Thông tư 09/2004/TT-BCA(V19) hướng dẫn bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án về ma túy
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 09/2004/TT-BCA(V19)
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 09/2004/TT-BCA(V19) | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Hồng Anh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 16/06/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 09/2004/TT-BCA(V19)
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG AN ___________ Số: 09/2004/TT-BCA(V19) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ___________________ Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2004 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn áp dụng một số biện pháp bảo vệ người tố giác,
người làm chứng, người bị hại trong các vụ án về ma túy
Ngày 27-11-2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2002/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân (sau đây gọi là Nghị định số 99). Để thực hiện thống nhất việc bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án về ma tuý quy định tại Nghị định này trong lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an hướng dẫn áp dụng một số biện pháp bảo vệ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, như sau:
- Người được bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 99 gồm:
- Người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án về ma tuý;
- Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha mẹ bên vợ (hoặc bên chồng) của người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án về ma tuý.
Những người nêu trên được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản khi có nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm; việc áp dụng các biện pháp bảo vệ được thực hiện trong suốt thời gian mà nguy cơ đó là xác thực. Cần chú ý, nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm được hiểu là có thể đã có sự tấn công hoặc xâm hại trên thực tế; hoặc tuy mới chỉ là sự đe doạ tấn công hoặc xâm hại, nhưng mức độ nguy hiểm là đáng kể, cần có biện pháp bảo vệ kịp thời để bảo đảm an toàn cho người được bảo vệ.
Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc lực lượng Công an nhân dân (sau đây gọi là Cơ quan chuyên trách) căn cứ vào lời trình bày hoặc yêu cầu bảo vệ của người được bảo vệ và các thông tin, tài liệu xác minh khác cho thấy có nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm để quyết định đối tượng, phạm vi cần bảo vệ. Trong trường hợp cùng lúc có nhiều yêu cầu cần bảo vệ, Cơ quan chuyên trách phải trên cơ sở điều kiện thực tế của mình và của các cơ quan, đơn vị có liên quan để quyết định ưu tiên lực lượng, biện pháp, phương tiện bảo vệ các đối tượng quan trọng và khẩn cấp, trong đó đặc biệt chú ý việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ của người được bảo vệ.
Một số biện pháp bảo vệ quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 99 thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an nêu trong Thông tư này, gồm:
Có thể sử dụng lực lượng vũ trang hoặc không vũ trang, công khai hoặc bí mật để bảo vệ; trong trường hợp cần thiết thì sử dụng các phương tiện, biện pháp nghiệp vụ như kỹ thuật nghiệp vụ, cơ sở bí mật, cộng tác viên, ngoại tuyến hoặc sử dụng kết hợp các biện pháp để bảo vệ. Để bảo đảm hiệu quả của công tác bảo vệ, Cơ quan chuyên trách có thể trao đổi với người được bảo vệ nhằm hạn chế bớt phạm vi hoạt động của họ trong một thời gian nhất định, nhất là tại những nơi xét thấy có mức độ nguy hiểm cao. Có thể cung cấp số điện thoại "đường dây nóng" hoặc thống nhất ám, tín hiệu và biện pháp liên lạc để họ thông báo kịp thời cho Cơ quan chuyên trách khi có tin tức khẩn cấp.
Điều kiện áp dụng biện pháp này là việc người được bảo vệ đã cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tội phạm về ma tuý phải vẫn còn giữ được bí mật đối với bọn tội phạm; chúng không biết được ai là người đã tố giác, khai báo việc làm phạm tội của chúng. Cần chú ý là việc giữ bí mật không chỉ đối với bọn tội phạm về ma tuý, mà với bất kỳ ai không cần thiết biết những thông tin này nhằm phòng ngừa việc lộ, lọt thông tin đến bọn tội phạm. Cơ quan chuyên trách có thể chuyển hoá nguồn thông tin về tội phạm hoặc áp dụng kết hợp các biện pháp nghiệp vụ để đánh lạc hướng sự chú ý của bọn tội phạm, khiến chúng cho rằng bị phát hiện là do cơ quan Công an tự điều tra ra, do đồng bọn khai báo hoặc vì những lý do khác...
Biện pháp này nhằm loại trừ khả năng bọn tội phạm hoặc đồng bọn có thể tiếp cận với người được bảo vệ tại chỗ ở, nơi làm việc của họ. Có thể di chuyển người được bảo vệ khỏi địa chỉ cư trú, làm việc mà bọn tội phạm đã biết hoặc có thể sẽ biết; giữ bí mật nơi ở mới của họ; thời hạn di chuyển tuỳ từng trường hợp và tuỳ điều kiện, có thể là tạm thời hoặc di chuyển vĩnh viễn. Phạm vi di chuyển có thể là cùng trong một địa phương hoặc đến địa phương khác; trường hợp đặc biệt nếu điều kiện cho phép hoặc người được bảo vệ có thân nhân ở nước ngoài bảo lãnh thì có thể cho họ đi định cư ở nước ngoài.
Cơ quan chuyên trách cần đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chính quyền địa phương nơi người được bảo vệ di chuyển đến có biện pháp hỗ trợ người được bảo vệ tìm việc làm mới, tạo chỗ ở mới, tạo thuận lợi về việc học tập, nhập họ khẩu và làm các thủ tục giấy tờ khác cho họ và gia đình. Trong trường hợp cấp bách, phải tạm thời đưa người được bảo vệ đến trụ sở cơ quan Công an hoặc địa điểm khác thuộc phạm vi quản lý, bảo vệ của cơ quan Công an.
Khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật, Cơ quan chuyên trách có thể trực tiếp thực hiện hoặc đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền bắt giữ và xử lý kẻ đã có hành vi đe doạ, khống chế hoặc xâm phạm đến người được bảo vệ; hoặc gọi hỏi, triệu tập đối tượng lên để răn đe, cảnh cáo chúng về hành vi gây nguy hiểm cho người khác; hoặc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp hành chính nhằm vô hiệu hoá sự nguy hiểm của đối tượng.
Cơ quan chuyên trách có thể áp dụng mọi biện pháp bảo vệ khác trong khuôn khổ của pháp luật để bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
Thông tin về nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm và yêu cầu cần bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án về ma tuý và người thân của họ được xác định từ bất kỳ nguồn tin nào và dưới bất kỳ hình thức nào (có thể do người được bảo vệ yêu cầu, do quần chúng cung cấp hoặc do cơ quan Công an phát hiện). Cơ quan Công an các cấp khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm và yêu cầu cần bảo vệ, phải thông báo ngay cho Cơ quan chuyên trách; đồng thời, áp dụng các biện pháp cần thiết theo khả năng và thẩm quyền để bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại và người thân của họ, hạn chế và khắc phục hậu quả thiệt hại, truy bắt kẻ phạm tội...
Khi nhận được thông tin về yêu cầu cần bảo vệ, Cơ quan chuyên trách có trách nhiệm khẩn trương thu thập các tài liệu cần thiết để kiểm tra về tính xác thực của nguồn tin, mức độ nguy hiểm thực tế đe doạ người được bảo vệ, phạm vi và đối tượng cần bảo vệ, dự kiến biện pháp bảo vệ, cân nhắc về điều kiện và khả năng đáp ứng của cơ quan Công an... để xác định phạm vi cần bảo vệ và quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phù hợp. Trong trường hợp cấp bách cần ngăn chặn ngay sự nguy hiểm của tội phạm đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của người được bảo vệ, Cơ quan chuyên trách phải áp dụng ngay biện pháp bảo vệ cần thiết trước mắt (như cử ngay lực lượng bảo vệ đến nhà ở, nơi làm việc,... của người được bảo vệ hoặc tạm thời đưa họ đến nơi an toàn).
Đối với các biện pháp bảo vệ cần sự phối hợp để huy động lực lượng, biện pháp, phương tiện... của các cơ quan, đơn vị khác trong lực lượng Công an nhân dân, Cơ quan chuyên trách có thể yêu cầu trực tiếp hoặc bằng công văn. Những trường hợp phức tạp, Cơ quan chuyên trách báo cáo thủ trưởng cấp trên quyết định theo hướng dẫn tại điểm d mục 3 của Thông tư này. Các yêu cầu của Cơ quan chuyên trách về việc bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại và người thân của họ phải được Công an các đơn vị, địa phương có liên quan nghiêm chỉnh thực hiện; nếu có khó khăn không đáp ứng được hoặc chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu thì phải thông báo ngay cho Cơ quan chuyên trách và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. Trong trường hợp cấp bách xét thấy nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người được bảo vệ thì phải thực hiện ngay các yêu cầu của Cơ quan chuyên trách.
Mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan chuyên trách với các đơn vị trinh sát trong việc áp dụng những biện pháp nghiệp vụ trinh sát để bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án về ma tuý được thực hiện theo quy chế do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
Khi bố trí lực lượng, phương tiện nghiệp vụ để canh gác, bảo vệ đối với người cần được bảo vệ tại nơi làm việc, học tập, trên phương tiện giao thông..., nếu xét thấy cần thiết, cán bộ Cơ quan chuyên trách có thể trao đổi với người có trách nhiệm của các cơ sở nêu trên để việc bảo vệ được thuận lợi; tuy nhiên cần lưu ý việc giữ bí mật nghiệp vụ, bí mật công tác.
Trường hợp nhận được yêu cầu bảo vệ của người tố giác, người làm chứng, người bị hại, nhưng sau khi xem xét các tài liệu có liên quan và khả năng, điều kiện đáp ứng của cơ quan Công an thấy không cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo vệ hoặc sự nguy hiểm đe doạ là không đáng kể hoặc yêu cầu bảo vệ nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 99 (đối tượng không thuộc diện quy định; mối nguy hiểm là do nguyên nhân khác gây ra...) thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan chuyên trách cần giải thích rõ cho người có yêu cầu biết và hướng dẫn họ khắc phục bằng những biện pháp khác.
- Các tài liệu thể hiện các nguồn tin về nguy cơ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm và kết quả xác minh về hành vi tấn công hoặc xâm hại đó; hậu quả, thiệt hại đã xảy ra và việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, nêu rõ họ tên người được bảo vệ hoặc mục tiêu cần bảo vệ; cơ quan và cán bộ quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; các biện pháp bảo vệ sẽ được áp dụng; cơ quan và người thực hiện các biện pháp đó. Trong trường hợp áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ hoặc khi cần bảo vệ nhiều người, nhiều mục tiêu thì làm quyết định riêng cho từng biện pháp và đối tượng.
- Tài liệu thể hiện quá trình thực hiện biện pháp bảo vệ; các báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên; nội dung chỉ đạo của người có trách nhiệm; tóm tắt việc xác minh, truy tìm, truy bắt kẻ phạm tội đã tấn công hoặc xâm hại người tố giác, người làm chứng, người bị hại và người thân của họ.
- Văn bản của Cơ quan chuyên trách yêu cầu cơ quan, đơn vị cá nhân hỗ trợ, phối hợp thực hiện việc bảo vệ; tài liệu thể hiện kết quả phối hợp.
- Báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp bảo vệ.
- Những tài liệu khác có liên quan.
Thủ trưởng các đơn vi trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với Cơ quan chuyên trách thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án về ma tuý và người thân của họ khi được Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan chuyên trách yêu cầu.
Việc áp dụng các biện pháp khác bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại và người thân của họ trong các vụ án về ma tuý nhưng thuộc thẩm quyền của nhiều ngành; việc bảo vệ người cộng tác với Cơ quan chuyên trách trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý sẽ được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.
Tống cục Cảnh sát có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Tổng cục An ninh kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 30 ngày, kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương cần báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát) để có hướng dẫn kịp thời./.
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
Đại tướng Lê Hồng Anh
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây