Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 360:2005 Bê tông nặng - Xác định độ thấm ion clo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn XDVN TCXDVN 360:2005

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 360:2005 Bê tông nặng - Xác định độ thấm ion clo bằng phương pháp đo điện lượng
Số hiệu:TCXDVN 360:2005Loại văn bản:Tiêu chuẩn XDVN
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:29/11/2005Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn XDVN TCXDVN 360:2005

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 360:2005

BÊ TÔNG NẶNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM ION CLO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN LƯỢNG

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định mức độ thấm ion clo qua bê tông nặng bằng đo điện lượng truyền qua mẫu thử.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 4851 : 1989  Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm.

TCVN 3105 :1993  Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

3. Quy định chung

3.1. Nhiệt độ môi trường xung quanh mẫu thử phải duy trì trong khoảng (20 ¸ 25)0 C trong suốt quá trình đo điện lượng.

3.2. Nếu bê tông có sử dụng phụ gia hóa học có chứa các loại muối điện ly, nên tiến hành thí nghiệm kiểm chứng theo phương pháp ngâm mẫu bê tông trong dung dịch NaCl 3%.

4. Nguyên tắc thử

Phương pháp đo điện lượng truyền qua được tiến hành theo nguyên tắc áp dòng điện một chiều điện thế 60V vào hai mặt của mẫu thử, một mặt tiếp xúc với dung dịch natri clorua 3% nối với cực âm, mặt kia tiếp xúc với dung dịch natri hyđrôxit nối với cực dương. Khả năng thấm ion clo qua bê tông được xác định thông qua giá trị tổng điện lượng truyền qua mẫu thử trong thời gian 6 giờ, được chia thành các mức: cao, trung bình, thấp, rất thấp, không thấm.

5. Thiết bị và hóa chất

5.1 Thiết bị và dụng cụ thử

5.1.1. Thiết bị lấy mẫu

  • Máy khoan ống lấy lõi bê tông, có đường kính trong của mũi khoan 100 mm.
  • Máy cắt bê tông có lưỡi cắt làm mát bằng nước.
  • Túi polyetylen để bảo quản mẫu. 
    1. Thiết bị bơm hút chân không có khả năng duy trì áp suất không khí trong bình chân không nhỏ hơn 1 mm Hg gồm có:
  • Máy bơm hút chân không.
  • Bình chân không.
  • Đồng hồ đo áp suất không khí.
    1. Thiết bị và dụng cụ đo điện lượng
  • Khoang chứa mẫu:  dùng để chứa mẫu thử có cấu tạo như hình 1.
  • Thước dài, có độ chính xác đến 0,1mm.
  • Đồng hồ đo thời gian.
  • Nguồn điện một chiều (0  ¸ 80) V.
  • Nhiệt kế đo nhiệt độ (0 ¸ 120) 0C.
  • Vôn kế có dải đo (0 ¸ 100) V, độ chính xác 0,1%.
  • Ampe kế có dải đo (0 ¸ 500) mA, độ chính xác 0,1%.

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 360:2005 Bê tông nặng - Xác định độ thấm ion clo bằng phương pháp đo điện lượng

Hình 1. Khoang chứa mẫu thử

 

CHÚ THÍCH 1:  Ký hiệu dùng trong bản vẽ

  1. Khoang gá mẫu bằng nhựa cứng bền kiềm
  2. Miếng chèn mẫu bằng thép không gỉ, dầy 0,06mm
  3. Lưới điện cực bằng thép không gỉ, kích thước mắt lưới 0,6x0,6 mm.
  4. Dây dẫn điện bằng đồng đường kính không nhỏ hơn 0,2mm.
  5. Đầu nối bằng đồng đường kính 12mm.
  6. Giắc cắm bằng đồng có lớp cách điện bên ngoài.
    1. Dụng cụ và vật liệu sơn phủ
  • Sơn epoxy khô nhanh, không dẫn điện, có khả năng chống thấm nước và bền kiềm.
  • Chổi quét sơn, cân kỹ thuật và cốc nhựa để định lượng và trộn sơn.
  • Keo silicone: dùng để trám, vá và gắn kết mẫu bê tông với khoang chứa mẫu thử.

5.2        Hóa chất thử

5.2.1     Nước dùng trong quá trình thử nghiệm là nước loại 3 theo tiêu chuẩn TCVN 4851:1989 đã được đun sôi để nguội đến nhiệt độ phòng.

5.2.2     Dung dịch NaCl 3%: hòa tan 30g natri clorua loại tinh khiết phân tích trong 970g nước cất.

5.2.3     Dung dịch NaOH 0,3N: hòa tan 12g natri hyđrôxit tinh khiết phân tích trong 1000ml nước cất.

6. Chuẩn bị mẫu

6.1        Mẫu thử hình trụ có đường kính (100 ± 2) mm, chiều dày (50 ± 3) mm được cắt ra từ mẫu bê tông có đường kính (100± 2) mm.

  1. Mẫu bê tông dùng để chuẩn bị mẫu thử có thể lấy tại hiện trường hoặc đúc trong phòng thí nghiệm bằng cách khoan trực tiếp từ cấu kiện bằng khoan ống có đường kính trong mũi khoan là 100mm hoặc đúc trong khuôn hình trụ đường kính 100mm, cao 200 mm theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993.
  2. Mẫu thử phải nằm kẹp giữa hai nhát cắt và cách mặt đáy của mẫu bê tông tối thiểu 15mm.

6.2        Để khô bề mặt mẫu thử trong không khí ít nhất sau 1 giờ.

6.3        Dùng chổi hay khăn làm sạch bề mặt mẫu thử.

6.4        Phủ kín sơn lên diện tích xung quanh mẫu thử bằng chổi quét sơn. Bảo dưỡng sơn và để sơn khô hoàn toàn theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất sơn.

6.5        Đặt các mẫu thử vào bình hút chân không. Lắp đặt hệ thống bơm hút chân không theo sơ đồ hình 2 :

 

 

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 360:2005 Bê tông nặng - Xác định độ thấm ion clo bằng phương pháp đo điện lượng

 

 

 

6.5.1     Đổ nước đã đun sôi để nguội vào bình đựng nước.

6.5.2     Khóa vòi nối bình hút chân không với bình đựng nước. Bật máy bơm hút chân không duy trì áp suất trong bình hút chân không dưới 1 mmHg trong 24 giờ.

6.5.3     Mở khóa vòi nối bình hút chân không với bình đựng nước cho đến khi nước ngập mẫu thử. Khóa vòi và tiếp tục duy trì bơm hút chân không ít nhất 3 giờ.

6.5.4     Tắt máy bơm, lấy các mẫu thử ra khỏi bình hút chân không. Chuyển các mẫu thử vào trong bình đựng nước và ngâm trong vòng 18h ± 2 giờ.

7. Tiến hành thử

7.1        Lấy mẫu thử ra khỏi bình đựng nước, lau sạch các giọt nước đọng.

7.2        Lắp mẫu thử vào khoang chứa mẫu. Dùng keo silicone trám vào khe tiếp giáp giữa mẫu thử và khoang chứa mẫu, đảm bảo bịt kín không rò rỉ nước ra ngoài.

7.3        Đổ đầy hóa chất thử vào hai đầu khoang chứa mẫu thử, một đầu khoang đổ dung dịch NaOH 0,3N và đầu khoang kia đổ dung dịch NaCl 3%. Đậy kín hai đầu khoang bằng nút cao su để tránh bay hơi các dung dịch.

7.4        Lắp đặt mạch điện gồm nguồn điện, vôn kế, ampe kế với khoang chứa mẫu thử theo sơ đồ hình 3 dưới đây :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3. Sơ đồ đo điện lượng

7.4.1     Nối cực âm của nguồn điện với đầu khoang chứa dung dịch NaCl,  cực dương của nguồn điện với đầu khoang chứa dung dịch NaOH.

7.4.2     Đóng mạch điện và duy trì tại điện thế một chiều 60V.

7.5        Theo dõi và ghi lại các thông số về cường độ dòng điện, nhiệt độ khoang chứa dung dịch NaCl trong 6 giờ.

7.5.1     Đối với thiết bị đo tự động, toàn bộ quá trình đo, ghi và tính toán tổng điện lượng truyền qua mẫu được tự động hóa.

7.5.2     Đối với các thiết bị bán tự động, người thí nghiệm phải đo và ghi cường độ dòng điện 30 phút một lần, tính tổng điện lượng truyền qua mẫu thử theo hướng dẫn tại mục 8.2.

7.5.3     Nếu nhiệt độ dung dịch trong khoang thử tăng đến 90oC, tắt nguồn điện để tránh phá hủy khoang thử. Ghi hiện tượng này vào báo cáo và đánh giá mức độ thấm ion clo ở mức “không thấm” theo như bảng 1 của tiêu chuẩn này.

8. Tính toán và đánh giá kết quả

8.1        Trường hợp sử dụng các thiết bị tự động, tổng điện lượng truyền qua mẫu thử đã được tự ghi, tính toán và đánh giá theo các mức trong bảng 1.

8.2        Trường hợp sử dụng thiết bị bán tự động, tính tổng điện lượng truyền qua mẫu theo công thức sau đây :

Trong đó :

Q là tổng điện lượng truyền qua mẫu thử trong thời gian 6 giờ, đơn vị là culông.

I0, I30, I60, … , I330, I360  là cường độ dòng điện ở thời điểm bắt đầu bật máy đo, 30 phút, 60 phút … 330 phút, 360 phút, đơn vị là ampe.

x là đường kính thực tế của mẫu thử, đơn vị là mm.

8.3        Đánh giá độ thấm ion clo qua bê tông theo các mức dưới đây :

Bảng 1. Mức độ thấm ion clo

Điện lượng truyền qua mẫu ( culông )

Mức độ thấm ion clo

> 4000

Cao

> 2000  ¸ 4000

Trung bình

> 1000  ¸ 2000

Thấp

100  ¸ 1000

Rất thấp

<100

Không thấm

 

9. Báo cáo kết quả

Ghi lại các thông tin sau trong báo cáo kết quả

  1. Nguồn gốc mẫu, ngày lấy mẫu, ngày thí nghiệm.
  2. Ký hiệu mẫu, vị trí của mẫu thử trong lõi hoặc khuôn.
  3. Số hiệu của tiêu chuẩn thử nghiệm
  4. Loại bê tông, chất kết dính, phụ gia, tỷ lệ nước / xi măng và những dữ liệu khác nếu có.
  5. Người thí nghiệm, tên thiết bị thí nghiệm, các thông số kỹ thuật chính của thiết bị thử nghiệm.
  6. Kết quả thử ( điện lượng truyền qua mẫu bê tông tính theo culông ).
  7. Mức độ thấm ion clo.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi