Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 577/BYT-QĐ của Bộ Y tế ban hành Quy chế tạm thời về nhập khẩu thuốc y học cổ truyền
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 577/BYT-QĐ
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 577/BYT-QĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Văn Truyền |
Ngày ban hành: | 08/07/1993 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 577/BYT-QĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 577/BYT-QĐ NGÀY 8 THÁNG 7 NĂM 1993 BAN HÀNH "QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ NHẬP KHẨU
THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN"
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
- Theo đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ Y học dân tộc và Vụ trưởng Vụ Quản lý Dược
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế tạm thời về nhập khẩu thuốc y học cổ truyền".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Điều 3: Các đồng chí: Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Dược, Vụ trưởng Vụ Y học dân tộc, Thủ trưởng các Vụ, các đơn vị trực thuộc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ NHẬP KHẨU THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 577 ngày 8/7/1993)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Thuốc Y học cổ truyền (YHCT) dùng trong quy chế này được hiểu như sau:
- Các chế phẩm y học cổ truyền là các dạng thuốc của y học cổ truyền được sản xuất từ các dược liệu đã được chế biến theo lý luận và phương pháp bào chế của y học cổ truyền dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, bồi dưỡng sức khỏe cho người.
- Thuốc sống (Sinh dược) dùng trong YHCT là các thảo mộc, một số sản phẩm từ động vật và hợp chất kim loạI tự nhiên dùng để chế biến thuốc chín (thục dược) và các chế phẩm của y học cổ truyền phục vụ cho khám bệnh, kê đơn bốc thuốc của thầy thuốc.
Điều 2: Tất cả các chế phẩm y học cổ truyền nhập vào Việt Nam đều phải đăng ký và được Bộ Y tế xét cấp số đăng ký và giấy phép nhập khẩu theo quy định trong Thông tư số 25/BYT-TT ngày 19/12/1990 theo hướng dẫn thi hành quy chế đăng ký thuốc của nước ngoài nhập vào CHXHCN Việt Nam ban hành theo Quyết định số 249/BYT-QĐ ngày 15/5/1989 và Thông tư số 07/BYT-TT ngày 30/3/1991 của Bộ Y tế về "Hướng dẫn việc đăng ký của các công ty nước ngoài được phép nhâp khẩu thuốc - nguyên liệu làm thuốc với các tổ chức công ty của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Các thuốc sống nhập vào Việt Nam phải đảm bảo quy cách phẩm chất quy định theo Dược điển Việt Nam hoặc của nước có thuốc sống nhập vào Việt Nam.
Điều 3: Các cơ sơ sản xuất hoặc kinh doanh trong nước đã được cấp giấy phép nhập khẩu thuốc (theo thông tư liên BộY tế-Thương mại - Du lịch số: 09/TT-LB ngày 17/7/1992 ) thì mới được nhập khẩu thuốc YHTC.
CHƯƠNG II
THỦ TỤC XIN PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Điều 4: Các chế phẩm YHTC muốn nhập vào Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện sau:
1. Có giấy phép sản xuất và lưu hành của Bộ Y tế hoặc cơ quan y tế được Bộ Y tế nước đó ủy quyền.
2. Không thuộc diện lưu hành ở Việt Nam.
3. Đảm bảo chất lượng và an toàn cho người dùng.
4. Phù hơp với chính sách phát triển y dược của Việt Nam.
Điều 5: Các tổ chức, các công ty trong và ngoài nước và các cá nhân muốn xin được cấp sổ đăng ký nhập khẩu thuốc YHTC về Bộ Y tế (Vụ Quản lý Dược). Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn xin phép đăng ký .
2. Hồ sơ kỹ thuật của thuốc xin cấp số đăng ký.
- Công thức thành phẩm của chế phẩm
- Hồ sơ thử độc tính của chế phẩm (LD50)
- Tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm và kiểm tra đối với chế phẩm đó.
- Hố sơ xuất xứ của chế phẩm đó.
3. Đối với các chế phẩmYHTC có xuất xứ từ các bài thuốc cổ phương hoặc cổ phương gia giảm thì không phải xuất trình hồ sơ thử dược lý thực nghiệm và hồ sơ lâm sàng. Đối với các chế phẩm YHTC mới (Tân Phương) phải xuất trình thêm hồ sơ thử dược lý thực nghiệm và hồ sơ thử lâm sàng theo đúng quy chế đăng ký thuốc của nước ngoài nhập vào CHXHCNVN ban hành kèm theo Quyết định số: 249/BYT-QĐ ngày 15/5/1989 của Bộ Y tế.
Điều 6: Các chế phẩm YHTC nhập bằng đường phi mậu dịch cũng phải có đầy đủ các điều kiện quy định ở Điều 4 của quy chế này. Lượng nhận quà biếu phải theo đúng quy định.
Điều 7: Hội đồng xét duyệt thuốc của bộ Y tế được giao nhiệm vụ tư vấn cho Bộ Y tế các công việc sau:
- Thẩm định việc xin phép đăng ký và tài liệu kỹ thuật .
- Tổ chức thử nghiệm kiểm tra đối với những chế phẩm có nghi ngờ về chất lượng.
- Cấp số đăng ký, hủy bỏ số đăng ký đã cấp.
Điều 8: Đơn vị cá nhân xin nhập và lưu hành thuốc YHTC phải có trách nhiệm thanh toán các lệ phí hành chính và lệ phí cấp giấy phép theo quy định tại Thông tư 25/ BYT-TT ngày 19/12/1990 về "Hướng dẫn thi hành Quy chế đăng ký thuốc của nước ngoài nhập vào CHXHCNVN" ban hành kèm theo Quyết định số 249/BYT-QD ngày 15/5/1989 của Bộ Y tế.
CHƯƠNG III:
THẨM QUYỀN XÉT CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Điều 9: Bộ Y tế giao cho Vụ quản lý Dược phối hợp Vụ Y học dân tộc tổ chức việc xét duyệt để trình lãnh đạo Bộ ký cấp số đăng ký, giấy cho phép nhập khẩu thuốc y học cổ truyền.
- Bộ Y tế cấp số đăng ký chính thức hoặc tạm thời cho từng loại chế phẩm YHCT xin nhập vào Việt Nam đồng thời rút số đăng ký cũng như giấy phép nhập khẩu khi có những vi phạm quy chế.
Sau một năm kể từ ngày được cấp sổ đăng ký nếu không tiến hành đưa thuốc vào Việt Nam thì số đăng ký được cấp coi như mặc nhiên hết giá trị.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10: Quy chế này áp dụng cho tất cả các đối tượng có thuốc xin nhập vào Việt Nam.
Điều 11: Tổ chức hoăc cá nhân vi phạm quy chế này tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.