Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết 32/2007/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 32/2007/NQ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/06/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Chính sách, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Quản lý giao thông - Ngày 29/6/2007, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông. Chính phủ quyết nghị: từ ngày 15/12/2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm... Từ ngày 01/01/2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh; trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ. Đồng thời, tạm giữ mô tô, xe gắn máy 30 ngày trở lên nếu người điều khiển vi phạm một trong các quy định sau: chở quá số người cho phép, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông; tạm giữ mô tô, xe gắn máy 90 ngày không phân biệt sở hữu đối với trường hợp học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có Giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máy… Từng bước áp dụng công nghệ mới trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, giám sát việc chống tiêu cực trong lực lượng cảnh sát; có chế độ khen thưởng kịp thời những cán bộ chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời, kỷ luật thích đáng cán bộ, chiến sĩ thiếu tinh thần trách nhiệm. UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức giải tỏa dứt điểm trước ngày 30/3/2009 các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ các quốc lộ trên địa bàn trong phạm vi đã được đền bù, xử lý. Tổ chức phân làn riêng cho mô tô, gắn máy trên những tuyến đường, tuyến phố đủ điều kiện để khắc phục tình trạng lưu thông hỗn hợp… Nghị quyết này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Nghị quyết 32/2007/NQ-CP tại đây
tải Nghị quyết 32/2007/NQ-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 32/2007/NQ-CP NGÀY 29 THÁNG 06 NĂM 2007
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH
NHẰM KIỀM CHẾ TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ ÙN TẮC GIAO THÔNG
Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, từ năm 2003 đến năm 2005 đã thực hiện được mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay tình hình trật tự an toàn giao thông lại có những diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tăng so với những năm trước.
Tai nạn giao thông, đặc biệt tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, nghiêm trọng đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ phải tập trung hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ để nhanh chóng kiềm chế tai nạn giao thông.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông tăng trong thời gian qua là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông từ Trung ương đến địa phương chưa thật tập trung và chưa có trọng điểm, có lúc điều hành thiếu quyết liệt hoặc chưa liên tục; chính quyền cơ sở ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, còn thờ ơ hoặc đứng ngoài cuộc; ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông kém, nhiều người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông rất ngang nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm.
Để kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, nhất là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, chính quyền các cấp, các tổ chức, các đoàn thể và mỗi người tham gia giao thông đều phải có trách nhiệm tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chỉ có như vậy thì các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông mới đi vào cuộc sống một cách thiết thực.
Trên cơ sở "Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quốc gia đến năm 2010", Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt và liên tục các giải pháp cấp bách sau đây:
- Ban hành chương trình giáo dục trật tự an toàn giao thông phù hợp trong nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về trật tự an toàn giao thông. Thực hiện chương trình giảng dạy trật tự an toàn giao thông mới từ niên học 2008 - 2009 ở tất cả các cấp học;
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên về chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự an toàn giao thông vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội; quy định việc đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông. Từ ngày 01 tháng 9 năm 2007 kiên quyết xử lý nghiêm đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có Giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máy; Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường không tổ chức thực hiện nghiêm túc những quy định trên.
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, đình chỉ hoạt động các phương tiện thủy nội địa không đăng ký, không đăng kiểm an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
- Đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa trái phép, nếu cố tình vi phạm có thể tịch thu trang thiết bị trực tiếp sản xuất của cơ sở đó;
- Tạm giữ mô tô, xe gắn máy 30 ngày trở lên nếu người điều khiển vi phạm một trong các quy định sau: chở quá số người cho phép, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông;
- Tạm giữ mô tô, xe gắn máy 90 ngày không phân biệt sở hữu đối với trường hợp học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có Giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máy.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức giải tỏa dứt điểm trước ngày 30 tháng 3 năm 2009 các trường hợp lấn chiếm đất hành lang an toàn giao thông đường bộ các quốc lộ trên địa bàn trong phạm vi đã được đền bù, xử lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm về việc cưỡng chế, phá dỡ các công trình trái phép trên hành lang an toàn quốc lộ; xử lý kỷ luật Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nếu để tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; những trường hợp cố tình vi phạm phải truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Trong năm 2008 hoàn thành việc quy hoạch hệ thống đường gom ngoài hành lang an toàn hệ thống quốc lộ và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải các vị trí đấu nối vào hệ thống quốc lộ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đến năm 2010;
- Tổ chức phân làn riêng cho mô tô, gắn máy trên những tuyến đường, tuyến phố đủ điều kiện để khắc phục tình trạng lưu thông hỗn hợp;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép vượt qua đường sắt, đồng thời xóa bỏ khoảng 50% số đường ngang trái phép trong năm 2009; giải tỏa công trình vi phạm hoặc các vật cản khác làm hạn chế tầm nhìn của người lái tầu.
- Tổ chức thống kê, phân loại và xử lý các đường đấu nối trái phép vào hệ thống quốc lộ; xoá bỏ khoảng 50% số đường đấu nối trái phép trước ngày 30 tháng 3 năm 2009; tiếp tục thực hiện các giải pháp khắc phục triệt để tình trạng đấu nối trái phép trước năm 2011;
- Hoàn thành việc cải tạo các “điểm đen” về tai nạn giao thông đã phát hiện trên hệ thống quốc lộ trước ngày 30 tháng 11 năm 2007. Từ năm 2008 những “điểm đen” về tai nạn giao thông được phát hiện phải xử lý xong trong khoảng 90 ngày kể từ ngày hoàn tất hồ sơ;
- Hết quý II năm 2008 phải hoàn thành việc bổ sung đầy đủ các công trình phụ trợ phòng ngừa và hạn chế thiệt hại do tai nạn giao thông tại các khu vực đèo, dốc nguy hiểm trên hệ thống quốc lộ;
- Rà soát, phân loại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt để thiết lập đường ngang có phòng vệ phù hợp với quy định hiện hành; xây dựng rào chắn ngăn cách quốc lộ với đường sắt ở những đoạn quốc lộ chạy sát đường sắt; đến năm 2010 xây dựng xong hàng rào ngăn cách đường sắt với các khu dân cư;
- Bổ sung đầy đủ các biển báo hiệu, gờ giảm tốc và các điều kiện cảnh báo khác tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt chưa đủ tiêu chuẩn xây dựng gác chắn hoặc cảnh báo tự động;
- Quy định khi xây dựng mới quốc lộ, các tuyến phố mới phải tổ chức phân làn riêng cho xe mô tô, xe gắn máy, lắp đặt các hệ thống giám sát an toàn.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây