Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7636:2007 Vật liệu chịu lửa - Gạch samốt cách nhiệt
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7636:2007
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7636:2007 Vật liệu chịu lửa - Gạch samốt cách nhiệt
Số hiệu: | TCVN 7636:2007 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Công nghiệp |
Ngày ban hành: | 14/08/2007 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7636 : 2007
VẬT LIỆU CHỊU LỬA - GẠCH SAMỐT CÁCH NHIỆT
Refractory materials - Insulating fireclay bricks
Lời nói đầu
TCVN 7636 : 2007 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC33 Vật liệu chịu lửa hoàn thiện trên cơ sở dự thảo đề nghị của Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẬT LIỆU CHỊU LỬA - GẠCH SAMỐT CÁCH NHIỆT
Refractory materials - Insulating fireclay bricks
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại gạch chịu lửa samốt cách nhiệt (samốt nhẹ) có hàm lượng nhôm oxyt (Al2O3) từ 30 % đến dưới 45 %, được sử dụng trong các thiết bị nhiệt.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 6530-1 : 1999 Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ bền nén ở nhiệt độ thường.
TCVN 6530-3 :1999 Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định khối lượng thể tích, độ hút nước, độ xốp biểu kiến và độ xốp thực.
TCVN 6530-5 : 1999 Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ co, nở phụ sau khi nung.
TCVN 6530-9 : 2007 Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 9: Xác định độ dẫn nhiệt bằng phương pháp dây nóng (hình chữ thập).
TCVN 6533 : 1999 Vật liệu chịu lửa alumosilicat - Phương pháp phân tích hóa học.
TCVN 7190-2 : 2002 Vật liệu chịu lửa - Phương pháp lấy mẫu - Phần 2: Lấy mẫu và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm định hình.
3. Phân loại, ký hiệu qui ước
3.1. Theo mục đích sử dụng, gạch samốt cách nhiệt được phân thành ba nhóm A, B và C, trong đó:
- nhóm A: dùng xây lớp cách nhiệt;
- nhóm B: dùng xây lớp vừa cách nhiệt vừa chịu lửa;
- nhóm C: dùng xây lớp vừa chịu lửa vừa chịu lực.
3.2. Theo khối lượng thể tích, gạch samốt cách nhiệt nhóm A, B hoặc C được phân thành các cấp theo Bảng 2.
3.3. Ký hiệu qui ước
Gạch samốt cách nhiệt theo tiêu chuẩn này có ký hiệu qui ước với trình tự các các thông tin sau:
SN: gạch samốt cách nhiệt;
A, B hoặc C: nhóm gạch;
H: kiểu gạch.
VÍ DỤ: Gạch samốt cách nhiệt nhóm A1, hình hộp chữ nhật kích thước 230 mm x 114 mm x 20 mm, có ký hiệu qui ước như sau:
SN-A1-H1 TCVN 7636 : 2007
4. Kiểu và kích thước cơ bản
Kiểu và kích thước cơ bản của gạch samốt cách nhiệt tiêu chuẩn được quy định ở Hình 1 và Bảng 1.
Hình 1 - Kiểu gạch samốt cách nhiệt
Bảng 1 - Ký hiệu kiểu và kích thước cơ bản của gạch tiêu chuẩn
Kí hiệu |
Kiểu gạch |
Kích thước danh nghĩa, mm |
|||
a |
b |
c |
c1 |
||
H1 H2 H3 H4 |
Gạch hình hộp chữ nhật (Hình 1a) |
230 230 230 230 |
114 114 114 114 |
20 30 40 65 |
- - - - |
H5 H6 H7 H8 |
Gạch vát ngang (Hình 1b) |
230 230 230 230 |
114 114 114 114 |
65 65 75 75 |
45 55 55 65 |
H9 H10 H11 H12 H13 |
Gạch vát dọc (Hình 1c) |
230 230 230 230 230 |
114 114 114 114 114 |
65 65 65 75 75 |
45 50 55 35 65 |
CHÚ THÍCH Gạch samốt cách nhiệt có hình dạng và kích thước khác quy định ở Bảng 1 được sản xuất theo thỏa thuận. |
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật
Các chỉ tiêu kỹ thuật của gạch samốt cách nhiệt được quy định ở Bảng 2.
Bảng 2 - Các chỉ tiêu kỹ thuật của gạch samốt cách nhiệt
Tên chỉ tiêu |
Mức |
|||||||||
Nhóm A |
Nhóm B |
Nhóm C |
||||||||
A1 |
A2 |
A3 |
A4 |
B1 |
B2 |
B3 |
B4 |
C1 |
C2 |
|
1. Hàm lương nhôm oxit (Al2O3), % |
Từ 30 đến dưới 45 |
|||||||||
2. Khối lượng thể tích, g/cm3, không lớn hơn |
0,50 |
0,55 |
0,60 |
0,70 |
0,75 |
0,80 |
0,80 |
0,90 |
1,10 |
1,20 |
3. Độ bền nén nguội, MPa, không nhỏ hơn |
0,50 |
0,80 |
0,80 |
1,00 |
2,50 |
2,50 |
2,50 |
3,00 |
5,00 |
7,00 |
4. Nhiệt độ sử dụng cao nhất ứng với độ co phụ theo chiều dài không lớn hơn 2 %, °C |
1 100 |
1 200 |
1 300 |
1 400 |
1 100 |
1 200 |
1 300 |
1 400 |
1 300 |
1 400 |
5. Độ dẫn nhiệt, W/m.K, ở nhiệt độ trung bình 350 °C ± 10 °C, không lớn hơn |
0,17 |
0,19 |
0,20 |
0,23 |
0,23 |
0,26 |
0,27 |
0,31 |
0,35 |
0,44 |
5.2. Sai lệch kích thước và khuyết tật
Mức cho phép về sai lệch kích thước và khuyết tật của gạch samốt cách nhiệt được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Sai lệnh kích thước và khuyết tật cho phép của gạch samốt cách nhiệt
Dạng khuyết tật |
Mức cho phép mm |
1. Dung sai kích thước - Đến 100 mm, không lớn hơn - Lớn hơn 100 mm đến 250 mm, không lớn hơn - Lớn hơn 250 mm, không lớn hơn 2. Độ cong vênh, không lớn hơn, khi: - Kích thước đến 250 mm - Kích thước lớn hơn 250 mm 3. Độ sâu sứt góc và cạnh, không lớn hơn - Trên bề mặt làm việc - Trên bề mặt không làm việc 4. Đường kính vết chảy riêng rẽ, không lớn hơn 5. Vết rạn nứt
- Chiều rộng vết nứt nhỏ hơn 0,25 mm - Chiều rộng vết nứt từ 0,25 mm đến 0,5 mm - Chiều rộng vết nứt lớn hơn 0,5 mm đến 1,0 mm - Chiều rộng vết nứt lớn hơn 1,0 mm |
± 2,0 ± 3,0 ± 4,0
2,0 2,5
4,0 5,0 5,0 Không được tạo thành lưới và không được cắt cạnh
Không quy định 30 10 Không cho phép |
6. Phương pháp thử
6.1. Lấy mẫu
Theo TCVN 7190-2 : 2002.
6.2. Xác định khối lượng thể tích
Theo TCVN 6530-3 : 1999.
6.3. Xác định hàm lượng nhôm oxit
Theo TCVN 6533 : 1999.
6.4. Xác định nhiệt độ sử dụng cao nhất ứng với độ co phụ theo chiều dài
Theo TCVN 6530-5 : 1999.
6.5. Xác định độ bền nén nguội
Theo TCVN 6530-1 : 1999, nhưng áp dụng tốc độ tăng tảI là (0,05 ± 0,005) MPa trong 1 giây.
6.6. Xác định độ dẫn nhiệt
Theo TCVN 6530-9 : 2007.
6.7. Xác định sai lệch kích thước và các khuyết tật
Theo Phụ lục A.
7. Bao gói, ghi nhYn, bảo quản và vận chuyển
7.1. Bao gói, ghi nhYn
Gạch samốt cách nhiệt được đóng kiện có chèn chặt bằng vật liệu mềm. Bên ngoài kiện có nhãn ghi rõ:
- tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;
- tên và ký hiệu gạch theo 3.3;
- số hiệu lô và khối lượng kiện;
- ký hiệu tránh nước;
- tháng và năm sản xuất.
Ngoài các thông tin trên, khi xuất xưởng, mỗi lô gạch còn kèm theo giấy chứng nhận với các nội dung sau:
- kiểu và kích thước gạch;
- các chỉ tiêu kỹ thuật theo Bảng 2;
- khối lượng và số hiệu lô;
- tháng và năm sản xuất;
- viện dẫn tiêu chuẩn này.
7.2. Bảo quản
Gạch samốt cách nhiệt được bảo quản riêng biệt theo từng lô và được xếp cách nền, cách tường trong kho có mái che.
7.3. Vận chuyển
Có thể sử dụng mọi phương tiện để vận chuyển gạch samốt cách nhiệt, nhưng phải đảm bảo tránh bị ẩm ướt và va đập.
PHỤ LỤC A
(quy định)
Xác định kích thước, khuyết tật gạch samốt cách nhiệt
A.1. Thiết bị, dụng cụ
- thước lá, bằng kim loại, chính xác tới 1,0 mm;
- thước cặp, loại có thanh chống, chính xác đến 0,5 mm;
- thước cữ, có vạch chia chính xác đến 0,5 mm;
- kính lúp, loại phân vạch, chính xác đến 0,01 mm.
A.2. Đo kích thước
- Đối với viên gạch hình hộp chữ nhật:
Dùng thước lá kim loại đo các chiều dài, chiều rộng và chiều dày theo đường trục giữa của mặt viên gạch. Kết quả là giá trị trung bình cộng số đo của hai mặt đối diện.
- Đối với viên gạch vát dọc, vát ngang:
Mặt chữ nhật được đo như đối với viên hình hộp chữ nhật. Mặt hình thang phải đo thêm chiều cao của hình thang.
A.3. Đo độ cong vênh của viên gạch
Dùng thước lá, thước cặp hoặc thước cữ, đo khe hở lớn nhất tạo thành giữa mặt của viên gạch với cạnh của thước tại vị trí cong vênh lớn nhất.
A.4. Đo độ sứt góc và cạnh của viên gạch
Dùng thước lá kim loại và thước cặp, đo chiều sâu lớn nhất tạo thành của vết sứt so với cạnh dưới của thước lá.
A.5. Đo đường kính của vết chảy
Dùng thước lá kim loại đo chiều rộng lớn nhất của vết chảy.
A.6. Đo vết rạn và nứt
Dùng kính lúp phân vạch, đo chiều rộng lớn nhất của các vết rạn, nứt; Dùng thước lá kim loại, đo chiều rộng lớn nhất của các vết rạn, nứt.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.