Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7452-3:2021 Cửa sổ và cửa đi - Phần 3: Khả năng chịu tải trọng gió - Phân cấp và phương pháp thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7452-3:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7452-3:2021 Cửa sổ và cửa đi - Phần 3: Khả năng chịu tải trọng gió - Phân cấp và phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 7452-3:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:28/12/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7452-3:2021

CỬA SỔ VÀ CỬA ĐI - PHẦN 3: KHẢ NĂNG CHỊU TẢI TRỌNG GIÓ - PHÂN CẤP VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Windows and doors - Part 3: Resistance to wind load - Classification and Test method

Lời nói đầu

TCVN 7452-3:2021 thay thế TCVN 7452-3:2004.

TCVN 7452-3:2021 được biên soạn trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn BS EN 12210:2000 và EN 12211:2000

TCVN 7452-3:2021 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CỬA SỔ VÀ CỬA ĐI - PHN 3: KHẢ NĂNG CHỊU TẢI TRỌNG GIÓ - PHÂN CẤP VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Windows and doors - Part 3: Resistance to wind load - Classification and Test method

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chuẩn này quy định về phân cấp và phương pháp thử khả năng chịu tải trọng gió cho ca sổ và cửa đi bằng bất kỳ vật liệu nào đã lắp dựng hoàn chỉnh.

1.2  Phương pháp thử của tiêu chuẩn này có kể đến các điều kiện khi sử dụng, khi cửa sổ và ca đi được lắp đặt theo các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất và các yêu cầu kỹ thuật liên quan khác.

1.3  Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các liên kết giữa khung cửa s hoặc cửa đi với các kết cấu xung quanh và không dùng để đánh giá cường độ của vật liệu kính.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chun này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7452-1:2021, Cửa sổ và cửa đi - Độ lọt khí - Phân cấp và phương pháp th

3  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Chuyển vị trực diện (Frontal displacement)

Độ dịch chuyển của một điểm trên một bộ phận của khung theo phương vuông góc với bộ phận đó (Sau đây gọi tắt là chuyển vị).

3.2

Độ võng trực diện (Frontal deflection)

Chuyển vị trực diện lớn nhất của một bộ phận của khung trừ đi giá trị trung bình của các chuyển vị trực diện tại các đầu mút của bộ phận đó (Sau đây gọi tắt là độ võng).

3.3

Độ võng trực diện tương đối (Relative frontal deflection)

Độ võng trực diện của một bộ phận của khung chia cho chiều dài của bộ phận đó (khoảng cách giữa hai điểm liên kết) (Sau đây gọi tắt là độ võng tương đối).

3.4

Áp suất thử (Test pressure)

Sự chênh áp sut khí tĩnh giữa mặt trong và mặt ngoài của mẫu thử. Áp suất thử được coi là dương nếu áp suất tĩnh của mặt ngoài lớn hơn áp suất tĩnh của mặt trong. Áp sut thử được coi là âm nếu áp suất tĩnh của mặt ngoài nhỏ hơn áp suất tĩnh của mặt trong. Theo mục đích thử nghiệm, có ba loại của áp sut thử được quy định như sau:

- Áp suất P1 để xác định độ võng của các phần của mẫu thử;

- Áp suất P2, áp suất thay đổi (thay đổi tuần hoàn 50 lần), để đánh giá khả năng làm việc dưới tác dụng lặp của tải trọng gió;

- Áp suất P3 để đánh giá độ an toàn của mẫu th dưới tác động của các điều kiện cực hạn.

Các giá trị P1, P2 và P3 có các quan hệ như sau: P2 = 0,5 P1 và P3 = 1,5 P1.

4  Phân cấp

4.1  Phân cấp theo áp suất gió

4.1.1  Đơn vị của các áp suất này là Pascal (Pa). Quan hệ của các cấp áp suất được thể hiện các công thức sau:

P2 = 0,5 P1

(1)

P3 = 1,5 P1

(2)

4.1.2  Phân cấp theo áp sut (dương và âm) của thử nghiệm khả năng chịu tải trọng gió được thể hiện trong Bảng 1.

Bng 1 - Phân cấp theo áp suất gió

Kính thước tính bằng Pascal;

Cấp

Áp suất P1

Áp suất P2a)

Áp suất P3

0

Không thử nghim

1

400

200

600

2

800

400

1 200

3

1 200

600

1 800

4

1 600

800

2 400

5

2 000

1 000

3 000

E xxxxb)

xxxx

 

 

a) Thử nghiệm với áp sut này vi 50 ln.

b) Mu th với tải trọng lớn hơn cấp 5, được ký hiệu Exxxx , trong đó xxxx là áp suất thử thực P1 (ví dụ 2 350....).

4.2  Phân cấp theo độ võng tương đối

Độ võng tương đối của cấu kiện khung biến dạng lớn nhất của mẫu th với áp suất thử P1 được phân cp theo Bảng 2.

Bảng 2 - Phân cấp theo theo độ võng tương đi

Cấp

Độ võng tương đối

A

< 1/150

B

< 1/200

C

< 1/300

4.3  Các yêu cầu

4.3.1  Khi thử nghiệm với các áp suất P1 và P2

Không có hư hỏng nhìn thấy được khi nhìn bằng mắt thường hoặc quan sát ở khoảng cách nhìn 1 m dưới ánh sáng tự nhiên.

Mu thử phải duy trì chức năng hoạt động và sự tăng lớn nhất của độ lọt khí gây bi các th nghiệm khả năng chịu tải trọng gió với áp suất P1 và P2, không được vượt quá 20 % độ lọt khí cho phép lớn nhất theo sự phân cấp về độ lọt khí đã đạt trước đó.

CHÚ THÍCH: Sự phân cấp đối với áp sut P1 và P2 phụ thuộc vào thử độ lọt khí, th nghiệm này nên được tiến hành theo thử khả năng chịu tải trọng gió.

4.3.2  Khi thử nghiệm với áp suất P3

Các hư hỏng cho phép như uốn và/hoặc xoắn của bất kỳ phần nào và tách hoặc nứt của các cấu kiện của khung miễn là không có phần nào tr nên tách rời và mẫu th vẫn duy trì trạng thái đóng.

Tuy nhiên, nếu kính bị vỡ thì cho phép thay thế và th lại.

4.4  Phân cấp theo theo khả năng chịu tải trọng gió

Phân cấp theo khả năng chịu tải trọng giỏ phải được kết hợp phân cấp theo áp suất và phân cấp theo độ võng tương đối như được thể hiện trong Bng 3.

Bảng 3 - Phân cấp theo khả năng chịu tải trọng gió

Cấp

Độ võng tương đối

A

B

C

1

A1

B1

C1

2

A2

B2

C2

3

A3

B3

C3

4

A4

B4

C4

5

A5

B5

C5

Exxxx

AExxxx

BExxxx

CExxxx

CHÚ THÍCH: Trong ký hiệu cấp thì phần số chỉ cấp áp suất (xem Bảng 1) và phần chữ chỉ cấp theo độ võng tương đối (xem Bng 2)

5  Nguyên tắc thử

Áp dụng một loạt các áp suất th được quy định (áp suất dương và áp suất âm) và tại mỗi áp suất cần đo và kiểm tra để đánh giá độ võng tương đối và khả năng chịu tải trọng gió.

6  Thiết bị thử

6.1  Buồng thử có một mặt h để lắp mẫu th. Buồng này phải có kết cấu sao cho chịu được áp suất thử mà biến dạng không làm ảnh hưởng đến kết quả th.

6.2  Thiết bị điều chỉnh áp suất để kim soát áp suất thử đối với mẫu thử.

6.3  Thiết bị chuyển đổi nhanh áp suất thử để tạo sự thay đổi nhanh áp suất th nhưng được kiểm soát trong giới hạn xác định.

6.4  Lưu lượng kế để đo lưu lưng dòng khí vào và ra buồng thử với độ chính xác 5 % (được hiệu chuẩn tại nhiệt độ không khí bằng + 20 °C và áp suất khí quyển bằng 101 kPa).

6.5  Thiết bị đo áp suất để đo áp suất thử cho mẫu thử, với độ chính xác 5 %.

6.6  Các dụng cụ đo chuyển vị (các dụng cụ đo chuyển vị bằng cơ hoặc điện tử) với độ chính xác 0,1 mm.

6.7  Các dụng cụ để gắn các thiết bị đo đạc để đảm bảo sự ổn định trong quá trình thử.

6.8  Thước đo với độ chính xác ± 1 mm để đo chiều dài của các cấu kiện được thử nghiệm.

7  Công tác chuẩn bị

7.1  Mu th

Mẫu th phải được lắp đặt như dự tính cho sử dụng trong công trình không bị vênh hoặc cong làm ảnh hưởng đến các kết quả th. Mẫu th phải được vận hành bình thường.

Độ cứng của khung gắn và dụng cụ định vị mẫu thử phải đ đ tránh được các hiệu ứng bất lợi đối với tính năng của mẫu thử trong quá trình thử.

Mu thử phải được làm sạch và bề mặt khô. Các bộ phận thông gió, nếu có, phải được bịt kín.

7.2  Lắp đặt các thiết bị đo

Các dụng cụ đo chuyn vị (xem 6.6) phải được gắn tại các đầu và vị trí giữa của cu kiện khung cần đo. Phương án khác là dùng một dụng cụ đo chuyn vị được gắn tại điểm giữa của một dầm cứng mà dầm này được cố định và được đỡ chỉ tại các đầu của cấu kiện cần đo.

8  Trình tự thử

8.1  Sơ bộ

Nhiệt độ quanh mẫu thử phải nằm trong khoảng từ 10°C đến 30 °C và độ ẩm xung quanh mẫu thử từ 25 % đến 75 % và mẫu thử phải được bảo quản ít nhất 4 giờ ngay trước khi thử.

Hình B.1 mô tả trình tự th.

Thử nghiệm độ lọt khí theo tiêu chuẩn TCVN ...:2020 phải kết thúc trước thử nghiệm khả năng chịu tải trọng gió đối với các áp suất thử P1 và P2.

8.2  Thử nghiệm về độ võng

Đo chiều dài của các cấu kiện cần đo độ võng.

CHÚ THÍCH: Nếu nhiều chuyển vị hoặc độ võng được đo thì chúng có thể được ghi lại trong một trình tự của các bước áp sut đối với áp suất P1 hoặc trong nhiều trình tự đối với áp sut P1.

8.2.1  Áp suất dương

Tạo áp suất ba lần, mỗi lần có giá trị áp bằng 1,1*P1. Thời gian đ đạt tới áp suất lớn nhất không được nhỏ hơn 1 s và được duy trì ít nhất trong 3 s.

Tt c các dụng cụ đo chuyển vphải thiết lập về "không" hoặc được ghi lại giá trị ban đầu.

Tạo áp thử P1 theo phân cấp được yêu cầu cho mẫu thử, với tốc độ áp không quá 100 Pa/s, theo từng bước hoặc liên tục.

Khi áp suất th P1 được giữ khoảng 30 s thì ghi các độ võng hoặc các chuyển v theo yêu cầu.

Giảm áp suất thử về 0 với tốc độ giảm áp không quá 100 Pa/s và sau (60 ± 5) s thì ghi nhận các độ võng hoặc các chuyển vị dư.

8.2.2  Áp sut âm

Áp dụng trình tự tăng áp và giảm áp tương tự như đối với áp suất dương trong 8.2.1.

8.3  Th nghiệm với áp suất lặp lại

Mu thử phải chịu 50 chu kỳ xung áp sut, cho áp suất dương và âm, theo trình tự sau:

- Tạo áp sut bằng P2;

- Tạo áp suất âm trước, tiếp đến là áp suất dương và kéo dài với 50 chu kỳ xung áp suất;

- Thay đổi áp suất từ - P2 đến + P2 và thay đổi ngược lại trong khoảng thời gian (7 ± 3) s;

- Áp suất P2 được duy trì ít nhất trong khoảng thời gian (7 ± 3) s.

Sau khi kết thúc th nghiệm với 50 chu kỳ xung áp suất, m và đóng lại mẫu th và ghi nhận các hư hỏng nếu có.

Thử nghiệm lại độ lọt khí theo TCVN 7452-1:2021.

8.4  Thử nghiệm an toàn

Mẫu thử phải chịu áp suất lặp lại một chu kỳ với áp suất dương và âm, theo trình tự sau:

- Thử nghiệm áp suất âm - P3 trước;

- Thay đổi áp suất từ 0 Pa đến - P3 và thay đổi ngược lại từ -P3 về 0 Pa trong khoảng thời gian (7 ± 3) s, áp suất - P3 được duy trì trong khoảng thời gian (7 ± 3) s;

- Tạo áp suất dương sau khoảng thời gian (7 ± 3) s tại áp suất bằng 0 Pa;

- Thay đổi áp suất từ 0 Pa đến + P3 và thay đổi ngược lại từ + P3 về 0 Pa trong khoảng thời gian (7 ± 3) s, áp suất +P3 được duy trì trong khoảng thời gian (7 ± 3) s;

Sau khi kết thúc thử nghiệm ghi nhận tt cả hiện trạng mẫu thử, những phn còn nguyên trạng và những phần bị tách rời.

9  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm bao gồm ít nhất các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Ngày thử và người tiến hành phép thử;

- Tên cơ quan tiến hành thử nghiệm;

- Thiết bị thử nghiệm;

- Các thông tin cần thiết để tiến hành nhận dạng mẫu thử và phương pháp thử;

- Phác họa các điểm đo trên cửa;

- Kết quả thử nghiệm độ võng được trình bày theo bảng biểu tương ứng với áp suất của mỗi lần đo, độ võng được biểu thị bằng milimét và áp suất bằng Pascal;

- S biến dạng dư phải được ghi nhận, nếu có;

- Ghi nhận bất kỳ sự phá hoại và hư hỏng nào xây ra cũng như bất kỳ các khó khăn nào trong quá trình vận hành;

- Các thông tin khác, nếu có.
 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Đo độ võng

Hình A.1 - Các điểm đo trên một hệ cửa với 2 cánh lấy sáng và phần cố định

A, B, C, D, E, F, G, H: các điểm đo trên khung được liên kết với thiết bị th nghiệm.

CHÚ THÍCH: Trong công thức sau, ký tự phụ p hoặc o biểu thị áp suất thử là P1 hoặc 0.

Ví dụ: Bp là giá trị đo tại áp suất th bằng P1

Bo là giá trị đo tại áp suất thử bằng 0

Bp - Bo là chuyển vị của thanh dọc giao nhau.

Ep - Eo là chuyển vị của thanh dọc.

Gp - Go là chuyển vị của thanh ngang.

 

Hình A.2 - Các đo đạc với một dụng cụ đo chuyn vị

 

Phụ lục B

(Tham kho)

Phương pháp thử nghiệm khả năng chịu tải trọng gió

CHÚ DN:

1  Áp suất dương

4  OT, th nghiệm vận hành (nếu có)

2  Tăng từng bước hoặc liên tục với tốc độ không quá 100 Pa/s

5  AP, th nghiệm độ lọt khí

3  Thời gian

6  Áp suất âm

 

7  Thử nghiệm với áp sut lặp lại

Hình B.1 - Trình tự thử nghiệm

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  EN 12210:2000 Windows and doors. Resistance to wind load. Classification (Cửa s và cửa đi - Khả năng chịu tải trọng gió - Phân cấp).

[2]  EN 12211:2000 Windows and doors. Resistance to wind load. Test method (Ca sổ và cửa đi - Khả năng chịu tải trọng gió - Phương pháp thử).

 

MỤC LỤC

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Phân cấp

5  Nguyên tắc thử

6  Thiết bị thử

7  Công tác chuẩn bị

8  Trình tự thử

9  Báo cáo th nghiệm

Phụ lục A (Tham khảo) Đo độ võng

Phụ lục B (Tham khảo) Phương pháp thử nghiệm khả năng chịu tải trọng gió

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi