Quyết định 4696/QĐ-BYT 2008 Chuẩn quốc gia về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố TW

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 4696/QĐ-BYT

Quyết định 4696/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành "Chuẩn quốc gia về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương"
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:4696/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
27/11/2008
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 4696/QĐ-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 4696/QĐ-BYT PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) 4696_QD-BYT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
_____

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________________

Số: 4696/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2008

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành “Chuẩn quốc gia về Trung tâm Y tế dự phòng

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”

___________

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường - Bộ Y tế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chuẩn quốc gia về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BT. Nguyễn Quốc Triệu (để báo cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng (để biết);
- Lưu: VT, DPMT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

 

BỘ Y TẾ

 

 

CHUẨN QUỐC GIA VỀ

TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH,

THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

(GIAI ĐOẠN 2008 – 2015)

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4696/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2008

của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

 

 

Hà Nội, 2008

 

Phần I

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH, THÀNH PHỐ

 

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ­ương (gọi chung là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố) phải bảo đảm đầy đủ điều kiện hạ tầng cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật, năng lực cán bộ và tổ chức bộ máy để đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện toàn diện công tác y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh đã được quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BYT ngày 11/1/2006 bao gồm:

1. Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về: phòng chống dịch bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch y tế, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, sức khỏe nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn;

2. Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các Trung tâm Y tế dự phòng huyện, các cơ sở y tế và các trạm y tế trên địa bàn;

3. Phối hợp với Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn của tỉnh để tổ chức triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong lĩnh vực y tế dự phòng;

4. Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác;

5. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, trong các ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng;

6. Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Giám đốc Sở Y tế phân công;

7. Triển khai, tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế dự phòng theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc Sở Y tế và theo quy định của pháp luật;

8. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách;

9. Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn và theo quy định của pháp luật;

10. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;

11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.

 

Phần 2

CÁC CHUẨN TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH, THÀNH PHỐ

Chuẩn I

TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHÂN LỰC

 

I. TỔ CHỨC KHOA, PHÒNG

1. Các phòng chức năng:

1.1. Phòng Kế hoạch tài chính;

1.2. Phòng Tổ chức hành chính.

2. Các khoa chuyên môn:

2.1. Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm;

2.2. Khoa Sức khoẻ cộng đồng;

2.3. Khoa Xét nghiệm;

2.4. Khoa Sốt rét- Nội tiết;

2.5. Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm và Dinh dưỡng;

2.6. Khoa Sức khoẻ nghề nghiệp (đối với các tỉnh chưa thành lập Trung tâm sức khỏe nghề nghiệp và môi trường);

2.7. Khoa Kiểm dịch y tế (đối với các tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch mà không có Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế);

2.8. Khoa Phòng, chống HIV/AIDS (đối với các tỉnh chưa thành lập trung tâm phòng, chống HIV/AIDS).

II. NHÂN LỰC VÀ CƠ CẤU CÁN BỘ:

1. Nhân lực và cơ cấu cán bộ: Bảo đảm đủ nhân lực theo quy định của Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của liên Bộ: Bộ Y tế – Bộ Nội vụ “Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước”.

2. Tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo:

a) Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh:

01 Giám đốc và các Phó Giám đốc đạt các tiêu chuẩn như sau:

- Giám đốc:

+ Chuyên ngành y tế dự phòng hoặc ngành y nhưng có thời gian công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng ít nhất 5 năm;

+ Trình độ chuyên môn: sau đại học;

+ Là bác sĩ chính hoặc chuyên viên chính hay tương đương trở lên;

+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;

+ Chứng chỉ ngoại ngữ C hoặc tương đương trở lên (Chứng chỉ B trở lên đối với các tỉnh miền núi, hải đảo);

+ Có chứng chỉ tin học A.

- Phó Giám đốc chuyên môn:

+ Chuyên ngành y tế dự phòng hoặc ngành y nhưng đã công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng ít nhất 5 năm;

+ Trình độ chuyên môn: sau đại học;

+ Là bác sĩ chính hoặc chuyên viên chính hay tương đương trở lên;

+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;

+ Chứng chỉ ngoại ngữ B hoặc tương đương trở lên (chứng chỉ A trở lên đối với các tỉnh miền núi, hải đảo);

+ Có chứng chỉ tin học A.

- Phó Giám đốc khác:

+ Trình độ chuyên môn: đại học;

+ Là bác sĩ chính hoặc chuyên viên chính hay tương đương trở lên;

+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;

+ Chứng chỉ ngoại ngữ B hoặc tương đương trở lên (chứng chỉ A trở lên đối với các tỉnh miền núi, hải đảo);

+ Có chứng chỉ tin học A.

b) Lãnh đạo các khoa, phòng:

- Trưởng khoa:

+ Trình độ chuyên môn: sau đại học (ưu tiên chuyên ngành y);

+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;

+ Chứng chỉ ngoại ngữ B hoặc tương đương trở lên;

+ Có chứng chỉ tin học A.

- Các phó khoa:

+ Trình độ chuyên môn: đại học (ưu tiên chuyên ngành y);

+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;

+ Chứng chỉ ngoại ngữ B hoặc tương đương trở lên;

+ Có chứng chỉ tin học A.

- Trưởng phòng và phó trưởng phòng:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học (theo chuyên ngành phù hợp);

+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;

+ Chứng chỉ ngoại ngữ B hoặc tương đương trở lên;

+ Có chứng chỉ tin học A.

3. Tiêu chuẩn cán bộ chuyên môn:

3.1. Có bằng cấp đào tạo thích hợp với vị trí làm việc, ưu tiên chuyên ngành y tế dự phòng;

3.2. Nếu không phải chuyên ngành y tế dự phòng phải có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa sơ bộ từ 2 tháng trở lên phù hợp với vị trí công tác;

3.3. Cán bộ xét nghiệm nếu không phải là cán bộ chuyên ngành phù hợp với công tác xét nghiệm phải có chứng chỉ đào tạo sơ bộ từ 2 tháng trở lên về công tác xét nghiệm tương ứng;

3.4. Các cán bộ chuyên môn phải được đào tạo lại hàng năm theo Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế”.

 

Chuẩn II

CƠ SỞ HẠ TẦNG

 

I. VỊ TRÍ

Khu đất xây dựng có đường giao thông thuận lợi, gần trung tâm tỉnh, thành phố.

II. MẶT BẰNG TỔNG THỂ

1. Diện tích khu đất xây dựng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh không dưới 3000 m2, đủ để bố trí các hạng mục công trình sau:

1.1. Khu chính (khối hành chính, quản trị, kế hoạch tài chính; khối các khoa chuyên môn; khối tư vấn sức khoẻ, khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo và chỉ đạo tuyến;

1.2. Khu phụ trợ (kho tàng, chăn nuôi súc vật thí nghiệm, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp nước, hệ thống phát điện dự phòng, nhà xe...);

2. Trong khuôn viên Trung tâm Y tế dự phòng phải bố trí khu vực sân, đường, nơi để xe cho khách và nhân viên;

3. Tỷ lệ đất xây dựng chiếm từ 30% đến 35% diện tích khu đất; có diện tích trồng cây xanh 30-35%.

III. YÊU CẦU VỀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH:

1. Yêu cầu chung: Giải pháp tổ chức không gian của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1.1. Phù hợp với yêu cầu tính năng sử dụng phục vụ mục đích cho chuyên môn của y tế dự phòng;

1.2. Các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật và thiết bị sử dụng phải bảo đảm vệ sinh an toàn lao động (thông gió, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ...);

1.3. Các hạng mục công trình phải phù hợp với các trang thiết bị chuyên dụng theo danh mục chuẩn thức trang thiết bị y tế cho hệ y tế dự phòng tuyến tỉnh;

1.4. Phòng xét nghiệm vi sinh vật được bố trí riêng biệt, khép kín, bảo đảm yêu cầu an toàn sinh học cấp II trở lên;

1.5. Phòng xét nghiệm lý- hoá, sinh hóa, độc chất phải bố trí phòng xử lý mẫu riêng. Khu vực xét nghiệm phải cách ly với khu văn phòng;

1.6. Có đầy đủ hệ thống cung cấp nước sạch, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và yêu cầu của công tác xét nghiệm;

1.7. Có đầy đủ hệ thống phân loại, thu gom, xử lý rác thải y tế, nước thải và khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

2. Yêu cầu đối với các hạng mục công trình:

2.1. Khối hành chính: gồm phòng Giám đốc, các phòng Phó giám đốc, Tổ chức hành chính, Kế hoạch tài chính, phòng khách, hội trường, thư viện và khu vệ sinh.

2.2. Các khoa chuyên môn (không kể khoa xét nghiệm): quy định tại khoản 2, mục I (Tổ chức khoa phòng) của Chuẩn I.

Đối với các Trung tâm Y tế dự phòng có làm nhiệm vụ kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu phải có phòng làm việc, phòng cách ly tạm thời bệnh nhân, người nghi ngờ mắc bệnh dịch.

2.3. Khoa xét nghiệm: gồm

a) Phòng xét nghiệm vi sinh vật:

- Phòng xét nghiệm vi khuẩn;

- Phòng xét nghiệm vi rút, huyết thanh.

b) Phòng xét nghiệm Ký sinh trùng - Côn trùng;

c) Phòng xét nghiệm Huyết học;

d) Phòng xét nghiệm Sinh hóa;

đ) Phòng xét nghiệm Lý-Hóa;

e) Phòng nhận mẫu và trả lời kết quả;

g) Phòng pha chế môi trường;

h) Kho hóa chất, vật tư, thiết bị...;

i) Phòng rửa - tiệt trùng;

k) Phòng tắm, giặt;

l) Trong từng phòng xét nghiệm phải bố trí nơi để hóa chất, sinh phẩm, nơi thay quần áo;

2.4. Khối tư vấn sức khỏe, khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo, chỉ đạo tuyến.

2.5. Công trình phụ trợ: nhà bảo vệ, nhà xe, kho tàng, nơi chăn nuôi vật thí nghiệm (khi có yêu cầu), hệ thống xử lý chất thải, nhà để máy phát điện dự phòng.

2.6. Diện tích các hạng mục công trình và khoa, phòng của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tối thiểu phải bảo đảm như sau:

Bảng 1. Tổng hợp diện tích sàn tối thiểu

TT

Khối khoa, phòng

Diện tích (m2)

1

Khối hành chính, quản trị, kế hoạch tài chính

234

2

Khối các khoa chuyên môn (bao gồm cả xét nghiệm)

930

3

Khối tư vấn sức khoẻ, khám sức khoẻ, khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo và chỉ đạo tuyến

566

4

Các hạng mục phụ trợ

800

 

Tổng cộng

2 530

Chi tiết các hạng mục công trình đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Chuẩn quốc gia này. Trường hợp sử dụng máy hiện đại, chuyên sâu đòi hỏi phải có chế độ bảo quản, vận hành đặc biệt (như máy chụp X quang, máy đo thính lực hoàn chỉnh, máy quang phổ huỳnh quang, sắc ký lỏng cao áp...) thì diện tích của phòng đặt máy phải đảm bảo yêu cầu của nhà sản xuất.

IV. NHỮNG YÊU CẦU VỀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT:

1. Kích thước công trình:

1.1. Chiều rộng hành lang chính không nhỏ hơn 2,4m. Chiều rộng hành lang phụ không nhỏ hơn 1,5m;

1.2. Chiều cao phòng không thấp hơn 2,7m, có điều hoà không khí, thông khí tốt;

1.3. Các cửa ra vào:

a) Chiều cao không thấp hơn 2,1m;

b) Chiều rộng:

- Loại cửa 2 cánh không nhỏ hơn 1,2m:

- Loại cửa 1 cánh không nhỏ hơn 0,8m.

1.4. Cầu thang:

a) Độ dốc không lớn hơn 300

b) Chiều rộng bản thang không nhỏ hơn 1,6m

c) Chiều rộng chiếu nghỉ không nhỏ hơn 2,0m.

2. Chiếu sáng và thông gió:

2.1. Các phòng của khu hành chính, khoa chuyên môn và khu phụ trợ phải được ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên, trực tiếp;

2.2. Các phòng xét nghiệm có khả năng điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thông gió theo yêu cầu của kỹ thuật xét nghiệm;

2.3. Diện tích cửa sổ chiếu sáng tự nhiên cho các phòng không nhỏ hơn 20%;

2.4. Các phòng xét nghiệm vi sinh vật phải đạt quy định của phòng sạch và an toàn sinh học cấp II;

2.5. Các phòng xét nghiệm hóa-lý, sinh hóa phải đạt quy định an toàn hóa học.

3. Yêu cầu về phòng chống cháy nổ:

3.1. Trung tâm y tế dự phòng phải được thiết kế tuân theo những quy định phòng chống cháy nổ hiện hành và trang bị các phương tiện chống cháy nổ (họng nước, bình chống cháy...);

3.2. Khoảng cách tối đa từ cửa đi của các phòng đến lối thoát nạn gần nhất là 25m;

3.3. Các phòng xét nghiệm hóa, sinh hóa phải có vòi nước cấp cứu khi có sự cố.

4. Yêu cầu về kết cấu hoàn thiện công trình:

4.1. Các hạng mục công trình phải có kết cấu bền vững;

4.2. Các hạng mục công trình được xây dựng và hoàn thiện nội thất, ngoại thất theo đúng các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành và yêu cầu riêng của các phòng thí nghiệm chuyên ngành;

4.3. Tường bên trong các phòng xét nghiệm, rửa tiệt trùng, sấy hấp dụng cụ phải được sơn bằng sơn chịu axít, dung môi hoặc ốp gạch men kính cao tối thiểu 2,2m. Phần tường còn lại phải sơn màu sáng;

4.4. Sàn lát bằng gạch bảo đảm không trơn trượt;

4.5. Sàn khu xét nghiệm lát bằng gạch có khổ lớn hạn chế khe kẽ. Đường tiếp ráp với tường được vuốt tròn cạnh dễ vệ sinh, chống đọng và bám bụi;

4.6. Trần được thiết kế phẳng hoặc dốc, các đường tiếp giáp trơn, nhẵn hạn chế khe kẽ bảo đảm yêu cầu vệ sinh, cách nhiệt, cách âm, chống thấm tốt. Trần sơn màu sáng.

5. Kỹ thuật hạ tầng:

5.1. Cấp điện:

a) Bảo đảm cung cấp điện đáp ứng yêu cầu chiếu sáng, sử dụng các thiết bị;

b) Có hệ thống máy nổ để sẵn sàng cấp điện khi mất điện lưới;

c) Hệ thống điện chiếu sáng độc lập với hệ thống điện động lực;

d) Có hệ thống tiếp đất an toàn.

5.2. Cấp nước:

a) Có hệ thống cung cấp nước đầy đủ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và yêu cầu của công tác xét nghiệm;

b) Có bể chứa nước dự phòng cho sinh hoạt và cứu hoả.

5.3. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:

a) Có hệ thống thoát nước bề mặt và nước thải riêng biệt;

b) Nước thải từ khu xét nghiệm, khu chăn nuôi vật thí nghiệm và các phòng vệ sinh phải được thu gom, xử lý trước khi thải vào hệ thống chung theo quy định.

5.4. Chất thải rắn:

a) Chất thải rắn phải có các dụng cụ chứa thích hợp;

b) Chất thải rắn được thu gom, phân loại và chuyển tới bộ phận xử lý chung theo quy định của Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

5.5. Khí thải:

a) Thực hiện đo ô nhiễm không khí định kỳ theo quy định;

b) Chất lượng không khí trong phòng thí nghiệm phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế;

c) Các phòng xét nghiệm sử dụng hoá chất phải có hệ thống hút hơi khí độc.

V. DUY TU, BẢO DƯỠNG

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng định kỳ mỗi năm 1 lần, được sửa chữa kịp thời khi xuống cấp, khi hỏng.

VI. YÊU CẦU THÔNG TIN, LIÊN LẠC

Trung tâm phải có hệ thống nối mạng để bảo đảm liên lạc qua máy tính giữa các khoa, phòng, với hệ thống y tế dự phòng trong cả nước và trao đổi thông tin quốc tế.

 

Chuẩn III

TRANG THIẾT BỊ

 

I. TRANG THIẾT BỊ

1. Có đầy đủ các loại trang thiết bị làm việc văn phòng cần thiết ( Phụ lục 2)

2. Có đầy đủ các loại trang thiết bị thiết yếu cho các phòng thí nghiệm (Phụ lục 3.1). Với những Trung tâm đủ điều kiện phát triển một số kỹ thuật chuyên sâu phải có thêm các trang thiết bị chuyên dụng phù hợp (Phụ lục 3.2)

3. Có đầy đủ các loại trang thiết bị thiết yếu cho công tác tư vấn sức khỏe, khám sức khoẻ, khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo và chỉ đạo tuyến (Phụ lục 4.1). Với những Trung tâm đủ điều kiện phát triển một số kỹ thuật chuyên sâu phải có thêm các trang thiết bị chuyên dụng phù hợp (Phụ lục 4.2).

4. Có quy định, hướng dẫn về sử dụng và bảo quản các trang thiết bị xét nghiệm.

5. Có đầy đủ phụ kiện thiết bị, hoá chất, sinh phẩm, vật tư tiêu hao phù hợp để phục vụ hoạt động của Trung tâm Y tế dự phòng.

II. KIỂM TRA, THEO DÕI

1. Định kỳ kiểm tra, chuẩn hóa các mẫu chuẩn, hóa chất, sinh phẩm, vắc xin theo qui định.

2. Định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn các trang thiết bị theo quy định, đặc biệt là thiết bị đo lường và xét nghiệm có ảnh hưởng đến độ chính xác.

3. Có đầy đủ sổ theo dõi (bao gồm cả lý lịch máy, thiết bị; nhật ký hoạt động), kiểm tra duy tu, bảo dưỡng định kỳ, nâng cấp máy và thiết bị .

4. Có bảng phân công và kế hoạch cho cán bộ theo dõi, kiểm tra, phát hiện hư hỏng, trục trặc của thiết bị để bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị một cách thường xuyên.

 

Chuẩn IV

KẾ HOẠCH, TÀI CHÍNH, ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHỈ ĐẠO TUYẾN

 

I. KẾ HOẠCH

1. Kế hoạch của Trung tâm, của các khoa, phòng được trình đúng thời hạn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2. Kế hoạch phải bảo đảm phù hợp với:

2.1. Chiến lược quốc gia về y tế dự phòng Việt nam đến 2010 và định hướng đến 2020;

2.2. Quy hoạch phát triển ngành y tế;

2.3. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các chương trình, dự án quốc gia về y tế dự phòng;

2.4. Nhiệm vụ của Sở Y tế và ủy ban nhân dân tỉnh giao;

2.5. Thực trạng và đặc thù địa phương;

2.6. Nguồn lực hiện có.

3. Kế hoạch phải thể hiện sự phối hợp với các đơn vị liên quan trong triển khai công tác y tế dự phòng, bảo đảm có sự lồng ghép, điều phối giữa kế hoạch thường xuyên, các dự án và các chương trình;

4. Kế hoạch có đầy đủ: mục tiêu, chỉ tiêu về chuyên môn, nội dung hoạt động, giải pháp tổ chức thực hiện, kế hoạch kinh phí cho từng hoạt động, kế hoạch dự trữ ứng phó với tình huống khẩn cấp, phòng chống dịch, tiến độ thời gian, quy định kiểm tra, đánh giá, tổng kết;

5. Định kỳ đánh giá tiến độ kế hoạch, có điều chỉnh kế hoạch kịp thời khi có thay đổi ảnh hưởng đến việc thực hiện;

6. Thực hiện đúng các quy định và yêu cầu của chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.

II. TÀI CHÍNH:

1. Kinh phí được phân bổ cho hoạt động nghiệp vụ ít nhất chiếm 50% tổng ngân sách của Trung tâm.

2. Có kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ cho các hoạt động chuyên môn y tế dự phòng bao gồm: kiểm soát bệnh truyền nhiễm, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học, sức khoẻ nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng, nội tiết, rối loạn chuyển hóa, xét nghiệm.

3. Quản lý, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí (bao gồm cả kinh phí từ các chương trình, các dự án trong nước và quốc tế), vật tư kịp thời.

4. Thực hiện các hoạt động thu phí, lệ phí y tế dự phòng theo qui định.

5. Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính định kỳ.

III. ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHỈ ĐẠO TUYẾN:

1. 80% khoa, phòng chuyên môn có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng của cán bộ;

2. 100% khoa, phòng chuyên môn tham gia đào tạo và đào tạo định kỳ về y tế dự phòng cho tuyến trước và các đối tượng khác theo yêu cầu;

3. 100% khoa, phòng chuyên môn thực hiện chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, và giám sát về chuyên môn, kỹ thuật các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với tuyến trước và các cơ sở y tế khác trên địa bàn tỉnh hàng năm;

4. Thực hiện đúng và đủ các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ trong kế hoạch;

5. 80% khoa, phòng chuyên môn nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học về y tế dự phòng, áp dụng những tiến bộ khoa học vào các hoạt động y tế dự phòng của địa phương;

6. Tham gia các chương trình, dự án trong nước và quốc tế liên quan.

 

Chuẩn V

HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM

 

I. KIỂM SOÁT CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM:

1. Chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn để phát hiện sớm, đáp ứng nhanh các dịch xuất hiện trên địa bàn, không để dịch lan rộng;

2. Thực hiện đúng quy trình quản lý, giám sát dịch bao gồm việc thu thập thông tin có kiểm tra, có hệ thống, từ các cơ sở y tế ở các tuyến trên địa bàn và các điều tra về tình hình, chiều hướng của dịch bệnh, phân tích đánh giá, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm gây dịch. Thường xuyên cập nhật bản đồ theo dõi dịch. Thực hiện báo cáo, thông tin dịch theo quy định của Bộ Y tế;

3. 100% vụ dịch xảy ra trên địa bàn được phát hiện sớm, được điều tra, xử lý, khống chế dịch kịp thời;

4. Thành lập đội chống dịch cơ động bao gồm các cán bộ thông thạo nghiệp vụ thuộc các chuyên ngành liên quan; được huấn luyện và diễn tập định kỳ; đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và dụng cụ, hoá chất cần thiết.

5. Dự trữ trang thiết bị và hoá chất, vật tư cần thiết đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch, tổ chức phân phối, cấp phát kịp thời theo kế hoạch đã được duyệt và hướng dẫn sử dụng bảo quản theo quy định;

6. Quản lý hồ sơ, dữ liệu về tình hình dịch: số liệu chi tiết các đợt dịch (kể cả biện pháp và hiệu quả can thiệp), các báo cáo đánh giá nguy cơ hàng năm;

7. Phản hồi thông tin kịp thời đối với các tuyến.

II. QUẢN LÝ VẮC XIN, SINH PHẨM Y TẾ, TIÊM CHỦNG.

1. Kiểm soát, bảo đảm chất lượng vắc xin và sinh phẩm trong công tác phòng chống dịch;

2. Thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn;

3. Khám, phân loại và tư vấn trước khi tiêm chủng;

4. Hướng dẫn bà mẹ, người nhà sau tiêm chủng;

5. Đủ dây chuyền lạnh, đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo quản vắc xin sinh phẩm y tế theo quy định;

6. Đủ phác đồ, thuốc, phương tiện xử lý phản ứng sau tiêm chủng;

7. Có đầy đủ sổ theo dõi xuất, nhập vắc xin và dụng cụ tiêm chủng (phối hợp với phòng kế hoạch tài chính); Có sổ theo dõi phản ứng phụ và tai biến sau tiêm chủng.

III. KIỂM DỊCH Y TẾ BIÊN GIỚI

1. Triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại tất các các cửa khẩu biên giới, sân bay, bến cảng. Kiểm dịch y tế đối với 100% đối tượng kiểm dịch theo quy định;

2. Giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở chế biến và cung ứng thực phẩm, nước uống tại các cửa khẩu và trên các phương tiện vận tải qua biên giới;

3. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh, các bệnh phải kiểm dịch trên các phương tiện vận chuyển, bến bãi trong khu vực của khẩu theo quy định;

4. Phối hợp kiểm dịch y tế đối với các nước chung biên giới, các nước ký kết hiệp định về kiểm dịch y tế đối với Việt Nam.

IV. HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

Đối với các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tại những địa phương chưa thành lập Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thì hoạt động kiểm soát các bệnh truyền nhiễm phải bao gồm thêm các phần được quy định như sau:

1. Hư­ớng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo ch­ương trình mục tiêu quốc gia (truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm tác hại, chăm sóc hỗ trợ ng­ười nhiễm HIV, dự phòng lây truyền mẹ sang con, quản lý và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, an toàn truyền máu…);

2. Có hệ thống giám sát và thực hiện giám sát HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo quy định. Thực hiện ít nhất 70% chỉ số theo dõi của h­ướng dẫn quốc gia;

3. Có các quy định về quy chế, biểu mẫu báo cáo hoạt động, các quy định về giám sát, kiểm tra hoạt động phòng phống HIV/AIDS tại các đơn vị liên quan và tại tuyến tr­ước. Có bố trí ngân sách và thời gian đi giám sát các đơn vị thực hiện;

4. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS;

5. Tiếp nhận và tham gia các dự án liên quan và các dự án quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS được giao theo quy định của pháp luật.

 

Chuẩn VI

HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

 

1. Triển khai các chương trình, hoạt động cải thiện dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng và ngành nghề khác nhau, phòng chống các bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm tại 100% huyện, thị xã đạt các chỉ tiêu Sở Y tế giao;

2. Tổ chức tốt ngày vi chất dinh dưỡng: Đảm bảo 100% trẻ em từ 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A theo quy định, 70% số bà mẹ trong vòng 1 tháng sau khi sinh con được uống vitamin A của chương trình. Tổ chức tuần lễ dinh dưỡng phát triển hàng năm nhằm tăng cường truyền thông kiến thức về dinh dưỡng cho nhân dân;

3. Có hệ thống giám sát dinh dưỡng, điều tra trình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn và các vấn đề dinh dưỡng đặc biệt khác cho các đối tượng trên địa bàn. Tham gia điều tra dinh dưỡng định kỳ theo kế hoạch được Bộ Y tế phân duyệt nhằm đánh giá mục tiêu Chiến lược về dinh dưỡng;

4. Điều tra 100% vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn; tham gia xử lý theo nhiệm vụ được giao;

5. Trên 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do tỉnh quản lý được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm;

6. Hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn GMP, GHP và HACCP;

7. Đối với các Trung tâm y tế dự phòng tại các địa phương chưa thành lập Chi cục An toàn thực phẩm thì hoạt động dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài các hoạt động trên cần:

Có hồ sơ giám sát tình hình dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do tỉnh quản lý được kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và việc quản lý sức khỏe người trực tiếp sản xuất chế biến, phục vụ;

 

Chuẩn VII

HOẠT ĐỘNG SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ TRƯỜNG HỌC

 

I. QUẢN LÝ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC, CÔNG TRÌNH VỆ SINH VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Giám sát chất lượng nước và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn tỉnh theo quy định tại thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng nước và nhà tiêu hộ gia đình;

2. Kiểm tra, giám sát ít nhất trên 80% cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về quản lý chất thải y tế;

3. 100% các sự cố sức khỏe môi trường được điều tra, hướng dẫn xử lý và báo cáo kịp thời lên Sở Y tế, Bộ Y tế và cơ quan hữu quan;

4. 100% các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường;

5. Thực hiện việc báo cáo hiện trạng môi trường ngành y tế hàng năm theo quy định;

6. Có hệ thống lưu giữ, cập nhật các số liệu và các báo cáo về giám sát chất lượng nước và nhà tiêu hộ gia đình, quản lý chất thải y tế, các sự cố sức khỏe môi trường được điều tra.

II. SỨC KHỎE TRƯỜNG HỌC

1. 80% số trường trên địa bàn được quản lý về số lượng học sinh, thực trạng vệ sinh học đường, quản lý hồ sơ và phân loại sức khỏe, bệnh tật theo quy định;

2. Kiểm tra, giám sát các yếu tố vệ sinh trường học định kỳ mỗi năm hai lần cho trên 80% số trường trên địa bàn;

3. Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về y tế trường học cho 100% cán bộ làm công tác y tế trường học;

4. Thực hiện việc lưu giữ, cập nhật các số liệu, thông tin, báo cáo liên quan đến công tác sức khoẻ trường học theo quy định.

III. PHONG TRÀO VỆ SINH PHÒNG BỆNH

Triển khai thực hiện tốt các phong trào vệ sinh phòng bệnh, làng văn hóa sức khoẻ và các phong trào liên quan khác do ngành và địa phương phát động.

 

Chuẩn VIII

HOẠT ĐỘNG SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

 

1. Triển khai thực hiện tốt tuyên truyền giáo dục về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và phòng chống tai nạn thương tích;

2. Trên 80% cơ sở lao động kể cả các cơ sở y tế thuộc tỉnh được quản lý về loại hình doanh nghiệp, các nguy cơ sức khoẻ nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp phổ biến, tỷ lệ bệnh tật và tai nạn lao động;

3. Ít nhất 80% cơ sở lao động có nguy cơ cao được kiểm tra, giám sát môi trường, điều kiện lao động hàng năm theo kế hoạch;

4. Trên 80% cơ sở sử dụng lao động được lập hồ sơ vệ sinh lao động, đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện lao động, nâng cao sức khỏe nơi làm việc và được cập nhật hàng năm;

5. Trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn được kiểm tra, giám sát về môi trường lao động và sức khỏe nghề nghiệp;

6. Trên 80% cơ sở sử dụng lao động có hồ sơ quản lý sức khoẻ người lao động và được cập nhật hàng năm;

7. Tham gia điều tra, xử lý 100% vụ nhiễm độc, tai nạn lao động xảy ra tại các cơ sở lao động khi có yêu cầu;

8. Theo dõi công tác thực hiện các chế độ chính sách chăm sóc sức khoẻ cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo quy định;

9. Quản lý kết quả giám sát môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp và danh sách người bị bệnh nghề nghiệp. Thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định;

10. 100% cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức thống kê, báo cáo tai nạn thương tích theo quy định;

11. Tổ chức, triển khai và hướng dẫn các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng mô hình điểm về cộng đồng an toàn.

 

Chuẩn IX

HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT, CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, NỘI TIẾT, RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA

 

1. Chỉ đạo và tổ chức giám sát, điều tra phát hiện và xử lý kịp thời ca bệnh sốt rét (ngoại lai và nội địa), các bệnh ký sinh trùng khác.

2. Triển khai công tác giám sát các véc tơ truyền các bệnh ký sinh trùng thường gặp trong tỉnh.

3. Quản lý thông tin về bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng khác: quản lý dữ liệu, lập bản đồ, biểu đồ theo dõi hàng năm về tình hình dịch tễ sốt rét, một số bệnh ký sinh trùng khác thường gặp ở địa phương.

4. Triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sốt rét và bệnh do ký sinh trùng khác, bênh nội tiết, rối loạn chuyển hoá.

5. Thực hiện được các mục tiêu đề ra hàng năm của chương trình phòng chống sốt rét.

 

Chuẩn X

HOẠT ĐỘNG XÉT NGHIỆM

 

I. XÉT NGHIỆM

1. Thực hiện được các yêu cầu xét nghiệm tối thiểu theo từng chuyên ngành (Phụ lục 5.1). Với những Trung tâm đủ điều kiện phát triển một số kỹ thuật chuyên sâu phải thực hiện được các yêu cầu xét nghiệm chuyên sâu (Phụ lục 5.2). Thực hiện được 100% yêu cầu xét nghiệm phục vụ hoạt động của các khoa, phòng;

2. Các xét nghiệm được thực hiện bằng các kỹ thuật theo chuẩn quốc tế, quốc gia hoặc các kỹ thuật theo thường quy đã được Bộ Y tế quy định.

Tỷ lệ các xét nghiệm đạt tiêu chuẩn kiểm tra do các phòng xét nghiệm chuyên sâu của các Viện hệ y tế dự phòng như sau:

a) Xét nghiệm vi sinh, xét nghiệm ký sinh trùng: 80%

b) Xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm: 85%

c) Xét nghiệm hóa-lý, sinh hóa, huyết học: 90%

3. Đảm bảo đủ môi trường nuôi cấy và hóa chất phục vụ công tác xét nghiệm;

4. 80% cơ sở y tế dự phòng tuyến quận, huyện được kiểm tra, đánh giá chất lượng xét nghiệm.

II. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM:

1. Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng người trong khoa, phòng. Có người giám sát kết quả xét nghiệm;

2. Đủ quy định và hướng dẫn gồm:

2.1. Quy định chung về chức năng và nhiệm vụ của phòng xét nghiệm;

2.2. Quy trình thực hành thao tác kỹ thuật chuẩn;

2.3. Quy định và hướng dẫn về bảo hộ lao động;

2.4. Hướng dẫn xử lý các sự cố đối với phòng xét nghiệm;

2.5. Quy định về tiếp nhận, đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu, thanh lý mẫu, hủy mẫu, trả lời kết quả;

2.6. Quy định và hướng dẫn quản lý thông tin, bảo quản hồ sơ phòng xét nghiệm một cách an toàn, bảo mật.

 

Phần III

HỒ SƠ, THỦ TỤC XÉT CÔNG NHẬN CHUẨN QUỐC GIA VỀ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 

I. TIÊU CHÍ XÉT CÔNG NHẬN CHUẨN QUỐC GIA TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đạt Chuẩn quốc gia khi từng Chuẩn đều đạt trên 80% các tiêu chí quy định tại phần I và II của bản Chuẩn Quốc gia này.

II. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:

1. Công văn đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia Trung tâm y tế dự phòng của Sở Y tế tỉnh nơi Trung tâm Y tế dự phòng đặt trụ sở:

2. Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện Chuẩn của trung tâm;

3. Báo cáo đánh giá, xác nhận đạt Chuẩn của Sở Y tế.

III. TRÌNH TỰ CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:

1. Hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia Trung tâm y tế dự phòng gửi về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường).

2. Sau 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế ra quyết định công nhận đạt chuẩn quốc gia Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Trường hợp nhận thấy trong báo cáo tự đánh giá của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh hoặc báo cáo đánh giá, xác nhận đạt chuẩn của Sở Y tế tỉnh còn có vấn đề chưa rõ ràng thì trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn phải có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh báo cáo làm rõ hoặc chỉ định một viện thuộc hệ y tế dự phòng tiến hành kiểm tra, đánh giá.

4. Định kỳ 01 năm/lần, căn cứ vào các quy định của bản Chuẩn quốc gia này, các viện thuộc hệ y tế dự phòng có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra đối với các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã được Bộ Y tế công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế dự phòng theo phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trường hợp, phát hiện các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh không đạt đủ các điều kiện phải báo cáo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) để xem xét và rút Quyết định công nhận đạt chuẩn.

 

Phần IV

PHỤ LỤC

Phụ lục I

DIỆN TÍCH TỐI THIỂU CHO CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

 

Bảng 1.1. Diện tích làm việc tối thiểu cho khối hành chính, quản trị, kế hoạch tài chính

Hạng mục

Diện tích (m2)

Phòng giám đốc

24

Phòng phó giám đốc

18 x2

Phòng lễ tân – Văn thư

18

Phòng Tổ chức hành chính

24

Phòng Kế hoạch tài chính

36

Kho thuốc, vắc xin, sinh phẩm (kho lạnh), thiết bị

42

Kho thiết bị chuyên dùng

18

Kho hoá chất phòng dịch

18

Kho hoá chất phòng xét nghiệm

18

Tổng cộng

234 m2

Bảng 1.2. Diện tích làm việc tối thiểu cho khối khoa chuyên môn

Hạng mục

Diện tích (m2)

Khoa kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, vắc xin-sinh phẩm

Phòng trưởng khoa

15

Phòng phó khoa

12

Phòng nhân viên

24

Phòng họp chuyên đề

28

Phòng quản lý tiêm chủng

18

Khoa kiểm dịch y tế

Phòng trưởng khoa

15

Phòng phó khoa

12

Phòng nhân viên

24

Phòng họp chuyên đề

28

Khoa an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng

Phòng trưởng khoa

15

Phòng phó khoa

12

Phòng nhân viên

24

Phòng họp chuyên đề

28

Khoa sức khỏe cộng đồng

Phòng trưởng khoa

15

Phòng phó khoa

12

Phòng nhân viên

24

Phòng họp chuyên đề

28

Khoa sức khỏe nghề nghiệp

Phòng trưởng khoa

15

Phòng phó khoa

12

Phòng nhân viên

24

Phòng họp chuyên đề

28

Khoa sốt rét-nội tiết

Phòng trưởng khoa

15

Phòng phó khoa

12

Phòng nhân viên

24

Phòng họp chuyên đề

28

Khoa xét nghiệm

Phòng trưởng khoa

15

Phòng phó khoa

12

Phòng xét nghiệm Vi khuẩn(*)

60

Phòng xét nghiệm vi rút

60

Phòng xét nghiệm huyết học

48

Phòng xét nghiệm côn trung, ký sinh trùng

54

Phòng xét nghiệm Lý hoá(**)

54

Phòng xét nghiệm Sinh hoá -Độc chất(**)

54

Rửa tiệt trùng

36

Phòng hành chính của khoa

25

Phòng nhận mẫu và trả lời mẫu

20

Tổng cộng

930

(*) Phải bố trí phòng vô trùng

(**) Phải bố trí phòng xử lý mẫu riêng

Bảng 1.3. Diện tích làm việc khối tư vấn sức khỏe, khám sức khỏe, khám bệnh, đào tạo

Hạng mục

Diện tích (m2)

1. Phòng tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS tự nguyện

36

2. Phòng khám trước tiêm chủng

36

3. Phòng tiêm chủng và các dịch vụ tiêm phòng

36

4. Khám rối loạn nội tiết

36

4. Phòng khám bệnh nghề nghiệp chung

36

5.Phòng khám các bệnh hô hấp nghề nghiệp

24

6. Phòng khám các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý

24

7. Phòng khám các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

24

8. Phòng khám các bệnh da nghề nghiệp

24

9. Phòng khám các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp

24

10. Phòng khám sức khoẻ học sinh, sinh viên

38

11. Bộ phận đào tạo

36

12. Phòng học

64

13. Phòng X quang

48

14. Phòng siêu âm, điện tim

44

15. Phòng khám sức khỏe người lao động, người chế biến thực phẩm

36

Tổng cộng

566

Bảng 1.4. Diện tích các hạng mục phụ trợ

Hạng mục

Diện tích

1. Nhà để xe

4 x 18

2. Phòng khách

36

3. Hội trường, giảng đường

150

4. Các khu vệ sinh

154

5. Hành lang, cầu thang, trạm xử lý chất thải, các diện tích phụ khác…

388

Tổng cộng

800 m2

 

 

Phụ lục 2

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ VĂN PHÒNG CỦA CÁC KHOA PHÒNG THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH

Bảng 2. Danh mục trang thiết bị văn phòng của các khoa phòng thuộc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh

TT

Danh mục

Đơn vị

Số lượng

1.

Các phòng chức năng

1

Bàn, ghế làm việc

Bộ

01 bộ/người

2

Bảng viết

Chiếc

01/phòng

3

Tủ, giá để tài liệu, sách

Chiếc

éủ dùng

4

Điện thoại

Chiếc

01/phòng

5

Máy vi tính để bàn + Máy in + UPS + Bàn ghế máy tính

Bộ

01bộ/2 người

6

Két đựng tiền

Chiếc

01

7

Ghế hội trường

Chiếc

90

8

Bàn hội trường

Chiếc

Đủ dùng

9

Bàn + ghế thư viện

Bộ

15

10

Máy photocopy

Chiếc

02

11

Máy Fax

Chiếc

02

12

Projector

Chiếc

02

13

Đầu CD, VIDEO + tivi 21 inch

Bộ

02

14

Hệ thống âm thanh cho hội trường

Giàn

01

15

Xe ô tô 4 chỗ

Chiếc

01

16

Xe ô tô 16 chỗ

Chiếc

01

17

Xe ô tô chuyên dụng làm công tác phòng dịch

Chiếc

02

18

Xe máy

Chiếc

02

2

Các khoa chuyên môn

19

Bàn, ghế làm việc

Bộ

1 bộ/người

20

Tủ đựng tài liệu

Chiếc

Đủ dùng

21

Bảng viết

Chiếc

01/phòng

22

Điện thoại

Chiếc

01/phòng

23

Máy vi tính + máy in + UPS + Bàn ghế máy tính

Bộ

01 bộ/2 người

3

Khối tư vấn sức khoẻ, đào tạo, nghiên cứu và chỉ đạo tuyến

24

Bàn, ghế làm việc

Bộ

1 bộ/người

25

Tủ đựng tài liệu

Chiếc

Đủ dùng

26

Bảng viết

Chiếc

01/phòng

27

Điện thoại

Chiếc

01/phòng

28

Máy vi tính để bàn+ máy in + UPS + Bàn ghế máy tính

Bộ

01 bộ/2 người

29

Projector

Chiếc

01

30

Máy vi tính xách tay

Chiếc

01

31

Overhead

Chiếc

01

32

Màn chiếu

Chiếc

01

33

Bàn ghế cho phòng học

Bộ

30

34

Tủ đựng dụng cụ phục vụ giảng dạy

Chiếc

Đủ dùng

 

Phụ lục 3

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CHO CÁC PHÒNG XÉT NGHIỆM THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH

Bảng 3.1. Danh mục trang thiết bị thiết yếu

TT

Danh mục

Đơn vị

Số lượng

1

Cân kỹ thuật

Chiếc

05

2

Cân phân tích

Chiếc

05

3

Giá đựng hoá chất

Chiếc

Đủ dùng

4

Tủ lạnh 350 lít 2 buồng

Chiếc

Đủ dùng

5

Tủ lạnh đựng sinh phẩm

Chiếc

01

6

Tủ lạnh đựng bệnh phẩm

Chiếc

01

7

Tủ lạnh chuyên dụng đựng hóa chất

Chiếc

01

8

Quầy lạnh – 150C

Chiếc

01

9

Tủ lạnh sâu -800C

Chiếc

01

10

Tủ lạnh sâu lưu giữ mẫu – 300C

Chiếc

01

11

Tủ ấm 370C – 420C

Chiếc

03

12

Tủ ấm CO2 , 60 lit

Chiếc

01

13

Tủ bảo ôn

Chiếc

02

14

Tủ sấy

Chiếc

04

15

Thiết bị hut hơi khí độc

Chiếc

02

16

Nồi luộc dụng cụ

Chiếc

01

17

Nối hấp ướt

Chiếc

02

18

Nồi cách thủy

Chiếc

03

19

Nồi cách dầu

Chiếc

Đủ dùng

20

Máy cất nước 1 lần 20 lít/giờ

Chiếc

01

21

Máy cất nước 2 lần 5 lít/giờ

Chiếc

02

22

Bộ cất quay chân không

Chiếc

Đủ dùng

23

Bộ cất cồn

Chiếc

02

24

Máy li tâm

Chiếc

05

25

Máy lắc

Chiếc

04

26

Máy khuấy từ

Chiếc

03

27

Máy hút chân không

Chiếc

Đủ dùng

28

Tủ an toàn sinh học cấp 2

Chiếc

Đủ dùng

29

Máy pha chế môi trường nuôi cấy

Chiếc

01

30

Máy trộn mẫu

Chiếc

01

31

Tủ nuôi cấy vi sinh 2 chỗ ngồi

Chiếc

02

32

Máy đếm khuẩn lạc

Chiếc

01

33

Thiết bị thử phản ứng ngưng kết

Bộ

01

34

Dàn Elisa (bao gồm cả máy đọc, máy in, máy rửa, máy ủ, tủ sấy bảo quản kính lọc)

Bộ

01

35

Pipetman 8 kênh (300 microlit, 50 microlit)

Bộ

03

36

Pipetman đơn ( 1000, 100, 50 microlit)

Bộ

10

37

Giá đỡ pipetman

Chiếc

03

38

Kính lúp 150

Chiếc

01

39

Kính hiển vi quang học

Chiếc

03

40

Kính hiển vi nền đen

Chiếc

01

41

Các dụng cụ, thiết bị phục vụ việc nuôi, cấy, soi và phân lập vi khuẩn

Bộ

01

42

Quang phổ kế phân tử UV-VIS (Quang phổ tử ngoại khả kiến)

Hệ thống

01

43

Sắc ký lớp mỏng (TLC)

Chiếc

01

44

Máy lọc khí và hơi

Chiếc

01

45

Máy đo độ ẩm ngũ cốc

Chiếc

01

46

Máy đo PH

Chiếc

03

47

Máy đo độ nhớt

Chiếc

01

48

Máy đo độ cồn

Chiếc

01

49

Tỷ trọng kế các cỡ

Bộ

01

50

Máy đo độ đục

Chiếc

01

51

Máy đo oxy hoà tan

Chiếc

01

52

Máy đo nhu cầu oxy hoá sinh BOD

Chiếc

01

53

Máy đo nhu cầu oxy hoá sinh COD

Chiếc

01

54

Bộ lọc nước và chất lỏng

Bộ

02

55

Bộ lọc Seitz kèm giá và màng lọc

Bộ

04

56

Máy phân tích nước tự động

Chiếc

01

57

Máy đo Clo dư trong nước

Chiếc

01

58

Máy đo khí độc cầm tay

Chiếc

01

59

Máy điện di

Chiếc

01

60

Máy phân tích sinh hóa tự động 35 thông số

Chiếc

01

61

Phễu lọc hút chân không

Chiếc

01

62

Bộ chiết suất đạm

Chiếc

01

63

Lưu lượng kế

Chiếc

02

64

Bộ lấy mẫu nước, chất lỏng

Chiếc

01

65

Bình hút ẩm

Chiếc

Đủ dùng

66

Bộ rây các cỡ

Bộ

02

67

Bộ khoan nút

Bộ

02

68

Đồng hồ hẹn phút

Chiếc

04

69

Đồng hồ bấm giây

Chiếc

05

70

Máy phun khí dung

Chiếc

02

71

Máy phun hạt to

Chiếc

05

72

Máy phun Leuco HD

Chiếc

01

73

Kính mổ muỗi

Chiếc

02

74

Kim mổ muỗi

Chiếc

Đủ dùng

75

Lồng bắt muỗi đêm

Chiếc

03

76

Tuýp bắt muỗi

Chiếc

10

77

Bẫy muỗi

Chiếc

03

78

Bẫy chuột

Chiếc

03

79

Vợt kiểm tra bọ gậy

Chiếc

30

82

Bộ thử kháng hóa chất

Bộ

01

81

Điện tử ngoại tiệt trùng

Chiếc

Đủ dùng

82

Máy phân tích máu 18 thông số

Chiếc

01

83

Tủ tiệt trùng 2 chỗ

Chiếc

01

84

Máy hút bụi

Chiếc

01

85

Máy huỷ bơm kim tiêm

Chiếc

01

86

Đồ đựng chất thải Inox

Chiếc

03

87

Máy nghiền mẫu ướt

Chiếc

01

88

Máy xay mẫu khô

Chiếc

01

89

Hệ thống làm nguội nước

Bộ

01

90

Máy hút ẩm

Chiếc

02

91

Lò nung 1200oC , 8 lit

Chiếc

01

92

Tủ an toàn hoá chất

Chiếc

01

93

Máy đo cường độ ánh sáng

Chiếc

01

94

Máy đo cường độ bức xạ ion hóa

Chiếc

01

95

Thiết bị đo vi khí hậu

Bộ

01

96

Máy đo bụi trọng lượng có phân tích giải kích thước hạt

Chiếc

01

97

Máy đo độ rung

Chiếc

01

98

Máy đo độ ồn có phân tích giải tần số

Chiếc

01

99

Máy đo điện từ trường đa giải tần

Chiếc

01

100

Máy đo áp suất khí quyển (khí áp kế)

Chiếc

01

101

Máy lấy mẫu không khí

Chiếc

02

102

Bàn xét nghiệm

Chiếc

Đủ dùng

103

Ghế xét nghiệm

Chiếc

Đủ dùng

104

Giá để ống nghiệm các loại

Chiếc

Đủ dùng

105

Hộp đựng lam kính

Hộp

Đủ dùng

106

ổn áp Trung tâm 100KVA

Chiếc

01

107

Máy phát điện dự phòng ³ 50 KW

Chiếc

01

Bảng 3.2. Danh mục trang thiết bị chuyên dụng

TT

Tên

Đơn vị

Số lượng

1

Kinh hiển vi phân cực

Chiếc

01

2

Kính hiển vi đối pha

Chiếc

01

3

Kính hiển vi soi nổi

Chiếc

01

4

Kính hiển vi huỳnh quang

Chiếc

01

5

Máy PCR

Chiếc

01

6

Máy điện di GEL

Chiếc

01

7

Máy soi GEL

Chiếc

01

8

Quang phổ hấp thụ nguyên tử

Chiếc

01

9

Sắc ký lỏng cao áp (HPLC)

Chiếc

01

10

Máy lấy mẫu bụi bông

Chiếc

01

11

Máy lấy mẫu bụi amiăng

Chiếc

01

12

Lồng nuôi muỗi

Chiếc

02

 

Phụ lục 4

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CHO KHỐI TƯ VẤN SỨC KHỎE, KHÁM SỨC KHỎE, KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH

Bảng 4.1. Danh mục trang thiết bị thiết yếu

TT

Danh mục

Đơn vị

Số lượng

1

Giường khám bệnh

Chiếc

Đủ dùng

2

Cân sức khoẻ

Chiếc

02

3

Cân trẻ em

Chiếc

01

4

Cân trẻ sơ sinh

Chiếc

01

5

Bộ kính thử mắt

Bộ

01

6

Bảng thị lực

Chiếc

02

7

Bộ thử sắc giác

Bộ

01

8

Lực kế bóp tay

Chiếc

01

9

Thước đo nhân trắc kiểu Martin

Chiếc

01

10

Bộ khám ngũ quan

Bộ

01

11

Bộ khám răng miệng học sinh

Bộ

01

12

Bộ khám tai mũi họng

Bộ

01

13

Ghế khám răng

Chiếc

01

14

Máy đo huyết áp

Chiếc

Đủ dùng

15

Ông nghe

Chiếc

Đủ dùng

16

Máy soi mao mạch

Chiếc

01

17

Máy đo lớp mỡ dưới da

Chiếc

01

18

Máy đo thính lực

Chiếc

01

19

Máy đo chức năng hô hấp

Chiếc

01

20

Máy điện tim 5 cần

Chiếc

01

21

Máy siêu âm

Chiếc

01

22

Máy đo liều sinh vật

Chiếc

01

23

Đèn đọc phim X quang

Chiếc

02

Bảng 4.2. Danh mục trang thiết bị chuyên dụng

TT

Danh mục

Đơn vị

Số lượng

1

Máy đo điện não

Chiếc

01

2

Visiotest

Chiếc

01

3

Máy chụp X quang cả sóng cố định

Chiếc

01

4

Máy chụp X quang di động

Chiếc

01

5

Thiết bị rửa phim X quang

Chiếc

01

6

Bộ thử áp bì chuẩn

Chiếc

01

7

Máy soi da

Chiếc

01

 

Phụ lục 5

YÊU CẦU XÉT NGHIỆM ĐỐI VỚI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH

Bảng 5.1. Yêu cầu xét nghiệm tối thiểu

TT

Tên xét nghiệm

1

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh truyền nhiễm gây dịch và xác định nhiễm vi sinh vật

1.1

Xét nghiệm máu

1

Test nhanh chẩn đoán HIV

2

Serodia chẩn đoán HIV

3

ELISA chẩn đoán HIV

4

Huyết thanh chẩn đoán Leptospira

5

Chẩn đoán Viêm não Nhật bản

6

Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue:

MAC-ELISA

Phát hiện nhanh

7

Sởi: ELISA IgM

8

Rubella: ELISA - IgG

9

Chlamydia: ELISA - IgG

10

Anti HAV (IgG)

11

Test nhanh chẩn đoán HBV

12

Serodia chẩn đoán HBV

13

ELISA chẩn đoán HBV

14

Anti HEV (IgM)

15

Anti HCV

1.2

Phân lập vi trùng trong các bệnh phẩm

16

Tả

17

Lỵ

18

Thương hàn

19

Dịch hạch

20

E.coli

21

Leptospira

22

Brucella

23

Lao

24

Trực khuẩn mủ xanh

25

Tụ cầu

26

Liên cầu

27

Não mô cầu

28

Phế cầu

29

Trực khuẩn than

30

Kháng sinh đồ

1.3

31

Lấy mẫu bệnh phẩm từ các bệnh nhân nghi bệnh dịch trong danh mục của chương trình tiêm chủng mở rộng và một số bệnh dịch khác

1. 4

Vi sinh vật thực phẩm

32

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

33

Tổng số bào tử nấm mốc

34

Coliforms tổng số

35

E. Coli

36

S. Aureus

37

S. Feacalis

38

B. Cereus,

39

V.Cholerea.

40

P. Aeruginose,

41

Salmonella

42

Cl.Perfringens

43

V.Parahemolyticus

1.5

Vi sinh vật nước

44

Tổng số Coliform (Phương pháp MPN)

45

Tổng số Coliform (Phương pháp màng lọc)

46

Tổng số Coliform và Feacal Coliform (Phát hiện nhanh)

47

E. Coli.

48

Phát hiện đơn giản feacal coliform

49

Nuôi cấy và xác định vi khuẩn hiếu khí

50

Phát hiện Shigella

1.6.

Vi sinh vật trong không khí

51

Nấm mốc

52

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

53

Tạp khuẩn

1.7

Sản xuất môi trường phục vụ các xét nghiệm về vi sinh vật và công tác vô trùng và hỗ trợ tuyến trước

2

Xét nghiệm lý- hóa

2.1

Xét nghiệm lý-hoá thực phẩm

54

Đạm toàn phần

55

Đạm Focmol

56

Đạm Amoniac

57

Đường tổng số

58

Đường Glucoza

59

Đường Saccaroze

60

Chất béo

61

Chỉ số peroxit

62

Độ ẩm

63

Độ chua

64

Độ mặn

65

Độ hòa tan

66

Phản ứng Kriess

67

Màu, mùi vị

68

Độc tố nấm Aflatoxin

69

Hàm lượng phụ gia thực phẩm nhóm chất bảo quản

70

Hàm lượng phụ gia thực phẩm nhóm chất điều vị

71

Hàm lượng phụ gia thực phẩm nhóm chất tạo ngọt: Đường hoá học, Mono Natri glutamat

72

Hàm lượng phụ gia thực phẩm nhóm phẩm màu

73

Fufurol

74

Ethanol

75

Methanol,

76

Aldehyde

77

CO2

78

Diacetyl

79

Kiểm tra hàng giả (tinh bột, natri axetat, Na2CO3, Na2SO4..)

80

Nitrit, Nitrat

81

Hàm lượng i-ot

2.2.

Xét nghiệm lý-hoá nước

82

Tổng chất rắn hoà tan,

83

Hàm lượng cặn không tan

84

Cặn lơ lửng

85

Cặn toàn phần

86

Độ ôxy hoà tan

87

Độ oxy hoá

88

Độ đục

89

Độ trong

90

Độ cứng

91

Độ pH

92

Độ kiềm

93

Nhu cầu Oxy hoá học (COD)

94

Nhu cầu Oxy sinh học (BOD

95

Clo thừa (Clo dư­)

96

Amoniac (NH4+)

97

Clorid (Cl-)

98

Nitrat (NO3-)

99

Ni tơ tổng số

100

Nitrit (NO2-)

101

Phosphat (PO43-)

102

Sulfat (SO42-)

103

Mangan (Mn)

104

Sắt (Fe)

105

Iốt (I2)

106

Kẽm (Zn)

2.3

Xét nghiệm lý-hoá trong không khí môi trường lao động

107

Ô xy (O2)

108

Amonium (NH3)

109

Chlorin (Cl2)

110

Carbon monoxide (CO)

111

Carbon dioxideCO2)

112

Sulfur dioxide (SO2)

113

Nitrogen dioxide (NO2)

114

Hydrogen sulfide (H2S)

115

Hydrogen cyanide (HCN)

116

Hơi kiềm

117

Xăng

118

Hydrogen chloride (HCl)

119

A xit Sulfuric (H2SO4)

120

Chì vô cơ (Pb)

121

Asenic trioxide (As2O3)

122

Antimon

123

A xit Cromic (CrO3)

124

Benzeen (C6H6)

125

Phenol

126

Arsin

127

Mangan (Mn)

128

Kẽm (Zn)

129

Khối lượng bụi lắng trên bề mặt

130

Lấy mẫu, đánh giá bui (bụi trọng lượng, bụi hạt)

131

Đo và đánh giá các chỉ số ô nhiễm bụi (toàn phần, hô hấp)

132

Định lượng SiO2 trong bụi

3

Xét nghiệm sinh hóa – huyết học-

3.1.

Xét nghiệm sinh hóa-huyết học bệnh nghề nghiệp

133

Xét nghiệm hồng cầu hạt kiềm

134

Đo hoạt tính men Cholinnesterase thật và giả trong máu toàn phần

135

Định l­ượng chì máu và chì niệu

136

Định lư­ợng axit Delta-aminolevulinic niệu (Delta-ALA)

137

Định lư­ợng thuỷ ngân niệu

138

Định lư­ợng mangan niệu

139

Định lượng asen niệu

140

Định lư­ợng Coproporphyrin niệu

141

Định lư­ợng phenol niệu

142

Định l­ượng axit hippuric niệu

143

Định lư­ợng nicotin niệu

3.2.

Xét nghiệm sinh hóa-huyết học phục vụ khám sức khỏe

144

Thời gian máu đông, máu chảy

145

Xét nghiệm 18 thông số máu (WBC, RBC, HGB, HCT, MCV, MCH, MCHC, PLT, RDW, PCT, MPV, PDW, LY, LY%, MO, MO%)

146

Urê

147

Glucose

148

GOT

149

GPT

150

Định lượng đường huyết

151

T3, T4

152

TSH

153

Iôt niệu

154

Can xi toàn phần, can xi ion

155

Mg

4

Xét nghiệm ký sinh trùng

156

Xét nghiệm ký sinh trùng đường máu: Sốt rét (bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh), giun chỉ bạch huyết

157

Xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, sán dây lợn, sán giây bò, sán lá gan nhỏ, sán lá phổi..)

5

Xét nghiệm côn trùng

158

Giám sát, thu thập muỗi và côn trùng tại thực địa

159

Định loại muỗi trưởng thành và bọ gậy (Anopheles, Aedes, Culex)

160

Định loại bọ chét

161

Thử độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất diệt muỗi

6

Các xét nghiệm khác

162

Lympho T4/T8

163

Thử nghiệm áp bì (Patch test)

164

Thử nghiệm lẩy da (Prick test)

165

Đo liều sinh học (Biodose test)

166

Thử nghệm khả năng trung hòa kiềm của da

167

Thử nghiệm khả năng kháng kiềm của da

168

Đo sức nghe

169

Đo chức năng hô hấp

170

Điện tâm đồ

171

Chẩn đoán hình ảnh

7

Đo kiểm môi trường (môi trường chung, môi trường lao động, môi trường học đường)

172

Vi khí hậu

173

ánh sáng

174

Tiếng ồn

175

Rung

176

Bức xạ ion hóa (tia X, tia alpha, tia gama)

177

Điện trường, điện từ trường (tần số công nghiệp, tần số thấp, tần số radio)

Bảng 5.2. Yêu cầu xét nghiệm chuyên sâu

TT

Tên

1

Kỹ thuật PCR

2

Western blot chẩn đoán HIV

3

Dư lượng một số hoá chất bảo vệ thực vật trong thực phẩm

4

Nồng độ một số hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường

5

Xét nghiệm kim loại nặng : Asen, kẽm, đồng, chì, thuỷ ngân.. trong môi trường (đát, nước, không khí)

6

Cầu khuẩn tan máu

7

Xác định Clostridium Perfringens trong nước

8

Lấy mẫu và phân tích bụi bông

9

Lấy mẫu và phân tích bụi amiăng

10

Chụp X quang phục vụ chẩn đoán Bệnh bụi phổi

11

Điện não đồ

12

Siêu âm

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi