Quyết định 3455/QĐ-BCĐQG quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3455/QĐ-BCĐQG
Cơ quan ban hành: | Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3455/QĐ-BCĐQG | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đỗ Xuân Tuyên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 05/08/2020 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, COVID-19 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ưu tiên xử lý ngay chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế
Theo đó, tất cả chất thải rắn phát sinh từ khu vực/phòng cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 đều được coi là chất thải lây nhiễm và phải được phân loại ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
Bên cạnh đó, trước khi thu gom, túi đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải có màu vàng, bên ngoài thùng có biểu tượng cảnh báo chất gây bệnh, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
Đáng chú ý, ưu tiên xử lý ngay trong ngày tại cơ sở y tế chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 bằng lò đốt chất thải rắn y tế hoặc bằng thiết bị hấp chất thải lây nhiễm hoặc thiết bị khử khuẩn khác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 3455/QĐ-BCĐQG tại đây
tải Quyết định 3455/QĐ-BCĐQG
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 __________ Số: 3455/QĐ-BCĐQG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành “Hướng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19”
____________
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Quyết định số 170/QĐ-BCĐ ngày 30/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;
Căn cứ Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp;
Theo đề nghị của Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
Đỗ Xuân Tuyên Thứ trưởng Bộ Y tế |
BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 ____________
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________
|
HƯỚNG DẪN
Quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19)
_______________
A. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
1. Việc quản lý chất thải y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 phải tuân thủ theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19.
3. Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, người chăm sóc người bệnh, người tham gia quản lý chất thải y tế và các đối tượng liên quan trong phòng, chống dịch COVID-19.
4. Tất cả những người tham gia quá trình thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm, vệ sinh thiết bị, dụng cụ đựng chất thải phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định.
B. QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
1. Tại các khu vực/phòng cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong cơ sở y tế.
a) Phân loại chất thải
- Tất cả chất thải rắn phát sinh từ khu vực/phòng cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 bao gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ của bệnh nhân, khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của người tham gia thực hiện các công việc quản lý chất thải y tế, vệ sinh dụng cụ đựng chất thải, giặt là, vệ sinh môi trường đều được coi là chất thải lây nhiễm (sau đây gọi là chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2) và phải được phân loại ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
- Những đám máu hoặc các chất tiết sinh học như chất nôn, phân có trên các bề mặt môi trường phải được loại bỏ ngay bằng cách lau bằng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch khử khuẩn có chứa 0,5% Clo hoạt tính. Nếu lượng máu, chất tiết nhiều, phải thực hiện lau nhiều lần cho đến khi loại bỏ hoàn toàn trên bề mặt (Lưu ý: mỗi lần lau dùng một khăn). Tất cả các khăn/gạc sau khi lau phải được bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
- Phân, nước tiểu của người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 phải được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở y tế để xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Dịch tiết đường hô hấp, dịch tiết cơ thể (đờm, rãi, dịch mũi họng, dịch phế quản, dịch dẫn lưu, ...) của người bệnh phải được ngâm bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 1% Clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong thời gian ít nhất 10 phút, sau đó đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở y tế.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (gồm: mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm của người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19) phát sinh từ quá trình lấy mẫu xét nghiệm, từ phòng xét nghiệm phải được xử lý sơ bộ bằng thiết bị hấp hoặc thiết bị khử khuẩn khác trước khi tiếp tục phân loại, thu gom, xử lý như chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 nêu trên.
b) Thu gom chất thải
- Trước khi thu gom, túi đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải có màu vàng, bên ngoài thùng có biểu tượng cảnh báo chất gây bệnh, có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Thùng thu gom chất thải phải có thành cứng, có bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” và được lưu giữ tạm thời tại khu vực cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.
- Thu gom thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 từ nơi lưu giữ tạm thời về khu lưu giữ tập trung trong khuôn viên của cơ sở y tế ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi cần; Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.
c) Vận chuyển, xử lý chất thải
- Vận chuyển, xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 bằng một trong các biện pháp sau:
+ Ưu tiên xử lý tại cơ sở y tế: xử lý ngay trong ngày bằng lò đốt chất thải rắn y tế hoặc bằng thiết bị hấp chất thải lây nhiễm hoặc thiết bị khử khuẩn khác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
+ Vận chuyển chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 để xử lý ngay trong ngày tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng hoặc các phương tiện khác đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải luôn được đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi hoặc rò rỉ chất thải.
d) Xử lý nước thải y tế
Nước thải phát sinh từ các khu vực cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị (bao gồm cả khu vực rửa dựng cụ đựng chất thải, khu vực vệ sinh) người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 trong cơ sở y tế phải được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở y tế và tăng cường xử lý khử khuẩn nước thải đầu ra, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế (QCVN 28:2010/BTNMT) trước khi xả thải ra môi trường.
2. Tại các khu vực/phòng cách ly y tế ở sân bay, cửa khẩu
- Chất thải phát sinh từ khu vực/phòng cách ly y tế ở sân bay, cửa khẩu gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng, trang phục phòng hộ cá nhân thải bỏ phải được phân loại ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
- Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó thu gom vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thùng thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có lắp bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
- Thực hiện vận chuyển thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 đến cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng để xử lý trong ngày. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải luôn được đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi hoặc rò rỉ chất thải.
3. Tại khu vực cách ly, phòng cách ly tại cơ sở cách ly y tế tập trung
- Chất thải là khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng, trang phục phòng hộ cá nhân phát sinh từ khu vực cách ly, phòng cách ly tại cơ sở cách ly y tế tập trung phải được phân ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trường hợp xuất hiện ca mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 thì tất cả chất thải tại phòng cách ly của người này phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Các chất thải khác thực hiện thu gom và xử lý theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau đó phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thùng thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có lắp bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
- Thu gom riêng thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 từ khu vực/phòng cách ly về khu lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở ít nhất 2 lần/ngày hoặc khi cần; Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.
- Thực hiện vận chuyển thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 đến cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng để xử lý trong ngày. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Trong quá trình vận chuyển, thùng đựng chất thải luôn được đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi hoặc rò rỉ chất thải.
4. Tại phòng cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú
- Chất thải phát sinh từ phòng cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú bao gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng thải bỏ của người được cách ly phải được bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải có lót túi, có nắp đậy kín đặt ở trong phòng của người được cách ly.
- Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế và thu gom tất cả các loại chất thải phát sinh từ phòng cách ly của người mắc hoặc nghi mắc COVID-19 để vận chuyển, xử lý như đối với chất thải lây nhiễm nêu tại mục 1 phần B của Hướng dẫn này. Hết thời gian cách ly, nếu người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì thu gom túi đựng chất thải và xử lý như chất thải thông thường.
5. Tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế
- Bố trí phương tiện vận chuyển chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 từ cơ sở y tế, cơ sở cách ly y tế tập trung, cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú theo đúng quy định đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận, đảm bảm an toàn, không làm phát tán mầm bệnh trong suốt quá trình vận chuyển.
- Chất thải chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải ưu tiên xử lý ngay trong ngày.
C. NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH
1. Nước sạch
- Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt.
- Đảm bảo có đủ nước sạch và xà phòng tại các điểm rửa tay. Trường hợp không bố trí được nước sạch và xà phòng rửa tay tại các điểm rửa tay, phải bố trí dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
2. Nhà vệ sinh
- Nhà vệ sinh phải bố trí riêng cho nam và nữ. Người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 cần sử dụng nhà vệ sinh riêng và nhà vệ sinh ngăn cách với phòng người bệnh. Trường hợp không có nhà vệ sinh riêng, bề mặt bồn cầu phải được vệ sinh và khử khuẩn bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,1% Clo hoạt tính ít nhất 4 lần/ngày; Khi xả nước phải đậy nắp bồn cầu để tránh giọt bắn bẩn ra bên ngoài.
- Trường hợp người bệnh không thể sử dụng nhà vệ sinh thì phải đổ ngay các bô, xô, chậu, mỏ vịt đựng phân, nước tiểu, dịch tiết của người bệnh vào bệ tiêu, bệ tiểu. Thực hiện ngay việc vệ sinh khử khuẩn các bô, xô, chậu, mỏ vịt và bề mặt bệ tiêu, bệ tiểu bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,5% Clo hoạt tính.
- Đảm bảo luôn có sẵn xà phòng và nước sạch, giấy vệ sinh, chất tẩy rửa thông thường trong nhà vệ sinh.
3. Vệ sinh bề mặt môi trường và dụng cụ đựng chất thải
3.1. Vệ sinh bề mặt môi trường
a) Những khu vực cần vệ sinh bề mặt hàng ngày
- Sàn nhà, sàn khu vệ sinh và bề mặt thường xuyên tiếp xúc như bàn, ghế, thành giường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo, vòi nước, kệ/tủ bếp, tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào...
- Tất cả bề mặt tại khu vực khu vực cách ly, khám, theo dõi, chăm sóc, điều trị người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19, bao gồm cả bề mặt các thiết bị chăm sóc, phương tiện vận chuyển.
b) Những yêu cầu về vệ sinh bề mặt hàng ngày
- Phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử trùng.
- Người thực hiện làm sach, khử khuẩn bề mặt môi trường phải được hướng dẫn thực hiện và trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân khi thực hiện.
- Hóa chất làm sach và khử trùng được pha theo đúng quy đinh có chứa 0,1% Clo hoạt tính, hoặc các hóa chất diệt khuẩn thích hợp khác được Bộ Y tế cấp phép.
3.2. Vệ sinh khử khuẩn thùng, dụng cụ đựng chất thải
Thùng, dụng cụ đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải được vệ sinh và khử khuẩn ngay sau khi sử dụng bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,5% Clo hoạt tính.
D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác vận chuyển, xử lý chất thải y tế, đặc biệt là chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phát sinh từ các cơ sở y tế, các cơ sở cách ly y tế tập trung, cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú trên địa bàn.
1.2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để lựa chọn các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế phù hợp tại các địa phương khác trong trường hợp không có cơ sở xử lý hoặc năng lực của cơ sở xử lý chất thải y tế tại địa phương không đảm bảo.
2. Các Bộ, ngành
2.1. Chỉ đạo và đảm bảo kinh phí cho các cơ sở y tế, cơ sở cách ly y tế tập trung thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện công tác quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch Covid-19.
2.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế, các cơ sở cách ly tập trung thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện quản lý, xử lý chất thải.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
3.1. Chỉ đạo và đảm bảo kinh phí cho các cơ sở y tế, các cơ sở cách ly tập trung thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện quản lý chất thải theo quy định, đặc biệt là xử lý chất thải lây nhiễm, nước thải trong phòng, chống dịch COVID-19.
3.2. Chỉ định đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển, xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phát sinh từ các cơ sở y tế, cơ sở cách ly y tế tập trung, cách ly tại nhà và nơi lưu trú trên địa bàn, đảm bảo kịp thời hàng ngày và khi cần; Báo cáo và Phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường để lựa chọn các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế phù hợp tại các địa phương khác trong trường hợp không có cơ sở xử lý hoặc năng lực của cơ sở xử lý chất thải y tế tại địa phương không đảm bảo.
3.3. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ sở cách ly y tế tập trung, bệnh viện dã chiến trên địa bàn thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo đúng quy định.
3.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế, các cơ sở cách ly tập trung, các cơ sở xử lý chất thải y tế trên địa bàn trong việc thực hiện quản lý chất thải y tế trong phòng chống dịch COVID-19.
4. Sở Y tế
4.1. Chỉ đạo, tổ chức phổ biến, hướng dẫn các cơ sở y tế, cơ sở cách ly y tế tập trung, cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú thực hiện phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm trong phòng, chống COVID-19 theo đúng quy định.
4.2. Chỉ đạo cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện công tác khử trùng, xử lý môi trường ổ dịch, thực hiện thu gom các loại chất thải phát sinh từ phòng cách ly của người mắc hoặc nghi mắc COVID-19 đối với cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú và chuyển về cơ sở y tế để xử lý hoặc thuê xử lý như đối với chất thải lây nhiễm.
4.3. Bố trí nguồn lực cho các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện hướng dẫn này.
4.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý chất thải y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
5.1. Chỉ đạo việc tổ chức vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly y tế tập trung trên địa bàn, đảm bảo kịp thời theo quy định.
5.2. Hướng dẫn các cơ sở cách ly y tế tập trung, bệnh viện dã chiến trên địa bàn thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo đúng quy định.
5.3. Tham mưu xây dựng phương án xử lý chất thải y tế đáp ứng với từng cấp độ dịch và phù hợp với điều kiện địa phương.
5.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
6. Cơ sở y tế, cơ sở cách ly y tế tập trung
6.1. Tổ chức thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng Hướng dẫn.
6.2. Thực hiện xử lý chất thải lây nhiễm tại chỗ bằng công trình/thiết bị xử lý hiện có tại cơ sở hoặc hợp đồng với đơn vị xử lý môi trường do UBND cấp tỉnh chỉ định để vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường.
6.3. Tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý chất thải, vệ sinh môi trường cho người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, người được cách ly và các đối tượng liên quan biết và thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế)./.