Chỉ thị 06/2008/CT-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 06/2008/CT-UBND

Chỉ thị 06/2008/CT-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí MinhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:06/2008/CT-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Trung Tín
Ngày ban hành:27/03/2008Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 


Số: 06 /2008/CT-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 3 năm 2008

 

 

CHỈ THỊ

 

 

Về đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và

cúm A (H5N1) ở người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

 

 


Từ đầu năm 2008 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở nhiều xã - phường, thị trấn của 19 tỉnh, thành phố và đã có 5 người tử vong do nhiễm cúm A (H5N1). Nguyên nhân chủ yếu do ở một số tỉnh, thành phố còn buông lỏng chỉ đạo, không giám sát chặt chẽ việc tiêm phòng, phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch; người dân có tư tưởng chủ quan, lơ là, không khai báo khi có gia cầm chết, vẫn ăn thịt gia cầm bị bệnh, ốm chết hoặc vứt xác gia cầm làm bệnh dịch lây lan, gây khó khăn cho công tác phòng, chống và lây nhiễm sang người, tốc độ lây lan ở các tỉnh đang tăng.

Tại thành phố Hồ Chí Minh để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch bệnh cúm gia cầm xảy ra thời gian qua, thành phố đã thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và các đoàn liên ngành của quận - huyện kiểm tra tình hình thực hiện Công văn số 1400/UBND-CNN ngày 03 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tập trung đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố. Kết quả kiểm tra cho thấy một số địa phương vẫn chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng chống dịch, chưa có các biện pháp xử lý triệt để tình trạng vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm sống và sản phẩm gia cầm trái phép.

Thực hiện Chỉ thị số 279/CT-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người; để chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm tái phát, lây lan trên diện rộng, gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người dân nếu không áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch một cách đồng bộ và kiên quyết trong thời gian tới; Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan trên địa bàn thành phố khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc, khẩn cấp các việc như sau:

1.Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện:

a) Trực tiếp chỉ đạo và phối hợp với cấp ủy Đảng trong việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan chức năng, lực lượng chuyên môn, cá nhân trong hệ thống chính trị; tuyên truyền sâu rộng, đưa nội dung các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm vào sinh hoạt thường xuyên ở khu phố, tổ nhân dân, đảm bảo thông tin đến tận từng người dân để nâng cao ý thức cảnh giác và bảo vệ cộng đồng.

b) Treo băng rôn, đặt áp phích, phát tờ rơi, phát loa tuyên truyền công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các nơi công cộng, các trục giao lộ chính, khu vực tập trung dân cư, các chợ, nhất là tại các điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép tồn tại trong thời gian dài.

c) Đưa nội dung công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm vào nội dung thực hiện chương trình năm “Thực hiện nếp sống văn minh đô thị”, trong đó trọng tâm tuyên truyền nhằm giảm dần đi đến chấm dứt thói quen mua gia cầm sống, chỉ tiêu thụ các sản phẩm gia cầm làm sẵn đã qua kiểm dịch, có bao bì, nhãn hiệu và bảo quản đúng quy định; không chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, không đăng ký, không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học; kịp thời báo với chính quyền địa phương tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm sống, sản phẩm gia cầm trái phép.

d) Tập trung mọi lực lượng và nguồn kinh phí phòng, chống dịch, xử lý dứt điểm các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống tồn tại trong thời gian dài trên địa bàn. Bố trí lực lượng tại các chốt cố định; tăng mật độ tuần tra địa bàn, nhất là các tuyến đường nhỏ thông với các trục lộ chính ra vào thành phố, không để gia cầm sống vận chuyển trái phép vào địa bàn thành phố.

e) Nghiêm cấm tình trạng chăn nuôi gia cầm, thủy cầm trong khu vực nội thành và ven nội, khu vực tập trung dân cư, bệnh viện, trường học… Xử lý triệt để tình trạng chăn nuôi gia cầm, thủy cầm nhỏ lẻ, không đăng ký tại các huyện ngoại thành; tình trạng chăn nuôi gà đá trên địa bàn; vứt xác gia cầm, thủy cầm chết trên sông rạch.

g) Tiến hành ngay tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng trên diện rộng, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, các điểm kinh doanh, chế biến gia cầm.

h) Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn và từng cá nhân không thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được phân công.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chỉ đạo Chi cục Thú y:

a) Tiếp tục phối hợp với các tỉnh trong việc cung cấp thông tin dịch bệnh, kiểm tra từ gốc đàn gia cầm, thủy cầm trước khi đưa vào thành phố tiêu thụ.

b) Giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ trên địa bàn, tăng cường lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra hiệu giá kháng thể tại các cơ sở giết mổ, nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người dân thành phố.

c) Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các đoàn liên ngành kiểm soát chặt chẽ tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh trên địa bàn, tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, các tuyến đường quốc lộ, liên tỉnh lộ, các cửa ngõ ra vào thành phố và vùng giáp ranh với các tỉnh. Phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp vận chuyển, giết mổ, kinh doanh không đúng quy định, không rõ nguồn gốc.

d) Phối hợp với Ban Quản lý chợ, đoàn liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm việc kiểm tra, phát hiện và xử lý tịch thu tiêu hủy đối với các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ gia cầm, sản phảm gia cầm trái phép, không rõ nguồn gốc và bao bì nhãn hiệu hàng hóa theo quy định tại các chợ, các cửa hàng, nhà hàng, bếp ăn tập thể…

e) Cung cấp đường dây nóng cho Sở Giao thông - Công chính niêm yết trên các phương tiện vận tải hành khách.

3. Giao Sở Thương mại:

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình vận chuyển, kinh doanh gia cầm sống tại các trục lộ giao thông, các tuyến Quốc lộ, liên tỉnh lộ, các cửa ngõ ra vào thành phố, nhất là các khu vực giáp ranh giữa các quận - huyện trong thành phố, giải quyết dứt điểm các điểm nóng kinh doanh gia cầm trái phép tại khu vực giáp ranh, nhất là khu vực giáp ranh giữa các quận - huyện: quận 8 - huyện Bình Chánh, quận 12 - quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh - quận Bình Tân… ; cung cấp đường dây nóng cho Sở Giao thông - Công chính niêm yết trên các phương tiện vận tải hành khách.

- Chỉ đạo Ban Quản lý chợ tăng cường kiểm soát và chịu trách nhiệm trong việc kinh doanh sản phẩm gia cầm không đúng quy định; chấn chỉnh điều kiện vệ sinh thực phẩm tại các quầy sạp kinh doanh tại chợ theo đúng quy định của ngành Thương mại. Xử lý kiên quyết đối với tình trạng kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không đúng quy định, đình chỉ kinh doanh đối với các trường hợp cố tình vi phạm.

4. Giao Sở Y tế:

- Chủ trì đoàn liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm kiểm tra tình hình hoạt động của các cơ sở chế biến tại các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng, quán ăn, nhất là các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo không để tình trạng sử dụng sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện nếu không thực hiện đúng quy định.

- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia cầm tại thành phố và hỗ trợ cho các tỉnh. Thường xuyên giám sát, phát hiện và cách ly kịp thường các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ cúm A trên người.

5. Giao Công an thành phố:

- Phối hợp với đoàn liên ngành thành phố và quận - huyện trong việc kiểm tra, pháp hiện, xử lý các đối tượng kinh doanh gia cầm sống trái phép, chặn kiểm các trường hợp nghi ngờ vận chuyển gia cầm sống trên các phương tiện vận tải hành khách. Xử phạt và áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện vận chuyển đối với các trường hợp cố tình vi phạm hoặc tái phạm nhiều lần trong việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép.

- Chỉ đạo Công an các quận - huyện điều tra, xác minh làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi chống đối, hành hung người thi hành công vụ. Truy tố trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng tái phạm nhiều lần.

6. Giao Sở Giao thông - Công chính:

- Chỉ đạo Ban Quản lý các bến xe thông báo cho chủ phương tiện vận tải công cộng chấp hành nghiêm việc không vận chuyển gia cầm sống, sản phẩm gia cầm trái phép từ các tỉnh về thành phố.

- Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của Chi cục Thú y và Chi cục Quản lý thị trường trên các phương tiện vận tải hành khách để hành khách kịp thời báo cho các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp phát hiện vận chuyển gia cầm sống trái phép từ các tỉnh về thành phố.

7. Giao Sở Văn hóa và Thông tin:

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời thông tin diễn biến, nguy cơ dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch để nhân dân biết và chủ động phòng, chống dịch.

- Tập trung tổ chức tuyên truyền, vận động rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gắn với chủ đề năm của thành phố “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị”.

Yêu cầu Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận -huyện khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.

 

Nơi nhận:

(để b/cáo)

 
- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Cục Thú y;

- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;

- Thường trực Thành ủy;

- Thường trực HĐND thành phố;

- TTUB: CT, các PCT;

- Các Thành viên BCĐ PC DC GC;

- Các sở - ngành Đoàn thể TP;

- Ủy ban nhân dân các quận-huyện;

- Chi cục Thú y, Chi cục QLTT;

- VPHĐ-UB: CPVP; Các phòng CV;

- Lưu: VT, (CNN/Đ) D.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Nguyễn Trung Tín

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi