Thông tư 55/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 55/2009/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 55/2009/TT-BNNPTNT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Bùi Bá Bổng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/08/2009 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Khoa học-Công nghệ, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 55/2009/TT-BNNPTNT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 06 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001.
Ký hiệu: QCVN 01-1 : 2009/BNNPTNT.
Ký hiệu: QCVN 01-2 : 2009/BNNPTNT.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Bộ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 01-1 : 2009/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC CỦA CÁC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
PHÒNG TRỪ SÂU VÀ NHỆN HẠI CÂY TRỒNG
National technical regulation
on field trials of pesticides against insects and mite on plants
HÀ NỘI - 2009
Lời nói đầu
- QCVN 01-1 : 2009/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc Bảo vệ thực vật phòng trừ sâu và nhện hại cây trồng biên soạn. Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số...................../2009/TT-BNNPTNT ngày............ tháng ......... năm 2009.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC CỦA CÁC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
PHÒNG TRỪ SÂU VÀ NHỆN HẠI CÂY TRỒNG
National technical regulation on field trials of insecticides against insects and mite on plants
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Qui chuẩn này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu và nhện hại cây trồng của các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng.
1.2. Cở sở khảo nghiệm
Khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện theo quy định hiện hành về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.3. Điều kiện khảo nghiệm
Khảo nghiệm được bố trí trên những ruộng, vườn trồng cây thường bị sâu, nhện gây hại, tại các thời gian có điều kiện thuận lợi cho sâu, nhện phát triển và ở các địa điểm đại diện cho các vùng sinh thái.
Điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, giống cây trồng, mật độ trồng...) phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.
1.4. Khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng
Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sản xuất nông nghiệp (phía Bắc và phía Nam) đại diện cho khu vực sản xuất các loại cây trồng cần khảo nghiệm, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.
Trong trường hợp đối tượng dịch hại hoặc cây trồng chỉ có ở một vùng sản xuất nông nghiệp thì khảo nghiệm được tiến hành theo quy định hiện hành về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
II. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
2.1. Công thức khảo nghiệm
Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: công thức khảo nghiệm dùng các loại thuốc định khảo nghiệm ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.
- Nhóm 2: công thức so sánh dùng một loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến, có hiệu quả ở địa phương để trừ sâu hại cây trồng cần khảo nghiệm.
- Nhóm 3: công thức đối chứng không dùng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ đối tượng sâu, nhện hại khảo nghiệm. Với khảo nghiệm là thuốc phun: công thức đối chứng được phun bằng nước lã.
Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học.
2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại
2.2.1. Đối với cây lúa, cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày
- Khảo nghiệm diện hẹp: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 30m2, số lần nhắc lại 3 - 4 lần.
- Khảo nghiệm diện rộng: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 300m2, không nhắc lại.
Giữa các công thức khảo nghiệm phải có dải phân cách là 1m.
2.2.2. Đối với cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày
- Khảo nghiệm diện hẹp: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 5 cây, số lần nhắc lại 3 - 4 lần.
- Khảo nghiệm diện rộng: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 15 cây, không nhắc lại.
Giữa các công thức khảo nghiệm phải có 1 hàng cây phân cách.
2.3.Tiến hành phun, rải thuốc
2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm
2.3.2. Lượng thuốc dùng
- Cây lúa: lượng thuốc dùng được tính bằng kg; lít chế phẩm hay nồng độ (%) hoặc gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha
Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc thường dùng từ 400 - 600 l/ha.
Với dạng thuốc thương phẩm dùng để rắc: giữa các ô phải có bờ ngăn để tránh thuốc tràn từ ô này sang ô khác.
- Cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: lượng thuốc dùng được tính bằng kg; lít chế phẩm hay nồng độ (%) hoặc gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha
Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc thường dùng từ 400 - 600 l/ha.
- Cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày: lượng thuốc dùng được tính bằng nồng độ (%) của chế phẩm hay kg; lít chế phẩm hoặc gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha
Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc phải đủ phun ướt đều toàn bộ tán cây (lượng nước thuốc thường dùng từ 600 - 800 l/ha).
Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước dùng (l/ha) phải được ghi rõ.
Chú ý: khi xử lý thuốc không để thuốc ở ô khảo nghiệm này tạt sang ô khảo nghiệm khác.
2.3.3. Sử dụng thuốc
Trong thời gian khảo nghiệm không được dùng bất kỳ một loại thuốc trừ sâu khác trên khu khảo nghiệm. Nếu khu khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: bệnh, cỏ dại ... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm, không làm ảnh hưởng đến đối tượng sâu, nhện hại cần khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.
2.3.4. Xử lý thuốc
Khi xử lý thuốc, phải dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong khảo nghiệm có thể dùng bình bơm tay đeo vai hoặc bơm động cơ để phun.
2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc
- Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.
- Nếu không có khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học, phương thức tác động của thuốc và đặc điểm phát sinh của sâu hại mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.
- Thuốc trừ sâu, nhện hại cây trồng thường được xử lý từ 1 - 2 lần. Lần thứ nhất được xử lý khi sâu hại bắt đầu xuất hiện và gây hại, lần sau cách lần thứ nhất từ 5-7 ngày. Số lần và thời điểm xử lý thuốc phải được ghi chép lại.
2.4. Điều tra và thu thập số liệu
2.4.1. Điều tra, đánh giá tác động của thuốc đến sâu hại
2.4.1.1. Số điểm và phương pháp điều tra
+ Cây lúa
Khảo nghiệm diện hẹp: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 50 khóm, dảnh hoặc 5 khung có kích thước 0,4 x 0,5m tuỳ theo đối tượng sâu hại cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.
Khảo nghiệm diện rộng: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 100 khóm, dảnh hoặc 10 khung có kích thước 0,4 x 0,5m tuỳ theo đối tượng sâu hại cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.
+ Cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày
Khảo nghiệm diện hẹp: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 20 cây hoặc 5 điểm, mỗi điểm 2m chiều dài dọc theo luống hoặc mỗi điểm một khung (0,4 x 0,5 m) tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.
Khảo nghiệm diện rộng: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 50 cây hoặc 10 điểm, mỗi điểm 2m chiều dài dọc theo luống hoặc mỗi điểm một khung (0,4 x 0,5 m) tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm, các điểm điều tra được phân bố đều trên toàn ô khảo nghiệm.
+ Cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày
Khảo nghiệm diện hẹp: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 3 cây, mỗi cây điều tra số sâu sống trên 8 cành lộc hay chùm hoa, quả hoặc cành ở xung quanh tán cây tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm.
Khảo nghiệm diện rộng: mỗi ô khảo nghiệm điều tra 5 – 9 cây, mỗi cây điều tra số sâu sống trên 8 cành lộc hay chùm hoa, quả hoặc cành ở xung quanh tán cây tuỳ theo đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm.
2.4.1.2. Thời điểm điều tra
Thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tuỳ theo yêu cầu của từng nhà sản xuất thuốc. Nếu thuốc không khuyến cáo rõ thời điểm và số lần điều tra thì điều tra được tiến hành vào thời điểm trước khi xử lý thuốc và 1, 3, 7, 10 ngày sau khi xử lý thuốc.
2.4.1.3. Chỉ tiêu điều tra
+ Với các loài sâu, nhện hại điều tra được mật độ
Mật độ sâu, nhện sống (con/cây, lá, chồi, dảnh ...)
Hiệu lực của thuốc (%)
+ Với các loài sâu, nhện hại khó điều tra mật độ
Tỷ lệ hại (%)
Chỉ số hại (%)
+ Năng suất và các chỉ tiêu khác tuỳ thuộc vào đối tượng sâu hại và cây trồng cần khảo nghiệm.
2.4.1.4. Xử lý số liệu
Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson – Tilton hoặc các công thức khác cho phù hợp.
Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ các kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó.
2.4.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng
Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng theo thang phân cấp (phụ lục1).
Phương pháp đánh giá:
Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể theo các phương pháp điều tra phù hợp.
Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá ... thì phải được mô tả.
Nếu thuốc làm ảnh hưởng đến cây trồng phải theo dõi và nghi nhận ngày cây phục hồi trở lại.
2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác
Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự thay đổi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như sinh vật có ích.
2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết
Ghi chép các số liệu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm. Nếu khu khảo nghiệm gần trạm khí tượng thì lấy số liệu của trạm.
III. BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ
3.1. Nội dung báo cáo ( Phụ lục 2)
3.2. Công bố kết quả
Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu đưa ra trong báo cáo.
Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ sâu hại cây trồng chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003), Quyết định 82/2003/QĐ/BNN, Qui định về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng.
[2] Cục Bảo vệ thực vật (2005), Qui phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ sâu đục thân hại lúa của các thuốc trừ sâu.
[3] Cục Bảo vệ thực vật (2005), Qui phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ sâu tơ (Plutella xylostella) hại rau họ thập tự của các thuốc trừ sâu.
[4] Cục Bảo vệ thực vật (2005), Qui phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) hại lạc của các thuốc trừ sâu.
[5] Cục Bảo vệ thực vật (2005), Qui phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kwayana) hại cây có múi của các thuốc trừ sâu.
[6] Cục Bảo vệ thực vật (2005), Qui phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rệp muội hại ngô của các thuốc trừ sâu.
[7] Cục Bảo vệ thực vật (2005), Qui phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rệp vẩy xanh (Coccus viridis) và rệp vẩy nâu (Saissetia hemisphaerica) hại cây cà phê của các thuốc trừ sâu.
[8] Phạm Chí Thành (1976), Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng - Giáo trình giảng dạy đại học. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
[9] Viện BVTV (1976), Kết quả điều tra côn trùng ở miền Bắc - Việt Nam 1967 - 1968. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[10] Viện BVTV (1999). Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh phía Nam 1977 - 1978. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[11] Viện BVTV (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[12] CIBA- GEIGY (1992), Manual for Field Trials in Plant Protection, Switzerland.
PHỤ LỤC 1.
BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐỘC CỦA THUỐC KHẢO NGHIỆM ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Cấp Triệu chứng nhiễm độc.
1. Cây chưa có biểu hiện ngộ độc.
2. Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ.
3. Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhìn thấy bằng mắt.
4. Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.
5. Cành lá biến màu hoặc cháy, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất.
6. Thuốc làm giảm năng suất ít
7. Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất
8. Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây
9. Cây bị chết hoàn toàn
Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau thì cây phục hồi.
PHỤ LỤC 2.
NỘI DUNG CHÍNH BÁO CÁO KHẢO NGHIỆM
· Tên khảo nghiệm.
· Yêu cầu của khảo nghiệm.
· Điều kiện khảo nghiệm:
- Đơn vị khảo nghiệm.
- Tên cán bộ tiến hành khảo nghiệm
- Thời gian khảo nghiệm.
- Địa điểm khảo nghiệm.
- Nội dung khảo nghiệm.
- Đặc điểm khảo nghiệm.
- Đặc điểm đất đai, canh tác, giống cây trồng...
- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.
- Tình hình phát sinh và phát triển của sâu hại cây trồng trong khu thí nghiệm.
· Phương pháp khảo nghiệm:
- Công thức khảo nghiệm.
- Phương pháp bố trí khảo nghiệm.
- Số lần nhắc lại.
- Kích thước ô khảo nghiệm.
- Dụng cụ phun, rải thuốc.
- Lượng thuốc dùng kg, lít thuốc thương phẩm/ha hay g (kg) hoạt chất/ha hoặc nồng độ %.
- Lượng nước thuốc dùng (l/ha).
- Ngày xử lý thuốc.
- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm.
· Kết quả khảo nghiệm:
- Các bảng số liệu.
- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.
- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục).
· Kết luận và đề nghị.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 01-2 : 2009/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VẬT LIỆU ĐÓNG GÓI BẰNG GỖ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
National technical regulation on wood packaging materials in international trade
HÀ NỘI - 2009 |
Lời nói đầu
- QCVN 01-2 : 2009/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch thực vật biên soạn. Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số................/2009/TT-BNNPTNT ngày............ tháng ......... năm 2009.
- QCVN 01-2 : 2009/BNNPTNT được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu đồng bộ và làm căn cứ áp dụng thống nhất trong hệ thống kiểm dịch thực vật
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ XỬ LÝ VẬT LIỆU ĐÓNG GÓI
BẰNG GỖ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
National technical regulation
on wood packaging materials in international trade
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Qui chuẩn này qui định mức giới hạn của các biện pháp xử lý đối với vật liệu đóng gói bằng gỗ (bao gồm cả đồ chèn lót) trong thương mại quốc tế.
Qui chuẩn này không áp dụng cho các loại gỗ hoặc sản phẩm bằng gỗ đã qua chế biến như : Gỗ ép, gỗ dán, mùn cưa, dăm gỗ, gỗ ép công nghiệp, vỏ bào hoặc gỗ có độ dày không quá 6mm.
1.2. Đối tượng áp dụng
Qui chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề xông hơi khử trùng hoặc xử lý nhiệt vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3. Tài liệu viện dẫn
- Nghị định số 02/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/01/2007 về Kiểm dịch thực vật.
- Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng.
- Quyết định số 70/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 06/5/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy trình kỹ thuật khử trùng bằng phương pháp xông hơi.
- Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật (KDTV) số 15 , FAO năm 2002 và được sửa đổi năm 2006, Hướng dẫn quản lý đối với vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế.
1.4. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.4.1. Dấu
Dấu hoặc nhãn chính thức được công nhận ở cấp quốc tế, được áp dụng đối với vật thể thuộc diện KDTV để chứng nhận tình trạng KDTV của vật thể đó.
1.4.2. Dịch hại KDTV
Loài dịch hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa có mặt hoặc có mặt với phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.
1.4.3. Gỗ
Một nhóm hàng hoá bằng gỗ tròn, gỗ xẻ, vỏ bào hoặc vật chèn lót bằng gỗ có hoặc không có vỏ.
1.4.4. Gỗ không còn vỏ
Gỗ mà tất cả vỏ đã bị loại bỏ ngoại trừ lớp tượng tầng, phần vỏ chìm bao quanh các mắt cây và trong các hốc lõm giữa các vòng gỗ sinh trưởng.
1.4.5. Gỗ thô
Gỗ chưa qua chế biến hoặc xử lý.
1.4.6. Liều lượng
Là lượng thuốc khử trùng hoặc lượng hoạt chất hơi độc sử dụng cho 01 đơn vị trọng lượng vật thể khử trùng hoặc đơn vị thể tích của phạm vi khử trùng.
Đơn vị tính: gram thuốc thương phẩm hay hoạt chất/tấn hoặc gram thuốc thương phẩm hay hoạt chất/m3.
1.4.7. Nồng độ
Là lượng hơi thuốc xác định tại một thời điểm ở một vị trí nhất định trong phạm vi khử trùng.
1.4.8. Nguyên liệu gỗ chế biến
Sản phẩm tổng hợp của gỗ được làm ra bằng việc sử dụng keo dán, hơi nóng và áp suất hoặc bất cứ sự kết hợp nào kể trên.
1.4.9. Vật chèn lót
Vật liệu bao gói bằng gỗ dùng để bảo vệ hoặc chèn giữ hàng hoá nhưng không phải hàng hoá.
1.4.10. Vật liệu đóng gói bằng gỗ
Gỗ hoặc sản phẩm bằng gỗ (trừ các sản phẩm bằng giấy) được sử dụng để chèn giữ, bảo vệ và/hoặc vận chuyển hàng hoá (kể cả vật chèn lót).
1.4.11. Xông hơi
Xử lý bằng tác nhân hoá học ở trạng thái khí bao trùm toàn bộ hoặc phần chính của hàng hoá.
1.4.12. Xử lý
Thực hiện quy trình chính thức cho việc diệt trừ, làm mất hoạt tính hoặc loại bỏ dịch hại hoặc làm cho dịch hại mất khả năng sinh sản hoặc bị thoái hoá.
1.4.13. Xử lý nhiệt
Quá trình xử lý bằng nhiệt đối với vật liệu đóng gói bằng gỗ đến khi đạt tới nhiệt độ tối thiểu trong một khoảng thời gian ngắn nhất theo qui trình kỹ thuật đã được công nhận chính thức.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Biện pháp xử lý
Hai biện pháp xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế được công nhận :
- Xử lý nhiệt (Heat treatment (HT))
- Xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide (MB)
2.2. Yêu cầu chung
- Đảm bảo diệt trừ sinh vật gây hại.
- Không gây hại đối với vật thể được xử lý.
- Đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường xung quanh.
- Đáp ứng được các qui định kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
- Các vật liệu đóng gói bằng gỗ sau khi xử lý phải được bảo quản trong khu vực cách ly, đảm bảo không có sự lây nhiễm dịch hại từ môi trường xung quanh.
2.3. Yêu cầu về trang thiết bị
2.3.1. Xử lý nhiệt
Các hệ thống xử lý nhiệt đối với vật liệu đóng gói bằng gỗ phải đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị theo qui định, bao gồm:
a. Khu vực xử lý
- Buồng xử lý nhiệt phù hợp theo qui mô xử lý và được làm kín bằng các vật liệu thích hợp có khả năng cách nhiệt và chịu được nhiệt độ cao trong thời gian xử lý. Có khả năng tản nhiệt đồng đều trong toàn bộ không gian buồng xử lý.
- Quạt đảo khí tuần hoàn không khí trong buồng xử lý
b. Bộ phận cung cấp nhiệt
Nồi hơi hoặc các thiết bị gia nhiệt hơi nước hoặc các thiết bị tương đương phải đảm bảo đủ hiệu suất tăng nhiệt tối thiểu theo qui định.
c. Van điều khiển nhiệt độ
Có chức năng điều khiển nhiệt độ cho các buồng xử lý tăng nhiệt đến các giá trị thiết lập thực hiện.
d. Các đầu dò cảm biến
Có chức năng đo nhiệt trong tâm lõi gỗ tại các điểm đại diện (5 điểm) trong buồng xử lý.
e. Bộ phận điều khiển quá trình xử lý
- Thiết bị hiển thị nhiệt độ tại tâm lõi gỗ;
- Thiết bị điều khiển tăng nhiệt;
- Thiết bị định giờ tăng nhiệt.
g. Thiết bị ghi chép nhiệt độ
Bao gồm các đầu dò cảm biến đo nhiệt tại tâm lõi gỗ trong khoảng thời gian thời gian từ khi mở máy đo nhiệt đến khi xử lý nhiệt kết thúc.
h. Thiết bị phụ trợ khác
- Hệ thống đèn chiếu sáng;
- Máy khoan;
- Xe ô tô chuyên dụng.
2.3.2. Xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide
- Thuốc khử trùng;
- Bạt khử trùng;
- Vật liệu làm kín: giấy dán, hồ dán, nylon, kẹp, băng dính, rắn cát;
- Cân thuốc: 50kg, 100kg;
- Dụng cụ mở thuốc, túi đựng thuốc, ống dẫn thuốc;
- Máy đo nồng độ hơi thuốc;
- Mặt nạ chuyên dùng và các dụng cụ bảo hộ lao động;
- Thiết bị thông thoáng, đảo khí: quạt, máy hút hơi, máy đảo khí;
- Máy đo nhiệt kế, ẩm kế;
- Đồng hồ kiểm tra thời gian;
- Biển cảnh giới bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh (sử dụng cho vật thể khử trùng xuất khẩu);
- Thiết bị chống cháy nổ;
- Dụng cụ sơ cấp cứu tai nạn lao động;
- Dụng cụ khác.
2.4. Yêu cầu về kỹ thuật
2.4.1. Xử lý nhiệt
Vật liệu đóng gói bằng gỗ được xử lý bằng phương pháp này phải đảm bảo về nhiệt độ và thời gian cụ thể để đạt được nhiệt độ tối thiểu tại tâm lõi gỗ là 56oC trong thời gian 30 phút.
2.4.2. Xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide
Vật liệu đóng gói bằng gỗ được khử trùng bằng Methyl Bromide phải đảm bảo ở điều kiện tối thiểu là: Nhiệt độ không thấp hơn 10oC, thời gian xử lý 24 giờ. Nồng độ tiêu chuẩn tại các thời điểm kiểm tra 2, 4, 12 và 24 giờ phải đảm bảo như Bảng 1:
Bảng 1. Nồng độ tiêu chuẩn tại các thời điểm kiểm tra
Nhiệt độ |
Liều lượng |
Nồng độ tối thiểu (g/m3) tại thời điểm sau bơm thuốc |
|||
2h |
4h |
12h |
24h |
||
³21 |
48 |
36 |
31 |
28 |
24 |
³16 |
56 |
42 |
36 |
32 |
28 |
³10 |
64 |
48 |
42 |
36 |
32 |
2.5. Mẫu dấu và phương thức đóng dấu
Vật liệu đóng gói bằng gỗ được xử lý bằng một trong các biện pháp áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp KDTV số 15 sau khi xử lý được đóng dấu theo qui định. Mẫu dấu này được Cục Bảo vệ thực vật cấp cho các tổ chức có đủ điều kiện hành nghề xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ trên lãnh thổ Việt Nam.
2.5.1. Mẫu dấu
Mẫu dấu được sử dụng thống nhất theo qui định đối với hai biện pháp áp dụng:
Dấu gồm có các mục sau:
- Biểu tượng của Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật (IPPC);
- Mã quốc gia gồm 2 chữ, bên cạnh là mã số được Cục Bảo vệ thực vật cấp cho các tổ chức cá nhân đủ điều kiện hành nghề xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ;
- Mực dấu có màu xanh lam, không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện ngoại cảnh làm phai hoặc mờ đi.
2.5.2. Phương thức đóng dấu
Vật liệu đóng gói bằng gỗ sau khi xử lý phải được đóng dấu theo qui định tại những vị trí dễ quan sát, ít nhất ở hai mặt đối diện của kiện hàng.
III. QUI ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Tổ chức hoạt động hành nghề xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế phải có đủ các điều kiện hành nghề mới được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề và mẫu dấu theo qui định.
3.1. Điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide
Theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 02/2007/NĐ-CP và Điều 4 theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng.
3.2. Điều kiện hành nghề xử lý bằng nhiệt
- Có đầy đủ quy trình kỹ thuật, phương tiện, trang thiết bị, vật tư phục vụ cho hoạt động xử lý bằng nhiệt đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại mục 2.4.1 của qui chuẩn này.
- Đảm bảo an toàn đối với người, vật nuôi và hàng hoá.
- Chịu trách nhiệm đảm bảo về vệ sinh môi trường, về an toàn lao động, về phòng chống cháy, nổ và địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, hoá chất theo quy định của pháp luật.
3.3. Trách nhiệm của tổ chức hành nghề xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ.
- Tổ chức tham gia hoạt động xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Quy chuẩn này mới có quyền sử dụng dấu theo qui định.
- Thực hiện việc xử lý vật thể đúng phạm vi đã được quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.
- Tổ chức, cá nhân hành nghề xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ phải nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành.
- Trong quá trình thực hiện các tổ chức hành nghề xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ phải báo cáo tình hình hoạt động về cơ quan quản lý theo qui định.
- Khi chấm dứt hoặc ngừng hoạt động, các tổ chức hành nghề xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật biết.
- Nghiêm cấm việc cho người khác mượn, thuê Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề và mẫu dấu của đơn vị. Cấm thay đổi bất kỳ những thông tin trên mẫu dấu do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.