Tiêu chuẩn ngành 24TCN 03:2004 Quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 24TCN 03:2004

Tiêu chuẩn ngành 24TCN 03:2004 Quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm
Số hiệu:24TCN 03:2004Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:05/05/2004Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 24TCN 03:2004

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

24TCN 03:2004

QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIẦY THÀNH PHẨM

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình chung kiểm tra và phân loại giầy thành phẩm theo dạng lỗi ngoại quan.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và khái niệm sau:

2.1. Mũ giầy (Upper): là một bộ phận của chiếc giầy che phủ một phần hay toàn bộ mu bàn chân.

2.2. Đế giầy(Bottom): là một bộ phận của chiếc giầy để bàn chân tì vào được giới hạn bởi bàn chân và mặt tiếp xúc với môi trường (Đất, mặt sàn...).

- Đế ngoài (Outsole): là chi tiết thuộc phần đế giầy nằm ngoài cùng tiếp xúc với môi trường (Đất, mặt sàn...) khi sử dụng giầy.

- Đế trong (Insole): là chi tiết thuộc phần đế giầy có hình dáng giống mặt đáy của phom và được gắn lên mặt đáy phom trước khi gò mũ giầy.

- Đế giữa (Middle sole): là chi tiết thuộc phần đế giầy được gắn vào giầy sau khi gò mũ giầy và gắn các chi tiết độn điền đầy.

- Lót mặt (Sock): là chi tiết thuộc phần đế giầy có hình dáng giống mặt đáy của phom nằm trên cùng tiếp xúc trực tiếp với bàn chân khi đi giầy.

2.3. Lô hàng: Là lượng sản phẩm có cùng tên gọi, cùng số hiệu, được sản xuất theo cùng một phương pháp và trong một khoảng thời gian nhất định, có cùng một kiểu bao gói và có cùng một giấy chứng nhận chất lượng.

2.4. Lỗi kỹ thuật:

Là các lỗi do các thao tác trong sản xuất gây ra - có thể do người lao động hoặc do máy móc thiết bị ảnh hưởng đến độ bền và sự thuận tiện trong sử dụng giầy.

2.5. Lỗi thẩm mỹ:

Là các lỗi do sự thiếu cẩn trọng trong sản xuất của người lao động làm ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của dáng vẻ bên ngoài của giầy.

3. Lấy mẫu giầy thành phẩm

3.1. Toàn bộ sản phẩm của lô hàng phải được hoàn tất và đóng gói trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng. Kiểm tra viên phải đếm tổng số thùng đã đóng để xác định đủ số sản phẩm cần cho đợt kiểm tra theo yêu cầu.

3.2. Số thùng phải kiểm tra được kiểm tra viên chọn ngẫu nhiên theo thông báo đính kèm. Cỡ số và số của thùng phải được ghi rõ trong phiếu kiểm tra.

Trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, mẫu kiểm tra phải được hạn định căn cứ trên danh mục đóng gói (thùng carton), số đôi cho mỗi cỡ (size).

Việc sắp xếp các thùng carton ở kho phải lưu ý một cách nghiêm túc theo quy định sau:

+ Chiều cao xếp không quá 2,5 m

+ Dễ kiểm đếm số thùng của lô

+ Dễ lấy mẫu từ giữa lô.

+ Giữa các lô hàng phải có ranh giới phân biệt rõ ràng.

3.3. Mẫu sẽ lựa chọn ngẫu nhiên căn cứ vào số liệu trên danh mục đóng gói nhằm bảo đảm tính vô tư trung thực trong kiểm tra.

Mẫu chỉ được lấy đi kiểm khi toàn bộ số giày của lô hàng đã đủ (nghĩa là đủ số đôi cho mỗi cỡ).

4. Quy trình kiểm tra chất lượng giầy

4.1. Nguyên tắc kiểm tra:

Trong mỗi lần kiểm tra chất lượng, kiểm tra viên phải có 01 chiếc giầy làm mẫu đối chứng – chiếc giầy mẫu này đã được xác nhận của khách hàng.

Kiểm tra viên phải sử dụng bảng quy cách kỹ thuật của sản phẩm trong những lần kiểm tra.

4.1.1. Chỉ những người có nhiệm vụ mới được có mặt trong quá trình kiểm tra.

4.1.2. Mẫu giầy được lấy theo thùng, đặt lên bàn, sau đó kiểm tra viên đọc số cỡ số và số lô sản xuất để kiểm tra viên biết về loại giầy đang kiểm. Kiểm tra viên phải kiểm tra kỹ từng trường hợp và ghi chép rõ ràng vào sổ các trường hợp đã kiểm tra để đảm bảo là số cỡ kiểm tra luôn đúng.

4.1.3. Toàn bộ số giầy kiểm phải được giữ lại ở phòng kiểm tra cho đến khi việc kiểm tra hoàn tất.

4.1.4. Không được lau chùi, chỉnh trang hay sửa chữa giầy trước khi có nhận xét của kiểm tra viên, trong khi tiến hành kiểm tra, cũng như trong khi tiến hành phân loại cho đến khi kết quả kiểm tra đã được xem xét đánh giá.

4.1.5. Sau khi kiểm tra viên đánh giá, toàn bộ số giầy được sắp xếp phân chia thành 3 loại: giầy có lỗi nặng, giầy có lỗi nhẹ và giầy không có lỗi.

Các dạng lỗi và cách phân loại được thực hiện theo bảng phân loại lỗi ở phần phụ lục.

4.1.6. Với giầy không sửa được kiểm tra viên phải đánh dấu loại B ngay.

4.1.7. Số giầy bổ sung cho các thùng giầy đã kiểm và loại ra các đôi không đạt, phải thông qua sự kiểm tra của kiểm tra viên để xác định giầy loại A đồng thời đóng dấu lên hộp giầy. Kiểm tra viên phải đóng dấu KCS hoặc nhãn hiệu riêng của kiểm tra viên.

4.1.8. Trong quá trình kiểm tra tỷ lệ giầy loại B chiếm quá 10% tổng số sản phẩm được kiểm tra thì hạ cấp lô hàng. Số giầy đạt tiêu chuẩn, kiểm tra viên sẽ đóng dấu vào bên trong đáy hộp của từng đôi.

4.1.9. Trong việc xếp hạng một loại lỗi nào đó – nếu có thắc mắc, những chiếc giầy mang loại lỗi đó sẽ được xem xét bởi trưởng phòng KCS hoặc giám đốc sản xuất để đưa ra quyết định xếp loại.

4.1.10. Bản báo cáo kết quả kiểm tra sẽ được phôtôcopy và giao cho xí nghiệp sản xuất và các phòng ban có liên quan. Báo cáo phải được giữ ít nhất là 12 tháng kể từ ngày lập, 01 bản sao sẽ được đính kèm với hồ sơ của đơn hàng.

4.1.11. Đối với việc tái kiểm tra: xí nghiệp phải thông báo cho kiểm tra viên trước 48h để việc tái kiểm tra được tổ chức ở một thời điểm hợp lý.

4.1.12. Tái kiểm tra phải tuân thủ quy trình như kiểm tra mới.

4.1.13. Mỗi một đôi giầy được kiểm tra phải tuân thủ theo trình tự giống nhau.

4.1.14. Những lô hàng không đủ tiêu chuẩn trong lần tái kiểm tra sẽ bị xếp loại B. Lãnh đạo của xí nghiệp phải được thông báo ngay về những lô hàng không đủ tiêu chuẩn trong lần tái kiểm tra.

4.2 Trình tự và nội dung kiểm tra

Bước 1: Kiểm tra thùng giầy

1> Kiểm tra mã số, số bưu điện của nơi xuất (người bán) cũng như mã số, số bưu điện của nước xuất đến (người mua) so với nội dung trong hợp đồng.

2> Kiểm tra những ký hiệu đặc biệt trên thùng (mã vạch, ký hiệu của khách hàng, giá…) so sánh với yêu cầu của khách hàng hoặc hợp đồng.

3> Kiểm tra tình trạng của nắp và thùng xem có bị nhăn, rách không, nhãn thùng không được phủ lên mã vạch, băng keo dán mép thùng phải phẳng và thẳng.

4> Kiểm tra kích thước thùng giầy để đảm bảo thùng giầy cho mỗi cỡ phải giống nhau (ví dụ: toàn bộ số thùng đựng giầy cỡ 42 đều phải bằng nhau). Tất cả những điểm khác biệt khác phải được so sánh, ghi nhận.

Bước 2: Kiểm tra đóng gói

1> Kiểm tra hộp giầy.

- Có hộp không?

- Có đúng mẫu không?

- Kích thước hộp, mầu sắc có đúng mẫu không?

- Quy cách của tem dán trên hộp có đúng không?

2> Kiểm tra chống bẹp, chống ẩm và cách đặt giầy trong hộp.

Bước 3: Kiểm tra giầy.

- Kiểm tra đúng đôi (1 chiếc trái, 1 chiếc phải)

- Kiểm tra kích thước, mầu, mã, cỡ số so sánh với nội dung ghi trên nhãn bên ngoài hộp giầy.

Bước 4: Kiểm tra phần mũ giầy (phần trên) và phần đế (phần dưới).

1> Cầm 2 chiếc giầy sát cạnh nhau (xem hình 1) kiểm tra sự cân đối và điểm đồng nhất giữa 2 chiếc giầy.

2> Kiểm tra các chi tiết của mũ giầy: chi tiết mũi, những miếng may đáp, viền, vật liệu trang trí, những đường may hoa văn...

3> Kiểm tra và so sánh mầu da, mầu vải và các vật liệu kết hợp khác.

4> Kiểm tra và so sánh độ đậm nhạt của mầu sắc đế.

Tiêu chuẩn ngành 24TCN 03:2004 Quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm

Hình 1. Kiểm tra mũ giầy.

5> Kiểm tra hình dáng đế (xem hình 2)

Tiêu chuẩn ngành 24TCN 03:2004 Quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm

Hình 2. Kiểm tra hình dáng đế

6> Kiểm tra những lỗi trên mặt đế, lỗi đường may đế và lỗi về kỹ thuật thao tác khác.

7> Kiểm tra độ hở, lệch của đế giữa so với mũ giầy.

8> Kiểm tra đường ghép đế với mũ giầy.

9> Kiểm tra những vết mài đế.

10> Kiểm tra các vết bụi bẩn, các vết keo, các vết ố màu, các đầu chỉ …

Bước 5: Kiểm tra phía sau.

1> Giữ cho đôi giầy áp sát theo đường cạnh đế (xem hình 3)

Tiêu chuẩn ngành 24TCN 03:2004 Quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm

Hình 3. Kiểm tra phía sau.

2> Kiểm tra đường chỉ may phía hậu.

3> Kiểm tra miếng đáp hậu hoặc baghết.

4> Kiểm tra chiều cao hậu và độ lệch hậu.

5> Kiểm tra các vết sước, bẩn ở mặt ngoài, lỗi đường may, thao tác kỹ thuật.

Bước 6: Kiểm tra phần mang và phần lót giầy

1> Giữ cho 2 mặt đế sát nhau kiểm tra độ cân đối của mang trong và mang ngoài trong một chiếc cũng như trong một đôi.

2> Kiểm tra phần lót phía trong giầy (xem hình 4)

3> Kiểm tra đường may gia cố và đường may kỹ thuật.

Tiêu chuẩn ngành 24TCN 03:2004 Quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm

Hình 4. Kiểm tra phía trong giầy.

Bước 7: Kiểm tra chiều cao hậu và gót giầy

1> Đặt 2 gót giầy sát nhau cho tiếp xúc từ gót đến cổ giầy (xem hình 5)

Tiêu chuẩn ngành 24TCN 03:2004 Quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm

Hình 5. Kiểm tra chiều cao hậu giầy.

2> Kiểm tra chênh lệch độ cao gót bằng mắt.

3> Khi phương pháp trên không bảo đảm phải sử dụng thước đo (xem hình 6)

Tiêu chuẩn ngành 24TCN 03:2004 Quy trình kiểm tra chất lượng giầy thành phẩm

Hình 6. Kiểm tra chiều cao gót giầy.

5. Cách xác định các loại giầy A, B, C

5.1. Sản phẩm loại A.

Là những đôi giầy mà trong mỗi chiếc giầy không mắc bất cứ lỗi nặng nào và chỉ mắc tối đa 02 lỗi nhẹ.

5.2. Sản phẩm loại B.

Là những đôi giầy mà trong mỗi chiếc giầy chỉ mắc 01 lỗi nặng và tối đa 02 lỗi nhẹ.

5.3. Sản phẩm loại C.

Là những đôi giầy mà trong mỗi chiếc giầy mắc 02 lỗi nặng và 03 lỗi nhẹ.

Là những đôi giầy làm từ những vật liệu xấu, chất lượng kém làm giảm tuổi thọ bình quân của giầy.

Loại sản phẩm

Số lỗi trên một chiếc giầy

Ghi chú

Lỗi nặng

Lỗi nhẹ

Loại A

0

£ 02

Loại B

01

£ 02

Loại C

02

03

 

PHỤ LỤC A

BẢNG PHÂN LOẠI CÁC LỖI.

TT

Tên các lỗi

Lỗi nặng

Lỗi  nhẹ

1

Chất lượng da:

 

 

 

- Da có vết, nhăn ở các chi tiết ở phần mũi, mang ngoài và hậu

x

 

 

- Da có vết nhỏ, nông nằm ở mang trong giầy.

 

x

 

- Da bị rộp hoặc bị bong ở phần mép.

x

 

 

- Da mầu sáng bị vết ố vàng

x

 

 

- Da bị vết cắt ở phần mũ giầy

x

 

 

- Có vết gấp hoặc sẹo lớn trên da.

x

 

2

Chất lượng các loại nguyên liệu dệt:

 

 

 

- Vải bị lỗi

x

 

 

- Vải bị rạn rách

x

 

 

- Dây dệt bị lỗi

x

 

3

Mầu sắc vật liệu làm mũ giầy và đế giầy:

 

 

 

- Mầu bị thay đổi, khác lệch có thể nhận thấy trong cùng 1 đôi hay cùng 1 chiếc.

x

 

 

- Mầu khác biệt giữa đôi này với đôi khác trong cùng 1 thùng, 1 cỡ.

x

 

 

- Mầu không khớp với mẫu đối chứng hay chỉ số bảng mầu trong hợp đồng.

x

 

 

- Sự khác biệt ở mức khó nhận thấy bằng mắt thường.

 

x

4

Độ bám dính tồi ở các mối liên kết:

 

 

 

- Đế ngoài và đế giữa.

x

 

 

- Đế ngoài với mũ giầy.

x

 

 

- Đế giữa với mũ giầy.

x

 

 

- Đế với mũ giầy tại điểm cong nhô ra.

x

 

 

- Đế với mũ giầy tại điểm cong lõm vào.

x

 

 

- Đế với mũ giầy tại phần gót.

x

 

 

- Hai cạnh của gót giầy với mũ giầy.

x

 

 

  • Tất cả các lỗi thuộc về độ kết dính đều được xem là lỗi nặng

 

 

5

Đường may:

 

 

 

- Sùi chỉ.

x

 

 

- Bị bung chỉ (sứt chỉ)

x

 

 

- May lệch

x

 

 

- Nhảy mũi:

 

 

 

³ 2 mũi

x

 

 

< 2 mũi

 

x

 

- Sửa đường may để lộ lỗ kim hoặc may chồng

x

 

 

- Độ dài mũi chỉ < 2mm

x

 

 

- Độ căng mũi chỉ không đạt:

 

 

 

+ Quá căng tạo nên đường nhăn vết đứt trên giầy

x

 

 

+ Quá chùng có thể dùng tay kéo ra

x

 

 

+ Chùng vừa phải

 

x

 

+ Đường may chùng và thừa chỉ cuối đường may dài:

³ 1,6cm.

< 1,6cm

 

x

 

 

x

 

- Chỉ thừa:

< 5 mm

³ 5 mm và dán không chắc vào dưới lót mặt

 

 

x

 

x

 

- Đường may hậu bị lệch

                      hơi bị lệch

x

 

x

 

- Đường may nẹp ôdê bị lệch :

³ 3mm

<  3mm

 

x

 

 

x

 

- Đường may nẹp gót bị lệch hoặc bị cong:

³ 3mm

< 3mm

 

x

 

 

x

6

Lót mặt:

 

 

 

- Quá dài hoặc quá ngắn so với đế trong:

³ 3mm

< 3mm

 

x

 

 

x

 

- Bị nhăn, gấp ở phần mũi

x

 

 

- Đường cong ở thân bị hở lệch

x

 

 

- Mẫu vải lót mặt không giống với mẫu đối chứng

x

 

 

- Hình in lụa trên lót mặt không cân đối, bị nhoè

x

 

 

- Bị dính dầu hoặc các vết bẩn nặng

x

 

 

- Bị dầu hoặc các vết bẩn ở mức độ nhẹ

 

x

 

- Độ sai lệch mầu trên lót mặt dễ nhận thấy trong một đôi

x

 

 

- Độ sai lệch mầu trên lót mặt của từng đôi ở mức độ nhẹ hơn.

 

x

7

Đế trong:

 

 

 

- Bị gấp nếp, lệch vị trí

x

 

 

- Những lỗi khác khó nhận thấy và không làm ảnh hưởng đến người dùng.

 

x

 

- Vải lót không bám vào.

x

 

8

Vị trí của đế ngoài:

 

 

 

- Bị lệch hoặc cong dễ nhận thấy và ³ 3mm

x

 

 

- Bị lệch hoặc cong khó nhận thấy và < 3mm

 

x

9

Chiều cao gót:

 

 

 

- Sai quy định so với mẫu:

x

 

 

+ Dễ nhận thấy và ³ 3mm

 

 

 

+ Khó nhận thấy và < 3mm

 

x

 

- Chiều cao của logo hay miếng nẹp gót cao sai lệch vị trí:

³ 4mm

< 4mm

 

x

 

 

x

10

Gò mũi:

 

 

 

- Mũi giầy (từ cuối ôdê đến mũi) lệch so với tiêu chuẩn từ:

³ 3mm

< 3mm

 

x

 

 

x

 

- Những vết nhăn khuyết lộ rõ ở mũi giầy (rúm râu chuột)

x

 

 

- Những nếp gấp làm mất thẩm mỹ đôi giầy

x

 

 

- Những nếp gấp ở mức độ nhẹ.

 

x

11

Gò hậu:

 

 

 

- Gò lệch khỏi đường trung tâm

³ 4mm

< 4mm

 

x

 

 

x

12

Gò mang:

 

 

 

- Bị gấp, nhăn ở phần cong lõm mang trong dễ nhìn thấy.

x

 

 

- Bị nhăn nhẹ hơn.

 

x

13

Đường mài cạnh trên mũ giầy:

 

 

 

- Đường mài bị lộ ³ 1,5mm từ rìa mũ giầy lên hoặc vết mài sâu.

x

 

 

- Vết mài bị lộ < 1,5mm nhưng không chỉnh sửa được.

 

x

 

- Vết mài làm xấu giầy và ở vào vị trí làm mất tính thẩm mỹ và giảm khả năng thương mại của giầy.

x

 

14

Đường keo phủ:

 

 

 

- Đường keo phủ cao quá mép ³ 2mm

x

 

 

- Đường keo phủ cao quá mép < 2mm nhưng khó nhận thấy.

 

x

 

- Đường keo lộ làm ảnh hưởng đến màu của da, vải.

x

 

15

Hình dạng và vệ sinh đế:

 

 

 

- Đế dài hoặc ngắn hơn quy định 2mm

x

 

 

- Mầu bị loang nhiều, đặc biệt ở phần gót, mũi trên mặt đế và thân đế.

x

 

 

- Đế không rõ biểu tượng hay ký hiệu (nếu có quy định).

x

 

 

- Mầu bị loang không sửa được

x

 

 

- Bị tróc hay rộp màu

x

 

 

- Lỗi bị tô sửa quá nhiều.

x

 

16

Các vật liệu phụ khác đóng vào gót giầy:

 

 

 

- Đinh hoặc tán bị mất

x

 

 

- Đinh tán đóng quá sát nhau

x

 

 

- Đinh tán bị long ra

x

 

 

- Miếng đệm gót bị mất.

x

 

17

Lót mũ giầy:

 

 

 

- Lót bị gấp, chùn tạo ra sự khó chịu cho người mang.

x

 

 

- Đường may lót bị đứt chỉ, sùi chỉ cọ vào chân người mang.

x

 

 

- Vải lót quá ngắn không ôm khít đế trong.

x

 

 

- Vải lót sai màu và sai vật liệu so với mẫu đối chứng.

x

 

18

Các lỗi khác:

 

 

 

- Dây giầy sai kích thước quy định

x

 

 

- Mũ giầy bị rách, bẩn

x

 

 

- Lỗ xỏ dây giầy bị sót hoặc lệch hàng

x

 

 

- Khuy nhựa hoặc kim loại để xỏ dây giầy bị hỏng, phai mầu.

x

 

 

- Nút tán rivê bị long hoặc dễ bóc ra.

x

 

 

- Ôdê móc bị sắc cạnh hoặc gồ ghề không thể điều chỉnh lại được.

x

 

19

Đóng gói:

 

 

 

- Nắp và hộp không đồng mầu

x

 

 

- Hộp sai kích thước (quá rộng hoặc quá hẹp)

x

 

 

- Nhãn bị rách

x

 

 

- Số mã hiệu trên nhãn bị sai

x

 

 

- Màu bị lệch hoặc bị phai

x

 

 

- Giầy trong hộp không đúng kích thước ghi ngoài hộp.

x

 

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi