Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXD 25:1991 Nhóm H - Đặt dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn XDVN TCXD 25:1991

Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXD 25:1991 Nhóm H - Đặt dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế
Số hiệu:TCXD 25:1991Loại văn bản:Tiêu chuẩn XDVN
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Năm ban hành:1991Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn XDVN TCXD 25:1991

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXD 25:1991

Nhóm H

ĐẶT DẪN ĐIỆN TRONG NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG –

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Installation of electric wire in dwellings and public buildings – Design standard

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế đặt các đường dẫn điện cho nhà và công trình công cộng; với các dây dẫn đặt cách điện hoặc cáp điện có dòng điện xoay chiều và một chiều điện áp đến 1000V.

Việc thiết kế đặt đường dẫn điện cho nhà và công trình công cộng còn phải thỏa mãn các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn , quy phạm hiện hành có liên quan. Với các công trình công cộng còn phải tuân theo các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành của mỗi loại công trình.

Tiêu chuẩn này thay thế cho quy phạm thiết kế đặt đường dây điện trong công trình kiến trúc TCXD 25 : 1965.

1. Quy định chung

1.1. Dòng điện liên tục cho phép của dây dẫn bọc cách điện, cáp điện không được vượt quá các trị số quy định của các nhà chế tạo và phải xét tới nhiệt độ môi trường, phương pháp đặt.

1.2. Mặt cắt của các ruột dẫn điện (dây dẫn mềm, dây điện nửa cứng, dây điện cứng và cáp điện) không nhỏ quá các trị số quy định ở bảng 1.

Bảng 1

Loại dây

Mặt cắt nhỏ nhất của ruột dẫn điện (mm2)

Đồng

Nhôm

1

2

3

1. Dây dẫn bọc cách điện, mềm, hai ruột nhiều sợi đấu vào đèn điện.

0,75

 

2. Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ, đặt cố định trong nhà:

a) Trên puly hoặc các kẹp, treo dưới dây căng.

b) Trong máng, hộp, dàn (trừ trường hợp kín).

- Khi các ruột nối bằng cách kẹp bắt bulông.

- Khi các ruột nối bằng cách hàn;

+ Ruột một sợi.

+ Ruột nhiều sợi.

c) Trên các sứ đỡ

3. Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt ngoài nhà:

 

1

 

1

 

0,5

0,35

1,5

 

2,5

 

2

 

 

 

4

a) Theo tường hoặc theo các kết cấu công trình hoặc trên các sứ đỡ của cột, các đường rẽ nhánh vào nhà từ đường dây trên không.

2,5

4

b) Trên puly, dưới mái hắt.

1,5

2,5

4. Dây dẫn bọc cách điện và các cáp điện có hoặc không có vỏ bảo vệ, đặt trong ống các loại, ống mềm bằng kim loại và trong hộp kín

1

2

5. Cáp điện và dây dẫn bọc cách điện có vỏ bảo vệ, ở những đường dẫn cố định (không đặt trong ống các loại, ống mềm bằng kim loại và trong hộp kín):

 

 

a) Khi các ruột nối bằng cách kẹp bắt bulông

b) Khi các ruột nối bằng cách hàn:

+ Ruột một sợi

+ Ruột nhiều sợi

1

 

0,5

0,35

2,5

6. Dây dẫn bọc cách điện có hoặc không có vỏ bảo vệ và cáp điện đặt trong mương kín hoặc mương đúc liền trong các kết cấu xây dựng (hoặc trong hay dưới lớp vữa trát)

1

2

1.3. Hệ thống đường dẫn điện phải được độc lập về cơ, điện với các hệ thống khác và phải bảo đảm dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết.

1.4. Chỗ nối hoặc rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn dẫn điện như một dây dẫn cáp điện liên tục và không được chịu lực tác động bên ngoài.

1.5. Dây dẫn, cáp điện (trừ trường hợp dự phòng) cho phép đặt chung trong ống thép và các lọai ống khác có độ bền cơ học tương tự, trong các hộp máng và mương kín, trong các kết cấu xây dựng nhà như khi:

a) Tất cả các mạch cùng một tổ máy.

b) Các mạch động lực và mạch kiểm tra của một số bảng điện, tử điện, bảng và bàn điều khiển có liên quan về công nghệ.

c) Mạch cấp điện cho đèn phức tạp.

d) Mạch của một số nhóm thuộc cùng một loại chiếu sáng (chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố) với số dây dẫn không quá 8.

1.6. Các mạch điện dự phòng cũng như các mạch điện chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố, không được đặt chung trong một ống, một hộp hay một máng.

1.7. Khi đặt hai hay nhiều dây dẫn trong một ống, đường kính trong của ống không đước nhỏ quá 11mm.

Không cho phép đặt một dây pha điện xoay chiều trong ống thép hoặc trong ống cách điện có vỏ bọc bằng thép, nếu tải dòng điện danh định lớn quá 25A.

1.8. Khi đặt ống luồn dây dẫn hoặc cáp điện phải đảm bảo ống có độ dốc đủ để nước chảy về phía thấp nhất và thoát ra ngoài, không được để nước thấm vào hoặc đọng lại trong ống.

1.9. Cho phép dùng ống bẹt, hình bầu dục nhưng phải bảo đảm đường kính lớn của ống không lớn quá 10% đường kính nhỏ (của ống).

1.10. Để lớp cách điện của dây dẫn không bị hỏng do cọ sát với miệng ống, phải dũa tròn miệng ống hoặc lắp thêm phụ tùng đệm. Các phụ tùng nối ống không được chịu các lực tác động bên ngoài.

1.11. Các hộp nối dây hoặc các hộp rẽ nhánh, đường kính ống luồn dây dẫn luồn cáp điện cũng như số lượng và bán kính uốn cong đoạn ống phải bảo đảm luồn và thay thế dây dẫn, cáp điện được dễ dàng.

1.12. Tất cả các mối nối và rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện phải được thực hiện trong hộp nối dây và hộp rẽ nhánh.

1.13. Các hộp nối dây và hộp rẽ nhánh phải đảm bảo an toàn về điện và phòng chống cháy. Kết cấu hộp phải phù hợp với phương pháp đặt và môi trường. Cấu tạo hộp cũng như vị trí đặt hộp phải dễ dàng kiểm tra sửa chữa khi cần thiết.

1.14. Khi dây dẫn hoặc cáp điện xuyên móng, tường, trần nhà, sàn nhà, phải đặt trong ống thép hoặc các ống có độ cứng tương tự. đường kính trong của ống phải lớn hơn 1,5 lần đường kính ngoài của dây dẫn hoặc cáp điện phải thực hiện theo điều 3.1 khi đặt hở.

1.15. Khi đường dẫn điện đi qua khe lún, khe co dãn, phải có biện pháp chống bị hư hỏng.

1.16. Khi dùng dây thép treo cáp điện, chỉ được cho dây treo chịu một lực không lớn quá 1/4 ứng lực làm đứt dây thép đó.

1.17. Các bộ phận bằng kim loại của đường dẫn điện (kết cấu hộp, máng, dàn, giá đỡ, ống luồn dây dẫn hoặc cáp điện...) phải được bảo vệ chống bị ăn mòn, và phải thích hợp với môi trường.

1.18. Các bộ phận bằng kim loại không mang điện của đường dẫn điện phải được nối đất bảo vệ (hoặc nối không).

2. Chọn hình thức đường dẫn điện, dây dẫn và cáp điện

2.1. Đường dẫn điện phải thích hợp với các điều kiện môi trường, tính chất sử dụng và đặc điểm kiến trúc công trình cũng như các yêu cầu về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy. Ở những nơi có nguy hiểm về cháy phải theo các yêu cầu ở bảng 2.

Chọn hình thức và phương pháp đặt đường dẫn điện theo yêu cầu phòng chống cháy.

Bảng 2

Hình thức và phương pháp đặt đường dẫn điện trên các bề mặt và các chi tiết

Dây dẫn, cáp điện

Bằng vật liệu cháy

Bằng vật liệu không cháy, khó cháy

1

2

3

A. Đường dây dẫn điện đặt hở

Trên puly kẹp, giá đỡ

Trực tiếp

- Dây dẫn có hoặc không có vỏ bảo vệ, và cáp điện có vỏ bọc bằng vật liệu cháy

Trực tiếp

 

- Dây dẫn có vỏ bảo vệ và cáp điện có vỏ bọc bằng vật liệu không cháy khó cháy.

Trong ống và hộp bằng vật liệu không cháy.

Trong ống và hộp bằng vật liệu không cháy, khó cháy.

Dây dẫn có hoặc không có vỏ bảo vệ, cáp điện có vỏ bằng vật liệu cháy, khó cháy.

B. Đường dẫn điện đặt kín.

Có lớp lót bằng vật liệu không cháy và trát vữa hoặc bảo vệ kín các phía bằng lớp vật liệu không cháy. (1)

Trực tiếp

Dây dẫn có hoặc không có vỏ bảo vệ, cáp điện có vỏ bằng vật liệu cháy.

Trực tiếp

Trực tiếp

Như trên nhưng bằng vật liệu không cháy.

Trong ống bằng vật liệu khó cháy, có lớp vật liệu không cháy lót ống và hộp, có trát vữa. (2)

Trnong ống và hộp bằng vật liệu cháy đúc liền khối, trong rãnh..., trong lớp vật liệu không cháy bao kín. (3)

Dây dẫn không có vỏ bảo vệ và cáp điện có vỏ bằng vật liệu cháy, khó cháy và không cháy.

Ghi chú:

1) Lớp lót bằng vật liệu không cháy dày ít nhất 10mm.

2) Ống phải được trát vữa kín, hoặc bọc phi-bờ-rô-xi-măng...dày ít nhất 10mm.

3) Lớp bao kín quanh ống (hộp...) bằng vật liệu không cháy có thể là vữa phi-bờ-rô-xi-măng hoặc bê tông dày ít nhất 10mm.

2.2. Loại đường dẫn điện, phương pháp đặt dây dẫn và cáp điện theo điều kiện môi trường được chọn theo bảng 3.

Khi đồng thời có nhiều điều kiện đặc trưng của môi trường (bảng 3) thì đường dẫn điện phải thỏa mãn tất cả các điều kiện đó

2.3. Cách điện của dây dẫn, cáp điện dùng trong đường dẫn điện không những phải phù hợp với điện áp danh định của lưới điện mà còn phải phù hợp với hình thức đặt và điều kiện môi trường.

Khi có những yêu cầu đặc biệt liên quan tới thiết bị, cách điện của dây dẫn và vỏ bảo vệ của dây dẫn, cáp điện cũng phải thỏa mãn những yêu cầu đó

2.4. Dây trung tính phải có cách điện như dây pha.

2.5. Cho phép đặt cáp điện có vỏ cao su, vỏ chì, nhôm, chất dẻo ở các phòng ẩm, phòng rất ẩm, phòng có nguy hiểm về cháy và phòng có nhiệt độ không quá 400C.

2.6. Ở những nơi có nhiệt độ từ 400C trở lên phải dùng dây dẫn, cáp điện mà lớp cách điện và vỏ bọc chịu được nhiệt độ cao hoặc phải giảm bớt phụ tải của dây dẫn và cáp điện.

2.7. Trong các phòng ẩm, rất ẩm, và với các thiết trí điện ngoài nhà, vỏ bọc cách điện của dây dẫn, cáp điện, các giá đỡ cách điện, các kết cấu treo, các ống, máng, dàn và hộp ...phải chịu ẩm ướt.

2.8. Trong các phòng có bụi, không được dùng các hình thức đặt dây dẫn, cáp điện dễ bị bám bụi hoặc khó làm sạch bụi.

2.9. Trong các phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà, có môi trường hoạt tính hóa học, tất cả các phần của đường dẫn phải trịu được tác động của môi trường, nếu không phải có biện pháp bảo vệ.

Bảng 3 - Chọn loại đường dẫn điện, phương pháp đặt dây dẫn, cáp điện theo điều kiện môi trường

Điều kiện môi trường

Đường dẫn điện

Dây dẫn, cáp điện

A - Đường dẫn đặt hở

Phòng khô, ẩm

Trên puly sứ hoặc kẹp

Dây dẫn một ruột không có vỏ bảo vệ

- Dây dẫn hai ruột

Phòng khô

Như trên

 

Các loại phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà.

Trên sứ cách điện, puly sứ, ở các thiết trí điện ngoài nhà dùng puly sứ có kích thước lớn, loại dùng cho nơi rất ẩm chỉ cho phép dùng ở những chỗ nước hoặc nước mưa không rơi trực tiếp vào đường dẫn điện.

Dây dẫn một ruột không có vỏ bảo vệ.

Các thiết trí điện ngoài nhà

Trực tiếp theo mặt tường trần và các kết cấu của nhà

Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại hoặc bằng kim loại

Các loại phòng

Như trên

- Dây dẫn một hoặc nhiều ruột có hoặc không có vỏ bảo vệ.

- Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại hoặc bằng kim loại

Các loại phòng và với các thiết bị điện ngoài nhà

Trên dàn, giá đỡ và hộp không có nắp đậy

Như trên

Các loại phòng và với các thiết bị điện ngoài nhà

Treo dưới dây căng

- Dây dẫn loại treo dưới dây căng

- Dây dẫn một hoặc nhiều ruột có hoặc không có vỏ bảo vệ .

- Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại hoặc bằng kim loại

B - Đường dẫn điện đặt kín

Các loại phòng và với các thiết bị điện ngoài nhà

- Trong ống không bằng kim loại và bằng các vật liệu cháy ( chất dẻo...).

- Trong rãnh kín của các cấu kiện xây dựng ngầm tường hoặc dưới lớp vữa trát. Trong lớp ốp tường, trần nhà bằng pu ly sứ, kẹp, hoặc trong ống bằng các vật liệu không cháy.

- Cẩm dùng ống thép và hộp thép kín có bề dày 2mm và nhỏ hơn ở nơi ẩm, rất ẩm và với các thiết bị ngoài nhà

- Dây dẫn một hoặc nhoều ruột có hoặc không có vỏ bảo vệ.

- Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại

Phòng khô, ẩm và rất ẩm

Trong các cấu kiện đúc sẵn hoặc liền khối.

Dây dẫn không có vỏ bảo vệ

C - Đường dẫn điện đăth hở và đặt kín

Các loại phòng và với các thiết bị điện ngoài nhà.

Trong ống thép (loại thông thường và loại dầy) và các loại thép kín. Trong ống không phải bằng kim loại và trong hộp bằng vật liệu khó cháy.

- Trong ống cách điện có vỏ bằng kim loại.

- Cấm dùng ống cách điện có vỏe bằng kim loại ở nơi ẩm, rất ẩm và với các thiết trí điện ngoài nhà

- Cấm dùng ống thép và hộp thép kín có bề dày 2mm và nhỏ hơn ở nơi ẩm, rất ẩm và với các thiết trí điện ngoài nhà.

Dây dẫn một hoặc nhiều ruột có hoặc không có vỏ bảo vệ. Cáp điện có vỏ bảo vệ bằng kim loại.

    

2.10. Ở những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của tia nắng mặt trời phải có biện pháp bảo vệ dây dẫn và cáp điện chống ảnh hưởng đó.

2.11. Ở những nơi đường điện đặt hở không chịu được các lực tác động bên ngoài thì phải đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thép, hộp thép, trong các vật bảo vệ hoặc phải dùng đường dẫn điện đặt kín.

2.12. Phải dùng dây và cáp điện có ruột đồng ở những nơi nguy hiểm cháy, nổ, ở các công trình quan trọng, ở vùng biển hoặc những nơi có môi trường hoạt tính hóa học; ở các bộ phận chuyển động hoặc các máy móc rung động; ở các thiết bị dụng cụ điện cầm tay hay di động và các hộ tiêu thụ điện loại 1 theo độ tin cậy cung cấp điện.

2.13. Với đường dẫn điện ngoài nhà, phải dùng dây dẫn một ruột cách điện không có vỏ bảo vệ hoặc cáp điện.

3. Đường dẫn điện đặt trong nhà

3.1. Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ, đặt hở trực tiếp trên các bề mặt, puli, sứ đỡ, kẹp, treo dưới đây căng, trên dàn trong máng... phải được thực hiện như sau.

a) Khi điện áp trên 42V trong phòng ít nguy hiểm và khi điện áp đến 42V trong các phòng bất kì, phải đặt ở độ cao ít nhất 2m so với mặt sàn hoặc mặt bằng làm việc.

b) Khi điện áp trên 42V trong phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm phải đặt ở độ cao ít nhất là 2,5m so với mặt sàn hoặc mặt bằng làm việc.

Khi đường dây đi xuống công tắc đèn, ở cắm điện, thiết bị điều khiển và bảo vệ, bảng, tủ điện, đèn và các thiết bị dùng điện khác đặt trên tường, không phải thực hiện các yêu cầu trên.

Khi dây dẫn, cáp điện xuyên sàn nhà và đặt hở thẳng đứng (hoặc chéo) theo tường nhà, phải được bảo vệ tránh va chạm. Độ cao bảo vệ ít nhất 1,5m so với mặt sàn.

3.2. Không quy định độ cao đặt dây dẫn cách điện có vỏ bảo vệ, dây dẫn trong ống cách điện có vỏ bọc kim loại, dây dẫn và cáp điện trong ống thép, ống mềm bằng kim loại.

3.3. Khi đặt hở, dây dẫn và cáp điện có vỏ bảo vệ bằng vật liệu cháy, dây dẫn và cáp điện không có vỏ bảo vệ, khoảng cách từ vỏ dây dẫn, cáp điện đến các bề mặt đặt các kết cấu, các chi tiết bằng vật liệu cháy ít nhất 10mm. Khi không đảm bảo được khoảng cách trên, phải ngăn cách bằng lớp vật liệu không cháy (vữa xi măng, phi bờ rô xi măng...) dày ít nhất 10mm.

3.4. Ở những chỗ buộc dây dẫn, phải dùng vải nhựa ( bâng dính...) quấn dây dẫn để tránh dây buộc làm hỏng lớp cách điện của dây dẫn. Buộc dây dẫn vào puly hoặc sứ đỡ, phải dùng dây thép mềm không rỉ, dây đồng mềm hoặc các loại dây khác có độ bền tương tự và không bị hư hỏng do tác động của môi trường.

3.5. Cáp điện có vỏ chì, vỏ nhôm, vỏ cao su, vỏ chất dẻo..., được phép đặt hở với điều kiện ở nơi đặt không có động vật gậm nhấm phá hoại, không có tác động cơ lí, không có các chất ăn mòn.

3.6. Khi ống và hộp bằng vật liệu khó cháy đặt hở trên bề mặt các cấu kiện, các chi tiết bằng vật liệu cháy hoặc khó cháy, khoảng cách từ ống (hộp) đến các bề mặt nói trên không được nhỏ quá 10mm. Khi không đảm bảo được khoảng cách trên, phải ngăn cách bằng lớp vật liệu không cháy ( vữa xi măng, phi bờ rô xi măng...) dày ít nhất 10mm.

3.7. Trong các phòng rất ẩm, độ cao từ mặt sàn tới mặt dưới của hộp không được nhỏ quá 2m.

3.8. Độ cao từ mặt sàn tới mặt dưới của máng, sàn không được nhỏ quá 2m. Riêng trong phòng điện cũng như phòng của nhân viên quản lí vận hành điện, độ cao đặt máng không quy định.

3.9. Khoảng cách giữa các điểm cố định dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt trên các giá đỡ cách điện không được lớn quá các trị số ở bảng 4.

Khoảng cách cho phép lớn nhất giữa các điểm cố định dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bọc bảo vệ đặt trên các giá đỡ cách điện

Bảng 4

Phương pháp đặt dây dẫn

Khoảng cách cho phép lớn nhất (m) khi mặt cắt ruột dẫn điện (mm2)

Đến 2,5

4

6

10

16 đến 25

35 đến 70

95 trở lên

1. Trên puly, kẹp

0,80

0,80

0,80

0,80

1,0

1,2

1,2

2. Trên vật cách điện đặt ở tường và trần nhà.

1

2

2

2

2,5

3

6

3. Trên vật cách điện đặt ở tường thuộc đường dẫn điện ngoài nhà.

2

2

2

2

2

2

2

4. Trên vật cách điện đặt ở vì kèo, cột hoặc tường

 

 

 

 

 

 

 

- Với dây dẫn ruột đồng

- Với dây dẫn ruột nhôm

6

-

12

6

 

6

 

12

 

 

 

3.10. Khoảng cách giữa các tim dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ của cùng một mạch hoặc của các mạch khác nhau đặt trên các giá đỡ cách điện không được nhỏ quá các trị số ở bảng 5.

Khoảng cách cho phép nhỏ nhất giữa các tim dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt trên các giá đỡ cách điện.

Bảng 5

Phương pháp đặt dây dẫn

Khoảng cách cho phép nhỏp nhất (m) khi đặt mặt cắt ruột dẫn điện 9mm2

Đến 10

16 đến 25

35 đến 50

70 đến 95

120

- Trên puly, kẹp

- Trên vật cách điện

0,35

0,70

0,50

0,70

0,50

1,00

0,70

1,50

1,00

1,50

3.11. Khi cáp điện đặt hở theo trần nhà, tường hoặc các kết cấu xây dựng của công trình phải được bắt chặt bằng cách kẹp theo các khoảng cách quy định ở bảng 6.

3.12. Ống cách điện có vỏ bọc bằng kim loại, cáp điện, dây dẫn có vỏ bảo vệ, ống mềm bằng kim loại phải được bắt chặt trên các giá đỡ, khoảng cách giữa các vật đỡ ống từ 0,8 đến 1m; giữa các vật đỡ dây dẫn, cáp điện và ống mềm bằng kim loại từ 0,5 đến 0,7m

Vị trí các điểm giữ cáp điện

Bảng 6

Vị trí đặt cáp điện

Vị trí các điểm giữ cáp điện

Mặt phẳng nằm ngang

Cáp điện đặt trên giá đỡ: 1m với cáp điện động lực và chiếu sáng.

Mặt phẳng thẳng đứng

Cáp điện đặt trên giá đỡ: 1m với cáp điện động lực và chiếu sáng. Cáp điện đặt bằng các kẹp: 0,8 đến 1m

Mặt phẳng thẳng đứng

Tất cả các điểm cần tránh cho vỏ chì biến dạng, đồng thời tránh ruột cáp điện trong hộp đấu dây kế cận bị tác động bởi trọng lượng bản thân của cáp điện gây ra.

Mặt phẳng nầm ngang chỗ uốn cong.

Điểm cuối mỗi đoạn cáp điện, điểm cuối của đoạn cáp điện uốn cong, nếu cáp điện lớn thì cần đặt kẹp ở giữa đoạn uốn cong

Gần hộp nối cáp điện và đầu hộp nối cáp điện, cáp điện dẫn vào thiết bị điện hoặc chỗ bịt đầu cáp điện

Ở hai bên hộp nối cáp điện. Cách hộp nối, đầu cáp điện hoặc chỗ bịt đầu cáp điện không lớn quá 100mm

Chỗ đi qua khe lún, mạch co dãn

Hai bên khe lún, mạch co dãn

3.13. Ống luồn cáp điện không được uốn thành góc nhỏ quá 900. Bán kính uốn cong đoạn ống không được nhỏ quá các trị số sau:

a. Khi ống đặt kín, bán kính uốn cong ống phải lớn hơn hoặc bằng 10 lần đường kính ngoài của ống.

b. Khi ống đặt hở và mỗi đoạn ống chỉ có một chỗ uốn, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 4 lần đường kính ngoài của ống.

c. Với các trường hợp khác, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 6 lần đường kính ngoài của ống.

d. Khi cáp điện cách điện bằng cao su có vỏ bọc ngoài bằng chì hoặc nhựa tổng hợp đặt trong ống thép, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 10 lần đường kính ngoài của cáp điện. Cáp điện có vỏ bọc bằng thép, nhôm, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 15 lần đường kính ngoài của cáp điện

3.14. Khoảng cách giữa các điểm treo dây dẫn bọc cách điện hoặc cáp điện không có vỏ bảo vệ cáp thép (dây thép) không được nhỏ quá 1m với dây dẫn cáp điện có mặt cắt ruột dẫn điện 1mm2, không được nhỏ quá 1,5m với dây dẫn hoặc cáp điện có mặt cắt ruột dẫn điện từ 1,5mm2 trở lên.

3.15. Nếu khoảng cách giao chéo giữa dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ với dây dẫn bọc cách điện có hoặc không có vỏ bảo vệ nhỏ quá 10mm thì dây dẫn không có vỏ bảo vệ phải được tăng cường cách điện ở những chỗ giao chéo nhau.

3.16. Khi dây dẫn bọc cách điện và cáp điện có hoặc không có vỏ bảo vệ giao chéo với đường ống phải bảo đảm khoảng cách không nhỏ quá 50mm, với đường kính nhiên liệu lỏng và khí đốt không nhỏ quá 100mm. Khi không đảm bảo được các khoảng cách trên phải tăng cường bảo vệ cho dây dẫn và cáp điện chống các tác động về cơ lí và đoạn dây dẫn, cáp điện được tăng cường bảo vệ ít nhất 250mm về mỗi phía của đường ống.

Khi giao chéo với đường ống dẫn nhiệt, phải bảo vệ dây dẫn và cáp điện chống nhiệt độ cao hoặc phải có các biện pháp thích hợp.

3.17. Khoảng cách giữa dây dẫn và cáp điện với đường ống khi song song với nhau không nhỏ quá 100m, với đường dẫn nhiên liệu, chất lỏng dễ cháy hoặc khí đốt không nhỏ quá 400mm. Khi dây dẫn và cáp điện song song với ống dẫn nhiệt phải bảo vệ chống nhiệt độ cao hoặc phải có các biện pháp thích hợp.

3.18. Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ khi xuyên qua tường vách ngăn, sàn, trần nhà... phải đặt trong ống cách điện. Ở phòng khô ráo thì ở đầu cuối ống phải có đầu cong. Khi tường, vách ngăn, sàn, trần nhà... bằng vạt liệu dễ cháy, ống phải bằng vật liệu không cháy (sành, sứ...).

3.19. Khi xuyên tường, sàn, trần nhà vào hoặc ra ngoài nhà..., dây dẫn và cáp điện phải luồn trong ống hộp... để dễ dàng thay thế. Để tránh nước thấm hoặc lọt vào ống (hộp), đọng nước hoặc chảy lan ra. Ở những chỗ ống (hộp) đó phải nhét đầy các khe hở giữa dây dãn, cáp điện với ống (hộp) đó kể cả với ống, hộp dự trữ. Chất nhét đầy phải đảm bảo thay thế bổ sung dây dẫn, cáp điện được dễ dàng và phải có cấp chịu lửa không nhỏ quá cấp chịu lửa của tường, sàn, trần nhà.

3.20. Cho phép đặt nhiều lớp dây dẫn, cáp điện trong hộp, nhưng ngăn cách mỗi lớp với nhau. Tổng mặt cắt các dây dẫn, cáp điện kể cả các lớp bọc cách điện và các lớp bọc bên ngoài không được lớn hơn 35% mặt cắt bên trong với hộp kín và 40% với hộp hở nắp.

3.21. Với đường dẫn điện đặt hở trong nhà, trừ những phòng ẩm, rất ẩm, phòng không cháy, khó cháy hoặc không có những vật nguy hiểm về cháy, không dùng các lớp cáp điện có vỏ bọc dây đay tẩm nhựa.

3.22. Dòng điện liên tục cho phép của dây dẫn, cáp điện đặt thành bó (nhóm) hoặc thành nhiều lớp phải tính với hệ số giảm theo số lượng và cách đặt dây dẫn, số lượng và vị trí tương hỗ của các bó (lớp) cũng như các dây dẫn không mang tải.

3.23. Các ống, hộp, ống mềm, bằng kim loại của đường dẫn điện phải đặt sao cho hơi ẩm không tụ lại, kể cả các khí ngưng tụ trong không khí.

3.24. Trong phòng khô không có hơi và khí tác đoọng tới vỏ cách điẹnvà vở bọc ngoài dây dẫn và cáp điện, cho phép nối ống, hộp và ống mềm bằng kim loại mà không cần kín, khít.

Nối ống, hộp và ống mềm bằng kim loại với nhau cũng như khi nối vào các họp nối dây, các thiết bị điện phải thực hiện như sau:

-Trong phòng có hơi và kí có tác động tới vỏ bọc cách điện và vỏ bọc ngoài của dây dẫn điện và cáp, ở các thiết trí điện ngoài nhà và ở các chỗ nước hoặc nhũ tương có thể rơi vào, ống phải kín và nắp đậy kín, khít.

- Trong phòng có bụi, chỗ nối ống, hoặc chỗ nối ống với hộp và hộp phải kín khít tránh bụi.

3.25. Nối ống hoặc nối ống với hộp bằng kim loại để sử dụng trong hệ thống nối đất hoặc nối không, phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn nối đất các thiết bị điện QPXD 13: 1978.

4. Đường dẫn điện đặt kín trong nhà

4.1. Đường dẫn điện đặt kín trong ống, hộp và ống mềm bằng kim loại phải thực hiện theo các điều 3.12, 3.13, 3.19, 3.20, 3.22, 3.24, 3.25 và trong mọi trường hợp phải kín.

4.2. Dây dẫn có vỏ bảo vệ và cáp điện, vỏ bằng vật liệu cháy, dây dẫn và cáp điện không có vỏ bảo vệ khi đặt trong các rãnh kín, trong các kết cấu xây dựng bằng vật liệu cháy hoặc dưới các lớp gỗ tường... phải được ngăn cách về mọi phía bằng một lớp vật liệu không cháy.

4.3. Khi đặt kín các ống, hộp bằng vật liệu khó cháy trong các ống kín, các lỗ hổng của các két cấu xây dựng, các ống, hộp phải được ngăn cách về mọi phía với các bề mặt của các cấu kiện, chi tiết bằng vật liệu cháy bởi lớp vật liệu không cháy dầy ít nhất 10mm.

4.4. Ở những phòng dễ cháy, cháy, cũng như ở những phòng có vật liệu dễ cháy, cháy, trên mặt tường, vách ngăn, trần nhà và mái nhà cùng các kết cấu xây dựng dễ cháy (Amlăng, phibơrôximăng...) dầy ít nhất 3mm hoặc trong lớp vữa trát dầy ít nhất 5mm và vượt ra mỗi bên ống hoặc dây dẫn ít nhất 5mm.

4.5. Cấm đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thông hơi. ậ chỗ dây dẫn, cáp điện giao chéo với ống thông hơi phải đặt dây dẫn cáp điện trong ống thép hoặc trong phi-bờ-rô-ximăng, ống sành, sứ,...

4.6. Dây dẫn và cáp điện có hoặc không có vỏ bảo vệ cháy được khi đặt trong các hộp gỗ hoặc dưới các lớp ốp tường bằng vật liệu dễ cháy, cháy nếu không thực hiện được các yêu cầu theo điều 4.4 thì phải đặt dây dẫn, cáp điện trên các vật đỡ các điện không cháy và phải đảm bảo cách các bề mặt vật liệu dễ cháy, cháy ít nhất 10mm.

4.7. Khi đặt ống luồn dây dẫn, cáp điện trong các kết cấu xây dựng đúc sẵn hoặc các kết cấu bê tông liền khối, phải nối ống bằng các ren răng hoặc hàn thật chắc chắn.

4.8. Cấm đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới các lớp vữa trát tường, trần nhà ở những chỗ có thiết bị đóng đinh hoặc lỗ thủng.

4.9. Cấm đặt đường dẫn điện ngầm trong tường chịu lực (nằm ngang) khi bề sâu của rãnh chôn lớn quá 1/3 bề dày của tường.

4.10. Cấm đặt ngầm trực tiếp trong hoặc dưới lớp vữa trát, các loại dây dẫn cáp điện mà vỏ cách điện cũng như vỏ bảo vệ tác hại do lớp vữa dày.

5. Đường dẫn điện trong tầng giáp mái.

5.1. Trong tầng giáp mái có thể dùng những hình thức đặt đường dẫn điện như sau:

+ Đặt hở:

- Dây dẫn, cáp điện luồn trong ống cũng như dây dẫn có vỏ bảo vệ và cáp điện có vỏ bảo vệ bọc ngoài bằng vật liệu không cháy, khó cháy đặt độ cao bất kỳ.

- Dây dẫn một ruột bọc cách điện không có vỏ bảo vệ bắt trên puly sứ hoặc sứ đỡ phải đặt ở độ cao không nhỏ quá 2,5m. Khi đặt ở độ cao nhỏ quá 2,5m phải bảo vệ tránh các va chạm.

+ Đặt kín trong tường và trần nhà bằng vật liệu không cháy, kể cả dưới hoặc trong lớp vữa trát ở độ cao bất kỳ.

5.2. Khi đặt hở trong tầng giáp mái phải dùng dây dãn, cáp điện ruột đồng.

Cho phép dùng dây dẫn, cáp điện ruột nhôm trong các nhà có mái và trần bằng vật liệu không cháy phải đặt trong ống thép hoặc phải đặt kín trong tường và mái bằng vật liệu không cháy.

Khi đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thép, phải theo các điều 3.12, 3.13, 3.18, 3.19, 3.23,3.24 và 3.25.

5.3. Trong tầng giáp mái, cho phép đường dây dẫn điện rẽ nhánh tới các thiết bị đặt ở ngoài nhưng phải dùng ống thép đặt hở hoặc đặt kín trong tường và mái bằng vật liệu không cháy.

5.4. Trong tầng giáp mái phải thực hiện việc nối dây hoặc rẽ nhánh trong các hộp nối dây hoặc hộp rẽ nhánh bằng kim loại.

5.5. Thiết bị điều khiển, bảo vệ đèn chiếu sáng và các khí cụ điện khác của tầng giáp mái phải đặt bên ngoài.

5.6. Dây dẫn, cáp điện xuyên qua trần nhà bằng vật liệu, cháy lên tầng giáp mái, phải luồn trong ống cách điện bằng vật liệu không cháy.

6. Đường dẫn điện ngoài nhà

6.1. Dây dẫn đặt ngoài nhà ở những nơi thường có người lui tới, phải được bố trí, che chắn, tránh bộ va chạm.

Ở những chỗ nói trên, dây dẫn đặt hở theo tường hoặc các kết cấu xây dựng khác, phải có khoảng cách ít nhất là:

a. Khi đặt nằmg ngang:

- Trên ban công, mái nhà: 2,5m

- Trên cửa sổ: 0.5m

- Dưới ban công: 1,0m

- Dưới cửa sổ (kẻ từ bậu cửa): 1,0m

b. Khi đặt thẳng đứng:

- Đến cửa sổ: 0,75m

- Đến ban công: 1,00m

c. Cách mặt đất 2,75m

Nếu treo dây dẫn trên cột gần nhà, khoảng cách từ dây dẫn đến ban công và cử sổ khi bị gió thổi lệch đi nhiều nhất không nhỏ quá 1,5m.

6.2. Cấm đặt dây dẫn điện ngoài nhà dọc theo mái nhà ở.

6.3. Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt ngoài nhà, về mặt tiếp xúc coi như dây trần.

6.4. Khoảng cách giữa các dây dẫn với nhau không được nhỏ hơn 100mm khi khoảng cách cố định dây đến 6m và không được nhỏ quá 150mm khi khoảng cách cố định dây quá 6m.

Khoảng cách giữa các điểm cố định dây dẫn lấy theo bảng 4.

Khoảng cách từ dây dẫn đến tường và các kết cấu đỡ không được nhỏ hơn 50mm.

6.5. Khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đường khi giao chéo với đường xe cơ giới trong khu công trình không được nhỏ quá 4,5m, ở lối đi không được nhỏ quá 3,5m.

6.6. Dây dẫn, cáp điện khi đặt ngoài nhà trong ống thép, hộp... phải theo các điều 3.12, 3.13, 3.18, 3.19, 3.23, 3.14 và 3.25.

Ống thép đặt dưới đất phải được quét nhựa đường chống rỉ.

6.7. Cấm đặt dây dẫn trong ống hoặc hộp chôn trực tiếp dưới đất ở ngoài nhà.

6.8. Đầu vào nhà xuyên tường phải luồn ống cách điện không cháy và phải có cấu tạo tránh nước đọng và chảy vào nhà.

6.9. Khoảng cách của dây dẫn rtước khi vào nhà và vào nhà tời mặt đất không được nhỏ quá 2,75m.

6.10. Khoảng cách giữa các dây dẫn ở đầu vào nhà với nhau cũng như từ các dây dẫn gần nhất tới phần nhô ra của nhà 9mái hắt...) không được nhỏ quá 200mm.

6.11. Đầu vào nhà cho phép xuyên qua mái nhưng phải đặt trong ống thép, đồng thời phải đảm bảo khoảng cách từ vật cách điện đỡ dây của đầu vào đến mái không được nhỏ quá 2,75m. Với những công trình thấp tầng (các gian bán hàng, kiốt, nhà lưu động...) mà trên mái không có người lui tới, khoảng cách từ dây dẫn đến nhà và rẽ nhánh tới mái không nhỏ quá 0.5m. Khi đó khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất không được nhỏ quá 2,75m.

 

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA.

1. Đường dây dẫn điện là tập hợp các dây dẫn, cáp điện cùng các kết cấu, chi tiết bắt giữ và bảo vệ

2. Đường dây dẫn điện đặt hở là đường dẫn điện đặt cố định hoặc di động bên trên bề mặt cấu kiện xây dựng.

3. Đường dây dẫn điện kín là đường dẫn điện trong các kết cấu của nhà (trong hoặc dưới lớp vữa trát, dưới các tấp ốp lát, trong tường, sàn, trần và mái nhà...).

4. Đường dẫn điện ngoài nhà là đường dẫn điện đặt theo mặt tường ngoài nhà, dưới các mái hắt, cũng như các đường dẫn điện nối giữa các nhà với nhau trong khu công trình, đặt trên các cột (không quá 4 cột với chiều dài mỗi cột không quá 25m).

Đường dẫn điện ngoài nhà có thể đặt kín hoặc hở.

5. Đầu vào nhà đường dẫn điện nối liền đường dây bên ngoài với đường day bên trong nhà kể từ vật cách điện đặt ở tường ngoài nhà (mái nhà) đến thiết bị đầu vào.

6. Dây dẫn bọc cáhc điện có bảo vệ là dây dẫn mà trên bề mặt có vỏ bọc bằng kim loại hoặc bằng các vật liệu khác để tránh hư hỏng do các lực tác động bên ngoài.

7. Dây dẫn bọc cách điện không có bảo vệ là dây dẫn mà trên bề mặt cách điện không có vỏ bọc đặc biệt để tránh hư hỏng do các lực tác động bên ngoài.

8. Dây dẫn cứng là dây dẫn có ruột là đồng hoặc dây nhôm, một hoặc nhiều sợi xoắn lại với nhau, sản phẩm đồng hoặc nhôm này sau khi qua các công đoạn chưa được ủ trong lò nhiệt nên dây dẫn còn bị biến tính cứng.

9. Dây dẫn điện cứng là dây dẫn có ruột là dây đồng hoặc dây nhôm, một hoặc nhiều sợi xoắn lị với nhau, sản phẩm đồng hoặc nhôm này sau khi qua các công đoạn được ủ ở nhiệt độ thích hợp.

10. Dây điện mềm là dây dẫn có ruột là dây đồng hoặc dây nhôm, một hoặc nhiều sợi xoắn lại với nhau, sản phẩm đồng hoặc nhôm này sau khi qua công đoạn ủ ở nhiệt độ thích hợp để đạt được một độ mềm dẻo cần thiết.

11. Hộp là kết cấu có mặt cắt hình chữ nhật, hoặc các hình dạng khác, dùng để đặt dây dẫn và cáp điện.

Hộp có thể kín hoặc có nắp có thể mở được. Hộp không có nắp đậy gọi là máng. Các thành hộp, thành máng có thể làm bằng tấm liền, có lỗ hoặc hình thức lưới.

Hộp kín phải có thành kín. Hộp có thể đặt trong hoặc ngoài nhà.

12. Dàn cấu kiện bảo vệ được dây dẫn và cáp điện trong hoặc ngoài nhà.

Dàn không bảo vệ được dây dẫn và cáp điện tránh các tác động cơ học. Dàn phải được chế tạo bằng vật liệu không cháy.

13. Dây căng là phần chịu lực của đường dẫn điện, bằng dây thép hoặc cáp căng trong không gian, dùng để treo dây dẫn, cáp điện, từng dây hay từng bó.

 

PHỤ LỤC 2

ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI MỘT SỐ PHỒNG THEO TÍNH CHẤT MÔI TRƯỜNG

1. Phòng khô có độ ẩm tương đối không lớn quá 75%. Khi không có những điều kiện nêu trong điều 5,6,7 thì phòng đó gọi là phòng bình thường.

Ví dụ: trong nhà ở trừ khi xí tắm, vệ sinh, khu bếp, tầng hầm, phòng đặt máy bơm nước, các phòng còn lại là bình thường.

2. Phòng ẩm là phòng có độ ẩm lớn quá 75% tỏng thời gian dài. Ví dụ khu bếp trong nhà ở.

3. Phòng ẩm là phòng có độ ảm tương đối xấp sỉ 100% trong thời gian dài.

4. Phòng nóng là phòng có hiệt độ lớn quá 30oC trong thời gian dài.

5. Phòng hoặc nơi có bụi là phòng hoặ nơi bụi do quá nhiều bụi do quá tình sản xuất hoặc sử dụng sinh ra.

Phòng hoặc nơi có bụi được chia ra thành phòng hoặc nơi có bụi dẫn điện.

6. Nơi có môi trường hoạt tính hóa học là nơi thường xuyên hoặc trong thời gian dài có sản xuất, cất giữ hoặc sử dụng các loại hơi, chất phá hoại các điện, vỏ bọc và những phần dẫn điện của thiết bị điện, dây dẫn và cáp điện.

7. Phòng hoặc nơi nguy hiểm về điện:

+ Phòng hoặc nơi nguy hiểm là phòng hoặc nơi có một trong những yếu tố sau:

- Nền, sàn nhà dẫn điện (băng kim loại, đất, bê tông cốt thép, nhà...)

- Có khả năng để người tiếp xúc đồng thời với một bên là các kết cấu kim loại của công trình hoặc của các máy móc, thiết bị công nghệ, các đồ đạc dụng cụ bằng kim loại... để nối đất, còn một bên là vỏ kim loại của các thiết bị điện.

+ Phòng hoặc nơi rất nguy hiểm là phòng hoặc nơi có một ỏong các yếu tố:

- Rất ẩm

- Môi trường hoạt tính hóc học

- Đồng thời có hai yếu tố của phòng hoặc nơi nguy hiểm.

+ Phòng hoặc nơi ít nguy hiểm là phòng hoặc nơi không thuộc hai loại trên.

8. Phòng hoặc nơi có nguy hiểm về cháy là phòng hoặc nơi sản xuất, cất giữ hoặc sử dụng các chất cháy rắn hoặc sợi (gỗ, vải...), các chất lỏng cháy có nhiệt độ bốc cháy 45oC (các kho dầu, hóa chất...), hoặc ở những nơi trong quá tình sử dụng sinh ra hơi bụi sợi cháy ở trạng thái bay lơ lửng (xưởng tiện gỗ...).

9. Phòng hoặc nơi có nguy hiểm về nổ là phòng hoặc nơi trong đó do quá trình công nghệ có thể tạo ra các hỗn hợp nổ.

Bảng 1 - Cho một số phòng trong nhà ở và công trình được phân loại theo tính chất môi trường. Phân loại một số phòng theo tính chất môi trường (bảng 1 - phụ lục 2).

Bảng 1 - Phụ lục 2 của TCXD 25 :1991

Tên phòng hoặc loại công trình

Phân loại phòng theo tính chất môi trường

Khô

ẩm

Rất ẩm

Bụi

Nóng

Hoạt tính hóa học

Nguy hiểm về cháy

Nguy hiểm về nổ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1. Nhà ở ký túc xá, nhà ở kiểu biệt thực

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khu vệ sinh xí tắm, giặt

 

 

 

x

 

 

 

 

- Khu bếp

 

x

 

 

 

 

 

 

- Tầng hầm

 

x

 

 

 

 

 

 

- Nơi đặt máy bơm, trạm bơm

 

x

 

 

 

 

 

 

- Các phòng khác

x

 

 

 

 

 

 

 

2. Khách sạn, phòng nghỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khu vệ sinh, xí tắm, phòng giặt, phòng (nơi) rửa bát đĩa, dụng cụ, phòng (nơi) rửa mặt, rửa tay...

 

 

x

 

 

 

 

 

- Khu bếp kể cả nơi gia công thức ăn.

 

x

 

 

 

 

 

 

- Phòng ăn, phòng chơi, phòng ngủ, phòng (nơi) giải trí.

x

 

 

 

 

 

 

 

-Kho vải sợi, chăn màn, đệm

x

 

 

 

 

 

x

 

- Kho xăng dầu, chất cháy, nhà (nơi) để xe ô tô.

x

 

 

 

 

 

x

 

Các nơi khác

x

 

 

 

 

 

 

 

3. Các cửa hàng xí nghiệp, dịch vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khu vệ sinh, xí tắm của tất cả các loại cửa hàng, xí nghiệp dịch vụ.

 

 

x

 

 

 

 

 

- Quầy bách hóa, bông vải sợi, may mặc, đồ dạ nhựa, chất dẻo, cao su, gỗ...

x

 

 

 

 

 

x

 

- Quầy hàng chất đốt, dầu hỏa, củi, mây tre, nan, gỗ...

x

 

 

 

 

 

x

 

- Nơi giặt là, tẩy nhuộm, hấp của các loại xí nghiệp dịch vụ.

 

 

x

 

 

 

 

 

- Nơi đóng xén giấy tờ, sổ sách hoặc cất giữ các giấy tờ sổ sách.

x

 

 

 

 

 

x

 

- Kho vật liệu hoặc các thành phần tơ lụa, bông vải sợi dạ len, giấy, tranh ảnh sách báo, văn hóa phẩm, sơn, các đồ dùng bằng cao su, chất dẻo, mây tre nan, dầu lửa củi, khí đốt

x

 

 

 

 

 

 

 

- Trạm bơm nước.

 

 

x

 

 

 

 

 

- Các nơi khác.

x

 

 

 

 

 

 

 

4. Bệnh viện, phòng khám, hiệu thuốc

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phòng khám dây dẫn khoa

x

 

 

 

 

 

 

 

- Phòng mổ, kể cả phòng gây mê, hồi sức, cấp cứu, phòng đẻ.

 

 

x

 

 

 

x

x

- Phòng bệnh nhân

x

 

 

 

 

 

 

 

- Phòng bó bột thay băng

 

 

x

 

 

 

 

 

- Phòng cất giữ phim, đọc phim.

x

 

 

 

 

 

x

 

- Phòng tráng rửa phim, giặt quần áo, rửa bát đĩa, dụng cụ

 

 

x

 

 

 

 

 

- Phòng hấp dụng cụ là quần áo

 

x

 

 

 

 

 

 

- Phòng điều chế huyết thanh, phòng vô trùng

 

x

 

 

 

 

 

 

- Bếp và khu gia công, chế biến thức ăn sống, chia thức ăn

 

x

 

 

 

 

 

 

- Khu vệ sinh xí tắm, tháo thụt, nhà lạnh, kho lạnh

 

x

 

 

 

 

 

 

- Kho xăng dầu, kho chứa bình oxy, ête

 

 

 

 

 

 

x

x

- Trạm bơm nước

 

 

x

 

 

 

 

 

- Các nơi khác

x

 

 

 

 

 

 

 

5. Nhà tre, nhà mẫu giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phòng (khu) vệ sinh, xí tắm, ngồi bô

 

 

x

 

 

 

 

 

- Các nơi khác

x

 

 

 

 

 

 

 

6. Trường PT, Đh, Trung học, KT dạy nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khu vệ sinh, xí tắm

 

 

x

 

 

 

 

 

- Các phòng lạnh, kho lanh

 

 

x

 

 

 

 

 

- Phòng lưu trữ của thư viện

x

 

 

 

 

 

x

 

- Phòng thí nghiệm thủy lực

 

 

x

 

 

 

 

 

- Phòng thí nghiệm hóa học

 

 

x

 

 

 

 

 

- Phòng rửa dụng cụ, chai lọ

 

 

x

 

 

 

 

 

- Các phòng khác

x

 

 

 

 

 

 

 

7. Trụ sở cơ quan, nhà hành chính, công trình văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khu vệ sinh, xí tắm của công trình nói trên.

 

 

x

 

 

 

 

 

- Nơi lưu trữ giấy tờ, hồ sơ bản vẽ, phim ảnh, phông màn, tranh ảnh.

x

 

 

 

 

 

x

 

- Trạm bơm nước

 

 

x

 

 

 

 

 

- Bể bơi các loại

 

 

x

 

 

 

 

 

- Các nơi khác.

x

 

 

 

 

 

 

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi