Công văn 604/LĐTBXH-VP 2020 thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng liên quan tới phòng, chống dịch Covid-19

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 604/LĐTBXH-VP

Công văn 604/LĐTBXH-VP của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng liên quan tới phòng, chống dịch Covid-19
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:604/LĐTBXH-VPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Bá Hoan
Ngày ban hành:24/02/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 604/LĐTBXH-VP
V/v thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng liên quan tới phòng, chống dịch Covid-19

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2020

 

Kính gửi:

- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
- Cục Quản lý lao động ngoài nước;
- Cục Việc làm;
- Cục Quan hệ lao động và Tiền lương;
- Cục Người có công;
- Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội;
- Cục Bảo trợ xã hội;
- Vụ Bảo hiểm xã hội;
- Vụ Pháp chế.

 

Trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra, đặc biệt là một số quốc gia có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu các đồng chí Thứ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị:

1. Cục Quản lý lao động ngoài nước:

Chủ trì, phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước và các cơ quan liên quan xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động tại các thị trường ngoài nước, đặc biệt là các thị trường có số lượng lớn lao động Việt Nam làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan trong trường hợp dịch bệnh bùng phát tại các nước này.

Yêu cầu:

- Rà soát, thống kê cụ thể số lượng lao động đang làm việc tại các thị trường (chi tiết tới từng địa phương, khu vực của nước đó).

- Nêu các phương án hỗ trợ người lao động tại nước ngoài, hỗ trợ người lao động về nước, cách ly, chữa bệnh khi người lao động về nước (phương án theo quy mô lao động, như dưới 1000 người, từ 1000 - 5000 ngàn người, từ 5000 - 20.000 người,…). Trong từng phương án, cần nêu cụ thể các giải pháp để thực hiện như nguồn kinh phí, nhân lực thực hiện, phương tiện, điều kiện đảm bảo…

- Các giải pháp về ngoại giao, trao đổi thông tin với cơ quan quản lý nước tiếp nhận lao động.

- Các giải pháp về tuyên truyền cho người lao động; giải pháp ngăn ngừa các phản ứng tiêu cực của người lao động,…

- Các phương án trong trường hợp các thị trường khác ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc.

- Triển khai ứng dụng kết nối, hỗ trợ khẩn cấp trên điện thoại cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và các chương trình mà Trung tâm lao động ngoài nước đang triển khai.

2. Cục Việc làm: Xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết nhằm quản lý lao động nước ngoài đến từ vùng dịch hay di chuyển qua các vùng dịch, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

- Rà soát tổng thể, nắm tình hình toàn bộ lao động nước ngoài đã và đang làm việc tại Việt Nam (đặc biệt là lao động tại các nước dịch bệnh đang bùng phát mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), thống kê cụ thể số lượng lao động, chuyên gia đang làm việc tại từng địa phương, đặc biệt là số lao động, chuyên gia sắp quay trở lại Việt Nam làm việc trong thời gian tới.

- Nêu các phương án cách ly, chữa bệnh khi người lao động, chuyên gia vào Việt Nam làm việc (theo quy mô lao động, như dưới 100 người, từ 100 - 1000 ngàn người, trên 2000 người,…). Trong từng phương án, cần nêu cụ thể các giải pháp để thực hiện như nguồn kinh phí, nhân lực thực hiện, phương tiện, điều kiện đảm bảo…

- Các phương án hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài. Các phương án cấp phép, tạm dừng cấp phép,…đối với lao động nước ngoài trong các trường hợp dịch bệnh bùng phát ở nhiều cấp độ, nhiều quốc gia.

3. Cục Quan hệ lao động và tiền lương: Xây dựng các phương án hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương xử lý trong trường hợp người lao động đình công, ngừng việc tập thể liên quan tới dịch bệnh Covid-19. Đề xuất các phương án liên quan tới vấn đề chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động trong thời gian công bố dịch bệnh theo tại Bộ luật Lao động.

4. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: Xây dựng phương án để tổ chức đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để thực hiện thống nhất trong toàn quốc (thời gian cho học sinh, sinh viên nghỉ học, nhập học, kết thúc,…). Các phương án xử lý trong trường hợp học sinh, sinh viên nhiễm bệnh khi đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (theo quy mô học sinh, sinh viên, như dưới 10 người, từ 10 - 100 người, trên 1000 người,…). Trong từng phương án, cần nêu cụ thể các giải pháp thực hiện như nguồn kinh phí, nhân lực thực hiện, phương tiện, điều kiện đảm bảo…

5. Vụ Bảo hiểm xã hội: Nghiên cứu, đề xuất các phương án chi trả chế độ ốm đau đối với người lao động bị cách ly.

6. Cục Người có công, Cục Bảo trợ xã hội, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội: Xây dựng phương án phòng chống lây nhiễm trong hệ thống các trung tâm điều dưỡng người có công với cách mạng, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy. Kịch bản ứng phó khi có đối tượng lây nhiễm trong các trung tâm, cơ sở (theo quy mô đối tượng, như dưới 10 người, từ 10 - 50 người, trên 50 người,…). Trong từng phương án, cần nêu cụ thể các giải pháp thực hiện như nguồn kinh phí, nhân lực thực hiện, phương tiện, điều kiện đảm bảo…

7. Vụ Pháp chế: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để cùng xây dựng kịch bản, phương án xử lý các tình huống nhằm đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành của pháp luật lao động và các nội dung pháp lý khác có liên quan.

Do yêu cầu cấp bách trong công tác ứng phó với dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị tập trung chỉ đạo xây dựng kịch bản, phương án ứng phó, tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Bộ, với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp hữu hiệu và chủ động trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành.

Bộ trưởng giao Thứ trưởng Lê Văn Thanh chỉ đạo các đơn vị thực hiện nội dung 1, 2, 3; Thứ trưởng Lê Quân chỉ đạo các đơn vị thực hiện nội dung 4,

5; Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà chỉ đạo đơn vị theo lĩnh vực giao phụ trách tại nội dung 6.

Kịch bản ứng phó chi tiết của đơn vị yêu cầu trình bày không dưới 02 trang A4, gửi về Bộ (qua Văn phòng Bộ) trước 17g00 ngày 24/02/2020 (Thứ Hai). Dự kiến Bộ trưởng sẽ chủ trì cuộc họp với tập thể Lãnh đạo Bộ, Thủ trưởng các đơn vị vào 9g30 ngày 25/02/2020 (Thứ Ba).

Trân trọng./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các đ/c Thứ trưởng (để chỉ đạo các đ/vị);
- Lưu: VT, TH.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Bá Hoan

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi