Thông tư 38/2017/TT-BYT Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng phải sử dụng vắc xin
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 38/2017/TT-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 38/2017/TT-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/10/2017 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc-xin
Danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đã được Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017.
Danh mục này quy định 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, bao gồm: Bệnh viêm gan vi rút B; Bệnh lao; Bệnh bạch hầu; Bệnh ho gà; Bệnh uốn ván; Bệnh bại liệt; Bệnh do Haemophilus influenzae tuýp b; Bệnh sởi; Bệnh viêm não Nhật Bản B; Bệnh rubella.
Mỗi loại bệnh nêu trên tương ứng với mỗi loại vắc xin, đối tượng sử dụng và lịch tiêm/uống nhất định. Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó, nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngoài ra, Thông tư này cũng ban hành Danh mục 08 bệnh truyền nhiễm mà người có nguy cơ mắc bệnh tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, gồm: Bệnh bạch hầu; Bệnh bại liệt; Bệnh ho gà; Bệnh rubella; Bệnh sởi; Bệnh tả; Bệnh viêm não Nhật Bản B; Bệnh dại.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018; thay thế Thông tư số 26/2011/TT-BYT ngày 24/06/2011.
Xem chi tiết Thông tư 38/2017/TT-BYT tại đây
tải Thông tư 38/2017/TT-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ Số: 38/2017/TT-BYT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC BỆNH TRUYỀN NHIỄM, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG PHẢI SỬ DỤNG VẮC XIN, SINH PHẨM Y TẾ BẮT BUỘC
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
TT | Các bệnh truyền nhiễm có vắc xin tại Việt Nam | Vắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng | ||
Vắc xin | Đối tượng sử dụng | Lịch tiêm/uống | ||
1 | Bệnh viêm gan vi rút B | Vắc xin viêm gan B đơn giá | Trẻ sơ sinh | Liều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh |
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 | ||
2 | Bệnh lao | Vắc xin lao | Trẻ em dưới 1 tuổi | Tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh |
3 | Bệnh bạch hầu | Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ em dưới 2 tuổi | Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi | |||
4 | Bệnh ho gà | Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ em dưới 2 tuổi | Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi | |||
5 | Bệnh uốn ván | Vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Trẻ em dưới 2 tuổi | Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi | |||
Vắc xin uốn ván đơn giá | Phụ nữ có thai | 1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: - Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 - Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau - Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau - Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau. 2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: - Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 - Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2 3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: - Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu - Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1 | ||
6 | Bệnh bại liệt | Vắc xin bại liệt uống đa giá | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
Vắc xin bại liệt tiêm đa giá | Trẻ em dưới 1 tuổi | Tiêm khi trẻ đủ 5 tháng tuổi | ||
7 | Bệnh do Haemophilus influenzae týp b | Vắc xin Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b | Trẻ em dưới 1 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 Lần 3: ít nhất 1 tháng sau lần 2 |
8 | Bệnh sởi | Vắc xin sởi đơn giá | Trẻ em dưới 1 tuổi | Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi |
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi | Trẻ em dưới 2 tuổi | Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi | ||
9 | Bệnh viêm não Nhật Bản B | Vắc xin viêm não Nhật Bản B | Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi | Lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi Lần 2: 1 - 2 tuần sau lần 1 Lần 3: 1 năm sau lần 2 |
10 | Bệnh rubella | Vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella | Trẻ em dưới 2 tuổi | Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi |
TT | Tên bệnh truyền nhiễm | Vắc xin, sinh phẩm y tế sử dụng |
1 | Bệnh bạch hầu | Vắc xin bạch hầu phối hợp có chứa thành phần bạch hầu |
2 | Bệnh bại liệt | Vắc xin bại liệt đa giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt |
3 | Bệnh ho gà | Vắc xin ho gà phối hợp có chứa thành phần ho gà |
4 | Bệnh rubella | Vắc xin rubella đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella |
5 | Bệnh sởi | Vắc xin sởi đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi |
6 | Bệnh tả | Vắc xin tả |
7 | Bệnh viêm não Nhật Bản B | Vắc xin viêm não Nhật Bản B |
8 | Bệnh dại | Vắc xin dại, huyết thanh kháng dại |
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |