Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 182:1996 Sai số lắp đặt máy nén khí

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn XDVN TCXD 182:1996

Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 182:1996 Máy nén khí - Sai số lắp đặt
Số hiệu:TCXD 182:1996Loại văn bản:Tiêu chuẩn XDVN
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Năm ban hành:1996Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TCXD 182 : 1996

 

Máy nén khí - Sai số lắp đặt

Air compressor – Installation tolerance

 

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc lắp đặt các  loại máy nén khí sau:

  1. Máy nén khí kiểu pitông
  2. Máy nén khí kiểu rôto
  3. Máy nén khí kiểu tuốcbin.

1.2. Tiêu chuẩn này quy định các sai số lắp đặt máy nén khí, phương pháp và dụng cụ đo kiểm tra và cho phép sử dụng các số liệu kỹ thuật lắp đặt của các nhà máy chế tạo thiết bị.

2. Yêu cầu kỹ thuật.

2.1. Sai lệch kích thước của móng bê tông khi lắp đặt máy nén khí được quy định trong bảng 1.

Bảng 1 - Sai lệch kích thước của móng bê tông

Tên các kích thước

Sai lệch cho phép

1 - Sai lệch các đường tâm của các móng bê tông so với các đường tâm chuẩn tương ứng, mm

2- Khoảng cách tâm các lỗ bu lông, mm

3 - Các kích thước khác trên mặt phẳng nằm ngang, mm

4 - Độ cao của mặt bê tông móng so với độ cao thiết kế, mm

5 - Độ không thăng bằng của lỗ bulông theo chiều sâu của lỗ, m/m

6 - Sai lệch các kích thước lỗ bulông so với thiết kế, mm

± 20

 

±15

±30

-30

15

 

20

 

2.2. Sai lệch lắp đặt khung đỡ máy nén khí được quy định trong bảng 2

Bảng 2 - Sai lệch lắp đặt khung đỡ máy nén

Tên kích thước

Sai lệch cho phép

1 - Sai lệch các đường tâm khung đỡ máy so với các đường tâm chuẩn tương ứng, mm

2 - Độ cao khung đỡ máy so với độ cao thiết kế, mm

3 - Độ không thăng bằng của khung đỡ máy

   - Theo chiều dọc trục, mm/m

   - Theo chiều vuông góc với trục, mm/m

±5

 

±5

 

0,05

0,15

2.3. Sai lệch lắp đặt máy nén khí quy định trong bảng 3

Bảng 3 - Sai lệch lắp đặt máy nén khí

Tên kích thước

Sai lệch cho phép

1 - Sai lệch các đường tâm máy so với các đường tâm chuẩn tương ứng, mm

2 - Độ cao của máy so với độ cao thiết kế, mm

3 - Độ không thăng bằng của máy

   - Theo chiều dọc trục, mm/m

   - Theo chiều vuông góc với trục, mm/m

±5

 

±5

0,05

0,15

 

2.4. Yêu cầu cầu kỹ thuật rà cạo bạc trượt quy định trong bảng 4

 

Bảng 4 - Khe hở, vết tiếp xúc và góc giữa bạc và trục thuộc đường kính trục

Đường kính cổ trục mm

100 - 180

180 - 300

300 - 400

400 - 600

Khe hở đỉnh, mm

Khe hở cạnh, mm

  1. – 0,18

0,05 – 0,09

0,18 – 0,23

0,09 – 0,12

0,23 – 0,25

0,12 – 0,13

0,25 – 0,28

0,13 – 0,15

Viết tiếp xúc số điếm/diện tích 25mm x 25mm không nhỏ hơn

10

Góc ôm, độ

Từ 60 đến 80

 

2.5. Sai lệch lắp đặt bộ dẫn động quy định trong bảng 5

 

Bảng 5 - Sai lệch lắp đặt dẫn động

Tên kích thước

Sai lệch cho phép

1 - Khoảng cách các đường tâm của các thiết bị dẫn động (động cơ, giảm tốc...) đến đường tâm thân máy, mm

2 - Độ cao của các thiết bị dẫn động so với độ cao thiết kế, mm

3 - Độ không thăng bằng của của các thiết bị dẫn động

   - Theo chiều dọc trục, mm/m

   - Theo chiều vuông góc với trục, mm/m

±5

 

±5

 

0,05

2

 

2.6. Yêu cầu kỹ thuật căn chỉnh nối trục tiêu chuẩn TCXD...

3. Dụng cụ và phương pháp đo

3.1. Dụng cụ đo

3.1.1. Đo kích thước dài bằng thước thép có vạch chia milimét

- Dùng dọi để xác định các đường tâm

- Dùng thước thép đo khoảng cách giữa hai dây dọi trên mặt phẳng ngang.

3.1.2. Độ cao mặt móng bê tông, khung đỡ máy hoặc thân máy được đo bằng máy thủy bình, dụng cụ thủy tinh; vị trí đặt mia trên bệ bê tông phải bằng phẳng, thước mia có kèm theo thước lá.

3.1.3. Độ thăng bằng của khung đỡ máy hoặc thân đo bằng máy thủy bình, dụng cụ thủy tinh hoặc nivô. Vị trí nivô là mặt trên khung đỡ máy, mặt trên thân máy. Đối với các kích thước lớn và mặt phẳng không liên tục phải dùng thước cầu.

3.1.4. Căn chỉnh khối nối trục bằng thước đo khe hở hoặc đồng hồ so với bộ dụng cụ căn khớp nối trục

3.1.5. Đo khe hở bằng thước đo khe hở

- Đo khe hở đỉnh của bạc trượt và cổ trục dùng panme đo ngoài, đo chiều dày dây chì sau khi ép.

- Đo góc ôm giữa và bạc dùng thước đo chiều dài cung tiếp xúc rồi tính ra độ.

- Kiểm tra điểm tiếp xúc dùng giấy kẻ diện tích 25mm x 25mm đặt lên mặt tiếp xúc rồi tính số điểm tiếp xúc.

3.1.6. Các dụng cụ đo kiểm phải có độ chính xác phù hợp độ chính xác lắp đặt của thiết bị và phải được cơ quan có chức năng kiểm định định kì.

3.2. Phương pháp đo

3.2.1. Kiểm tra sai lệch kích thước móng bê tông.

 

Hình 1 - Kiểm tra sai lệch kích thước móng bê tông.

3.2.2. Kiểm tra dộ thăng bằng của khung đỡ máy

Hình 2 - Kiểm tra độ thăng bằng khung đỡ máy nén khí

 

3.2.3. Kiểm tra độ thăng băng máy nén khí

Hình 3 - Kiểm tra độ thăng bằng máy nén khí

 

3.2.4. Kiểm tra kỹ thuật rà cạ bạc trượt

Hình 4 - Kiểm tra khe hở đỉnh và khe hở cạnh giữa bạc và trục

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi