Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính; Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 41/2014/TTLT-BYT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Trương Chí Trung; Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 24/11/2014 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Bảo hiểm |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thủ tục khám, chữa bệnh BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi
Ngày 24/11/2014, Liên bộ Y tế, Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) quy định trẻ em dưới 06 tuổi đến khám, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT; nếu không xuất trình thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình Giấy chứng sinh hoặc Giấy khai sinh.
Trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có Giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định và phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
Đối với người tham gia BHYT còn lại, Thông tư quy định khi đến khám, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó. Người trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT do tổ chức bảo hiểm xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp và giấy tờ chứng minh về nhân thân của mình.
Cũng theo Thông tư này, từ ngày 01/01/2016, thẻ BHYT cấp cho người tham gia phải thể hiện thời gian tham gia liên tục trước đó theo tháng, tối đa là 60 tháng trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định. Đồng thời hướng dẫn thời gian tham gia BHYT liên tục đối với một số trường hợp, cụ thể, đối với người lao động được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài, thời gian tham gia liên tục bao gồm thời gian học tập hoặc công tác tại nước ngoài cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi; đối với người đang trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác thì thời gian tham gia BHYT thất nghiệp liên tục bao gồm thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2015; các quy định nêu trên được thực hiện từ ngày 01/01/2015.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC tại đây
tải Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ - BỘ TÀI CHÍNH ----------------- Số: 41/2014/TTLT-BYT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------- Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2014 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế
--------------------
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ngày 13/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, PHƯƠNG THỨC ĐÓNG VÀ TRÁCH NHIỆM ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ
Theo quy định tại Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế; các Điều 15, 21, 25 và Điều 26 sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Điều 1 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (sau đây viết tắt là BHYT) bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập;
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
- Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
- Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước theo khoản 6 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh;
- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg;
- Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg;
- Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
- Thanh niên xung phong theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ BHYT và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
- Con đẻ từ trên 6 tuổi của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt.
- Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;
- Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình;
- Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình.
Ví dụ 1: Gia đình ông B có 05 người có tên trong sổ hộ khẩu, trong đó có 01 người hưởng lương hưu, 01 người là công chức; ngoài ra, có 01 người ở địa phương khác đến đăng ký tạm trú. Số người tham gia BHYT theo hộ gia đình ông B là 04 người.
Hằng quý, tổ chức Bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành và số tiền đóng, hỗ trợ (mẫu Phụ lục 02), gửi cơ quan Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định tại Khoản 7 Điều này.
- Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do địa phương nào quản lý thì ngân sách địa phương đó hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên: Định kỳ 6 tháng, tổ chức Bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu Phụ lục 02), gửi cơ quan Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định tại Khoản 7 Điều này;
- Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý thì do ngân sách trung ương hỗ trợ: Định kỳ 6 tháng, tổ chức Bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu Phụ lục 02), gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT.
Số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ 100% mức đóng được xác định theo mức đóng BHYT và mức lương cơ sở tương ứng với thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT. Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở thì số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ được điều chỉnh kể từ ngày áp dụng mức đóng BHYT mới, mức lương cơ sở mới.
Người tham gia BHYT đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, số tiền đóng của người tham gia và hỗ trợ của ngân sách nhà nước được xác định theo mức đóng BHYT và mức lương cơ sở tại thời điểm đóng BHYT. Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở thì người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.
Ví dụ 2: Ông M thuộc hộ cận nghèo đóng BHYT cho năm 2015. Tại thời điểm tháng 01/2015, mức đóng là 4,5%, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng; giả sử từ tháng 5/2015, Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở lên 1.200.000 đồng; số tiền đóng của ông M và hỗ trợ của ngân sách nhà nước xác định như sau:
- Trường hợp ông M thực hiện đóng 6 tháng một lần vào tháng 01 và tháng 7 thì số tiền đóng, hỗ trợ 6 tháng đầu năm tính theo mức đóng 4,5% và mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng (ông M và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức lương cơ sở đối với thời gian hai tháng 5 và 6). Số tiền đóng, hỗ trợ 6 tháng cuối năm được tính theo mức đóng 4,5% và mức lương cơ sở là 1.200.000 đồng/tháng.
- Trường hợp ông M đóng một lần cho cả năm vào tháng 01 thì số tiền đóng, hỗ trợ được tính theo mức đóng BHYT 4,5% và mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng (ông M và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức lương cơ sở từ tháng 5 đến tháng 12/2015).
Người tham gia BHYT đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng thì số tiền đóng được xác định theo mức đóng giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP và mức lương cơ sở tại thời điểm đóng BHYT. Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở thì người tham gia không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại đã đóng BHYT.
Ví dụ 3: Trường hợp 04 người của gia đình ông B ở ví dụ 1 tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư này, có nhu cầu đóng BHYT một lần cho cả năm, số tiền đóng BHYT được xác định như sau (trường hợp Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì vận dụng như ví dụ 2 tại Khoản 2 Điều này):
- Người thứ nhất: 1.150.000 đồng x 4,5% x 12 tháng = 621.000 đồng.
- Người thứ hai: 621.000 đồng x 70% = 434.700 đồng.
- Người thứ ba: 621.000 đồng x 60% = 372.600 đồng.
- Người thứ tư: 621.000 đồng x 50% = 310.500 đồng.
LẬP DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, CẤP THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Ví dụ 4: Cháu Q dưới 6 tuổi là con sĩ quan quân đội, thuộc đối tượng quy định tại Điểm e khoản 3 Điều 1 Thông tư này. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT thì cháu Q được Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú lập danh sách tham gia BHYT gửi Bảo hiểm xã hội cấp huyện để cấp thẻ BHYT, ngân sách địa phương đảm bảo nguồn đóng BHYT.
- Đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT tương ứng với thời hạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền;
- Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT kể từ ngày sinh đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT đến ngày 30 tháng 9 của năm đó;
- Đối với người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo: Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó hoặc ngày 31 tháng 12 của năm cuối ghi trên thẻ BHYT (trường hợp thời hạn sử dụng thẻ BHYT cấp nhiều năm);
- Đối với người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng: Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó. Trường hợp, tổ chức Bảo hiểm xã hội nhận được danh sách đối tượng tham gia BHYT kèm theo Quyết định phê duyệt danh sách người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau ngày 01 tháng 01 thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày Quyết định này có hiệu lực;
- Đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình: Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT tương ứng với thời hạn được hưởng chính sách theo Quyết định phê duyệt danh sách người thuộc hộ gia đình cận nghèo và người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp tham gia BHYT lần đầu thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT;
- Đối với học sinh, sinh viên, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó; đối với học sinh vào lớp một và sinh viên năm thứ nhất thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày nhập học hoặc ngày hết hạn của thẻ BHYT được cấp lần trước đến 31 tháng 12 năm sau; đối với học sinh lớp 12 và sinh viên năm cuối thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01 tháng 01 đến ngày cuối của tháng kết thúc năm học đó;
- Đối với các đối tượng tham gia BHYT khác, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.
Người lao động được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài, thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian học tập hoặc công tác tại nước ngoài cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi;
Người lao động đi lao động tại nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT;
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
Ví dụ 5: Ông M có thời gian tham gia BHYT liên tục từ ngày 21/12/2013 đến ngày 31/12/2015; thời gian tham gia BHYT liên tục ghi trên thẻ BHYT có thời hạn sử dụng từ ngày 01/01/2016 như sau: "Thời gian tham gia liên tục đến ngày 31/12/2015: 24 tháng 10 ngày".
Ví dụ 6: Ông V có thời gian tham gia BHYT liên tục đến ngày 31/12/2015 là 70 tháng; thời gian tham gia BHYT liên tục ghi trên thẻ BHYT có thời hạn sử dụng từ ngày 01/01/2016 như sau: "Thời gian tham gia liên tục đến ngày 31/12/2015: trên 60 tháng".
Ví dụ 7: Bà K làm việc tại một doanh nghiệp và có đóng BHYT liên tục từ ngày 01/01/2013, đến ngày 05/01/2015 thì chấm dứt hợp đồng lao động. Bà K nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ngày 04/4/2015 (trong thời hạn 03 tháng); cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp ngày 20/4/2015 (trong thời hạn 20 ngày); tổ chức Bảo hiểm xã hội nhận được quyết định ngày 26/4/2015 và thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ ngày 01/05/2015 (trong thời hạn 03 tháng). Trường hợp này, thời gian tham gia BHYT liên tục đến ngày 30/4/2015 là 28 tháng.
TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
- Trường hợp cơ sở y tế tiếp tục ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh thì tính vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh năm sau;
- Trường hợp cơ sở y tế không tiếp tục ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh thì tính vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh năm trước.
- Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở y tế;
- Giấy phép hoạt động của cơ sở y tế;
- Quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có); đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập phải có Quyết định tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền.
Bổ sung chức năng nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, hạng bệnh viện được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
- Cơ sở y tế gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này đến tổ chức Bảo hiểm xã hội theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo ngày ghi trên dấu công văn đến), tổ chức Bảo hiểm xã hội phải thực hiện xong việc xem xét hồ sơ và ký hợp đồng; trường hợp không đồng ý ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Tổ chức Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng với bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện nơi chưa tách riêng bệnh viện huyện hoặc cơ sở y tế khác do Sở Y tế phê duyệt để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã cho người tham gia BHYT.
- Trong phạm vi quỹ khám bệnh, chữa bệnh được giao, Bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện hoặc cơ sở y tế do Sở Y tế phê duyệt có trách nhiệm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho Trạm y tế xã và thanh toán chi phí sử dụng giường bệnh (nếu có) và dịch vụ kỹ thuật y tế do Trạm y tế xã thực hiện trong phạm vi chuyên môn; đồng thời theo dõi, giám sát và tổng hợp để thanh toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội.
- Tổng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh tại Trạm y tế xã tối thiểu bằng 10% và tối đa không vượt quá 20% của quỹ khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tính trên số thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã được xác định theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
- Thời gian lưu người bệnh để theo dõi và điều trị tại Trạm y tế xã không quá 03 ngày; đối với Trạm y tế xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo không quá 05 ngày.
Cơ quan, đơn vị, trường học quản lý cơ sở y tế ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức Bảo hiểm xã hội và có trách nhiệm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế để bảo đảm yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp cơ quan, đơn vị, trường học quản lý cơ sở y tế tương đương Trạm y tế xã không thực hiện được việc cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế để bảo đảm yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng thông qua bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện.
Đối với cơ sở y tế không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT, khi người bệnh ra viện, cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh các giấy tờ xác nhận tình trạng bệnh lý, các chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 14, 15 và Điều 16 Thông tư này.
- Việc lập phiếu thanh toán cho người bệnh và bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú, bảo đảm phản ánh đúng các khoản chi và lập theo đúng biểu mẫu quy định;
- Kiểm tra chi phí đề nghị quyết toán của cơ sở y tế.
THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ GIỮA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ Y TẾ
y tế trong một khoảng thời gian nhất định (sau đây gọi là suất phí);
Khi có sự thay đổi về số thẻ BHYT đăng ký tại cơ sở y tế, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế số thẻ BHYT và tổng quỹ định suất được sử dụng. Trường hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh thay đổi do thay đổi cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, ứng dụng dịch vụ y tế mới, thuốc mới và các yếu tố liên quan khác hoặc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của cơ sở y tế thì hai bên thống nhất xác định lại suất phí và điều chỉnh quỹ định suất cho phù hợp.
- Do nguyên nhân khách quan như tăng tần suất khám bệnh, chữa bệnh, áp dụng kỹ thuật mới có chi phí lớn thì tổ chức Bảo hiểm xã hội xem xét và thanh toán tối thiểu 60% chi phí vượt quỹ;
- Do nguyên nhân bất khả kháng như dịch bệnh bùng phát, tỷ lệ người mắc bệnh nặng, chi phí lớn quá cao so với dự kiến ban đầu thì Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thống nhất với Sở Y tế xem xét, thanh toán bổ sung cho cơ sở y tế. Trường hợp quỹ khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh không đủ để bổ sung thì báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, giải quyết.
- 90% để chi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; chi khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác và chi phí vận chuyển (nếu có);
- 10% còn lại để điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
- 45% để chi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở; chi khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại các cơ sở y tế khác và chi phí vận chuyển (nếu có);
- 5% để điều chỉnh, bổ sung cho cơ sở y tế theo quy định tại Khoản 5 Điều này;
- 50% còn lại, tổ chức Bảo hiểm xã hội dùng để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh nội trú.
Hằng năm, căn cứ chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế của năm trước liền kề do Tổng cục Thống kê công bố, tổ chức Bảo hiểm xã hội thông báo, điều chỉnh tổng mức thanh toán cho các cơ sở y tế.
Trường hợp chi phí phát sinh do thay đổi cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, ứng dụng dịch vụ y tế mới, thuốc mới và các yếu tố liên quan khác hoặc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của cơ sở y tế theo quyết định của cấp có thẩm quyền, chi phí phát sinh này được tổ chức Bảo hiểm xã hội thanh toán và tính vào tổng chi phí sử dụng trong năm làm căn cứ xác định mức chi phí bình quân năm sau.
Trường hợp cơ sở y tế sử dụng vượt tổng mức kinh phí được thanh toán thì không được quỹ BHYT thanh toán phần chi phí tăng thêm.
THANH TOÁN TRỰC TIẾP CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH GIỮA BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
Các trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT bao gồm:
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ
Quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT phân bổ cho cơ sở y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu |
|
Tổng quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh |
- |
Tổng số kinh phí trích chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu trên địa bàn tỉnh |
|
Tổng số thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế |
= |
———————————————— |
x |
||||
|
Tổng số thẻ BHYT trong năm |
|
- Tổng quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP (bằng 90% số tiền đóng BHYT trên địa bàn cấp tỉnh dành cho khám bệnh, chữa bệnh).
- Tổng số kinh phí trích chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu trên địa bàn cấp tỉnh được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
- Số tiền trích để lại cho cơ sở giáo dục mầm non gồm 2 khoản: bằng 5% tổng thu quỹ BHYT tính trên tổng số trẻ em dưới 6 tuổi đang theo học tại cơ sở và 1% tổng số tiền đóng BHYT hằng tháng của cơ sở đóng cho tổ chức Bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm c khoản này.
Vào tháng đầu của năm học hoặc khoá học, tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển số tiền nêu trên cho các cơ sở giáo dục mầm non.
Ví dụ 8: Cơ sở giáo dục mầm non B có đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em, năm 2015 có 100 trẻ dưới 6 tuổi theo học. Giả sử mức đóng BHYT là 4,5%, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng, số tiền tổ chức Bảo hiểm xã hội trích chuyển cho nhà trường là 3.105.000 đồng:
5% x (100 trẻ x 4,5% x 1.150.000 đồng/tháng x 12 tháng)
Ngoài ra, tổ chức Bảo hiểm xã hội còn phải trích để lại cho cơ sở giáo dục mầm non B bằng 1% tổng số tiền đóng BHYT của cơ sở cho tổ chức Bảo hiểm xã hội theo ví dụ 10 tại Điểm c Khoản này.
- Số tiền trích để lại cho cơ sở giáo dục gồm 2 khoản: bằng 7% tổng thu quỹ BHYT tính trên tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục có tham gia BHYT (kể cả học sinh, sinh viên tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác) và 1% tổng số tiền đóng BHYT hằng tháng của cơ sở đóng cho tổ chức Bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm c khoản này.
- Vào tháng đầu của năm học hoặc khoá học, tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển số tiền nêu trên cho các cơ sở giáo dục.
Ví dụ 9: Trường Đại học K có đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho sinh viên; năm học 2015-2016, có 5.000 sinh viên theo học, gồm: 100 em thuộc hộ nghèo, 100 em là thân nhân của lực lượng quân đội, 100 em là thân nhân của người có công với cách mạng và 4.700 em thuộc các đối tượng khác. Giả sử mức đóng BHYT của các đối tượng thống nhất là 4,5%, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng; số tiền tổ chức Bảo hiểm xã hội trích chuyển cho Trường là 217.350.000 đồng:
7% x (5.000 sinh viên x 4,5% x 1.150.000 đồng/tháng x 12 tháng)
Ngoài ra, tổ chức Bảo hiểm xã hội còn phải trích để lại cho Trường Đại học K bằng 1% tổng số tiền đóng BHYT của Trường cho tổ chức Bảo hiểm xã hội theo ví dụ 10 tại điểm c khoản này.
- Mức trích để lại cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức y tế cơ quan bằng 1% tổng số tiền đóng BHYT (không bao gồm tiền lãi chậm đóng BHYT) của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng cho tổ chức Bảo hiểm xã hội.
- Hằng tháng, sau khi nhận được tiền đóng BHYT của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm trích để lại số tiền nêu trên cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Ví dụ 10: Doanh nghiệp A có tổ chức y tế cơ quan (không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT) thực hiện nộp tiền đóng vào quỹ BHYT, tổng số là 105 triệu đồng, trong đó: 100 triệu đồng là số tiền phải nộp theo mức đóng quy định, 5 triệu đồng là tiền lãi phạt chậm đóng. Tổ chức Bảo hiểm xã hội sau khi nhận được số tiền này có trách nhiệm lập chứng từ trích để lại cho doanh nghiệp A số tiền là 1.000.000 đồng (1% x 100.000.000 đồng).
- Đối với cơ sở giáo dục công lập thực hiện hạch toán các khoản chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế tại cơ sở và quyết toán với đơn vị quản lý cấp trên theo quy định hiện hành;
- Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện hạch toán các khoản chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu vào chi phí của cơ sở giáo dục ngoài công lập và quyết toán với đơn vị cấp trên (nếu có);
- Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện mở sổ kế toán riêng để phản ánh việc tiếp nhận kinh phí, sử dụng kinh phí, không tổng hợp vào quyết toán chi phí của doanh nghiệp;
- Đối với cơ quan, đơn vị khác thực hiện hạch toán các khoản chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế của cơ quan, đơn vị và quyết toán với cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên (nếu có) hoặc cơ quan tài chính theo quy định hiện hành.
Ví dụ 11:
- Năm 2015: Dân số xã N có 6.000 người, số tiền Bảo hiểm xã hội cấp huyện cấp tạm ứng cho xã là 4.500.000 đồng (50% x 1.500 đồng x 6.000 người). Số tiền còn lại được cấp đủ sau khi nhận được danh sách tham gia BHYT theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
- Năm 2016: Xã N gửi báo cáo tăng, giảm đối tượng, trong đó tăng 30 người, giảm 10 người. Giả sử mức chi lập danh sách tham gia BHYT áp dụng năm 2016 là 2.000 đồng/người; số tiền hỗ trợ cho xã là 80.000 đồng:
(30 người tăng + 10 người giảm) x 2.000 đồng
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Ví dụ 12: Đến ngày 01/5/2015, ông A có thời gian tham gia BHYT liên tục 60 tháng và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh lũy kế từ ngày 01/01/2015 đến ngày 01/5/2015 là 7 triệu đồng (lớn hơn 6 tháng lương cơ sở). Từ ngày 01/5/2015 đến hết ngày 31/12/2015, ông A được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi BHYT.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế và Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ THỨ TRƯỞNG
Phạm Lê Tuấn |
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Y tế, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ Tài chính;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế, Bộ Tài chính;
- Lưu VT: Bộ Y tế, Bộ Tài chính.
Phụ lục 01
Mẫu tổng hợp đối tượng và kinh phí đóng BHYT cho người có công với cách mạng
và người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 41 /2014/TTLT-BYT-BTC
ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính)
BHXH …..............……… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG TỔNG HỢP
ĐỐI TƯỢNG VÀ KINH PHÍ ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ NGƯỜI THUỘC DIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP
BẢO TRỢ XÃ HỘI HẰNG THÁNG
Năm 20…
(Đơn vị tính: Thẻ; Đồng)
Số TT |
Xã, phường |
Số thẻ BHYT đã phát hành trong năm |
Số tiền đóng BHYT tính theo mức quy định |
Số tiền cơ quan Lao động đã chuyển |
Số tiền cơ quan Lao động còn phải chuyển |
A |
B |
(1) |
(2) |
(3) |
(4=2-3) |
|
Tổng số (I+II) |
|
|
|
|
I |
Người có công với cách mạng và thân nhân (bao gồm cả người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình) |
||||
1 |
Xã A |
|
|
|
|
2 |
Xã B |
|
|
|
|
3 |
Xã C |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
II |
Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng |
||||
1 |
Xã A |
|
|
|
|
2 |
Xã B |
|
|
|
|
3 |
Xã C |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
... ngày.... tháng….năm.....
Người lập biểu Phụ trách kế toán Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
Phụ lục 02
Mẫu tổng hợp đối tượng và kinh phí ngân sách nhà nước đóng,
hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC
ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính)
BHXH …………………… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- |
BẢNG TỔNG HỢP
ĐỐI TƯỢNG VÀ KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐÓNG,
HỖ TRỢ ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ
Năm 20...
(Đơn vị tính: Thẻ; Đồng)
Số TT |
Đối tượng tham gia BHYT |
Số thẻ BHYT đã phát hành |
Số tiền đóng BHYT tính theo mức quy định |
Số tiền do người tham gia BHYT đóng |
Số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ |
Số tiền cơ quan Tài chính đã chuyển |
Số tiền cơ quan Tài chính còn phải chuyển |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=2-3 |
5 |
6=4-5 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
1 |
Trẻ em dưới 6 tuổi |
|
|
|
|
|
|
2 |
Người thuộc hộ nghèo |
|
|
|
|
|
|
3 |
Người thuộc hộ cận nghèo |
|
|
|
|
|
|
|
- Đối tượng được NSNN hỗ trợ 100% mức đóng |
|
|
|
|
|
|
|
- Đối tượng được NSNN hỗ trợ ...% mức đóng |
|
|
|
|
|
|
4 |
Học sinh, sinh viên |
|
|
|
|
|
|
5 |
Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình |
|
|
|
|
|
|
6 |
............ |
|
|
|
|
|
|
... ngày.... tháng….năm.....
Người lập biểu Phụ trách kế toán Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
Ghi chú: Trường hợp cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng BHYT thì phần kinh phí hỗ trợ của cá nhân, tổ chức được tổng hợp vào cột 3 "Số tiền do người tham gia BHYT đóng".
Phụ lục 03
Mẫu hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC
ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
HỢP ĐỒNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
(Số: /HĐKCB-BHYT) [1]
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Căn cứ Thông tư liên tịch số......../2014/TTLT-BYT-BTC ngàytháng ... năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số........ngày.......tháng.....năm.......của..................về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...[2]
Căn cứ Quyết định số... ngày ....tháng....năm........ của ................ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh/ huyện [3]..............
Căn cứ Quyết định số......ngày.... của...... về việc ban hành bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại (tên cơ sở ) ............................
Hôm nay, ngày…tháng…năm 20…. tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chúng tôi gồm:
Bên A: Bảo hiểm xã hội (tỉnh/huyện)...........................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................................
Địa chỉ thư điện tử: .....................................................................................................
Điện thoại: ......................................... Fax:............................................................
Tài khoản số : ...........................................Tại Ngân hàng...........................................
Đại diện ông (bà): .............................. Chức vụ: ....................................................
Giấy ủy quyền số :.............................. Ngày........tháng .......năm........... [4]
Bên B: (Tên cơ sở KCB/cơ quan ký hợp đồng khám chữa bệnh):..............................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Địa chỉ thư điện tử: .....................................................................................................
Điện thoại: ....................................... Fax:...........................................................
Tài khoản số : ................................... Tại Ngân hàng..........................................
Đại diện ông (bà): ............................ Chức vụ: ..................................................
Giấy ủy quyền số :............................. Ngày........tháng .......năm .......... [5]
Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng cho người có BHYT năm ... theo các điều khoản như sau:
Điều 1. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh
Bên B cam kết bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh BHYT, cung cấp đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộcphạm vi chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện và phạm vi được hưởng của tham gia BHYT cho tổng số ……..người có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện và các Trạm y tế xã trong huyện/quận theo Phụ lục kèm theo (theo Mẫu 01)/ hoặc cho người bệnh BHYT được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đến.
Điều 2. Giá trị hợp đồng
Mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của hợp đồng như sau:
1. Số kinh phí được tính theo giá trị của tổng số thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh trong năm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
2. Tổng chi phí BHYT làm căn cứ thanh toán bao gồm chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT quy định tại Điều 1 đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở và khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác (không bao gồm chi phí khám bệnh, chữa bệnh của số thẻ BHYT không đăng ký ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
Điều 3. Thời hạn hợp đồng
Thời hạn của hợp đồng là 12 tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm ... đến hết ngày 31 tháng 12 năm .....
Điều 4. Phương thức thanh toán, tạm ứng và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT
1. Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT:
a) Thanh toán theo định suất được áp dụng đối với đối tượng có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
b) Thanh toán theo giá dịch vụ hoặc thanh toán theo trường hợp bệnh áp dụng đối với người có thẻ BHYT không đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
2. Tạm ứng kinh phí:
Tuỳ theo trường hợp cụ thể, nội dung hợp đồng thể hiện như sau:
Việc tạm ứng kinh phí được thực hiện hằng quý như sau: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán quý trước của bên B, bên A tạm ứng một lần bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo báo cáo quyết toán quý trước của bên B.
Trường hợp lần đầu ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT có đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thì thể hiện như sau: Bên B được tạm ứng 80% nguồn kinh phí được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thông báo đầu kỳ của bên A.
Trường hợp không đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu thì thể hiện như sau: “Căn cứ số chi khám bệnh, chữa bệnh sau một tháng thực hiện hợp đồng, bên A dự kiến và tạm ứng 80% kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong quý.
3. Thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT:
a) Trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi tháng, bên B có trách nhiệm gửi bản tổng hợp đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT của tháng trước cho bên A; trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi quý, bên B có trách nhiệm gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT của quý trước cho bên A;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán quý trước của bên B, bên A có trách nhiệm thông báo kết quả giám định và số quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT bao gồm chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT cho bên B;
c) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo số quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, bên A có trách nhiệm hoàn thành việc thanh toán với bên B.
4. Tạm ứng và thanh toán với các Trạm y tế xã và tương đương
Ghi cụ thể:
- Mức thanh toán
- Hình thức chuyển kinh phí cho các Trạm y tế xã
- Đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế với Trạm y tế
Điều 5. Quyền và trách nhiệm của bên A
1. Quyền của bên A:
a) Yêu cầu bên B cung cấp tài liệu để phục vụ công tác giám định, bao gồm: hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan về khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh BHYT; đề án liên doanh, liên kết thực hiện dịch vụ kỹ thuật y tế, hợp đồng làm việc giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề (nếu có); Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện Đề án chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ y tế cho tuyến dưới; dịch vụ kỹ thuật y tế chuyển giao của Đề án; danh mục và giá dịch vụ kỹ thuật sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
b) Từ chối thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT không đúng quy định hoặc không đúng với nội dung hợp đồng này.
2. Trách nhiệm của bên A:
a) Cung cấp cho bên B danh sách người có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu (bằng file điện tử hoặc bản có ký tên đóng dấu) và thông báo kinh phí để bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT;
b) Tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh hằng quý cho bên B theo quy định chung và quy định tại Điều 4 của hợp đồng này;
c) Tổ chức công tác giám định khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm tuân thủ quy chế về hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế khi xem xét hồ sơ bệnh án;
d) Phối hợp với bên B trong việc tiếp nhận, kiểm tra thủ tục hành chính đối với người bệnh BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh; thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT và xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm;
đ) Phối hợp với bên B giải thích, phổ biến, tuyên truyền về chính sách BHYT;
e) Tiếp nhận ý kiến phản ánh từ người có thẻ BHYT và cơ sơ khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến quyền lợi của người có thẻ BHYT để giải quyết theo thẩm quyền;
g) Thông báo kịp thời cho bên B khi có thay đổi về chính sách BHYT.
Điều 6. Quyền và trách nhiệm của bên B
1. Quyền của bên B:
a) Yêu cầu bên A cung cấp danh sách, số người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện/tại các Trạm y tế xã; thông báo số kinh phí khám chữa bệnh được sử dụng tại bệnh viện/ tại các Trạm y tế xã;
b) Được bên A tạm ứng kinh phí và thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
2. Trách nhiệm của bên B:
a) Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đúng phạm vi chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và quy chế chuyên môn với thủ tục đơn giản, thuận tiện cho người bệnh; quản lý thẻ BHYT trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện;
b) Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất xét nghiệm, phim X-quang, vật tư y tế sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh theo danh mục do Bộ Y tế ban hành. Việc chỉ định sử dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật phải đảm bảo hợp lý, an toàn, chống lãng phí và lạm dụng;
c) Tiếp nhận và chuyển người bệnh trong trường hợp vượt quá phạm vi chuyên môn của bệnh viện theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Cung cấp hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia BHYT theo yêu cầu của bên A và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Bảo đảm điều kiện cần thiết cho bên A thực hiện giám định BHYT; phối hợp với bên A trong việc tuyên truyền, giải thích về chế độ BHYT cho người tham gia;
e) Kiểm tra, phát hiện và thông báo cho bên A những trường hợp vi phạm về sử dụng thẻ BHYT; phối hợp với bên A thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT và xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm theo quy định;
g) Quản lý và sử dụng kinh phí do bên A tạm ứng, thanh toán theo đúng quy định của pháp luật;
h) Thống kê đầy đủ, kịp thời và chính xác chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT để thanh quyết toán với bên A;
i) Theo dõi, giám sát khám bệnh, chữa bệnh và thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các Trạm y tế xã.
k) Thông báo kịp thời cho bên A trong trường hợp có thay đổi liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT.
Điều 7. Giải quyết tranh chấp
1. Khi có tranh chấp, hai bên chủ động giải quyết trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác; trường hợp chưa thống nhất thì phải ghi rõ ý kiến của các bên và báo cáo cơ quan cấp trên của mỗi bên để giải quyết.
2. Trong thời gian tranh chấp, hai bên vẫn phải bảo đảm điều kiện để khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia BHYT.
Điều 8. Cam kết chung
1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng và các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
2. Trong trường hợp có thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng này trước thời hạn, hai bên phải thông báo cho nhau trước ba (3) tháng để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT và quyền lợi của các bên.
3. Mọi thông báo và văn bản giao dịch giữa hai bên được gửi qua bưu điện hoặc thư điện tử theo địa chỉ nêu trong hợp đồng này.
4. Hai bên thống nhất phối hợp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để tạo thuận lợi trong thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
5. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày .... tháng ... năm 20... đến hết ngày 31 tháng 12 năm 20.... Sau khi các bên thực hiện xong việc thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh năm 20…, hợp đồng coi như được thanh lý.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
Ghi chú:
- [1]: số hợp đồng được đánh theo số thứ tự hợp đồng trong một năm, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- [2]:ghi theo Quyết định thành lập đơn vị hoặc Quyết định phê duyệt phạm vi chuyên môn của đơn vị.
- [3]: ghi theo Quyết định thành lập đơn vị.
- [4, 5]: ghi trong trường hợp hai bên cử đại diện cho giám đốc ký hợp đồng.
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI tỉnh/huyện...
MẪU 01 KÈM THEO PHỤ LỤC 03
DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ ĐĂNG KÝ
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BAN ĐẦU TẠI .... (tên cơ sở khám chữa bệnh)
Số TT |
Họ và tên |
Tuổi nam |
Tuổi nữ |
Địa chỉ |
Ghi chú
|
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
Ngày............tháng............năm............
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
Ghi chú:
Danh sách theo mẫu này được chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh bằng file điện tử hoặc bản có ký tên đóng dấu của cơ quan BHXH.
Phụ lục 04
MỨC THANH TOÁN TRỰC TIẾP CHO NGƯỜI BỆNH
CÓ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 41 /2014/TTLT-BYT-BTC
ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính)
Loại hình Khám bệnh, chữa bệnh |
Tuyến chuyên môn kỹ thuật |
Mức thanh toán tối đa cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh (đồng)
|
1. Ngoại trú
|
Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương |
60.000 |
2. Nội trú
|
Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương |
500.000 |
Cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương đương |
1.200.000 |
|
Cơ sở y tế tuyến trung ương và tương đương |
3.600.000 |