Quyết định 5965/QĐ-BYT 2021 Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 5965/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5965/QĐ-BYT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Trường Sơn |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/12/2021 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Văn bản này đã biết Ngày áp dụng. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Văn bản này đã biết Tình trạng hiệu lực. Chỉ có thành viên đăng ký gói dịch vụ mới có thể xem các thông tin này. Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
02 tiêu chí chính đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu
Ngày 31/12/2021, Bộ Y tế ra Quyết định 5965/QĐ-BYT về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu.
Cụ thể, có 02 tiêu chí chính đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu gồm: sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người và miễn dịch cộng đồng. Bên cạnh đó, còn một số tiêu chí liên quan như: có người đi từ vùng dịch về; người dân có thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng; xã có kế hoạch phòng chống dịch bạch hầu tại địa bàn; năng lực chuyên môn giám sát, xử lý ổ dịch của địa phương; tập huấn về phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế; sự tiếp cận cơ sở y tế;…
Ngoài ra, mục đích của Bộ tiêu chí là dự báo nguy cơ dịch bạch hầu có thể xâm nhập, phát sinh và bùng phát tại địa phương cũng như làm cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bạch hầu của địa phương. Mặt khác, nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu của xã được xác định ở 1 trong 3 mức tương ứng với tổng điểm đánh giá như sau: > 70 điểm là nguy cơ cao; nguy cơ là từ 50 -70 điểm; < 50 là nguy cơ thấp.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 5965/QĐ-BYT tại đây
tải Quyết định 5965/QĐ-BYT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5965/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu
__________
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 4782/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí khung đánh giá nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ DỊCH BỆNH BẠCH HẦU
(ban hành kèm theo Quyết định số 5965/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Y tế)
PHẦN I. BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Xã/phường/thị trấn: …………………., Quận/huyện/Thị xã/TP: ………………….., Tỉnh/TP:……………………
Thời điểm đánh giá: Ngày …… Tháng …… Năm 20....
TT |
Tên tiêu chí |
Khái niệm |
Cách đo lường |
Nguồn thông tin |
Thang điểm/ Điểm tối đa |
Ghi chú |
I |
CÁC TIÊU CHÍ CHÍNH |
70 điểm |
|
|||
1 |
Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người |
|
|
|
35 điểm |
Chọn mục 1.1 hoặc 1.2 |
1.1 |
Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người tại xã/phường/thị trấn (xã) |
Ca bệnh bạch hầu trong 5 năm gần nhất ghi nhận tại xã |
Có/không |
Trạm y tế (TYT) xã |
■ Có ca bệnh: 35 điểm ■ Không có ca bệnh: 0 điểm |
Nếu có ca bệnh tại xã thì không chấm điểm đối với khu vực lân cận |
1.2 |
Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người tại khu vực lân cận |
Ca bệnh bạch hầu trong 5 năm gần nhất của xã lân cận (Xã lân cận cùng huyện hoặc khác huyện) |
Có/không |
TYT xã Thông tin từ giao ban chuyên môn định kỳ |
■ Có ca bệnh: 20 điểm ■ Không có ca bệnh: 0 điểm |
|
2 |
Miễn dịch cộng đồng |
|
|
|
35 điểm |
|
|
Tỷ lệ tiêm chủng Bạch Hầu ở trẻ dưới 5 tuổi. |
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm đủ 4 mũi/tổng số trẻ em dưới 5 tuổi |
Tỷ lệ % |
Số liệu báo cáo tiêm chủng (tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ, tiêm chủng chống dịch) |
■ >=90%: 0 điểm ■ 70% đến dưới 90%: 20 điểm ■ 50% đến dưới 70%: 25 điểm ■ Dưới 50% hoặc không đủ 4 mũi: 35 điểm ■ Có thôn/bản có tỷ lệ tiêm chủng dưới 30%: 35 điểm |
Chọn 1 trong các lựa chọn |
II |
MỘT SỐ TIÊU CHÍ LIÊN QUAN |
30 điểm |
|
|||
1 |
Có người đi từ vùng dịch về |
Người sinh sống/làm việc tại xã có bạch hầu đi đến xã đang đánh giá |
Có/không |
Thông tin báo cáo từ cộng đồng và các ban ngành đoàn thể |
■ Không: 0 điểm ■ Có: 3 điểm |
|
2 |
Người dân có thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng |
Nhận định hoặc kết quả khảo sát về thói quen thường xuyên rửa tay với xà phòng của người dân trong xã |
Đánh giá định tính hoặc tính theo tỷ lệ % nếu có khảo sát |
TYT Trường học Cơ quan công sở Khảo sát tại cộng đồng |
■ Đại đa số (>75%) người dân trong xã có thói quen: 0 điểm - Phần lớn (50%-75%) người dân có thói quen: 1 điểm ■ Một số (25%-<50%) người dân có thói quen: 2 điểm ■ Rất ít người dân (<25%) hoặc người dân không có thói quen: 3 điểm |
|
3 |
Xã có ban chỉ đạo phòng chống dịch |
Quyết định thành lập Ban chỉ đạo |
Có/không |
UBND cấp xã TYT |
■ Có Quyết định và ban chỉ đạo hoạt động hiệu quả: 0 điểm ■ Có Quyết định thành lập nhưng ban chỉ đạo ít hoạt động: 2 điểm ■ Không có ban chỉ đạo: 3 điểm |
|
4 |
Xã có kế hoạch phòng chống dịch bạch hầu tại địa bàn |
Bản kế hoạch được phê duyệt |
Có/không |
UBND cấp xã |
■ Có Kế hoạch phòng chống dịch bạch hầu: 0 điểm ■ Có Kế hoạch phòng chống dịch chung, trong đó có bạch hầu: 2 điểm ■ Không có: 3 điểm |
Kế hoạch phòng chống dịch chung Kế hoạch phòng chống dịch theo mùa |
5 |
Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể (già làng, trưởng bản, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, đoàn thanh niên, trưởng thôn, ấp...) có tham gia phòng chống dịch |
Sự tham gia của chính quyền và các ban ngành, đoàn thể trong phòng chống dịch |
Có/không |
UBND cấp xã |
■ Có sự tham gia của chính quyền và từ 3 ban ngành, đoàn thể ngoài y tế: 0 điểm ■ Có sự tham gia của chính quyền và 1-2 ban ngành đoàn thể ngoài y tế: 2 điểm ■ Không có sự tham gia của chính quyền/ ban ngành ngoài y tế: 3 điểm |
|
6 |
Năng lực chuyên môn giám sát, xử lý ổ dịch của địa phương |
Năng lực giám sát tại cơ sở y tế, cộng đồng; năng lực lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân; năng lực điều tra, xử lý ổ dịch |
- Cán bộ được tập huấn, hướng dẫn về giám sát, phòng chống dịch bạch hầu - Có sự hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh |
Báo cáo, số liệu giám sát |
■ Có đủ cán bộ, cán bộ được tập huấn và/hoặc có hỗ trợ của CDC tỉnh: 0 điểm ■ Có đủ cán bộ, cán bộ chưa được tập huấn và không có hỗ trợ của CDC tỉnh: 2 điểm ■ Không đủ cán bộ, cán bộ chưa được tập huấn, không có hỗ trợ của CDC tỉnh: 3 điểm |
Tập huấn theo hệ thống Giao ban chuyên môn |
7 |
Tập huấn về phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế |
Cán bộ được tham gia lớp tập huấn về các biện pháp phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế |
Có/không |
Báo cáo, số liệu giám sát |
■ Có được tập huấn đầy đủ: 0 điểm ■ Có được tập huấn nhưng chưa đủ: 2 điểm ■ Không được tập huấn: 3 điểm |
|
8 |
Năng lực thực hiện truyền thông phòng chống bệnh bạch hầu |
Có đủ tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh bạch hầu |
Có/không |
Báo cáo, số liệu giám sát |
■ Có đủ tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí: 0 điểm ■ Có tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí nhưng chưa đầy đủ: 2 điểm ■ Không có tài liệu, phương tiện, nhân lực, kinh phí: 3 điểm |
|
9 |
Kinh phí cho phòng chống dịch của địa phương |
Kinh phí được cấp hàng năm và đột xuất cho các hoạt động phòng chống dịch |
Có/không |
UBND cấp xã |
■ Có đủ kinh phí phòng chống dịch: 0 điểm ■ Có nhưng không đủ: 2 điểm ■ Không có: 3 điểm |
|
10 |
Sự tiếp cận cơ sở y tế |
Thời gian đi từ thôn xa nhất trong xã đến trạm y tế xã |
<30 phút 30-60 phút >60 phút |
TYT xã |
■ <30 phút: 0 điểm ■ 30-60 phút: 2 điểm ■ >60 phút: 3 điểm |
|
PHẦN II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ DỊCH BỆNH BẠCH HẦU
1. Mục đích của Bộ tiêu chí
- Dự báo nguy cơ dịch bạch hầu có thể xâm nhập, phát sinh và bùng phát tại địa phương.
- Làm cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bạch hầu của địa phương.
2. Đối tượng, phạm vi áp dụng
- Đối tượng áp dụng: cấp xã.
- Phạm vi áp dụng: đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu.
3. Tổ chức đánh giá
- Cơ quan/đơn vị đánh giá: Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên người tại xã/phường/thị trấn (gọi tắt là xã).
- Thời điểm đánh giá: Việc đánh giá nguy cơ dịch bệnh bạch hầu có thể tiến hành hàng năm (khoảng tháng 9 để xã lập kế hoạch cho năm tiếp theo) hoặc theo quý (theo mùa) hoặc bất kỳ thời điểm nào khi dịch bệnh bạch hầu có nguy cơ xâm nhập và bùng phát tại xã.
4. Chấm điểm và đánh giá mức độ nguy cơ dịch
- Bộ tiêu chí này gồm 2 nhóm: nhóm tiêu chí chính (2 tiêu chí) chiếm 70 điểm (mỗi tiêu chí tối đa 35 điểm) và nhóm tiêu chí liên quan (10 tiêu chí) chiếm 30 điểm (mỗi tiêu chí tối đa 3 điểm) trên tổng số 100 điểm.
- Nhóm tiêu chí chính gồm 2 tiêu chí quan trọng nhất (Sự lưu hành của bệnh bạch hầu trên người và Tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng). Đây là 2 tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến sự bùng phát của dịch bệnh bạch hầu tại địa phương.
- Dựa vào các thông tin, số liệu có sẵn hoặc thu thập được từ các nguồn, thực hiện đánh giá cho điểm từng tiêu chí và tính tổng điểm cho địa bàn xã.
Nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu của xã được xác định ở 1 trong 3 mức tương ứng với tổng điểm đánh giá như sau:
- > 70 điểm: nguy cơ cao
- 50 - 70 điểm: nguy cơ
- < 50 điểm: nguy cơ thấp