 100 | TCVN 6001 : 1995 |
3. COD | mg/l | 50 | 80 | 400 | TCVN 6491 : 1999 |
4. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 | 200 | TCVN 6625 : 2000 |
5. Amoni (tính theo N) | mg/l | 10 | 20 | 30 | TCVN 6179 – 1 : 1996 |
6. Tổng Nitơ | mg/l | 30 | 60 | 60 | TCVN 6638 : 2000 |
7. Tổng dầu – mỡ | mg/l | 10 | 20 | 30 | Phương pháp khối lượng |
8. Clo dư | mg/l | 1 | 2 | 2 | TCVN 6494-2 : 2000 |
9. Tổng Coliforms | MPN/ 100 ml | 3.000 | 5.000 | 1.000 | TCVN 6187-1 : 1996 |
3.6. Các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm không quy định trong Bảng 1 (không đặc thù cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản), khi cần kiểm soát thì áp dụng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5945 : 2005.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.