Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2132/TCHQ-GSQL về việc tăng cường quản lý khoáng sản xuất khẩu
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2132/TCHQ-GSQL
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2132/TCHQ-GSQL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Mai Xuân Thành |
Ngày ban hành: | 07/05/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Tài nguyên-Môi trường |
tải Công văn 2132/TCHQ-GSQL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2132/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2021 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; đồng thời nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng khoáng sản xuất khẩu, căn cứ quy định của Luật Hải quan, Luật Khoáng sản, Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật khoáng sản; Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ, Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam, Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công thương quy định về xuất khẩu khoáng sản (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 12/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016), Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương; Thông tư số 15/2013/TT-BCT ngày 15/7/2013 quy định về xuất khẩu than; Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05/12/2016 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương; Thông tư số 05/2018/TT-BXD ngày 29/6/2018 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 05/2019/TT-BXD ngày 10/10/2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan đối với mặt hàng khoáng sản xuất khẩu cần lưu ý thực hiện, kiểm tra một số nội dung sau:
1. Đăng ký tờ khai hải quan.
Cơ quan hải quan chỉ thực hiện đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu đối với khoáng sản được khai thác từ các mỏ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác theo quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản, đáp ứng điều kiện, có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ và có tên trong danh mục được phép xuất khẩu do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành theo từng thời kỳ hoặc trường hợp cá biệt đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản đồng ý, cho phép xuất khẩu.
2. Khai hải quan.
2.1 Mô tả hàng hóa.
Khai báo tên loại khoáng sản xuất khẩu, tên mỏ, tên doanh nghiệp được phép khai thác, chế biến đối với trường hợp doanh nghiệp thương mại xuất khẩu khoáng sản (doanh nghiệp không trực tiếp khai thác, chế biến).
2.2 Giấy phép.
a) Khai báo tại ô giấy phép số 01 số giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản;
b) Khai báo tại ô giấy phép tiếp theo số giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
c) Khai báo tại ô giấy phép tiếp theo số văn bản đồng ý cho phép xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (trong trường hợp xuất khẩu cá biệt);
d) Khai báo tại ô giấy phép số tiếp theo số hợp đồng mua bán nội địa (đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp khai thác);
e) Khai báo tại ô giấy phép tiếp theo số hóa đơn mua bán nội địa (đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp khai thác);
3. Hồ sơ hải quan.
Người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC) và chứng từ theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành.
Ngoài ra, để có cơ sở đối chiếu, xác định nguồn gốc khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật, người khai hải quan nộp bổ sung cho cơ quan hải quan bản sao giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan có thẩm quyền cấp; bản sao văn bản đồng ý cho phép xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (trong trường hợp xuất khẩu cá biệt); bản sao hóa đơn, hợp đồng mua bán nội địa (đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp khai thác) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản.
4. Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan.
Công chức hải quan thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan theo đúng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC) và hướng dẫn tại Điều 7 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2016 của Tổng cục Hải quan, kiểm tra tính hợp lệ, đối chiếu các thông tin trên các chứng từ do người khai hải quan cung cấp với các chứng từ khác thuộc bộ hồ sơ hải quan.
Đối với khoáng sản xuất khẩu được khai thác từ các mỏ của các doanh nghiệp đã được Bộ quản lý chuyên ngành, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác và thông báo danh sách giấy phép khai thác đã cấp cho cơ quan hải quan thì công chức kiểm tra hồ sơ phải đối chiếu thông tin trên giấy phép khai thác, tờ khai hải quan với danh sách này để giải quyết thủ tục hải quan theo quy định.
5. Kiểm tra thực tế hàng hóa.
5.1 Cơ quan hải quan kiểm tra thực tế đối với tất cả lô hàng khoáng sản xuất khẩu. Mức độ kiểm tra thực tế thực hiện theo chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử;
5.2 Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa với danh mục, quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng do Bộ quản lý chuyên ngành quy định theo từng thời kỳ để xác định hàng hóa có đủ điều kiện xuất khẩu hay không.
Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan. Trường hợp qua kiểm tra thực tế không đủ cơ sở để xác định hàng hóa phù hợp với khai báo hải quan, danh mục, quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì công chức hải quan tiến hành lấy mẫu trưng cầu giám định tại phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn Vilas, quá trình thực hiện lấy mẫu phải có sự giám sát, chứng kiến của cơ quan hải quan. Số lượng mẫu lấy là 03 mẫu trong đó, 01 mẫu lưu tại Chi cục Hải quan, 01 mẫu gửi phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn Vilas để thực hiện phân tích, giám định, 01 mẫu gửi cơ quan Kiểm định Hải quan để thực hiện phân tích, giám định khi có thông tin nghi vấn hoặc chỉ đạo của Tổng cục Hải quan. Mẫu phải được niêm phong bằng niêm phong hải quan có đóng dấu, chữ ký của công chức giám sát việc lấy mẫu và chữ ký của người khai hải quan.
Trường hợp cơ quan Kiểm định Hải quan thực hiện phân tích, giám định khi có thông tin nghi vấn hoặc chỉ đạo của Tổng cục Hải quan có kết quả phân tích, giám định khác với kết quả giám định tại phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn Vilas thì căn cứ kết quả phân tích, giám định của cơ quan Kiểm định Hải quan để thực hiện xử lý vi phạm. Trường hợp doanh nghiệp không đồng ý với kết quả kết quả phân tích, giám định của cơ quan Kiểm định Hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Việc kiểm tra lượng hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính).
6. Xử lý kết quả kiểm tra.
6.1 Trường hợp kết quả kiểm tra xác định khoáng sản xuất khẩu đáp ứng quy định của pháp luật thì được thực hiện tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
6.2 Trường hợp kết quả kiểm tra xác định khoáng sản xuất khẩu không đáp ứng quy định của pháp luật thì xử lý theo quy định.
7. Kiểm tra sau thông quan.
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tiến hành thu thập, phân tích thông tin và thực hiện kiểm tra sau thông quan để đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản có trụ sở thuộc địa bàn quản lý.
8. Chế độ báo cáo.
a) Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản có trụ sở chính trên địa bàn/doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định tại Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 12/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016); Thông tư số 05/2018/TT-BXD ngày 29/6/2018 của Bộ xây dựng (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 05/2019/TT-BXD ngày 10/10/2019); số liệu báo cáo kỳ của năm 2020. Sau khi nhận được báo cáo của doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện rà soát, đối chiếu số liệu doanh nghiệp báo cáo với dữ liệu thống kê hiện có của đơn vị để kịp thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đồng thời tổng hợp số liệu báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) trước 01/06/2021.
b) Báo cáo tình hình xuất khẩu khoáng sản đối với các trường hợp cá biệt khác (khoáng sản tồn kho, khoáng sản không thuộc danh mục được phép xuất khẩu, khoáng sản không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu, cát xuất khẩu... có văn bản xác nhận, đồng ý, cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền từ 01/01/2018 đến 15/04/2021 (theo biểu mẫu ban hành tại phụ lục kèm theo công văn này).
9. Tổ chức thực hiện.
9.1 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
a) Xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các lô hàng khoáng sản xuất khẩu có dấu hiệu vi phạm về nguồn gốc khai thác.
b) Chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của công văn này. Đồng thời rà soát, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm, chấn chỉnh công chức trong thực hiện quy trình thủ tục hải quan.
9.2 Giao Cục Kiểm định Hải quan xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện việc giám định đối với các mẫu khoáng sản xuất khẩu. Trường hợp kết quả phân tích, giám định khoáng sản xuất khẩu không đáp ứng chất lượng theo quy định thì báo cáo Tổng cục Hải quan và thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để xử lý vi phạm theo quy định.
9.3 Giao Cục Kiểm tra sau thông quan tiến hành đánh giá, kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm rõ ràng.
9.4 Giao Cục Điều tra chống buôn lậu:
a) Chủ trì, hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kế hoạch điều tra, xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động xuất khẩu khoáng sản, trong đó tập trung vào nội dung:
a.1) Thu thập thông tin, dữ liệu, hồ sơ liên quan hoạt động xuất khẩu khoáng sản trong thời gian qua và rà soát, kiểm tra để xác định dấu hiệu nghi vấn vi phạm;
a.2) Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị thực hiện điều tra, xác minh các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn trong hoạt động xuất khẩu khoáng sản và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp, hỗ trợ Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện xác minh hồ sơ, tài liệu nước ngoài đối với lô hàng khoáng sản xuất khẩu có dấu hiệu nghi vấn vi phạm pháp luật.
c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác giám sát trực tuyến trọng điểm việc thực hiện kiểm tra, lấy mẫu đối với khoáng sản xuất khẩu.
9.5 Cục Quản lý rủi ro:
a) Thực hiện việc phân luồng quản lý rủi ro theo hướng dẫn tại công văn này.
b) Tổng hợp vướng mắc của các đơn vị liên quan đến việc phân luồng kiểm tra khoáng sản xuất khẩu và đánh giá, báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan phương án thực hiện phân luồng phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật nêu tại công văn này được sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung.
Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị quán triệt triển khai thực hiện. Các đơn vị niêm yết công khai nội dung công văn này tại các địa điểm làm thủ tục hải quan để người khai hải quan biết. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo Tổng cục (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để kịp thời xem xét hướng dẫn./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
BIỂU MẪU BÁO CÁO XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo công văn số ……../…... ngày …. tháng ….. năm ….. của ……….)
STT | Tên, địa chỉ doanh nghiệp xuất khẩu | Văn bản cho phép xuất khẩu (Số, ngày cấp) | Tên hàng | Khối lượng được phép xuất khẩu | Khối lượng đã làm thủ tục xuất khẩu tại đơn vị | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
………. |
|
|
|
|
|
|