Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 10113/BYT-KH-TC 2021 hướng dẫn các địa phương mua vắc xin phòng COVID-19
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 10113/BYT-KH-TC
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 10113/BYT-KH-TC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Văn Thuấn |
Ngày ban hành: | 26/11/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, COVID-19 |
tải Công văn 10113/BYT-KH-TC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10113/BYT-KH-TC | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2021 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6856/VPCP-KGVX ngày 24/9/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc thành phố Hải Phòng và một số địa phương, doanh nghiệp đề nghị được trực tiếp mua vắc xin phòng COVID-19. Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Về chủ trương khuyến khích mua vắc xin phòng COVID-19
Bộ Chính trị đã có Kết luận số 07-KL/TW ngày 11/06/2021, trong đó có chủ trương "... xem xét cho phép tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước tham gia vào lĩnh vực mua, cung cấp vắc xin ngừa Covid-19, để đẩy nhanh việc mua và tổ chức tốt việc tiêm vắc xin cho người dân".
Ngày 26/02/2021, Chính phủ đã có Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021, trong đó tại khoản 7 Điều 4 quy định: "Khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng tự nguyện cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu và tự chi trả chi phí tiêm chủng. Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được sử dụng kinh phí trong phạm vi dự toán chi thường xuyên đã được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc hạch toán vào chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp để tiêm chủng cho người lao động".
Ngày 31/5/2021, Bộ Y tế đã có văn bản số 4433/BYT-QLD hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp về việc tăng cường tiếp cận vắc xin phòng COVID-19, trong đó Bộ Y tế khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp mua các loại vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo chất lượng theo đúng quy định của pháp luật.
2. Về cấp phép vắc xin phòng COVID-19
Đến nay, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 cho 9 loại vắc-xin phòng COVID-19 bao gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Spikevax của Moderna, vắc xin của Janssen, Hayat-Vax của UAE, Abdala của Cu Ba và Covaxin của Ấn Độ. Việt Nam là một trong những quốc gia phê duyệt có điều kiện nhiều loại vắc xin phòng Covid-19 để phục vụ nhu cầu cấp bách phòng chống dịch Covid-19.
3. Về tình hình mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ vắc xin phòng COVID-19
Đến hết Quý III năm 2021, vắc xin về chưa nhiều, tổng số vắc xin đã tiếp nhận từ các nguồn mới đạt khoảng 56,9 triệu liều. Do đó một số địa phương, doanh nghiệp mong muốn và có nhu cầu nhập khẩu vắc xin.
Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành các thủ tục mua và tiếp nhận viện trợ vắc xin từ nhiều nguồn khác nhau. Từ tháng 10/2021, vắc xin đã về nhiều, đến ngày 16/11/2021, số lượng vắc xin đã ký hợp đồng, có cam kết viện trợ, tài trợ trong năm 2021 khoảng 198,86 liều[1], trong đó:
- Số đã tiếp nhận khoảng 131 triệu liều, đã thực hiện 89 đợt phân bổ vắc xin với số lượng khoảng 129 triệu liều
- Số còn lại dự kiến về trong năm 2021 khoảng 67,86 triệu liều, trong đó tháng 11 nhận khoảng 21,36 triệu liều, tháng 12 nhận khoảng 46,5 triệu liều.
- Ngoài ra, Việt Nam đang tiếp nhận thêm vắc xin từ nguồn viện trợ[2], tài trợ[3] và nguồn mua thương mại của doanh nghiệp[4].
Như vậy, tổng số lượng vắc xin nêu trên đã đáp ứng đủ để tiêm 2 liều cơ bản cho toàn bộ người từ 18 tuổi trở lên và nhóm từ 12 đến 17 tuổi (hiện sử dụng vắc xin của Pfizer/BioNTech) là 161 triệu liều. Số còn dư có thể sử dụng để tiêm mũi tăng cường, mũi 3 cho một số nhóm đối tượng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế.
4. Về tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19
Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức tiêm vắc xin miễn phí cho người dân, dù là vắc xin do Bộ Y tế tổ chức mua, nhập khẩu, nhận viện trợ, tài trợ hay vắc xin do doanh nghiệp tài trợ. Trong thời gian qua, doanh nghiệp Xuân Trường đã tài trợ hơn 730.000 liều vắc xin Sputnik V để tổ chức tiêm chủng cho người dân một số tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên ... Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm vắc xin miễn phí cho người dân, kết quả tiêm chủng tích hợp vào dữ liệu chung của quốc gia.
Theo báo cáo nhanh của các địa phương đến hết ngày 16/11/2021, Việt Nam đã tiêm được khoảng 102 triệu mũi tiêm trong đó:
- Số tiêm mũi 1: 65 triệu mũi, đạt tỷ lệ 90,3%.
- Số tiêm mũi 2: 36 triệu mũi, đạt tỷ lệ 50,9%.
Ước tính khoảng 102 triệu liều vắc xin đã được sử dụng và còn khoảng 29,3 triệu liều vắc xin chưa sử dụng do mới cấp hoặc chờ tiêm trả mũi 2 (hoặc 3 đối với vắc xin Abdala).
5. Kiến nghị
Với tốc độ triển khai vắc xin hiện nay, dự kiến trong tháng 12/2021, Bộ Y tế sẽ phân bố đầy đủ vắc xin phòng COVID-19 cho các địa phương để tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 18 tuổi trở lên và tiếp tục tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi, do vậy, tại thời điểm này Bộ Y tế đề xuất Chính phủ cho phép trước mắt không khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp mua vắc xin phòng COVID-19.
Hiện nay, Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch mua, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022; sau khi kế hoạch được phê duyệt, trên cơ sở nhu cầu thực tế, Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương khuyến khích doanh nghiệp, địa phương mua, nhập khẩu vắc xin.
Bộ Y tế kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
------------------------------
[1] Trong đó, Bộ Y tế mua là khoảng 106,4 triệu liều; tài trợ trong nước là khoảng 26,9 triệu liều; viện trợ nước ngoài là khoảng 65,6 triệu liều (viện trợ COVAX là 41,8 triệu liều, viện trợ song phương là 23,8 triệu). Số liệu này chưa bao gồm 5 triệu liều vắc xin Cu Ba đã có Nghị quyết số 109/NQ-CP ngày 20/9/2021 của Chính phủ cho phép mua nhưng chưa ký hợp đồng, dự kiến mua để tiêm cho trẻ em nếu được cấp phép sử dụng.
[2] Ngày 05/11/2021, Cục YTDP thông tin COVAX dự kiến phân bổ thêm cho Việt Nam vắc xin (Johnson&Johnson, Moderna, AstraZeneca) vào Quý I/2022 ngoài số đã cam kết.
[3] T&T đã có thư ngày 11/10/2021 đề nghị tài trợ 01 triệu liều Sputnik V (tiêm 2 mũi) theo Nghị quyết số 73/NQ-CP; VABIOTECH đã đóng ống 0,5 triệu liều vắc xin Sputnik V (tiêm 2 mũi), hiện phía Nga đang kiểm định. Công ty VIMEDIMEX đã nhập khẩu 1.085.880 liều vắc xin Hayat-Vax.
[4] Ngày 02/11/2021, Công ty VNVC đã ký hợp đồng với AstraZeneca mua 25 triệu liều vắc xin AstraZeneca.