Quyết định 137/QĐ-BYT Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 137/QĐ-BYT

Quyết định 137/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:137/QĐ-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành:17/01/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Không để bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9) xâm nhập vào Việt Nam

Ngày 17/01/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định 137/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020.

Theo đó, kế hoạch trong năm 2020, giảm 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2015-2019; khống chế kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội. Cụ thể, các chỉ tiêu chuyên môn được Bộ Y tế đặt ra như sau:

Thứ nhất, 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời; 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh xâm nhập qua cửa khẩu.

Thứ hai, 100% hành khách xuất, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để tổ chức quản lý, cách ly.

Thứ ba, 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo các bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, công tác thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng và hướng dẫn sử dụng báo cáo bằng phần mềm qua mạng Internet.

Bộ Y tế cũng đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể như: Không để Bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9) xâm nhập vào Việt Nam; 100% ổ dịch cúm A (H5N1), cúm A (H5N6) được phát hiện, không để lây lan trong cộng đồng; 100% ổ dịch viêm phổi cấp do vi rút Corona (ở Trung Quốc) được phát hiện, xử lý kịp thời…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định 137/QĐ-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

Số: 137/QĐ-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2020

 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2020

----------------

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020”.

Điều 2. Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 là căn cứ để Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt và đầu tư kinh phí để chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn. Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng đơn vị y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4:
- PTTg. Vũ Đ
c Đam (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, C
ơ quan ngang Bộ;
-
UBND các tnh, thành phtrực thuộc Trung ương;
- C
ng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 137/QĐ-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

Phần thứ nhất. ĐÁNH GIÁ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2019

 

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

1. Tình hình dịch bệnh trên thế gii

1.1. Bệnh do vi rút Ebola

Theo thông tin từ Cơ quan đầu mi quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quc tế (IHR), tình hình dịch bệnh Ebola tại Cộng hòa dân chủ Công gô vẫn diễn biến phức tạp. Ngày 01/8/2018, tại Công gô đã ghi nhận đợt dịch thứ 10 trong vòng 40 năm qua, đến ngày 07/10/2019, đã ghi nhận 3.186 trường hợp mc, trong đó có 2.908 tử vong, trong đó có 160 nhân viên y tế. Ngày 11/6/2019, tại Uganda thông báo 03 trường hợp mc Ebola, đây là các trường hợp đu tiên có sự lây truyền qua biên giới. Ngày 17/7/2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bdịch bệnh do vi rút Ebola tại Công Gô là sự kiện y tế cống cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế. WHO đánh gkhả năng bùng phát dịch bệnh Ebola tại Cộng hòa dân chủ Công Gô vẫn ở mức cao dù quc gia này cũng đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống và triển khai việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc mới.

1.2. Hội chng viêm đường hô hấp cp tính vùng Trung Đông (MERS-CoV)

Năm 2018, WHO thông báo tại Vương quốc Ả rập thống nhất đã ghi nhận 130 trường hp mc MERS-CoV, trong đó có 54 trường hợp tử vong. Hu hết các trường hợp mắc có tiền sử tiếp xúc với lạc đà, các sản phẩm từ lạc đà hoặc có tiếp xúc với trường hợp bệnh. Trong năm 2019, dch MERS-CoV vẫn được ghi nhận rải rác tại khu vực Trung Đông (Quata, Ả Rập Xê Út, Tiểu vương quốc Rập Thng Nht). Từ năm 2012 đến năm 2019, trên toàn cu đã ghi nhận 2.266 trường hợp mắc MERS-CoV, trong đó có 804 trường hợp t vong.

1.3. Bệnh cúm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6)

- Dịch cúm A(H7N9) bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ tháng 3 năm 2013, có nguồn gốc từ cúm trên gia cầm. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã ghi nhn 6 đợt dịch, chủ yếu tập trung vào mùa đông xuân. Năm 2017 ghi nhận đợt dịch lần thứ 5 là đợt dịch lớn nhất cả vquy mô, số lượng mc và tc độ lây lan vi hơn 786 trường hợp mc tại 18 tỉnh, thành ph, trong đó có 300 trường hợp tử vong. Ngoài ra, từ 10/01/2017, đã phát hiện chủng vi rút cúm A(H7N9) độc lực cao gây bệnh gia cầm. Năm 2018, Trung Quc ghi nhận 02 trường hp mắc. Năm 2019, Trung Quốc ghi nhận 01 trường hợp mắc. Từ năm 2013 đến năm 2019, thế giới ghi nhận 1.568 trường hp mắc cúm A(H7N9), trong đó có 616 trường hợp tử vong. Các trường hợp mc chủ yếu ghi nhận tại Trung Quốc.

- Cúm A(H5N1): Ngày 09/4/2019, tại Nepal đã ghi nhận 01 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1). Từ m 2003 đến năm 2019, trên thế giới đã ghi nhận 861 trường hợp mắc cúm A(H5N1), trong đó có 455 trường hợp tử vong tại 17 quốc gia.

- Cúm A(H5N6): Tháng 8/2019, WHO thông báo ghi nhận 01 trường hợp mắc cúm A(H5N6) tại Bắc Kinh, Trung Quc, Từ năm 2014 đến năm 2019, trên thế gii đã ghi nhn 23 trường hợp mắc cúm A(H5N6), các trường hợp mc chỉ ghi nhận tại Trung Quc.

Như vậy, trong năm 2019 tình hình cúm gia cầm ở người trên thế giới cơ bn ổn định, ghi nhận rất ít số ca mắc ở người, trong đó ghi nhận 01 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), 01 trường hợp cúm A(H5N6) tại Trung Quốc và 01 trường hợp cúm A(H5N1) tại Nepal. Tuy nhiên trên thế giới vn ghi nhận cúm trên gia cầm tại Trung Quốc, Đan Mạch, Ý, Đc.

1.4. Bệnh bại liệt

- Tù 14/9/2019 đến 27/11/2019, Philippines đã ghi nhận 08 trường hợp bại liệt sau 19 năm loại trừ tại nước này. Trường hợp đầu tiên được xác định vào ngày 14/9/2019, bệnh nhân là một bé gái 3 tui ở miền Nam Philippines. Vi rút phân lập từ bệnh nhân có mối liên hệ về di truyền với chủng vi rút bại liệt có nguồn gc từ vắc xin týp 2 (VDPV2) trước đó được phân lập từ các mẫu giám sát lấy từ môi trường ở Manila và Davao. Trường hợp thứ hai được ghi nhận vào ngày 19/9/2019 là một bé trai 5 tui ở tỉnh Laguna, cách Metro Manila khoảng 100 km. Trường hợp thứ 3 ghi nhận ngày 28/10/2019, trường hợp thứ 4 vào ngày 05/11/2019, trường hợp th 5, 6, 7 vào ngày 20/11/2019 và trường hợp th8 ghi nhận ngày 25/11/2019. Ngoài ra, vi rút bại liệt có nguồn gốc t vc xin týp 1 (VDPV1) cũng đã được phân lập từ các mu ly từ môi trường được thu thập vào ngày 01/7/2019, 22/7/2019, 13/8/2019 và 27/8/2019 tại Manila.

- Ngoài ra, trong năm 2019 tại Myanmar cũng đã ghi nhận 06 trường hợp mc, tại Trung Quc ghi nhận 01 trường hợp mắc.

1.5. Bệnh sốt vàng

Theo thông tin từ Cơ quan đu mối quc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), dch bnh sốt vàng vẫn ghi nhận một số trường hợp bệnh ri rác, xâm nhập tại châu Phi, Angola và Cộng hòa dân chủ Công Gô và một s các quc gia khác (Ethiopia, Gambia, Senegal, Nigeria và Hà Lan, Brazil). Tại Nigeria, từ ngày 01/01 - 31/7/2019, đã ghi nhận hơn 2.000 trường hợp mc tại 36 bang của nước này.

1.6. Bệnh tả tại Sudan

Theo thông báo của Tchức Y tế thế giới (WHO), ngày 24/9/2019, một ổ dịch tả đã được ghi nhận ở phía Đông Nam ca Sudan. Đây là vụ dịch đu tiên được ghi nhận tại khu vực này. Từ ngày 28/8/2019 (trường hợp đầu tiên khởi phát bệnh) đến 19/9/2019 đã ghi nhận tng số 124 trường hợp nghi ngờ mc tả, trong đó có 07 trường hợp tử vong tại 2 bang Blue Nile và Sennar. Ngày 19/9/2019, đã có 6/9 mẫu bệnh phẩm được ly tcác khu vực có dịch đã có kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả 01 Ogawa. WHO chưa khuyến cáo phải hạn chế đi lại đến khu vực có dịch và Sudan.

1.7. Bệnh st xuất huyết Dengue

- Bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng nan giải trên toàn cu và được WHO đánh giá là một trong nhng bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. Hiện bệnh đã lưu hành tại 128 quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á, châu Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, trong đó Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo WHO, mi năm có khoảng 390 triệu trường hợp mc, phn lớn là trem dưới 15 tui, tỷ lệ t vong trung bình do st xuất huyết khoảng 2,5-5%.

- Tại khu vực Đông Nam Á, có tới 7 trong số 10 nước của khu vực bị st xuất huyết Dengue nặng nề, là nguyên nhân hàng đu của các trường hợp nhập viện và tử vong trẻ em; tỷ lệ mắc sốt xuất huyết Dengue trong khu vực tăng lên đáng kể trong vòng 17 năm qua và từ năm 1980 trở lại đây s mc sốt xuất huyết Dengue đã tăng lên gần gấp 5 ln so với 30 năm về trước. Theo báo cáo cập nhật đến ngày 26/10/2019 ca Tổ chức Y tế thế giới, tình hình st xuất huyết đang diễn biến phức tạp và ghi nhận số mc tăng cao tại nhiu quc gia, cụ th như sau:

- Theo báo cáo cập nhật đến ngày 05/12/2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình st xut huyết đang diễn biến phức tạp và ghi nhận smắc tăng cao ti nhiều quc gia, cụ th như sau:

+ Philippines: Tích lũy năm 2019 ghi nhận 402.694 trường hợp mắc, trong đó có 1.502 trường hợp tử vong. Số mắc tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2018 (209.335/1.075).

+ Malaysia: Tích lũy năm 2019 ghi nhận 119.524 trường hợp mc, trong đó có 164 trường hợp t vong. Số mắc tăng gn gấp đôi so với cùng kỳ 2018 (70.682/122).

+ Lào: Tích lũy năm 2019 ghi nhận 38.026 trường hợp mắc, trong đó có 70 trường hp tử vong.

+ Singapore: Tích lũy năm 2019 ghi nhận 14.657 trường hợp mắc, số mắc cao hơn cùng kỳ năm 2018.

1.8. Bệnh si

- Năm 2019, trên thế giới ghi nhận 664.221 trường hp mắc si tại 171/194 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có nhiều nước có strường hợp mắc cao như: Cng hòa dân chủ Congo, Madagascar, Sudan, Ethiopia, Yemen, Ukraine, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Myanmar, Philippines, Thailand and India, Pakistan, và Brazil.

- Tại Hoa Kỳ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi, đã ghi nhận các ổ dịch sởi tại 31/50 bang với 1.261 trường hp mc; đây là strường hợp mắc cao nht trong vòng 27 năm qua ktừ năm 1992. Nguyên nhân bệnh sởi gia tăng mạnh Hoa Kỳ là do tỷ lệ tiêm phòng sởi thp.

- Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, một số quốc gia đã công bố loại trừ bệnh sởi, tuy nhiên trong năm 2019 đều đã ghi nhận các trưng hợp mắc sởi như: Australia, Brunei Darussalam, Cambodia, Hong Kong SAR (China), Macao SAR (China), Japan, New Zealand, Hàn Quốc và Singapore.

2. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trong năm 2019 không ghi nhận sự xâm nhập ca các bệnh nguy hiểm mới nổi, các bệnh dịch lưu hành tiếp tục được khống chế, tỷ lệ mắc và tử vong của hu hết các bệnh dịch truyền nhiễm lưu hành thp hơn so với trung bình giai đoạn 5 năm qua, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, các bệnh truyền nhiễm có vc xin tiêm phòng có tỷ lệ mc giảm mạnh do duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao. Tiếp tục giữ vng thành quả thanh toán bại liệt, loại tr un ván sơ sinh. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành như bệnh tay chân miệng, st xuất huyết có s mc gia tăng cục bộ tại một sđịa phương vào các tháng cao điểm, bệnh sởi ghi nhận rải rác, l ttại một stỉnh, thành ph, nhưng không thành ổ dịch tập trung cũng đã được can thiệp giải quyết kp thời tránh được nguy cơ lan rộng và bùng phát thành dịch lớn.

2.7. Dịch bệnh MERS-CoV: Không ghi nhận trưng hợp mắc MERS-CoV.

2.2. Cúm gia cầm độc lực cao gây bệnh cho người: Không ghi nhn trường hợp mc bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), cúm A(H7N9) trên người. Tuy nhiên vẫn ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên các đàn gia cầm tại một số tnh, thành ph. Tích lũy từ năm 2003 đến năm 2019, Việt Nam ghi nhận 127 trường hợp mc cúm A(H5N1), trong đó có 63 trường hợp t vong.

2.3. Bệnh t: Trong 8 năm trở lại đây không ghi nhận trường hợp mắc. Năm 2007 ghi nhận số mc tcao là 1.907 trường hợp, năm 2008 ghi nhận 886 trường hợp mắc, năm 2011 ghi nhận 02 trường hợp mc.

2.4. Bệnh tay chân miệng: Tích lũy năm 2019, cả nước ghi nhận 107.669 trường hợp mc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố (50.410 trường hợp nhập viện), trong đó có 01 trưng hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018 (133.789/65.288), số mắc cả nước giảm 19,5%, số trường hợp nhập viện giảm 22,8%.

2.5. Bnh sốt xuất huyết Dengue: Tích lũy năm 2019, cả nước ghi nhận 334.664 trường hợp mắc sốt xut huyết tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 54 trường hợp tử vong. So với cùng k năm 2018 (135.154/26) số mắc tăng 2,4 lần; tỷ lệ tvong là 0,016%, tương đương cùng kỳ năm 2018.

2.6. Bệnh viêm não vi rút: Tích lũy năm 2019, cả nước ghi nhận 603 trưng hp mc (106 trường hợp dương tính), trong đó có 16 trường hợp t vong. So với cùng kỳ năm 2018 (784/22), số mc giảm 23,1%, stử vong giảm 06 trường hợp.

2.7. Bệnh viêm não Nhật Bản: Tích lũy năm 2019, cnước ghi nhận 137 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản tại 45 tnh, thành ph (112 trường hợp dương tính), trong đó có 02 trường hợp tvong. So với cùng kỳ năm 2018 (277/05), số mc giảm 50,5%, số tử vong giảm 03 trường hợp.

2.8. Bệnh sốt rét: Tích lũy năm 2019, cả nước ghi nhận 5.908 trường hợp st rét (12 bệnh nhân sốt rét ác tính, 4.699 bệnh nhân có ký sinh trùng), không có trường hợp tvong. Phân bố ký sinh trùng sốt rét tập trung chủ yếu tại các tnh Tây Nguyên (60,8%), miền Trung (30,0%), miền Nam (7,9%). So với cùng kỳ năm 2018, số bệnh nhân sốt rét giảm 12,77%, bệnh nhân có ký sinh trùng st rét giảm 2,85%.

2.9. Bệnh dại: Tích lũy năm 2019, cả nước ghi nhận 77 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 31 tỉnh, thành phố, chủ yếu khu vực phía Bắc. So với cùng kỳ năm 2018 (105 trường hp), stử vong do bệnh dại giảm 28 trường hợp.

2.10. Các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chng mở rộng

- 19 năm liên tục Việt Nam bảo vệ được thành quả thanh toán bại liệt ktừ khi chính thức được WHO xác nhận vào năm 2000, trong bi cảnh vi rút bại liệt hoang dại vẫn lưu hành một số quốc gia vùng Nam Á, cũng như sự xuất hiện trlại các ca bại liệt ở những quốc gia khác trong khu vực.

- Năm thứ 14 Việt Nam duy trì loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh quy mô huyện trên phạm vi cả nước. Nhờ triển khai vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và n tui sinh đẻ liên tục từ 1993 đến nay, số trường hợp mc/t vong do un ván sơ sinh đã giảm từ 334 trường hợp mắc, 225 trường hợp tử vong năm 1991 xung còn 52 trường hợp mc, 18 trường hợp tử vong năm 2017.

- Đa scác bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia có s mc giảm nhiều lần so vi năm 1984 khi chưa triển khai tiêm chủng mở rộng, tuy nhiên vẫn ghi nhận một sdịch bệnh có xu hướng gia tăng trong năm 2019, cụ thể:

+ Bệnh sởi: Tích lũy năm 2019, cả nước ghi nhận 39.417 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.114 trường hợp mc si dương tính, 04 trường hợp tử vong tại Hòa Bình (2), Sơn La, Hà Nam (các trường hợp này không được tiêm vắc xin si và có bệnh lý nền trước khi nhiễm si: bại não, viêm gan vi rút cấp, viêm phế quản). So với cùng kỳ năm 2018 (8.444 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 1.889 trường hợp sởi dương tính, 01 trường hợp tử vong), strường hợp sốt phát ban nghi sởi tăng 4,8 ln, số dương tính với sởi tăng 4,6 lần, stử vong tăng 03 trường hợp.

+ Bệnh bạch hầu: Tích lũy năm 2019, cả nước ghi nhận 67 trường hợp mắc (38 trường hợp dương tính), trong đó có 04 trường hợp tử vong. So với năm 2018 (15 trường hợp mắc, 03 t vong), smắc tăng 52 trường hợp.

+ Bệnh ho gà: Tích lũy năm 2019, cả nước ghi nhận 1.227 trường hợp mắc ho gà (756 trường hợp dương tính), 01 trường hợp tử vong. So với năm 2018 (676 trường hợp mc, 02 t vong), s mc tăng 81,5%.

2.11. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: các trường hợp mắc bệnh xut hiện ri rác, không có dịch tập trung.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH ĐÃ TRIỂN KHAI

Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, có nhiều nguy cơ xâm nhập, lây truyền, trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành, ngành Y tế đã chđộng, tích cực triển khai các hoạt động giám sát nhm phát hiện sớm và đáp ứng kịp thời với các tình huống vdịch bệnh.

1. Công tác xây dựng mới, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp quy, kế hoạch, hướng dẫn chuyên môn phòng, chng bệnh truyền nhiễm

- Xây dựng và ban hành Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế về hưng dẫn giám sát và đáp ng với bệnh, dịch bệnh truyn nhim.

- Xây dng và ban hành Thông tư s28/2019/TT-BYT ngày 28/10/2019 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc thông tin, báo cáo hoạt động kim dịch y tế biên giới.

- Trình Thủ tướng Chính phdự thảo Kế hoạch quc gia thực hiện Điều lệ y tế quc tế tại Việt Nam

- Xây dựng Thông tư quy định danh mục trang thiết bị thiết yếu tại ca khẩu.

- Xây dng Thông tư quy định việc thành lập, t chc và hoạt động của hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.

- Xây dựng và ban hành Quyết đnh s278/QĐ-BYT ngày 22/01/2019 của Bộ Y tế vKế hoạch Phòng, chng dịch bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế năm 2019.

- Xây dựng và ban hành Quyết định số 5894/QĐ-BYT ngày 19/12/2019 của Bộ Y tế về việc hướng dn thiết lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh.

- Xây dựng và ban hành Kế hoạch s 2627/QĐ-BYT ngày 21/6/2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2019 của Dự án 1 - Phòng, chng một số bệnh truyền nhiễm nguy him và các bệnh không lây nhiễm phổ biến thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

2. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động chuyên môn

- Thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước, xây dựng và trin khai kế hoạch phòng, chng dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019, đặc biệt là bệnh st xuất huyết, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), MERS-CoV, tay chân miệng, bệnh dại ..., Ban hành các văn bản của Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chng dịch bệnh tại cửa khẩu, cơ sở y tế và tại cộng đồng. Chđạo công tác phòng chống dịch theo tình huống, mùa bão lụt, dịp lễ hội, tết, các đại hội, hội nghị quốc tế. Chđạo, S Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát các Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Phòng chng sốt rét, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, các bệnh viện 63 tnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực triển khai các biện pháp chđộng ứng phó, không để các dịch bệnh bùng phát, hạn chế tlệ mắc, tvong do bệnh dịch, đảm bảo nguồn lực phòng chng dịch và các chương trình mục tu y tế quc gia.

- Trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội hàng năm, xây dựng kế hoạch các hoạt động phòng chng dịch trong dịp Tết Nguyên đán bao gm thành lập các Đội đáp ứng nhanh của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; các đa phương tổ chc trực chng dịch, cập nhật và báo cáo hàng ngày tình hình dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán. Triển khai thực hiện Chthị ca Bộ trưởng Bộ Y tế về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán và Chđạo ca Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương về ng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội hàng năm.

- Triển khai Chương trình Cộng đồng chung tay phòng chng dịch bệnh giai đoạn 2015-2020, Kế hoạch phòng chng dịch bệnh, Kế hoạch Quốc gia phòng chng bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2015-2019, Kế hoạch Giám sát trọng điểm một sbệnh truyền nhiễm/hội chứng gây dịch nguy him, theo dõi sự biến đổi gen của tác nhân gây bệnh, đưa ra các nhận định, cảnh báo, dự báo sớm tình hình dịch bệnh, bao gm: hội chứng cúm (ILI), nhim trùng đường hô hp cp tính nng (SARI), bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika, Chikungunya, st rét, SVP, dịch hạch, viêm não Nhật Bản, dại..., theo dõi sự biến đi gen của tác nhân gây bệnh, đưa ra các nhận định, cảnh báo, dự báo sớm tình hình dịch bệnh. Triển khai điều tra ước tính tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C trong nhóm người trưng thành tại Việt Nam nhằm thu thập thông tin vhiện trạng nhiễm vi rút viêm gan tại Việt Nam và đề xut các giải pháp phù hợp cho chương trình phòng chống viêm gan tại Việt Nam. Trin khai Chương trình phòng, chống kháng thuốc cộng đồng.

- Phối hợp với UBND các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương chđạo triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, không đdịch bệnh bùng phát; đảm bảo nguồn lực phòng chống dịch, các Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia.

- Chđạo các Viện Vệ sinh dịch t, Viện Pasteur, SY tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Phòng chng st rét, Trung tâm Kim dịch y tế quốc tế, các bệnh viện 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực triển khai các biện pháp phòng, chng dịch bệnh do st xuất huyết, tay chân miệng, si,... cp cu điều trị bệnh nhân hạn chế tối đa số mc và tử vong.

- Phi hợp với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC), WHO thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ tình hình dịch bệnh; tổ chức diễn tập đáp ứng khn cấp với sự kiện Y tế công cộng tại Việt Nam.

- Xây dựng hướng dẫn đánh giá nguy cơ tình hình dịch bệnh; Kiện toàn, đy mạnh hoạt động Văn phòng đáp ng tình huống khẩn cấp phòng chống dịch bệnh nhm tăng cường sự điều phối, chia sthông tin và huy động các nguồn lực trong công tác giám sát, đáp ứng dịch bệnh truyền nhiễm. Thường xuyên phối hợp với WHO, USCDC, các tổ chức quc tế có liên quan đ đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình dịch bệnh.

- Xây dựng hưng dn đánh giá nguy cơ sự kiện y tế công cộng, hướng dẫn quốc gia về phối hợp đánh giá nguy cơ bệnh y truyền từ động vật sang người; xây dựng Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2020-2025 và hướng dẫn giám sát viêm gan vi rút.

- Triển khai giám sát dựa vào sự kiện đã được Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 2018/QĐ-BYT ngày 28/3/2018. Củng cố hệ thống giám sát dựa vào sự kiện (EBS) nhm thu thập và phân tích thông tin để phát hiện sm các sự kiện y tế công cộng có nguy cơ gây dịch bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Hoàn thiện, tăng cưng và mở rộng triển khai giám sát dựa vào sự kiện (EBS) lồng ghép với hệ thống giám sát thường xuyên (giám sát dựa vào chsố) trên phạm vi cnước.

- Chđạo các đơn vị chủ trì triển khai thực hiện hoạt động của Dự án 1 - Phòng, chống một sbệnh truyn nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân stổ chức triển khai, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trin khai thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2019 (Kế hoạch số 2627/QĐ-BYT ngày 21/6/2019 của Bộ trưng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2019 của Dự án 1) và đề xut Kế hoạch hoạt động năm 2020.

- Đy mạnh Chương trình đào tạo về dịch tễ học thực địa (FETP) Việt Nam với mục tiêu tăng cường năng lực của y tế dự phòng Việt Nam nhằm đáp ứng nhanh, xlý kịp thời các dịch bệnh, nhanh chóng kiểm soát bệnh dịch và giải quyết các vn đề y tế công cộng góp phần nâng cao sức khỏe của người dân thông qua việc trin khai thực hiện đào tạo cán bộ có chất lượng. Đối tượng đào tạo trong chương trình dịch tễ học thực địa là các cán bộ y tế dự phòng Việt Nam tại tất cả các tuyến từ trung ương đến địa phương được đào tạo vdịch tễ học thc địa thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao kiến thức và k năng thc hành phòng chng dịch bệnh.

- Chỉ đạo các địa phương tăng cường việc phi hợp liên ngành tại các cửa khẩu, xây dựng các biên bản phối hợp liên ngành đtạo điều kiện thun lợi cho việc triển khai các hoạt động kim dịch y tế.

- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, chđạo, phòng chống dịch tại các tnh, thành phtrọng điểm. Tổ chc kiểm tra, giám sát tại địa phương về kiểm dịch y tế, tăng cường chđạo các đơn vị có hoạt động kim dịch y tế quốc tế tăng cường việc quản lý, đã kiểm tra một stỉnh/thành phtrọng điểm.

- Chđạo địa phương thực hiện giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu và thực hiện nghị định số 89/2018/NĐ-CP.

- Xây dựng hướng dn chuyên môn về quy trình kiểm dịch tại các cửa khẩu phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng dự thảo nội dung tiêu chí kiểm dịch viên y tế. Tchức cp thcho kiểm dịch viên y tế tại các địa phương.

- Chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch y tế tăng cường công tác giám sát, khai báo phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các cửa khu; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, chống dịch khn cp, tổ chc và phân công trực chng dịch, chỉ đạo các hoạt động phòng chống Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9), sốt vàng, chủ động đề xuất các biện pháp đáp ứng phù hợp.

- Thực hiện tốt vai trò Cơ quan Đầu mối IHR, phối hợp với WHO tchức tự đánh giá việc thực hiện IHR tại Việt Nam, kết quả Việt Nam đã triển khai đcác lĩnh vực kỹ thuật, đảm bảo năng lực thực hiện IHR được WHO đánh gcao. Thu thập và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh các quốc gia thông qua cơ quan đầu mối IHR.

3. Một số hoạt động phòng, chống dịch cthể

3.1. Công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (MERS-CoV, Ebola, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), cúm A(H5N6))

Trong năm 2019, dịch bệnh nguy hiểm như MERS-CoV, cúm A(H7N9) vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới, Bộ Y tế đã chủ động phi hợp chặt chẽ vi các Bộ, ngành ngăn chặn thành công không đdịch bệnh nguy him lây lan vào Việt Nam.

- Hàng ngày theo dõi tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9), sốt vàng... thông qua đơn vị đu mi IHR và các nguồn thông tin từ các nước để xác minh, chđộng đề xuất các biện pháp đáp ứng phù hợp. Chđạo các địa phương tiếp tục các hoạt động tăng cường giám sát và phát hiện sớm các trường hợp mc, sự biến chng của vi rút và xử lý kịp thời ổ dịch. Tổng hợp, báo cáo kịp thời Chính phủ v các hoạt động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, đề xut các biện pháp phòng chống phù hợp.

- Ban hành các văn bản gửi y ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy him.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ hành khách, phương tiện nhập cảnh, xut cảnh cũng như hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, đặc biệt các đi tượng xuất phát từ vùng dịch bệnh đang lưu hành để kiểm tra sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mc bệnh, tổ chức cách ly kp thời.

- Tchức và duy trì giám sát cúm tại các điểm giám sát mọng điểm quốc gia để đánh giá sự lưu hành và theo dõi sự biến đi gen, tính kháng thuốc của vi rút cúm đđưa ra các giải pháp trong công tác phòng chng và điều trị.

- Phối hợp với ngành Thú y trong việc phát hiện sớm bệnh cúm gia cầm đ xlý kịp thời, tránh lây sang người và tuân thủ nghiêm ngặt các quy đnh về vận chuyn, giết mổ và sử dụng gia cm.

- Phối hợp với Ban Quản lý cửa khẩu để tuyên truyền các khuyến cáo hành khách nhập cảnh về các biện pháp theo dõi và phòng chng bệnh nguy hiểm tại các cửa khẩu.

- Phi hợp với WHO, FAO, USCDC, USAID và các đơn vị liên quan để đánh giá nguy cơ về dịch bệnh nguy hiểm đứng phó dịch bệnh.

- Tổ chức họp với các chuyên gia của WHO, FAO, USCDC, USAID và các đơn vị liên quan đánh giá nguy cơ về dịch bệnh nguy hiểm như Ebola, cúm A(H7N9), MERS-CoV để ứng phó kịp thời, phù hợp.

- Cng ccác Đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm tại các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur và các tỉnh, thành ph.

- Đảm bảo công tác xét nghiêm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phHồ Chí Minh đủ năng lực xét nghiệm khng định các chng vi rút mới nổi, nguy hiểm như vi rút cúm A(H7N9), MERS-CoV.

- Duy trì đường dây nóng để kịp thời tư vấn cho người dân các biện pháp phát hiện và phòng ngừa bệnh, cũng như nhận thông tin của các hành khách nhập cảnh.

- Tổ chức tập huấn về Điều lệ Y tế quốc tế, phòng chng cúm A(H7N9) cho các tỉnh có nguy cơ cao vxảy ra dịch trong cả nước.

- Thành lập các đoàn công tác liên ngành giám sát, kiểm tra công tác phòng, chng dịch bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) trên gia cầm và trên người tại các tỉnh, thành phtrọng điểm.

3.2. Công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

- Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, các Sở Y tế tỉnh, thành phố và các đơn vị bộ ngành liên quan xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh st xut huyết năm 2019 và giai đoạn 2019-2020, báo cáo Bộ Y tế, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố để vận động, huy động nguồn lực chủ động trin khai các hoạt động phòng, chng dịch trên địa bàn. Thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo địa phương tăng cường công tác phòng chống st xuất huyết.

- Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết ngay từ đầu năm 2019. Có văn bn đề nghị y ban nhân dân các tnh, thành phvề việc tăng cường chđạo công tác phòng, chng sốt xuất huyết.

- Trin khai thực hiện giám sát trọng điểm lồng ghép bệnh st xuất huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya tại Việt Nam giai đoạn 2019-2020 (ban hành Quyết định s 4607/QĐ-BYT ngày 11/10/2017 của Bộ trưng Bộ Y tế).

- Tăng cường điều tra, giám sát dịch sớm, tổ chc xử lý dịch kịp thời, phun hóa chất diệt muỗi chđộng diện rộng tại khu vực ổ dịch và các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch. Thực hiện các biện pháp mới trong công tác phòng, chống bệnh sốt xut huyết Dengue như phun tn lưu và phun mù nóng; nghiên cứu sử dụng tác nhân sinh học Wolbachia tại Thành phố Nha Trang.

- Chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai chiến dịch tng vệ sinh môi trường diệt lăng quăng (bọ gậy) và phun hóa chất diệt mui phòng, chng bệnh st xut huyết Dengue tại các xã, phường, thị trấn; triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày ASEAN Phòng, chng bệnh st xut huyết” ngày 15/6 hàng năm.

- Tổ chc Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chng dịch bệnh, công tác tiêm chng và an toàn tiêm chng năm 2019 ngày 11/6/2019 tại hơn 700 điểm cầu Trung ương, tỉnh, quận, huyện. Tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xut huyết ngày 19/7/2019 tại TP. HChí Minh.

- Phi hợp vi các cơ quan truyền thông: thông tấn báo chí, truyền hình, truyền thanh, báo viết đã triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue trên phạm vi cả nước.

- Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành: Bộ Công an, Bộ Quc phòng, Bộ Giao thông Vận ti, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản HChí Minh, Hội Nông dân, Viện Y học dự phòng quân đội để thực hiện công tác phòng, chng bệnh st xut huyết Dengue.

- Triển khai hoạt động hợp tác với WHO và UNDP về mô hình cnh báo sớm st xuất huyết.

- Tchức tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue, chẩn đoán, điều trị, huy động cộng đồng, cán bộ các tuyến từ tnh đến cộng tác viên các xã, phường.

- Cấp vật tư, hóa chất, trang thiết bị kp thi cho các tnh, thành phố triển khai công tác phòng, chng dch bệnh sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn. Tổ chc mua sắm hóa chất, vật tư phục vụ công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue để cấp phát cho các tỉnh, thành phố ghi nhận smắc, tử vong cao và các tnh, thành phố khó khăn, chưa được trang bị.

- Tổ chc 08 đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đi kim tra công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xut huyết tại 20 tỉnh, thành phố trọng điểm (Quyết định số 3301/QĐ-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

3.3. Công tác phòng, chng bệnh tay chân miệng

- Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm và xlý kịp thời; đánh giá xu hướng của bệnh; phân tích các đặc điểm dịch tễ học, vi t học, đánh giá các yếu tnguy cơ để đề xuất các biện pháp giảm mắc phù hợp. Chỉ đạo các tỉnh; thành phố có xu hướng gia tăng số mắc tập trung nguồn lực tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng.

- Ban hành văn bn chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác phòng chng dịch bệnh tay chân miệng. Chỉ đạo các SY tế tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chđạo chính quyền các cấp, huy động các ban, ngành, t chc chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chng dịch, tập trung vào các vùng có s mc cao, có nguy cơ bùng phát dịch.

- Tăng cường truyền thông, khuyến cáo cộng đồng phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đăng tải khuyến cáo phòng, chng bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh khác trên website của Cục Y tế dự phòng. Tham gia trả lời các báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh tay chân miệng và các khuyến cáo phòng, chng trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: VTV, VOV, Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam, Báo Thông tấn xã Việt Nam, Dân trí, Người Lao động, Truyền hình An ninh,...

- Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng phòng chng dịch bệnh tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo vcác biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường học, đảm bảo các cơ sgiáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các cht ty rửa thông thường, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cơ sgiáo dục đxử lý kịp thời.

- Chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, thiết bị, vật tư chuyên dụng sẵn sàng triển khai các hoạt động chng dịch, điều trị cấp cu bệnh nhân.

3.4. Công tác phòng, chống bệnh dại

- Chđạo các SY tế tham mưu Ủy ban nhân dân tnh, thành phtiếp tục thực hiện nghiêm túc chđạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 về việc tăng cường các biện pháp cp bách phòng chng bệnh dại; hỗ trkinh phí mua vắc xin phòng dại để điều trị min phí sau phơi nhim cho người nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người tham gia phòng chng bệnh dại khi bị chó, mèo cn hoặc khi bị phơi nhiễm bệnh dại.

- Chỉ đạo địa phương thực hiện nghiêm Công văn s6832/BYT-DP ngày 29/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường các biện pháp cp bách phòng, chống bệnh dại.

- Phi hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hưởng ứng Ngày thế giới phòng chng bệnh dại (28/9) tại tnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 27/9/2019 với chđề “Bệnh Dại: Vc xin loại trừ bệnh Dại”.

- Phối hợp vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Kế hoạch Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, giai đoạn 2017-2021; Tổ chức hoạt động phi hợp trong phòng, chống bệnh dại tại các tỉnh, thành phố có s tvong do bệnh dại cao và thực hiện tập huấn liên ngành các nội dung về phòng, chống bệnh dại động vật.

- Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát và phát hiện sớm các dịch dại hoặc nghi dại trên động vật để có biện pháp xử lý kịp thi, triệt để dịch hạn chế lây nhiễm bệnh dại sang người.

- Chđộng đánh giá nhu cầu, điều phối và dự trữ vắc xin, huyết thanh kháng dại để đm bảo cho công tác điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm.

- Tăng cường giám sát chặt chcác trường hp bị chó nghi dại cn; tuyên truyền và vận động người dân đến cơ s y tế để được khám, tư vn và tiêm vắc xin phòng bệnh dại khi bị chó, mèo nghi dại cn.

- Tăng cường tiếp cận vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại trên người, đảm bảo ít nhất có một điểm tiêm tại từng huyện, thị xã. Thành lập các điểm tiêm vc xin phòng dại tại các xã có nguy cơ cao hoặc cụm xã để tăng cường việc tiếp cận vc xin phòng dại.

- Giám sát các trường hợp tvong do bệnh dại trên phạm vi toàn quốc, điều tra các bệnh nhân tử vong do bệnh dại. Trin khai giám sát điểm theo dõi sự lưu hành của vi rút dại trên động vật tại đàn chó, ly mu bệnh phẩm trên chó các tỉnh có tỷ lệ mc cao.

- Tchức các đoàn kim tra, giám sát tăng hỗ trợ kthuật cho các tnh, thành ph có strường hợp tử vong cao tại miền Bắc nhm nâng cao chất lượng khám, chđịnh tiêm, kỹ thuật tiêm, bo quản vc xin, theo dõi và xlý kịp thời các phản ứng sau tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại tại các điểm tiêm phòng dại. Một s tnh thành, thành phố đã có chính sách hỗ trợ chi phí tiêm phòng vắc xin dại cho đối tượng chính sách và người nghèo.

3.5. Công tác phòng chống bệnh sốt rét

- Tổ chức Hội nghị giao ban công tác phòng, chống bệnh sốt rét năm 2018, trin khai kế hoạch năm 2019 tại khu vực min Bc, miền Trung và miền Nam.

- Chđạo các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ các hoạt động phòng chng sốt rét, tập trung các nhiệm vụ trọng tâm: Triển khai kế hoạch phòng chống bệnh sốt rét tại các tuyến; đáp ứng đủ thuốc, hóa chất, vật tư phòng chng st rét.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông phòng chng st rét, hưng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4 với ch đ là: Hãy cùng nhau loại trừ bệnh sốt rét”, huy động mỗi người dân trthành một cộng tác viên tích cực phòng chống và loại trừ sốt rét.

- Đẩy mạnh công tác phòng chng sốt rét cho các đối tượng nguy cơ cao như dân di biến động, đi tượng đi rừng ngủ rẫy, người qua lại biên giới và lao động từ nước ngoài trở vViệt Nam; tăng cường phối hợp liên ngành trong các hoạt động phòng chng st rét tại các tỉnh có sốt rét lưu hành nặng. Rà soát lại hệ thống y tế cơ s làm công tác phòng chống st rét, đào tạo nhân lực, củng ccác điểm kính hin vi để xét nghiệm phát hiện sớm st rét.

- Chđạo thực hiện các biện pháp phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và đúng phác đồ cho người bệnh nhiễm ký sinh trùng sốt rét; theo dõi, đánh giá tình hình ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các tnh.

- Triển khai các hoạt động phân vùng dịch t st rét năm 2019.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Lộ trình loại trừ sốt rét Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và được Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định s 08/QĐ-BYT ngày 04/01/2017. Năm 2019, có 25 tnh, thành phtrực thuộc Trung ương được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

- Xây dựng hướng dẫn thực hiện loại trừ và công nhận loại trừ sốt rét cho tuyến huyện và tnh.

- Triển khai phác đồ điều trị st rét kháng thuốc tại 2 tỉnh gồm Bình Phước, Đk Nông.

- Triển khai các kế hoạch tăng cường phòng chống sốt rét tại các điểm nóng sốt rét thuộc các tnh Bình Phước, Gia Lai, Đắk Lk, Phú Yên, Bình Thuận, Lai Châu.

- Tiếp tục triển khai kế hoạch giám sát trọng điểm sốt rét năm 2019 theo 7 vùng kinh tế xã hội để thu thập các thông tin dịch tễ học, ký sinh trùng, véc tơ và các yếu tố liên quan.

- Tập hun chuyên môn về giám sát dịch tễ, giám sát muỗi truyền bệnh sốt rét, hướng dẫn chẩn đoán và điều trbệnh st rét cho các tnh và hướng dẫn các địa phương triển khai đến các tuyến.

- Tập huấn cho các tuyến về báo cáo thống kê sốt rét trên phần mềm eCDS-MMS.

- Tổ chức các đoàn đi kiểm tra, chđạo công tác phòng chng sốt rét tại các tỉnh có tình hình st rét phức tạp.

3.6. Công tác tiêm chng

- Kịp thời tham mưu, ban hành chỉ thị và công văn chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, S Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Kim soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phtăng cường triển khai công tác tiêm chng, đặc biệt là tiêm vc xin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vc xin sởi, nâng cao tlệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh, tăng cường tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản ... Tăng cường quản lý tiêm chủng dịch vụ và an toàn tiêm chủng.

- Đẩy mạnh thực hiện dự án tiêm chủng mở rộng trong Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số quc gia: tổ chức, duy trì và nâng cao công tác an toàn tiêm chủng các loại vắc xin, tỷ lệ tiêm đạt tỷ lệ cao cho các đối tượng trong diện tiêm chủng mrộng.

- Tăng cường hoạt động truyền thông an toàn tiêm chủng trên truyền hình, báo chí và báo mạng, tchức hội thảo về truyền thông nguy cơ cho các báo để chủ động cung cp và tin chính xác.

- Tăng cường công tác giám sát phản ứng sau tiêm chủng, phát hiện sớm, điều trị kịp thi các trường hợp phn ứng sau tiêm chng, hướng dẫn việc theo dõi và xtrí các phản ứng sau tiêm chng cho các bà mẹ đặc biệt vùng sâu, vùng xa.

- Triển khai Hệ thống quản lý thông tin tm chng quốc gia tại 63 tnh, thành phố.

- Thực hiện chức năng NRA về giám sát phn ứng sau tiêm chủng: Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin về các trường hợp phản ng sau tiêm theo đúng quy định NRA. Tập huấn cho hội đồng tư vấn chuyên môn cp tỉnh khu vực miền Bắc và miền Trung về điều tra kết luận nguyên nhân, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng.

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt (Quyết đnh số 1358/QĐ-BYT ngày 14/4/2016 của Bộ trưng Bộ Y tế).

- Tổ chức Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin si - rubella cho trẻ 1-5 tui vùng nguy cơ cao năm 2019, cho khoảng 4,2 triệu trtại 418 huyện của 57 tỉnh, thành phố nguy cơ cao.

- Thành lập các đoàn công tác kim tra công tác tiêm chủng. Phát hiện sớm và xử lý các trường hợp tai biến nặng sau tiêm, báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế và thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan phn ng sau tiêm chủng tại các tỉnh, thành ph.

3.7. Công tác kiểm dịch y tế biên giới

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện Nghị định s89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ, công bcác thủ tục hành chính tại các địa phương.

- Ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch y tế tăng cường công tác giám sát, khai báo phòng chng bệnh truyền nhiễm tại các cửa khẩu không để lây lan qua biên giới để kiểm tra sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mc bệnh, tổ chức cách ly kịp thời.

- Chỉ đạo các đơn vị có hoạt động kiểm dịch y tế quốc tế tăng cường việc quản lý phí kiểm dịch y tế theo đúng các quy định hiện hành, tránh lạm dụng thu phí đối với các đi tượng không thuộc diện kim tra y tế hoặc xử lý y tế.

- Xây dng hướng dẫn chuyên môn về quy trình kiểm dịch tại các cửa khẩu. Tổ chức cấp thẻ cho kiểm dịch viên y tế tại các địa phương.

- Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trin khai cơ chế “Một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đen Xa Vn và “Hải quan một cửa” tại các cửa khẩu quc tế đường bin.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát tại các địa phương về công tác kim dịch y tế, hướng dn xây dựng quy trình tiếp nhận, cách ly, vận chuyển bệnh nhân, bệnh phẩm tại các cửa khẩu.

- Kim tra công tác thực hiện kiểm dịch y tế biên giới tại một s tnh có cửa khẩu với Lào; đặc biệt tham gia các đoàn công tác của Ủy ban quc gia vbiên giới, các Bộ, ngành liên quan về đánh giá việc nâng cấp các cửa khu và việc trin khai thực hiện các hoạt động phi hợp liên ngành tại ca khu.

- Chỉ đạo kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch bệnh lây truyền qua cửa khẩu tại các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Hi Phòng, Qung Ninh, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, TP. H Chí Minh, Tây Ninh, Đà Nng. Thanh tra tại các Trung tâm kim dịch Y tế quc tế tại các đa phương: Tây Ninh, Lạng Sơn, TP. H Chí Minh.

- Giám sát công tác chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhn hành khách nghi ngờ tại cửa khẩu và Bệnh viện được chỉ định thu dung và kế hoạch thực hiện phòng chng Ebola, MERS-CoV.

- Giám sát côn trùng, động vật gây bệnh dịch hạch tại ca khu các tỉnh, thành ph: Kon Tum, Gia Lai, Đk Nông, Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, An Giang, Tây Ninh.

- Tham gia giám sát, hỗ trợ chuyên môn kthuật lĩnh vực phòng chống dịch, kiểm dịch y tế quốc tế, giám sát phòng chống dịch hạch, tập huấn phun hóa chất diệt côn trùng cho cán bộ tuyến tnh.

- Tăng cường kiểm dịch y tế đi với người: Slượt hành khách được kim tra, giám sát là 36.344.645 lượt, tăng 15,2% lượt người so với năm 2018. Trong đó có 881 trường hợp nghi ng mc bệnh đã được xác minh, sàng lọc tại ca khẩu nhưng không phát hiện trường hợp bệnh nguy hiểm xâm nhập.

3.8. Giám sát trng điểm một sbệnh truyền nhiễm gây dịch

- Tiếp tục triển khai giám sát điểm một số bệnh truyền nhiễm (cúm, SARI, viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP), tay chân miệng, dịch hạch, viêm não Nhật Bn, sốt xuất huyết, sốt rét) đưa ra các nhận định, cảnh báo, dự báo sớm tình hình bệnh truyền nhiễm, trin khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát trọng điểm Hội chứng cúm (ILI), nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nng (SARI), bệnh tay chân miệng tại Việt Nam giai đoạn 2019-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 4608/QĐ-BYT ngày 11/10/2017 của Bộ trưng Bộ Y tế.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát trọng điểm lng ghép bệnh st xut huyết Dengue, bệnh do vi rút Zika và Chikungunya tại Việt Nam giai đoạn 2019-2020 (Quyết định s4607/QĐ-BYT ngày 11/10/2017 của Bộ Y tế).

- Tăng cường năng lực xét nghiệm chn đoán tác nhân gây bệnh, xây dựng các phòng xét nghiệm đnăng lực phát hiện các tác nhân gây bệnh nguy him và mới nổi như cúm A(H7N9), MERS-CoV.

4. Công tác khác

- Phối hợp với các đơn vị truyền thông để góp ý nội dung chuyên môn kịch bản phóng sự và các thông điệp phòng, chống sốt xuất huyết phát sóng trên VTV1, VTV2.

- Xây dng Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm 2018 nhằm tng hp cung cp sliệu chính thức đcác Đơn vị y tế làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình bệnh truyền nhiễm và xây dựng kế hoạch chđộng phòng, chng dch bệnh của địa phương, đơn vị.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế, đặc biệt tại các tnh ghi nhận s mc gia tăng và triển khai hoạt động phòng chống dịch.

- Tổng hợp thông tin báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế biên gii trên phần mm thông tin báo cáo vthông tin báo cáo hoạt động kim dịch y tế biên giới.

- Phi hợp với các Viện Vệ sinh dịch t, Viện Pasteur, các địa phương kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hướng dẫn tạm thi giám sát viêm phổi nng do vi rút.

- Hỗ trợ vật tư, hóa cht cho các địa phương sẵn sàng phòng chng dịch bệnh.

- Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình bệnh dịch sau lụt tại các tỉnh bị ảnh hưng. Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đc địa phương chủ động triển khai các hoạt động phòng chng dịch bệnh, không đxảy ra dịch bệnh truyền nhiễm sau bão lụt.

5. Quản lý điều trị người bệnh

- Tiếp tục tổ chức trin khai tăng cường công tác điều trị phòng, chống bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết và một số bệnh dịch mới nổi.

- Phi hợp xây dựng hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng lây nhiễm một số bệnh thường gặp ở trẻ em bao gm các bệnh truyền nhiễm.

- Xây dựng hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh whitmore, hướng dẫn xét nghiệm viêm gan vi rút B, C.

- Sửa đổi, bsung Hướng dn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xut huyết Dengue, viêm gan vi rút B.

- Duy trì đường dây nóng tại các bệnh viện tuyến trên để tư vn, hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới trong công tác điều trị.

- Tích cực tìm kiếm nguồn cung cấp dịch truyền cao phân tử trong điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue.

- Duy trì, củng ccác đơn vị huấn luyện lâm sàng điều trị bệnh truyền nhiễm nguy him và mới ni tại các Bệnh viện tuyến cuối: Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Nhi Trung ương, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chi Minh, Bệnh Nhiệt đới Thành phHồ Chí Minh.

- Chỉ đạo đôn đc tt cả cơ s khám chữa bệnh trong hệ thống điều trị từ Trung ương đến địa phương trong công tác điều trị phòng, chống dịch bệnh truyn nhim, chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hi sức cp cứu và các phương tiện cần thiết để sn sàng tiếp nhận, cp cu và điều trị bệnh nhân.

- Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến, phân tuyến điều trị, bệnh vin tuyến trung ương điều trcác trường hợp rt nặng; bệnh viện tuyến tnh điều trị các trường hợp nặng, bệnh viện huyện điều trị các trường hợp thông thường.

- Thực hiện triệt đviệc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng chống lây nhiễm chéo đi với bệnh nhân đến khám và điều trị.

- Chỉ đạo các cơ sđiều trị báo cáo đầy đủ nội dung các bệnh truyền nhiễm theo Thông tư s 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

- Tổ chức các đội điều trị cấp cu cơ động để hỗ trợ tuyến dưới. Tập hun cho cán bộ hệ điều trị về tiếp nhận, cách ly, điều trị cấp cứu bệnh nhân, chđộng chuẩn bị giường bệnh, có kế hoạch duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có trường hợp mắc bệnh nguy hiểm (MERS-CoV, cúm A(H7N9), ...) xâm nhập hoặc khi dịch bệnh bùng phát.

6. Truyền thông phòng, chng dịch bệnh

- Tăng cường hiệu quả công tác truyền thông trong phòng, chng dịch bệnh, với phương châm truyền thông đi trước một bước, ly phòng bệnh là chính, hưng về cơ sở, dựa vào cộng đng; tăng cường ph biến kiến thức, giúp thay đi hành vi chđộng phòng ngừa dịch bệnh; tuyên truyền đngười dân chđộng phòng bệnh, khi mắc bệnh cần sớm đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vn và điều trị, không lên thẳng tuyến trên gây tình trạng quá ti bệnh viện, tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông đại chúng tổ chức truyền thông, truyền thông nguy cơ cho người dân vcác biện pháp phòng chng dịch bệnh. Tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng chng dịch bệnh, công tác tiêm chng và an toàn tiêm chng kết nối 63 tnh, thành phvà gần 700 điểm cầu tnh, quận, huyện do Bộ trưởng chtrì. Tổ chức các lmít tinh, phát động, tuyên truyền về công tác phòng chng dịch, bệnh hàng năm như Ngày Thế giới phòng chống st rét, Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết, Ngày thế giới phòng chng viêm gan, Ngày thế giới phòng chng bệnh dại. Tchức Hội thảo quốc tế phòng chng dại khu vực ASEAN.

- Xây dựng, phát sóng các khuyến cáo, thông điệp truyền thông phòng chống bệnh truyền nhiễm để đăng tin trên wesite của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng và phát trên truyền hình khuyến cáo người dân chủ động phòng chng dịch bệnh.

- Tổ chức gặp gỡ định kỳ, đột xuất, tập hun cho các phóng viên Báo, Đài về các bệnh truyền nhiễm gây dịch và các thông điệp phòng chng dịch bệnh. Tuyên truyền về tiêm chủng mở rộng.

- Tổ chức các lễ mít tinh, các bui phát động, tuyên truyền về công tác phòng chng dịch, bệnh.

- Thường xuyên xây dựng, cập nhật các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh, đăng tin trên website của các cơ quan Bộ Y tế.

- Chỉ đạo các địa phương tổ chức các hoạt động truyền thông ngay từ đầu mùa dch và tăng cường truyền thông nguy cơ tại các địa phương có nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

- Tổ chức truyền thông phòng chống dịch bệnh, cung cấp thông tin cho người dân và các cơ quan báo đài, tchức truyền thông với các hình thức tọa đàm, TV spots, Radio spot, trên VTV 1, các đài truyền hình địa phương.

7. Phối hợp liên ngành

- Phi hợp chặt chẽ vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan triển khai các biện pháp phòng chng dịch, kim tra, giám sát các hoạt động tại địa phương, chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao như cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), MERS-CoV, bệnh dại.

- Phối hợp với các Bộ, ngành: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan đã tăng cường các hoạt động liên ngành kiểm tra, qun lý việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc trên thị trường.

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công tác vệ sinh phòng bệnh trong các cơ sgiáo dục.

- Phối hợp chặt chvới các Bộ: Ngoại giao, Công an, Thông tin Truyền thông, Lao động Thương binh và Xã hội, Quốc phòng trong công tác tuyên truyền và trin khai các hoạt động phòng chng MERS-CoV.

- Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành: Bộ Công an, Bộ Quc phòng, Bộ Giao thông vn tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sn Hồ Chí Minh, Hội Nông dân để thực hiện công tác phòng chống st xuất huyết.

- Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đánh giá kết quthực hiện Điều lệ Y tế quc tế tại Việt Nam thông qua sử dụng bộ công cụ ca WHO.

- Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan đi khảo sát, thẩm định việc nâng cp ca khẩu tại tỉnh Lạng Sơn.

- Chỉ đạo, phi hợp với các đơn vị chia sẻ thông tin dịch bệnh với Lào và Căm Pu Chia tại 14 cặp cửa khẩu.

- Phi hợp chặt chẽ vi Cục Hàng không trong việc phi hợp với các cơ quan chuyên ngành tại các cảng hàng không trong việc phi hợp, xử lý hoạt động xuất nhập khu, xut nhập cảnh qua đường hàng không.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai cơ chế “Một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đen xa vn và “Hải quan một cửatại các ca khẩu quc tế đường bin; tham gia các đoàn công tác liên ngành về đánh giá việc nâng cấp các cửa khẩu và việc triển khai thực hiện các hoạt động phối hp liên ngành tại cửa khu.

- Phi hợp với Ủy ban biên giới và các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện việc khảo sát nhm nâng cấp các cặp cửa khẩu đường bộ với 3 nước Trung Quốc, Lào, Căm Pu Chia.

- Chỉ đạo các địa phương tăng cường việc phối hợp liên ngành tại các cửa khẩu, xây dựng các biên bản phi hợp liên ngành đtạo điều kiện thun lợi cho việc triển khai các hoạt động kim dịch y tế.

8. Hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học

- Tchức hội nghị quc tế về bệnh truyền nhiễm nguy him và mới nổi khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

- Phi hợp với Đầu mối thực hiện Điều lệ y tế quốc tế của các nước chia sẻ thông tin dịch bệnh, đặc biệt là các bnh nguy him và mới ni: Ebola, cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), cúm A(H5N6), MERS-CoV.

- Thực hiện việc chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh giữa các cặp tỉnh của 14 tnh có chung đường biên giới giữa Việt Nam - Lào - Căm pu chia nhm chủ động trin khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh lan truyền qua biên giới.

- Hợp tác vi WHO, USCDC, FAO, UNICEF, USAID, ADB, WB, PATH và các tổ chc quốc tế khác đ huy động các nguồn lực và kỹ thuật cho phòng chống bệnh truyền nhiễm, nâng cao năng lực cán bộ, hệ thống kiểm dịch y tế.

- Trin khai hoạt động hợp tác với WHO và UNDP về mô hình cảnh báo sớm sốt xuất huyết.

- Nghiên cu khoa học đtài cấp cơ s đánh giá việc triển khai Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

- Triển khai các hoạt động Dự án An ninh y tế khu vực tiểu vùng Mê Kông. Triển khai thực hiện dự án hợp tác quốc tế (GHS, ADB, FETP, WHO, ...).

- Tiếp tục thực hiện một số hoạt động phối hợp thông qua cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN về din tập, xây dựng các hướng dẫn chung về điều tra dịch, điều tra người tiếp xúc, ...

9. Công tác cải cách hành chính, Ứng dụng CNTT

- Đy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện phn mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm triển khai tại 63/63 tỉnh, thành ph.

- Trin khai đánh giá việc thông tin, báo cáo bằng phần mềm trực tuyến theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về Hướng dn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

- Tiếp tục hoàn thiện kho dliệu bệnh truyền nhiễm và bảng điều khin thông tin dịch tễ với nguồn thông tin từ phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện hiển thị trực quan các bảng, biu đồ, bản đồ dịch tễ và triển khai mở rộng kho dữ liệu bệnh truyền nhim tích hợp phần mềm quản lý tiêm chủng. Tiếp tục phối hợp với các đi tác phát triển đ đxuất trin khai gii pháp thí điểm đường dây nóng ghi nhận thông tin dịch bệnh truyền nhiễm, hệ thng truyền thông qua màn hình s.

10. Công tác hậu cần, đầu tư tài chính

- Bộ Y tế xây dựng, triển khai kế hoạch kinh phí sử dụng các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các tchức trong và ngoài nước cho công tác phòng, chng dịch bệnh.

- Bộ y tế đề xuất danh mục dự trữ quốc gia và xây dựng danh mục dự trcủa ngành Y tế để chđộng đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch đm bảo nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các Chương trình mục tiêu Y tế quc gia tại các tỉnh, thành phố.

- Khảo sát, đánh giá và xây dựng Hướng dẫn dự trữ các mặt hàng phục vụ công tác chống dịch khẩn cp.

- Cập nhật, kiểm tra số lượng vật tư, hóa chất tồn kho, cp phát cho các đơn vị theo đề nghị, đồng thời, theo dõi tiến độ tiếp nhận vật tư, hóa chất, trang thiết bị phòng, chng dịch tại địa phương.

- Cấp vật tư, hóa chất, trang thiết bị kịp thời cho các tnh, thành phố trin khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

11. Đánh giá kết quả hoạt động phòng, chng dch bệnh truyền nhiễm

Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2019

Kết quả năm 2019

So vi kế hoạch

1. MERS-CoV

Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng

Không ghi nhận trường hp mc

Đạt

2. Cúm A (H7N9):

Giám sát phát hiện sm, xử lý kp thời không để dịch bệnh bùng phát.

Không ghi nhận trường hp mc

Đạt

3. Cúm A (H5N1):

Giám sát phát hiện sớm, xlý kịp thi ổ dịch; không để dch bệnh bùng phát, lan rộng.

Không ghi nhận trường hợp mc

Đạt

4. Bệnh tả:

Giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.

Không có trường hợp mc

Đạt

5. Bệnh tay chân miệng

- Tỷ lệ mc: < 100/100.000 dân.

- Tỷ lệ chết/mắc: < 0,05%.

 

- 106/100.000 dân

- 0,0001%

 

Không đạt

Đạt

6. Bệnh st xuất huyết:

- Không đdịch bệnh lớn xảy ra.

- Tỷ l mc: < 120/100.000 dân.

- Tỷ lệ chết/mc: < 0,09%.

 

- Không có dịch ln

- 330/100.000 dân

- 0,016%

 

Đạt

Không đt

Đạt

7. Bệnh sốt rét:

- Không để dịch bệnh lớn xy ra.

- Tlệ mắc: < 22/100.000 dân.

- T ltử vong: ≤0,02/100.000 dân.

 

- Không xảy ra dch.

- 6/100.000 dân

- 0/100.000 dân

 

Đạt

8. Bệnh dại:

Khống chế ≤ 80 trường hợp t vong.

77 tvong (0,08/100.000 dân)

Đạt

10. Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chng mrộng:

- Bệnh si:

+ Không để dịch bệnh lớn xảy ra.

+ Tỷ lmắc: < 7,5/100.000 dân.

+ Tỷ lệ tử vong: < 0,09%.

 

 

- Không có dịch lớn

- 38/100.000 dân

- 0,01/100.000 dân

 

 

Đạt

Không đạt

Đạt

- Bệnh bạch hầu, ho gà giảm 5% so với trung bình giai đoạn 5 năm 2010 - 2015.

- Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

- Tlệ mc bạch hầu 0,07/100.000 dân.

- Tlệ mắc ho gà 1,19/100.000 dân

Không đạt

Đạt

11. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành khác:

Giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để gia tăng s mc và xy ra dịch bnh.

 

Không có dịch bệnh ln xảy ra

 

Đạt

III. KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI

- Trên thế giới và khu vực, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, luôn có nguy cơ bùng phát bệnh dịch, bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chng tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là các bệnh dịch nguy hiểm, dịch bệnh cúm A(H7N9), MERS-CoV, st vàng ... chưa khng chế được triệt để; một sbệnh trước đây đã được khống chế nhưng hiện gia tăng trở lại ở nhiều quốc gia trong khu vực như bệnh tay chân miệng, sốt xut huyết, bại liệt, si. Trong đó có những quốc gia có chung đường biên giới và một squốc gia có nhiều hoạt động giao lưu thương mại với nước ta.

- Tại Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn không để một số dịch bệnh nguy hiểm mới ni xâm nhập như cúm A(H7N9), MERS - CoV, sốt vàng ... góp phn rất lớn vào việc n định an sinh xã hội trong bối cảnh giao lưu du lịch, thương mại giữa các nước trên thế giới ngày càng gia tăng. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành tại Việt Nam như tay chân miệng, viêm não vi rút ..., tuy đã được kiểm soát và có smắc giảm so vi năm 2018 nhưng vẫn có nguy cơ lây lan, bùng phát nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch một cách triệt đ.

- Các bệnh dịch chủ yếu do vi rút (tay chân miệng, sốt xut huyết...), không có thuốc điều trị đặc hiệu, một sbệnh chưa có vc xin dự phòng, các biện pháp phòng chống dịch chyếu là các biện pháp không đặc hiệu, tuy đã được kiểm soát và có smắc giảm nhưng vn luôn tiềm n nguy cơ lây lan, bùng phát. Các bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, loại trừ tại Việt Nam như dịch hạch, bại liệt luôn có nguy cơ tái xâm nhập.

- Sự biến đổi khí hậu, biến động về dân cư, đô thị hóa, đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận ln dân cư chưa được tt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh mới phát sinh, cũng như các dịch bệnh đã được khng chế nay xut hiện trlại.

- Một số địa phương chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp đi với công tác phòng chng dịch, chưa thấy được sự cần thiết và tính cấp bách của công tác phòng, chống dịch bệnh, coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ của ngành y tế, các Ban ngành đoàn thể chưa tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh.

- Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chng dịch bệnh tại cộng đồng; bệnh dại còn ghi nhận nhiều trường hợp t vong do người dân không chđộng, tự giác đi tiêm phòng vắc xin dại; có thói quen, tập quán ăn ung không đảm bảo vệ sinh (ăn tiết canh sống gây bệnh liên cu lợn).

- Bùng nổ dân số, đô thị hóa, biến đi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự giao lưu rộng rãi của người dân, hậu qucủa thiên tai, lụt bão đang tác động tiêu cực ti các hoạt động y tế dự phòng, có thể làm phát sinh, phát triển dịch bệnh.

- Hoạt động cung ứng vắc xin trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân từ các nhà sản xuất chưa đáp ứng, cung ứng chậm để đảm bảo triển khai thực hiện theo kế hoạch.

- Việc qun lý đối tượng tiêm chủng dịch vụ và tiêm chng mở rộng khó khăn do không tách hoặc cập nhật được các đối tượng trong tiêm chủng mrộng sdụng vắc xin tiêm chủng dịch vụ, không qun lý được hết các đối tượng vãng lai, di biến động. Tại một số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa quản lý được hết các đi tượng, tỷ lệ tiêm chủng còn thp quy mô cấp xã.

- Việc triển khai hoạt động kiểm dịch y tế đối với người còn gặp khó khăn do các nguyên nhân chính như: điều kiện cơ sở làm việc còn nhiều hạn chế và phòng cách ly, các trang thiết bị phục vụ khám, phát hiện các triệu chứng liên quan tới các bệnh dịch chưa được trang bị hoặc còn thiếu và đặc biệt là bác sĩ tại các cửa khẩu còn thiếu. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng chng dịch bệnh, kiểm dịch, tiêm chủng không n định, có nhiều trường hợp luân chuyển, kiêm nhiệm công tác, nhân lực còn thiếu và yếu nhiều nơi.

- Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia liên tục bị cắt giảm, kinh phí btrí cho công tác phòng, chng dịch tại địa phương hạn chế, nhiều địa phương không btrí hoặc b trí chậm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

IV. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2020

TT

Tên bnh

Dự báo dịch bệnh 2020

Cơ sở ước tính, dự báo

Thế gii

Trong nước

Tác nhân

Đường dây

Miễn dịch cộng đồng

Vắc xin, biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

Yếu t nguy cơ

1

2

3

4

5

6

7

1

Bệnh viêm phổi cấp do vi rút corona (ở Trung Quc)

Nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam.

Tính đến ngày 15/01/2020 tại thành phVũ Hán, tnh H Bc, Trung Quốc đã ghi nhận 59 trường hợp mắc, 07 trường hợp nặng, 01 trường hợp tử vong.

Chưa ghi nhận trưng hợp mắc.

Vi rút mới thuộc họ corona (nCoV).

Thường lây qua đường hô hấp.

Chưa có min dịch cộng đồng.

Chưa có vc xin, thuốc điều trị đặc hiệu

Người nhập cnh từ vùng có dịch.

2

Ebola

Nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam

Tiếp tục ghi nhận tại các nưc khu vực châu Phi

Chưa ghi nhận trường hợp mắc

Một týp vi rút gây bệnh

Qua tiếp xúc

Chưa có miễn dịch cộng đồng.

Chưa có vc xin, thuốc điều trị đc hiệu.

Người nhập cảnh từ vùng có dịch

3

MERS-CoV

Nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam

Tiếp tục ghi nhận tại các nước khu vực Trung Đông.

Chưa ghi nhận trường hợp mắc

Một týp vi rút gây bệnh

Qua tiếp xúc

Chưa có min dịch cộng đồng.

Chưa có vc xin, thuc điều trị đặc hiệu.

Người nhập cnh từ vùng có dịch

4

Cúm gia cầm độc lực cao gây bệnh cho người

Trong nhng tháng mùa đông - xuân và mùa lễ hội, có nguy cơ xuất hiện cúm A(H7N9) xâm nhập; dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên các đàn gia cm tại một số tnh, thành ph, nguy lây bệnh cho người.

Dịch bnh cúm A(H7N9) tại Trung Quc gia tăng qua hàng năm gn đây cả về quy mô và phạm vi.

Tiếp tục ghi nhn cúm A(H5N1) tại Ai Cập, Indonesia.

Không ghi nhận trường hợp mc cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), cúm A(H7N9) trên người. Tuy nhiên vẫn ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên các dàn gia cầm tại một stỉnh, TP.

Có nguy cơ biến chng và tái thợp

Từ gia cm sang người

Chưa có miễn dịch cúm A(H7N9) và cúm A(H5N6) trong cộng đồng do chưa có trường hợp mắc.

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chưa có vắc xin sdụng Việt Nam.

Chưa kiểm soát được dịch bệnh trên gia cầm.

Xảy ra dịch cúm trên gia cầm.

Thói quen sử dụng, tiếp xúc với gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh.

Giao lưu vi vùng có dch.

5

Tả

Có nguy cơ xâm nhập từ các quc gia lưu hành dịch bệnh

Dịch tả tiếp tục ghi nhận với s mc cao một số quốc gia Châu Phi.

Năm 2007-2011 liên tục ghi nhn trường hợp bệnh, t năm 2012 đến nay không ghi nhận trưng hợp mc.

Có hai týp gây bệnh ch yếu tại Việt Nam là Ogawa và Inaba.

Đường tiêu hóa, thông qua thực phẩm và nguồn nước nhiễm bn

Thời gian tồn lại miễn dịch ngn.

Có vắc xin, hiệu lc bảo vệ thấp 70%, min dịch tồn tại ngn 6 tháng. Có kháng sinh đặc hiệu.

Quản lý nước sinh hoạt, phân chưa tốt. Không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tập quán ăn, uống mất vệ sinh của một sbộ phận dân cư.

6

Tay chân miệng

Lưu hành, gia tăng cục bộ tại một số tnh, thành phố trọng điểm. Tỷ lệ tử vong duy trì ở mức thp so với các nưc trong khu vực.

Trong những năm gần đây, các nưc trong khu vực tiếp tục ghi nhận tỷ lệ mắc cao.

Từ năm 2005 - 2016 dịch bệnh xuất hiện rải rác và lưu hành rộng, Năm 2018-2019 ghi nhn sự gia ng cục bộ tại một s tnh, TP.

Nhiều týp vi rút. Tlệ người lành mang trùng 71% các dịch, thi gian thải trùng dài ti 6 tuần.

Đường tu hóa, thông qua thực phm và tiếp xúc với vt dụng nhiễm bẩn.

Không có miễn dịch chéo.

Tỷ lệ mc cao trdưới 5 tuổi.

Chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.

Chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.

Mm bệnh lưu hành rộng rãi trong cộng đng.

Thói quen rửa tay hợp vệ sinh thấp.

Tỷ lệ người lớn, người chăm sóc trẻ mang trùng cao.

7

St xuất huyết

Lưu hành cao, có tính chu kỳ, nguy cơ lưu hành cao ở các tnh miền Nam, miền Trung, Tây nguyên, đồng bằng, trung du Bắc bộ.

Các nước trong khu vực, nhiều quốc gia trên thế gii tiếp tục ghi nhận với tỷ lệ mắc cao.

Trong giai đoạn 2001 - 2012 tỷ lệ mc ở mức cao. Năm 2013, 2014 giảm xuống, gia ng năm 2017 - 2019.

Có 4 týp gây bệnh D1, D2, D3, D4. (ch yếu vẫn là D1, D2)

Do muỗi truyền

Miễn dịch bền vững theo týp, không có min dịch chéo.

Chưa có vc xin.

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tích trữ nưc sinh hoạt. Mưa nhiều, nhiệt độ tăng.

Đô thị hóa mạnh tạo các bọ gậy nguồn, Di cư nhiều.

Vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại.

8

Zika

Bệnh lưu hành tại Việt Nam, ghi nhận rải rác tại 1 số tỉnh, thành phkhu vực phía Nam.

Dch bệnh tiếp tục lan truyền tại tất ccác khu vực trên thế gii.

Đã ghi nhận tại khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Ngun.

Có liên hệ mật thiết với chng vi rút Zika châu Á.

Do muỗi truyền Ades

Chưa có min dịch.

Chưa có vc xin, thuốc điều trị đặc hiệu

Giống bệnh st xuất huyết

9

Si

Bệnh lưu hành tại Việt Nam, vẫn tiềm n nguy cơ xảy ra các dịch tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, nơi có t l tiêm chng thấp

Bệnh dịch ghi nhận tại 178/194 quốc gia và vùng lãnh th, tập trung tại khu vực Tây Thái Bình Dương, châu Phi.

Bệnh lưu hành rộng trên cc. Chu kỳ bùng phát dịch 4-5 năm, đợt gần nhất năm 2014 dịch bệnh bùng phát tại 63/63 tnh, thành ph.

Một týp vi rút gây bệnh

Đường hô hp

Min dịch bn vững

Có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tỷ lệ tiêm chủng thp tại tại các xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, vùng đng bào dân tộc ít người sinh sng. Giao lưu đi, lại gia tăng giữa các khu vực.

10

St rét

Nguy cơ rải rác tại một s tnh min Nam, Tây Nguyên, miền Trung, miền núi phía Bc. Nguy cơ ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc có thể lan rộng.

Các nước trong khu vực, thế giới tiếp lục ghi nhận với tỷ lệ mc cao.

Trong giai đoạn 2015 - 2019 tỷ lệ mc và tvong liên tục giảm, khu trú ở min Nam, Trung. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các tnh miền Trung - Tây nguyên

Có 2 loài gây bệnh chyếu: vivax và falciparum. Tỷ l Ký sinh trùng kháng thuốc cao. Không có min dịch chéo

Do muỗi truyền

Miễn dịch không bn vững.

Chưa có vắc xin.

Di cư tự do.

Người dân các tnh miền núi đi làm rng và nương rẫy nhiều.

Mưa nhiều, nhiệt độ ng.

Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc

11

Dại

Nguy cơ xảy ra dịch ri rác tại một s tnh trung du và miền núi phía Bắc, nguy cơ gia tăng s mc và số tử vong.

Hàng năm ghi nhận các trưng hợp mc tại các quốc gia như Trung Quc, Philippines, Thái Lan, Lào, Campuchia

Tỷ lệ chết/mc cao. Hàng năm có số tử vong cao nhất trong các bệnh truyn nhiễm lưu hành.

Một týp vi rút gây bệnh

Ch yếu lây qua da btổn thương như vết cn, cào, xước và niêm mạc

Min dịch bền vững sau tiêm vc xin phòng bệnh dại đy đ. Tlệ miễn dịch trong quần thể thấp.

Có vắc xin phòng bệnh. Không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Lưu hành cao trên đàn chó, mèo, chưa được kim soát. Tlệ tiêm phòng chó, mèo thấp.

Ý thức chưa cao v tiêm vc xin khi bị chó nghi dại cn.

12

Bệnh viêm gan vi rút

Các bệnh viêm gan do vi rút có tỷ lệ lưu hành cao trong cộng đồng.

Tlệ mắc cao viêm gan vi rút B, có các vụ dịch nh viêm gan vi rút C, viêm gan vi rút A. Số lượng tvong do viêm gan vi rút cao.

Tlệ mc nhiễm vi rút viêm gan B cao, xuất hiện dịch viêm gan vi rút A

Týp A, B, C, D, E

Máu, tiêu hóa

Min dịch bền vững

Có vc xin phòng viêm gan vi rút A, B

Tlệ lưu hành cao

Tỷ lệ người tiêm vc xin thấp

Tlệ tiêm trsơ sinh thấp và gián đoạn tiêm

13

Bệnh than, leptospira, liên cu lợn ở người; các bệnh do Hanta vi rút.

Bệnh xảy ra rải rác và số mc có thể ng lên.

Bệnh xuất hiện nhiều quc gia trên thế gii và các nước trong khu vực

Bệnh vẫn ghi nhận trên động vật tại các tỉnh có nguy cơ cao là khu vực miền núi, miền Trung, miền Nam.

 

Qua ăn uống hoặc tiếp xúc.

Miễn dịch trong cộng đồng có tlệ thấp hoặc không có miễn dịch.

Chưa có vc xin phòng bệnh.

Chăn nuôi chưa được quản lý tt làm tăng nguy cơ lây nhim.

Tập quán chăn nuôi, giết mổ không hợp vệ sinh.

Thói quen ăn ung không đảm bảo vệ sinh.

14

Các bệnh thuộc Chương trình Tiêm chng mở rộng

Nguy cơ tn phát các trường hợp mc bệnh như ho gà, bạch hầu

Ghi nhận ri rác ở một squốc gia trên thế giới.

Ghi nhận trường hợp mc bệnh ho gà, bạch hầu, sởi rải rác ở một số tnh.

Các chủng gây bệnh đã được xác đnh cho từng bệnh.

Đường lây truyền đã xác định rõ cho từng bệnh.

Miễn dịch bền vững. Tlệ min dịch cao trong quần thể.

Có kế hoạch chủ động tiêm vắc xin hàng năm và nâng cao tỷ lệ tiêm chng.

Có nguy cơ xâm nhập từ các nước có tỷ lệ mắc cao.

Tỷ lệ tm vc xin không được duy trì. Có thi gian ngừng tiêm cho tr sơ sinh

 

Phần thứ hai. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2020

 

I. MỤC TIÊU CHUNG

Giảm 5-10% tỷ lệ mc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2015-2019. Khống chế kịp thi, không để dịch bệnh bùng phát, góp phn bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyn nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm không để xâm nhập vào Việt Nam.

2. Bo đảm công tác phân tuyến điều trị giảm quá tải bệnh viện tuyến cuối, thu dung, cấp cứu, điều trị kp thời các trường hp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, biến chứng.

3. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng chống dịch bệnh.

4. Bo đảm hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, kim tra, giám sát các hoạt động tại địa phương.

5. Tăng cường hp tác liên ngành và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm dịch y tế và vai trò của Cơ quan Đu mi thực hiện IHR tại Việt Nam.

6. Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, nguồn lực, sn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống vdịch bệnh tại các tuyến.

III. CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH

1. Xây dựng văn bản pháp quy, hướng dẫn chuyên môn

- Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, trình dự thảo Luật dự phòng và kiểm soát bệnh tật.

- Hoàn thiện và trình Thtướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR 2005) tại Việt Nam.

- Xây dựng Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn đi với cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế tại cửa khẩu.

- Xây dựng Thông tư quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của hội đồng tư vn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình s dng vc xin.

- Xây dựng Kế hoạch Phòng chống đại dịch cúm ở người.

- Xây dựng Kế hoạch dự phòng đáp ứng với các nguy cơ y tế công cộng ưu tiên của quc gia.

- Xây dựng Kế hoạch phòng chống viêm gan vi rút giai đoạn 2020-2025.

- Xây dng Kế hoạch phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2021-2025.

- Cập nhật hướng dẫn vận hành Trung tâm đáp ứng khẩn cp với sự kiện Y tế công cộng Trung ương.

- Xây dựng hướng dẫn thiết lập và vận hành Trung tâm đáp ứng khẩn cp với sự kiện Y tế công cộng.

- Xây dựng quy trình thực hành chuẩn cho các hoạt động vận hành của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Trung ương.

- Xây dựng quy chế sử dụng kho dliệu bệnh truyền nhiễm và bảng theo dõi thông tin dịch bệnh.

- Xây dựng Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm năm 2019.

- Xây dựng tài liệu Hưng dẫn giám sát, xử lý vệ sinh tàu bay, tàu thuyền.

- Xây dựng tài liệu Hướng dn về đánh giá nguy cơ tại Việt Nam.

- Xây dựng Hướng dn giám sát viêm gan vit.

- Xây dựng Hướng dn giám sát viêm phổi nặng do vi rút (SVP).

- Cập nhật Hướng dẫn giám sát và phòng chng bệnh tay chân miệng.

- Xây dựng Hướng dn giám sát và xử lý ổ dịch liên ngành y tế - nông nghiệp đi với 5 bệnh: cúm gia cm, dại, than, liên cầu lợn, xoắn khuẩn vàng da.

- Cập nhật hưng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C.

- Cập nhật hướng dn chẩn đoán, điều trị một số bệnh ký sinh trùng.

2. Chỉ tiêu chuyên môn

- 100% bệnh, dịch bệnh mi phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời.

- 100% đối tượng kim dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và x lý y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh xâm nhập qua cửa khẩu.

- 100% cán bộ làm công tác thng kê báo cáo bệnh truyền nhim được tập huấn v giám sát, công tác thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, nâng cao cht lượng và hướng dẫn sử dụng báo cáo bng phần mềm qua mạng internet.

- 100 % hành khách xuất, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, phát hiện kịp thời các trường hợp mc bệnh truyền nhiễm để t chc quản lý, cách ly.

3. Chỉ tiêu cụ thđối vi một số bệnh truyền nhiễm

3.1. Bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9)

- Không để dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam.

3.2. Bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6)

- 100% ổ dịch được phát hiện, xlý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.

3.3. Bệnh viêm phổi cấp do vi rut corona (ở Trung Quốc)

- 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để dịch bnh bùng phát trong cộng đng.

3.4. Bệnh st xuất huyết

- Không đdịch bệnh lớn xảy ra.

- Tỷ lệ mắc: < 150/100.000 dân.

- Tỷ lệ chết/mc: < 0,09%.

3.5. Bệnh st rét

- Không để dịch bệnh lớn xảy ra.

- Tỷ lệ mắc: < 19/100.000 dân.

- Tỷ lệ t vong: 0,02/100.000 dân.

3.6. Bệnh dại:

- Khống chế ≤ 77 trường hợp tử vong.

3.7. Bệnh tay chân miệng

- Tỷ lệ mc: < 100/100.000 dân.

- Tỷ lệ tử vong: < 0,05%.

3.8. Bệnh tả, lỵ trực trùng

- 100% dịch dược phát hiện, xlý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.

4. Một số bnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng

4.1. Duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.

4.2. Tlệ tiêm vắc xin trong Chương trình tiêm chng mở rộng đạt 95% quy mô xã, phường.

4.3. Bệnh si, rubella

- Tỷ lệ mc: < 40/100.000 dân.

- Tỷ lệ t vong: < 0,1%.

4.4. Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật bản B và các bệnh truyền nhim thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng khác: giảm 5% so với trung bình giai đoạn 5 năm 2011 - 2015.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tổ chc, chỉ đạo điều hành

- Củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng chống dịch từ Trung ương đến địa phương, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức về giám sát và phòng, chng dịch bệnh đđáp ứng được yêu cu nhiệm vụ.

- Củng cố, duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cp để nâng cao cht lượng, hiệu quả và chủ động trong phòng chng bệnh dịch, kịp thời chđạo triển khai công tác phòng, chng và ứng phó khi dịch bệnh xảy ra trên địa phương.

- Tăng cường trách nhiệm của y ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, sớm phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, cp và bổ sung kinh phí cho công tác phòng chng dịch bệnh và các Chương trình mục tiêu y tế.

- Bộ Y tế tham mưu kịp thời cho Thủ tướng Chính phủ; S Y tế kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân chđạo công tác phòng chng dịch, không đdịch bệnh bùng phát, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm và mới ni (cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), MERS-CoV, Ebola...)

- Tăng cường chỉ đạo công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đi hành vi của cộng đng tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Tăng cường chđạo việc thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhim theo Thông tư s54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, đặc biệt tại các cơ s khám, chữa bệnh.

- Củng cviệc giao ban trực tuyến hàng tuần, cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh kịp thời và chính xác cho các đơn vị trong hệ thống.

- Tăng cường chỉ đạo giám sát, kiểm tra, đôn đc và htrợ tuyến dưới. Tổ chức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thống kê báo cáo, mở rộng triển khai sử dụng hệ thng báo cáo điện tử cho tt cả các tuyến.

- Rà soát và nâng cao chất lượng xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng.

- Tăng cường xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động các tchức chính trị, chính trị - xã hội và người n và cùng với cơ quan quản lý nhm phát huy được hiệu quả cao nht.

- Trin khai xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

- Triển khai kiểm tra, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

2. Chuyên môn kỹ thuật

2.7. Công tác kiểm soát bệnh truyn nhim

- Chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình hình dịch bệnh và kịp thời thông báo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp chủ động ng phó, không để các dịch bệnh bùng phát, hạn chế tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh dịch.

- Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng chng dịch bệnh; kế hoạch giám sát trọng điểm dịch (cúm, SARI, SVP, sốt xuất huyết, tay chân miệng, st rét, viêm gan vi rút, viêm não Nhật Bản, dịch hạch) nhm cung cp chính xác, kịp thời, đầy đcác thông tin cn thiết về dịch tễ học, vi khuẩn học và các yếu tố liên quan làm cơ slập kế hoạch dự phòng và khng chế dịch bệnh chủ động; Chương trình cộng đng chung tay phòng chống dịch bệnh, kế hoạch các hoạt động phòng chống dịch, bệnh thuộc Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia; kế hoạch phòng chng dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội và các sự kiện chính trị xã hội, thiên tai, bão lụt.

- Tăng cường và mở rộng triển khai giám sát dựa vào sự kiện (EBS) lồng ghép với hệ thống giám sát thường xuyên (giám sát dựa vào chsố).

- Duy trì hoạt động Trung tâm đáp ứng khẩn cp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam (PHEOC) tại Bộ Y tế, Văn phòng đáp ứng khn cp với sự kiện Y tế công cộng tại các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur kịp thời ứng phó với các vấn đề dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi, xây dựng kế hoạch đáp ứng theo từng tình huống dịch bệnh. Tiếp tục xây dựng hệ thống EOC các tuyến khu vực, tnh thành ph.

- Thiết lập và vận hành Đội đáp ứng nhanh tại các tuyến có đủ năng lực và trang thiết bị sn sàng thực hiện xử lý dịch, htrợ tuyến trước khi có dịch bệnh xảy ra.

- Thường xuyên đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình dịch bệnh; kiện toàn, đy mạnh hoạt động Văn phòng đáp ng tình hung khẩn cấp phòng chống dịch bệnh nhm tăng cường sự điều phi, chia sẻ thông tin và huy động các ngun lực trong công tác giám sát, đáp ng dịch bệnh truyn nhim.

- Đẩy mạnh công tác chủ động đáp ứng bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dn giám sát và đáp ng với bệnh, dịch bệnh truyền nhim; công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư s 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 và báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế biên giới trên phạm vi toàn quc theo Thông tư s28/2019/TT-BYT ngày 28/10/2019 của Bộ trưng Bộ Y tế.

2.2. Chương trình đào tạo về dịch thọc thực địa (FETP) Việt Nam

Đẩy mạnh Chương trình đào tạo vdịch thọc thực địa (FETP) Việt Nam với mục tiêu tăng cường năng lực của y tế dự phòng Việt Nam nhm đáp ứng nhanh, xử lý kịp thời các dịch bệnh, nhanh chóng kiểm soát bệnh dịch và giải quyết các vấn đề y tế công cộng góp phần nâng cao sc khỏe của người dân thông qua việc triển khai thực hiện đào tạo cán bộ có chất lượng.

2.3. Công tác kiểm dịch y tế

- Tăng cường công tác giám sát, khai báo phòng chng bệnh truyền nhiễm tại các cửa khu; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới về MERS-CoV, cúm A(H7N9), sốt vàng, chđộng đề xut các biện pháp đáp ứng phù hợp.

- Tăng cường việc phối hợp liên ngành tại các cửa khu, xây dựng các bn bn phối hợp liên ngành để tạo điều kiện thun lợi cho việc triển khai các hoạt động kiểm dịch y tế.

- Tiếp tục phối hp với các Bộ, ngành liên quan triển khai cơ chế “Một cửa, một ln dừng” tại cặp cửa khu Lao Bảo - Đen xa vn và “Hải quan một cửa” tại các cửa khẩu quốc tế đường bin; tham gia các đoàn công tác liên ngành về đánh giá việc nâng cấp các cửa khẩu và việc triển khai thc hiện các hoạt động phi hợp liên ngành tại ca khẩu.

- Chỉ đạo địa phương thực hiện giám sát chặt chẽ tại cửa khu và thực hiện nghị định số 89/2018/NĐ-CP.

- Xây dựng hướng dẫn chuyên môn về quy trình kim dịch tại các cửa khẩu phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật; xây dng dự tho nội dung tiêu chí kiểm dịch viên y tế. Tổ chức cấp thẻ cho kim dch viên y tế tại các địa phương.

2.4. Công tác đầu mối IHR

Thực hiện tốt vai trò Cơ quan Đầu mi IHR, phi hợp với WHO tổ chức đánh giá độc lập việc thực hiện IHR tại Việt Nam, kết quả Việt Nam đã triển khai đcác lĩnh vực kthuật, đảm bảo năng lực thực hiện IHR được WHO đánh giá cao.

2.5. Công tác tiêm chủng và an toàn sinh học

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các hưng dẫn chuyên môn, các văn bản chỉ đạo của Chính ph, Bộ Y tế về đảm bo an toàn tiêm chủng, tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao tlệ tiêm; đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.

- Xây dựng các Đề án tăng cường công tác tiêm chủng, tăng slượng vc xin trong tm chủng.

- Triển khai các hoạt động về an toàn sinh học và xét nghiệm theo Kế hoạch Nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm bệnh truyền nhiễm thuộc Y tế dự phòng năm 2020.

- Đm bảo an toàn tiêm chng, nâng cao ttệ tiêm vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mrộng; tăng cường tiếp cận tiêm chng dịch vụ phòng bệnh truyền nhiễm.

- Thực hiện tt chương trình tiêm chủng mrộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chc tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mrộng, đặc biệt tại các xã, phường vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng có dân tộc thiểu s sinh sng, các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ schăm sóc tập trung tự nguyện bảo đảm tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong tiêm chủng mrộng đạt ít nht 95% quy mô xã, phường trên phạm vi toàn quc.

- Theo dõi, giám sát, tổng hp, thực hiện việc chia sẻ thông tin, phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm. Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin về các trường hợp tai biến nặng sau tiêm theo đúng quy định NRA.

- Triển khai kế hoạch tm vc xin cúm mùa cho nhân viên y tế trong năm 2020 theo Quyết định số 2893/QĐ-BYT ngày 11/5/2018 của Bộ Y tế; Kế hoạch truyền thông về tiêm chủng, kế hoạch tiếp nhận, vận chuyển bảo quản và sử dụng vc xin phòng chống đại dịch cúm.

- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống phòng xét nghiệm tham chiếu quốc gia.

- Tổ chức thẩm định cấp mới và cp lại giấy chứng nhận phòng xét nghiệm an toàn sinh học cp III cho 05 đơn vị.

2.6. Phát triển và quản lý cơ sở dữ liệu hệ thng

- Tổ chức thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm qua phần mềm theo quy định Thông tư 54/2015/TT-BYT.

- Tổ chc thực hiện thông tin báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư s 28/2019/TT-BYT ngày 28/10/2019.

- Quản lý thông tin tiêm chng thông qua phần mềm báo cáo tiêm chủng.

- Xây dựng kho dữ liệu bệnh truyền nhiễm và bảng điều khiển thông tin dịch t; tích hp cơ sdữ liệu (phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm, thông tin tiêm chủng, kim dịch y tế, thời tiết...) hiển thị trực quan các bảng, biểu đồ, bản đdịch tễ và triển khai mrộng kho dliệu bệnh truyền nhiễm tích hợp phần mềm qun lý tiêm chủng. Tiếp tục phi hợp với các đối tác phát triển để đề xuất triển khai giải pháp thí điểm đường dây nóng ghi nhận thông tin dịch bệnh truyền nhiễm, hệ thống truyền thông qua màn hình s.

- Tổ chức các lớp tập huấn sdụng kho dliệu và bảng theo dõi thông tin dịch tễ trong công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh.

2.7. Các giải pháp gim tử vong

- Tổ chức tốt hệ thống cp cứu, điều trị bệnh nhân, sẵn sàng khu vực cách ly, các đội cấp cứu lưu động tăng cường công tác phòng chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám chữa bệnh nhm giảm đến mức ti đa s mc và tử vong.

- Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, phòng lây nhim chéo tại các cơ skhám, chữa bệnh.

- Bổ sung phác đđiều trị một sbệnh truyền nhim gây dịch, phác đchống sc, chống kháng thuốc.

- Tchức các đội cp cu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới. Tập hun về các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân, phòng lây nhiễm.

- Trang bị phương tiện chn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân. Lập đường dây nóng hỗ trợ tuyến dưới. Xây dng quy trình hội chẩn tuyến trên. Đảm bảo an toàn chuyển viện.

- Duy trì các đơn vị tập huấn điều trị bệnh truyền nhiễm tại các bệnh viện tuyến cuối như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bnh vin Nhi đồng 1, Bnh vin Nhi đồng 2, Bnh vin Bnh Nhiệt đi TP. Hồ Chí Minh.

- Xây dựng các thông điệp truyền thông cho người bệnh, người chăm sóc, gia đình người bệnh về phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, một số kiến thức cơ bản về phòng bệnh.

3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Đẩv mạnh công tác truyền thông đến cộng đồng về phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh và tiêm chủng phòng bệnh, đặc biệt đến các nhóm đối tượng nguy cơ (trường học, khu công nghiệp, nhà trọ...).

- Xây dựng mô hình truyền thông số trong chđạo, điều hành, trao đổi thông tin về dịch bệnh và hoạt động giám sát đáp ng giữa các tuyến.

- Xây dựng các tài liệu truyền thông phù hợp với đặc thù tại khu vực cửa khẩu cho các hành khách xuất nhập cảnh.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chđộng ứng phó, xử các tình huống thông tin y tế bt cập, kịp thời cung cấp thông tin bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phi hợp với các cơ quan truyn thông đại chúng, hệ thng thông tin và truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chng dịch bệnh.

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sc khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh, lợi ích tiêm chủng để vận động nhân dân chđộng đưa trẻ đi tiêm chng đầy đủ, đúng lịch, phi hợp và tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

- Tiếp tục tchức các chiến dịch tuyên truyền ra tay bằng xà phòng, chiến dịch vệ sinh môi trường; duy trì thực hiện tốt phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

4. Đầu tư nguồn lực

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phvề tăng đầu tư tài chính cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về phòng, chống dịch.

- Xây dựng dự trữ quốc gia và dự trcủa Bộ Y tế phòng chng dịch bệnh. Rà soát cơ sthuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cp cứu, điều trị bệnh nhân, xây dựng kế hoạch sa chữa, bsung và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Sở Y tế xây dng Kế hoạch Phòng, chng dịch bệnh trình Ủy ban nhân dân tnh, thành phđảm bảo đu tư nguồn lực cho công tác phòng chng dịch bệnh truyền nhiễm.

- Bổ sung slượng cán bộ hiện đang thiếu cho các đơn vị dự phòng các tuyến, đm bảo đủ nhân lực tham gia công tác phòng chng dịch. Tăng cường các hoạt động nâng cao cht lượng ngun nhân lực đthực hiện công tác y tế dự phòng một cách hiệu quả; xây dựng các chính sách thu hút, đãi ngộ, chế độ độc hại và thâm niên nghề nghiệp cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng.

- Thực hiện đầy đvà kịp thời các chế độ, phụ cấp ưu đãi ngh, phụ cấp chng dịch, trực dịch cho cán bộ tham gia chng dịch bệnh.

- Thực hiện các quy định của Điều lệ y tế quốc tế, đảm bảo đáp ng đủ 13 năng lực cơ bản mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

- Xây dựng văn bản hướng dẫn công tác dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng chng dịch khẩn cp tại các đơn vị.

- Theo dõi, chđạo các địa phương, đơn vị đảm bảo hậu cần phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, Đảm bảo kinh phí, hóa cht, trang thiết bị.

5. Phối hợp liên ngành

- Phối hợp chặt chvới các Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Quc phòng, Công an, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan triển khai công tác phòng chng dịch bệnh trên người, bệnh từ động vật lây truyn sang người, phòng chng buôn lậu gia cầm, gia súc, các sản phẩm từ gia cầm, gia súc không rõ ngun gc xuất x; phi hợp giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kim dịch tại các cửa khu.

- Phi hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan để đẩy mạnh các hoạt động phòng chng dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người theo hướng tiếp cận “Một sức khe”.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường năng lực thực hiện Điều lệ Y tế quc tế nhằm chđộng dự phòng, phát hiện, ứng phó với sự kiện y tế công cộng, trong đó có dịch bệnh truyền nhiễm.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan để nghiên cu đề xuất các chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế dự phòng, chính sách v đào tạo, các chế độ bảo hiểm rủi ro và có chế độ bảo vệ sức khỏe đặc thù nghề nghiệp cho cán bộ y tế dự phòng; xây dựng các cơ chế đu tư tài chính đặc thù cho công tác phòng chng dch.

6. Hợp tác quốc tế

- Phi hợp với Bộ Y tế các nước trên thế giới thực hiện Điều lệ y tế quốc tế (IHR) nhm chia sẻ thông tin dịch bệnh, nht là các bệnh nguy hiểm, mới ni.

- Tiếp tục đy mạnh công tác hợp tác quốc tế: Phối hợp với các tổ chc quốc tế như WHO, FAO, UNICEF, USAID, USCDC, ADB, WB, PATH, Unilever, các tchức quốc tế khác để huy động các nguồn lực và kthuật cho phòng chống bệnh truyền nhiễm.

- Xây dng kế hoạch thực hiện IHR/APSED/GHSA tại Việt Nam. Phối hp với các đơn vị liên quan triển khai các cam kết thực hiện vai trò quốc gia đầu mi thực hiện hành động phòng, chng bệnh lây truyền từ động vật sang người (ZDAP).

- Thúc đẩy việc chia sẻ thông tin giữa các cặp tỉnh chung đường biên gii 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

7. Nghiên cứu khoa học

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về dịch thọc của bệnh, c nhân gây bệnh, véc tơ truyền bệnh, vc xin phòng bệnh, dự báo dịch, xây dựng mô hình phòng chống để đề xuất các biện pháp phòng chống phù hợp, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chng dịch bệnh.

8. Công tác kiểm tra, thanh tra

- Tổ chức các đoàn thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chng dịch bệnh, công bố dịch, quản lý sử dụng vc xin trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, kim dịch y tế biên giới tại các tỉnh, thành phtrong phạm vi cả nưc.

- Thường xuyên tchức các đoàn kiểm tra, chđạo, phòng chống dịch bệnh, tập trung vào các dịch bệnh nguy him và mới ni hoặc bệnh lưu hành có số mc, tử vong cao (MERS-CoV, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), tay chân miệng, sốt xut huyết, sởi, dại ...) tại các tỉnh, thành phtrọng điểm.

- Kiểm tra, giám sát, htrợ kỹ thuật cho các bệnh viện về phân tuyến điều trị, phân lung khám bệnh, cách ly, trin khai các giải pháp phòng chng lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

- Phối hợp với ngành thú y và các đơn vị liên quan thành lập các đoàn công tác liên ngành tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tuyến Trung ương

1.1. Cục Y tế dự phòng

- Tham mưu cho Bộ Y tế trong việc chđạo công tác phòng chống dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc.

- Thường xuyên cập nhật, tổng hợp tình hình dch trong nước và quốc tế, thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo Chính ph và các đơn vị liên quan.

- Thường trực về các hoạt động phòng chống dịch, điều phi hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế.

- Trực tiếp chđạo, đôn đc, kiểm tra các địa phương, đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng triển khai các biện pháp phòng, chng dịch bệnh. Chđạo giám sát, phát hiện sớm sự lưu hành của vi rút gây bệnh, các yếu tố nguy cơ, các trường hợp mc bệnh và xử lý triệt để ổ dịch.

- Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin phòng, chng dịch bệnh, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí đáp ng yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Ch trì xây dựng nội dung và phối hợp các đơn vliên quan xây dựng, cung cấp các thông điệp và tài liệu truyn thông vphòng chống dịch, bệnh cho cộng đồng.

- Chđạo xây dựng, bsung và hoàn thiện hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh truyền nhim; tập huấn, cập nhật các thông tin về giám sát, phòng chống dịch bệnh cho cán bộ y tế dự phòng của các tuyến.

- Phối hợp Dự án Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá thực hiện chương trình thuộc Chương trình mục tiêu y tế quc gia đề xuất, triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chng dịch bệnh.

- Chđạo các Trung tâm Y tế dự phòng/ Kiểm soát bệnh tật/ Kiểm dịch Y tế quốc tế tnh, thành ph phi hợp Trung tâm Truyn thông giáo dục sc khe tnh, thành phvà các đơn vị truyền thông tại địa phương thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh.

- Đầu mối Quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, chia sẻ và cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm trong khu vực và trên thế giới.

- Đy mạnh các hoạt động của Văn phòng EOC, kịp thời ng phó với các vấn đề dịch bệnh nguy him và mới ni, các dịch bệnh có số mắc và tử vong cao, xây dựng kế hoạch đáp ứng theo từng tình huống dịch bệnh.

- Đầu mối tchức họp đánh giá nguy cơ và đề xuất các biện pháp phòng chng dịch bệnh phù hợp.

- Tham mưu Bộ Y tế thực hiện việc công bố dịch khi có đủ điều kiện công bố dịch theo quy định của Thtướng Chính phủ.

- Hoàn thiện phần mềm, nâng cao cht lượng hệ thống báo cáo trực tuyến trường hợp bệnh của 43 bệnh truyền nhiễm và qun lý từng đối tượng tiêm chủng tại 63 tnh, thành phtheo quy định tại Thông tư số 54/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Tổ chc các đoàn kiểm tra, giám sát các địa phương, các đơn vị y tế dự phòng trong công tác phòng, chống dch bệnh truyền nhiễm.

1.2. Cục Quản lý Khám, cha bệnh

- Tham mưu cho Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành công tác điều trị bệnh truyền nhiễm.

- Trực tiếp chđạo, đôn đốc tất cả cơ skhám chữa bệnh trong hệ thống điều trị từ Trung ương đến địa phương trong công tác điều trị bệnh truyền nhiễm.

- Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nghiêm việc phân luồng, phân tuyến điều trị bệnh nhân, thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chng lây nhiễm chéo tại các bệnh viện; tổng kết, rút kinh nghiệm về điều tr và các trường hợp tử vong.

- Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin về công tác điều trị bệnh truyền nhiễm, phối hp với các đơn vị liên quan tổ chức cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí đáp ng yêu cu công tác phòng, chng dịch bệnh.

- Chủ trì xây dựng nội dung và phi hợp các đơn vị liên quan xây dựng, cung cấp các thông điệp và tài liệu truyền thông về phòng chng dịch, bệnh tại bệnh viện cho người bệnh, người chăm sóc, gia đình người bệnh,

- Chđạo xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm của bệnh dịch; tập huấn, cập nhật các thông tin vchẩn đoán, phác đồ điều cho cán bộ các bệnh viện tt cả các tuyến.

- Chỉ đạo các Viện, Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện tnh, thành phố chuẩn b đy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cp cứu, khu vực thu dung để sẵn sàng tiếp nhận, cp cu và điều trị bệnh nhân.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra các địa phương, các cơ sở khám, chữa bệnh trong công tác điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm, công tác kim soát nhiễm khun bệnh viện, phòng lây truyn chéo và thường trực chng dịch.

1.3. Cục An toàn thực phẩm

- Chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng, truyền thông về an toàn thực phẩm; chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phm.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm.

- Chỉ đạo hưng dẫn các địa phương tăng cường công tác giám sát nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phm.

- Chỉ đạo hướng dẫn các địa phương điều tra, xử lý, khc phục hậu quả các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phm ở địa phương.

1.4. Cục Quản lý Môi trường Y tế

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường góp phn vào công tác phòng chng dịch bệnh.

- Chđạo các địa phương triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, nước sạch trong mùa bão lụt.

- Chđạo, hướng dn các đơn vị thực hiện giám sát cht lượng nưc dùng cho ăn uống, sinh hoạt và các công trình vệ sinh tại hộ gia đình.

1.5. Cục Quản lý Dược

- Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo nguồn cung của thuc phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chng mở rộng.

- Thẩm định nhanh hồ sơ đề nghị Cấp giấy phép lưu hành các vc xin mới, thuốc chng dịch tại Việt Nam.

1.6. Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ đảm bo nguồn ngân sách, cơ chế dự trữ hàng hóa phục vụ công tác phòng chng dịch bệnh.

- Dự trù và cấp kinh phí kịp thời cho hoạt động phòng, chng dịch ngay từ đầu năm, đặc biệt là kinh phí phục vụ cho việc sẵn sàng ứng phó phòng, chống dịch, tập hợp nhu cầu vthuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chng dịch bệnh.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng đ kim tra công tác đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn về các chế độ tài chính cho công tác phòng, chống dịch.

1.7. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng

- Xây dựng kế hoạch tổng thể trong truyền thông phòng chống dịch bệnh. Chủ trì, phối hợp với Vụ, Cục và đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền trên các báo, đài thông qua các chuyên trang, chuyên mục, tin, bài ... về phòng, chng dịch bệnh sởi.

- Chủ trì, phi hợp Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan chủ động cung cp thông tin phòng, chống dịch, bệnh thường xuyên cho các cơ quan báo chí thông qua họp báo, gặp mặt báo chí, hội nghị giao ban báo chí, giao ban dư luận xã hội tại Ban Tuyên Giáo Trung ương khi cần thiết, tổ chc các tọa đàm, đối thoại ... trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế lồng ghép tuyên truyền phòng, chng dịch bệnh trong nội dung phối hợp các cơ quan báo chí tuyên truyền về công tác y tế.

- Chđạo Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe các tỉnh, thành phố phi hợp các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng, các cơ quan truyền thông đại chúng trin khai các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh.

- Trong trường hợp khẩn cp, đột xuất hoặc khi dịch bệnh bùng phát, chủ trì, phi hp Cục Y tế dự phòng và các đơn vị liên quan kịp thời cung cấp thông tin chính xác cho các cơ quan báo chí.

- Là đu mối triển khai dự án Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá thực hiện chương trình thuộc Chương trình mục tiêu quc gia Y tế, phi hợp vi Cục Y tế dự phòng và các đơn vị có liên quan đề xuất, xây dựng kế hoạch, tchức thực hiện các hoạt động truyền thông phòng, chng dịch bệnh.

1.8. Dự án Tiêm chủng mrộng quốc gia

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm chng mrộng, b sung vc xin rubella và vc xin bại liệt tiêm (IPV) vào Chương trình tiêm chủng mrộng; mở rộng diện triển khai tiêm vc xin viêm não Nhật Bản.

- Chịu trách nhiệm tổ chc, hướng dẫn, rà soát thống kê đối tượng cần được tiêm chủng, bảo đảm không đsót đối tượng. Tổ chức, hướng dn triển khai công tác tiêm chủng vc xin, đạt tỷ lệ 95% tại tất cả các xã, phường, thị trn.

- Cung cấp đy đủ, kịp thời vc xin và vật tư tiêm chủng cho công tác tiêm chng mở rộng, thực hiện việc cp phát, bo quản, vận chuyn vc xin theo đúng quy định của Bộ Y tế.

- Tổ chc tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế về công tác tiêm chủng, truyền thông, giáo dục cộng đng tăng cường công tác an toàn tiêm chng.

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các hoạt động Tiêm chủng mở rộng.

1.9. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng

- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, hỗ trợ, chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng/ Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Phòng chống st rét, Trung tâm Kim dịch y tế quốc tế tỉnh, thành phố thực hiện tt công tác giám sát chặt chbệnh dịch, kịp thi triển khai các biện pháp phòng, chng dịch bệnh.

- Tiếp tục triển khai hệ thống giám sát trọng điểm cho một sbệnh truyền nhiễm nguy hiểm: cúm, st xuất huyết, sốt rét, dịch hạch, sốt xuất huyết, bạch hầu, viêm não Nhật Bản...

- Nâng cấp EOC đầy đủ chức năng.

- Thiết lập và sử dụng hiệu quKho dữ liệu cấp khu vực và tnh.

- Hỗ trợ, chđạo nâng cao tỷ lệ bao phvắc xin phòng các bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Thành lập các đội đáp ứng nhanh, đội cơ động chống dịch hỗ trợ các tnh, thành phđiều tra, xlý dịch bệnh.

- Xây dựng bộ chỉ số giám sát, cảnh báo, dự báo dịch bệnh cho một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: bệnh tay chân miệng, sốt xut huyết, st rét, dịch hạch.

- Tăng cường công tác xét nghiệm chẩn đoán sớm tác nhân gây bệnh, giám sát sự biến chng của tác nhân gây bệnh.

- Tổ chức đào tạo và chuyn giao kỹ thuật xét nghiệm, giám sát, phòng chng bệnh truyền nhiễm.

- Dự trữ hóa chất khử khuẩn, thiết bị, vật tư chuyên dng, sinh phm, hóa chất sn sàng công tác xét nghiệm, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và kịp thời hỗ trợ địa phương khi có dịch bệnh.

- Nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, vi sinh vật học, min dịch học và các yếu tố liên quan của các bệnh dịch.

- Thành lập các đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ, giám sát các địa phương giám sát, xử lý ổ dịch.

1.10. Các Bệnh viện tuyến Trung ương

- Xây dựng, bổ sung và cập nhật kế hoạch đáp ứng về công tác tiếp nhận và điều trị, phác đđiều trị, b trí khu cách ly, sn sàng tiếp nhn điều trị khi có dịch bệnh xảy ra.

- Chuẩn b đ cơ s thuc, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho điều trị dịch bệnh; có kế hoạch chủ động chuẩn bị số giường bệnh, duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch bệnh xảy ra.

- Tổ chc tập hun, cp nhật kiến thức, đào tạo nâng cao kỹ năng lâm sàng về chn đoán, xử trí, cấp cứu, điều trị tích cực, chăm sóc bệnh nhân cho các bệnh viện tuyến trước; cng cvà tăng cường năng lực xét nghiệm chẩn đoán; sn sàng hỗ trợ vchuyên môn nghiệp vụ cho tuyến dưới khi có yêu cầu.

- Duy trì, cng cố các đội cấp cu lưu động, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến trước trong việc sn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

- Tập hợp, thu thập thông tin và báo cáo trường hợp mắc bệnh và kp thời thông báo cho các đơn v y tế dự phòng và phi hợp xử lý dịch bệnh.

1.11. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng các sản phẩm truyền thông mẫu về phòng chống dịch bệnh (tờ rơi, áp phích, tranh gp,... pano, clip phát thanh, truyn hình).

- Phối hợp với các đơn vị liên quan và cơ quan thông tin đại chúng để đăng tải tin, bài, phát sóng thông điệp, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Ch trì, phi hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát hỗ trợ chuyên môn các đơn vị truyền thông tuyến dưới về công tác truyền thông giáo dục sức khe trong phòng, chng dịch bệnh.

- Chủ trì xây dựng giáo trình, tchức tập huấn về kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch truyền thông, sử dụng tài liệu truyền thông về phòng, chống dịch bệnh cho hệ truyn thông và các đơn vị có nhu cầu.

- Phi hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch truyền thông phòng chng dịch bệnh.

2. Địa phương

2.1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chđạo quyết liệt các địa phương, các s, ngành liên quan phối hợp với ngành y tế triển khai tt các hoạt động về kim soát, phòng chng các bệnh truyn nhiễm trên địa bàn tỉnh; kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chng dịch bệnh, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên; đảm bảo kinh phí cho phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh công tác truyền thông và quản lý bệnh nhân, xử lý ngun bệnh tại cộng đồng.

- Thành lập các đoàn kiểm tra việc trin khai thc hiện công tác phòng chng dịch bệnh tại địa phương.

- Huy động sự tham gia, giao trách nhiệm cụ thể cho các cp ủy, chính quyền các cp, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phi hợp với ngành y tế trin khai công tác phòng, chng dịch bệnh.

- Chđạo các đơn vị liên quan phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội để t chc các hoạt động truyn thông trực tiếp đến từng hộ gia đình vcác biện pháp phòng, chng dịch bệnh.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh, thành phố thực hiện công bdịch bệnh nhóm B và nhóm C; đề nghị Bộ Y tế công bố dịch bệnh thuộc nhóm A khi có đủ điều kiện công bố dịch theo quy định tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thng Chính ph.

- Triển khai công tác thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các hoạt động liên quan đến công tác phòng chng dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và các quy định hiện hành khác.

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác phòng chng dịch bệnh, đặc biệt là công tác dự phòng chủ động. Bố trí kinh phí cho các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 ca Chính ph.

2.2. S Y tế các tỉnh, thành phố

- Lập kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2020 và đề xuất kinh phí triển khai thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tnh, thành phphê duyệt sớm.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tnh, thành phtăng cường các hoạt động phòng chng dịch bệnh tại các cấp địa phương.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc cấp bổ sung ngân sách từ địa phương và huy động nguồn kinh phí tài trợ để đảm bảo kinh phí hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh trin khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm và thực hiện các hoạt động giám sát trọng điểm bnh truyền nhiễm.

- Phi hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, SNông nghiệp và Phát trin nông thôn cùng với các ban, ngành, đoàn thchỉ đạo, kim tra, giám sát công tác phòng chng dịch bệnh.

- Chđạo các đơn vị y tế dự phòng, bệnh viện trên địa bàn tnh trin khai các hoạt động giám sát trọng điểm quốc gia.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chng dịch.

- Tham mưu y ban nhân dân tỉnh, thành phthực hiện việc công bdịch bệnh truyền nhim nhóm B, nhóm C khi có đủ điều kiện công bdịch bệnh và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị Bộ Y tế công bdịch bệnh thuộc nhóm A khi có đủ điều kiện công bdịch theo quy định tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính ph.

- Kiểm tra, đánh giá hiệu qu công tác phòng chng dịch bệnh của các đơn vị tại địa phương.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng (thông tin báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhim, giám sát phòng chống dịch, công bdịch bệnh, tiêm chủng mrộng, tiêm chủng dịch vụ …)

2.3. Trung tâm Y tế dphòng/ Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Phòng chng st rét tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương

- Đầu mối tham mưu Sở Y tế về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Giám sát chặt chtình hình mắc dịch bệnh đến tận thôn, ấp, xã, phường, hộ gia đình, các yếu tố nguy cơ, triển khai Chương trình tiêm chng mrộng, thực hiện báo cáo kịp thời về Bộ Y tế theo quy định.

- Triển khai hoạt động xử lý triệt để ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế.

- Tuyên truyền, hướng dn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

- Htrợ, hướng dẫn tuyến dưới về công tác giám sát, phòng, chng bệnh truyn nhiễm, tiêm chng mrộng...

- Phi hợp với các Viện Vệ sinh dịch t, Viện Pasteur triển khai các điểm giám sát trọng điểm theo kế hoạch được phê duyệt.

- Kiện toàn các đội cơ động chống dịch, sn sàng hỗ trợ các địa phương khi cn thiết.

2.4. Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh, thành phố

- Giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu các trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch tại cửa khẩu, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm nhóm A, các bệnh truyn nhiễm mới nổi.

- Kiểm tra giám sát, xử lý y tế đi với người, phương tiện, hàng hóa tại các ca khu.

- Thông báo kp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng/ Kiểm soát bệnh tật tnh, thành phố các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch tại cửa khẩu.

- Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh truyn nhim tại các cửa khu.

2.5. Bnh vin đa khoa tỉnh, thành phố và bệnh viện khu vực

- Xây dng kế hoạch tchức thu dung, cấp cứu và điều trị dịch bệnh, duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch bệnh.

- Chỉ đạo các Bệnh viện cấp huyện chuẩn bị đy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cp cu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cu và điều trị bệnh nhân.

- Tập huấn phác đcấp cu, điều trị bệnh truyền nhiễm, hướng dn các cơ sđiều trị thực hiện.

- Chđạo tuyến và h tr tuyến dưới vmặt chuyên môn, nhân lực, vật lực khi cần thiết; kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch bệnh của các cơ sở khám cha bệnh trong phạm vi địa phương.

- Thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng chng lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

- Thông báo cho các đơn vị y tế dự phòng trong công tác báo cáo trường hợp bệnh truyền nhiễm đầy đ, chính xác, kịp thời theo quy định.

- Phối hợp thực hiện thu thập mẫu bệnh phẩm, thu thập thông tin đánh giá nguy cơ trong việc triển khai giám sát trọng điểm quốc gia.

2.6. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khe tnh, thành ph

- Phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương và các cơ s y tế địa phương, cơ quan thông tin đại chúng ca địa phương và Trung ương tăng cường công tác truyền thông nguy cơ, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh, giáo dục vệ sinh, chú trọng nhng nơi có nguy cơ cao, nơi tập trung đông người (trường học, khu công nghiệp ...).

- Xây dng các tài liệu về truyền thông giáo dục sức khỏe theo quy định hiện hành.

- Tchức tập huấn công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh cho đội ngũ thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.

2.7. Trung tâm Y tế cp huyện

- Tham mưu cho Ban Chđạo phòng chng dịch bệnh cp huyện tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại đa phương.

- Giám sát chặt chẽ phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh đầu tiên tại thôn, ấp, xã, phường, hộ gia đình để khoanh vùng và xlý kịp thời.

- Triển khai hoạt động xử lý triệt để ổ dịch theo đúng Hướng dẫn giám sát và phòng, chng dịch bệnh của Bộ Y tế.

- Tuyên truyền, hướng dn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch.

2.8. Bệnh viện đa khoa cấp huyện

- Xây dựng kế hoạch thu dung, cách ly và điều trị bệnh nhân và duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch bệnh.

- Chun bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cp cu và điều trị bệnh nhân.

- Tập huấn phác đồ cấp cứu, điều trị, hướng dẫn các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và phòng khám tư nhân trên địa bàn.

- Báo cáo kịp thời cho Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã các trường hợp bệnh truyền nhiễm đầy đủ, chính xác theo quy định.

2.9. Trạm Y tế cấp xã

- Lập kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, tham mưu với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn bo đảm kinh phí cho công tác chng dịch bệnh của địa phương; huy động các ban ngành, tổ chc chính trị - xã hội, T trưng, Trưởng thôn, cộng tác viên vận đng người dân đưa trẻ đi tiêm chủng và tham gia tích cực công tác phòng chống dịch bệnh.

- Giám sát chặt chẽ phát hiện sớm trường hợp nghi mc bệnh tại từng thôn, ấp, hộ gia đình để khoanh vùng và x lý kp thời, triệt đdịch, không lây lan; cp cứu ban đầu và điều trị bệnh nhân khi mắc bệnh dịch, giám sát các trường hp điều trị tại nhà.

- Thực hiện tuyên truyền trên hệ thống truyền thông cơ sở, tổ chức truyền thông trực tiếp tại cng đồng về các biện pháp phòng, chng dịch bệnh, huy động cộng đồng trong các hoạt động tiêm chng phòng bệnh.

- Tuyên truyền vận động người dân trên địa bàn không sử dụng sn phẩm động vật mắc bệnh, thực hiện ăn chín, uống chín. Phối hợp với cơ quan thú y thực hiện tiêu hủy gia cầm và các động vật mc bệnh, cung cấp thông tin cho người dân để phòng bệnh lây truyền từ động vật sang ngưi.

- Thực hiện tiêm chủng mở rộng, rà soát đối tượng tiêm chủng, thường xuyên tổ chc tiêm vét đm bảo tlệ tiêm chủng đạt tỷ lệ 95%, không để thôn, xóm, bản trắng về tiêm chủng; giám sát chặt chẽ và xử trí các trường hợp phn ứng sau tiêm chủng.

- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các hộ gia đình, các đơn vị, cơ quan trên địa bàn thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà ca, xử lý đồ phế thải, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), phòng chống bệnh do véc tơ truyền.

- Phát hiện sớm để xlý kịp thời trường hợp mắc bệnh dịch đu tiên, không đdịch bệnh lây lan.

- Báo cáo kịp thi cho Trung tâm Y tế huyện các trường hợp bệnh truyền nhiễm theo quy định.

VI. KINH PHÍ

1. Trung ương

- Bộ Y tế btrí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động phòng chng bệnh truyền nhiễm cp Bộ, các Chương trình mục tiêu y tế (phòng chống bệnh phong, lao, sốt rét, sốt xuất huyết; tiêm chủng mở rộng...).

- Huy động và sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho công tác phòng, chng dịch bệnh.

2. Địa phương

Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng chng dịch bệnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phphê duyệt, đm bo đầu tư đnguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các cấp và các Chương trình mục tiêu y tế. Tham mưu y ban nhân dân tnh, thành phố chỉ đạo y ban nhân dân cấp qun, huyn, thị xã nâng cao vai trò chđạo giám sát thực hiện kế hoạch và bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.

                                                                    

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi