Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4710:1989 Gạch chịu lửa samôt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4710:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4710:1989 Gạch chịu lửa samôt
Số hiệu:TCVN 4710:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:01/01/1989Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4710 : 1989

GẠCH CHỊU LỬA SAMÔT
Chamotle refractory

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại gạch chịu lửa samốt nung có hàm lượng nhôm ôxit từ 28 đến 45%, được sử dụng cho các thiết bị nhiệt khác nhau của các ngành công nghiệp.

1. Phân loại

Tuỳ theo độ chịu lửa gạch chịu lửa samốt được phân thành các loại:

SA có độ chịu lửa không nhỏ hơn 1.730oC;

SB có độ chịu lửa không nhỏ hơn 1.650oC;

SC có độ chịu lửa không nhỏ hơn 1.580oC;

2. Kiểu và kích thước cơ bản

Kiểu và kích thước cơ bản của gạch chịu lửa samốt chuẩn được quy định ở hình 1, 2,3, và bảng 1.

Bảng 1

Mm

Kí hiệu

Kiểu gạch

Kích thước

a

b

c

c1

 

H1

H2

H3

H4

 

H5

H6

H7

H8

 

H9

H10

H11

H12

H13

Gạch hình chữ nhật (hình 1)

 

 

 

 

Gạch vát dọc (hình 2)

 

 

 

 

Gạch vát ngang (hình 3)

 

230

230

230

230

 

230

230

230

230

 

113

113

113

113

113

 

113

113

113

113

 

113

113

113

113

 

230

230

230

230

230

 

20

30

40

65

 

65

65

75

75

 

65

65

65

75

75

 

 

 

 

 

 

45

55

55

65

 

45

50

55

35

65

Chú thích: Cho phép sản xuất gạch chịu lửa samốt có kích thước với quy định của bảng 1, theo thoả thuận giữa người sản xuất và người sử dụng.

3. Yêu cầu kĩ thuật

3.1. Những chỉ tiêu hoá lí của gạch chịu lửa samốt phải theo đúng yêu cầu trong bảng 2.

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Loại gạch chịu lửa samốt

SA

SB

SC

1. Hàm lượng Al2O3 tính bằng %, không nhỏ hơn

2. Độ chịu lửa tính bằng oC không nhỏ hơn

3. Độ co phụ trong hai giờ tính bằng % không lớn hơn ở nhiệt độ

4. Nhiệt độ bắt đầu biến dạng dưới tải trọng 0,2 N/mm2 tính bằng oC không nhỏ hơn

5. Giới hạn bền khí nén tính bằng N/mm2 không nhỏ hơn

6. Độ xốp biểu kiến tính bằng % không lớn hơn

7. Khối lượng thể tích tính bằng g/cm3 không nhỏ hơn

35

1730

0,7

1400

1400

 

20,0

24

2,0

30

1650

0,7

1300

1300

 

15,0

25

1,95

28

1580

0,7

1200

1200

 

12,5

26

1,9

 

3.2. Sai số cho phép về kích thước và khuyết tật bên ngoài của gạch chịu lửa samốt phải theo đúng yêu cầu trong bảng 3.

Bảng 3

Sai số về kích thước và khuyết tật

Loại

SA

SB, SC

1

2

3

1. Kích thước

Gạch chuẩn

Chiều dài tính bằng mm không lớn hơn

Chiều rộng tính bằng mm không lớn hơn

Chiều dày tính bằng mm không lớn hơn

Gạch định hình

Kích thước nhỏ hơn 100mm, tính bằng mm không lớn hơn

Kích thước từ 100mm đến 400mm, tính bằng %, không lớn hơn

2. Khuyết tật

Độ cong vênh tính bằng mm, không lớn hơn

Gạch có kích thước nhỏ hơn 250mm

Gạch có kích thước từ 250 đến 400mm

Độ sứt góc và cạnh sâu tính bằng mm không lớn hơn:

Trên bề mặt làm việc

Trên bề mặt không làm việc

Những vết chảy riêng rẽ có đường kính tính theo mm, không lớn hơn

Những vết rạn nứt không tạo thành mạng lưới, không vượt quá hai cạnh, có chiều dài tính theo mm, không lớn hơn khi:

Chiều rộng vết nứt nhỏ hơn 0,25mm

 Chiều rộng vết nứt từ 0,25 đến 0,5mm

Chiều rộng vết nứt từ 0,5 đến 1mm

 

 

±4,0

±3,0

±2,0

 

±2,5

2,0

 

 

2,0

2,5

 

6

8

6

 

Không quy định

40

Không cho phép

 

 

±5

±4

±3

 

±3,0

2,5

 

 

2,5

3,0

 

7

10

10

 

Không quy định

60

20

 

3.3. Bề mặt dập gãy của gạch chịu lửa samốt phải có cấu trúc đồng nhất, không có lỗ rỗng, hạt samôt phải liên kết chặt chẽ với chất kết dính không được bong tróc và phân bố đều trong chất kết dính.

4. Lấy mẫu thử

4.1. Việc lấy mẫu thử gạch chịu lửa samốt được tiến hành theo lô. Mỗi lô gạch chịu lửa samốt là những sản phẩm cùng một loại cùng một chất lượng và cùng một phương pháp sản xuất.

Khi không có quy định đặc biệt thì tuỳ theo hình dạng của gạch chịu lửa, khối lượng một lô quy định theo bảng 4.

Bảng 4

Loại gạch chịu lửa

Khối lượng một lô (tấn) không lớn hơn

Gạch chịu lửa samôt có kích thước chuẩn (chữ nhật và vát) Gạch chịu lửa samôt định hình

150

100

4.2. Tuỳ theo khối lượng lô số lượng mẫu ban đầu lấy ra đối với gạch chuẩn tiến hành theo bảng 5, đối với gạch định hình tiến hành theo bảng 6.

Bảng 5

Khối lượng lô lấy mẫu (tấn)

Số lượng mẫu (viên)

Nhỏ hơn 50

Từ 50 đến 100

Từ 100 đến 150

10

15

20

 

Bảng 6

Khối lượng lô lấy mẫu (tấn)

Số lượng mẫu (viên)

Nhỏ hơn 20 kg/viên

Lớn hơn 20 kg/viên

Nhỏ hơn 40

Từ 40 đến 60

Từ 60 đến 100

10

15

20

8

10

15

Chú thích: Đối với gạch định hình có khối lượng mỗi viên nhỏ hơn 0,5kg thì việc lấy mẫu được thoả thuận giữa người sản xuất và người sử dụng.

4.3. Trong biên bản lấy mẫu dùng để kiểm nghiệm cần ghi số lô, khối lượng của lô, nhãn hiệu. Mẫu cần dùng để kiểm nghiệm được lấy một cách ngẫu nhiên đại diện cho lô sản phẩm.

Khi lô gạch chịu lửa tạo thành từ nhiều kiểu gạch khác nhau thì số lượng mẫu sẽ được lựa chọn theo tỉ lệ thuận với kiểu và khối lượng sản phẩm có trong lô đó.

Khi kiểu gạch chịu lửa lớn hơn số mẫu thì những mẫu này lấy theo kiểu gạch chịu lửa có số lượng nhiều trong lô đó. Còn những kiểu gạch chịu lửa không lấy mẫu cần kiểm tra kích thước và hình dáng bên ngoài.

Khi lấy mẫu ở trong lô cấu tạo sản phẩm định hình có khối lượng khác nhau (nhỏ hơn 20kg và lớn hơn) thì số lượng mẫu được lấy theo phần sản phẩm có khối lượng lớn nhất.

Những mẫu đã lấy ra được ghi số thứ tự và ghi số lô.

4.4. Số lượng mẫu dùng kiểm tra kích thước và thí nghiệm lấy theo bảng 7.

Bảng 7

Các chỉ tiêu thử

Số mẫu thử (viên)

8

10

15

20

1. Kiểm tra kích thước và khuyết tật

2. Cấu trúc

1. Giới hạn bền khi nén

2. Độ co phụ

3. Độ xốp biểu kiến

4. Khối lượng thể tích

5. Nhiệt độ bắt đầu biến dạng dưới tải trọng

6. Thành phần hoá học

7. Độ chịu lửa

8

2

2

2

2

2

2

10

2 (4)

2

2

2

2

2

15

3 (5)

2

2

2

2

2

20

4 (6)

2

2

2

2

2

Lấy mẫu trung bình từ tất cả các mẫu dùng thử giới hạn bền khí nén và độ xốp biểu kiến

 

Chú thích:

1. Số lượng mẫu trong ngoặc đơn dùng để kiểm tra đối với gạch chịu lửa sản xuất theo phương pháp dẻo.

2. Khi xác định các chỉ tiêu theo mục 1 ở bảng 7 so với yêu cầu kĩ thuật cho phép sai số khi lấy ở 8 – 10 viên là một viên, khi lấy 15 – 20 viên là hai viên.

5. Phương pháp thử

5.1. Xác định hàm lượng nhôm ôxit (Al2O3) theo TCVN 4348: 1986.

5.2. Xác định độ chịu lửa theo TCVN 179: 1986.

5.3. Xác định độ co phụ theo TCVN 201: 1986.

5.4. Xác định nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng theo TCVN 202: 1986.

5.5. Xác định độ xốp biểu kiến, khối lượng thể tích theo TCVN 176: 1986.

5.6. Xác định giới hạn bề khi nén theo TCVN 178: 1986.

5.7. Kích thước viên gạch chịu lửa samốt được đo bằng thước kim loại, chính xác tới 1mm.

Đối với viên gạch chịu lửa khối chữ nhật thì đo các chiều dài rộng và dày theo các đường trục nối giữa các cạnh đối diện. Đo theo hai phía, mặt phải và ngược lại. Kết quả là số đo trung bình cộng của hai mặt.

Đối với viên gạch chịu lửa vát dọc, vát ngang thì mặt chữ nhật đo như đối với viên khối chữ nhật, còn mặt hình thang phải đo thêm cạnh đáy lớn và đáy bé của hình thang.

Đối với viên gạch chịu lửa định hình thì phải đo kích thước của các cạnh viên gạch.

5.8. Đo độ cong vênh của mặt và cạnh viên gạch xác định bằng thước kim loại, chính xác tới 1mm. Đo theo khe hở lớn nhất giữa mặt đáy hay mặt bên của viên gạch với cạnh của thước kim loại.

5.9. Đo độ sứt góc và sứt cạnh của viên gạch xác định chính xác tới 1mm theo chiều sâu lớn

6. Ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

6.1. Tất cả các viên gạch chịu lửa samôt sản xuất ra phải có nhãn hiệu. Nhãn hiệu ghi ở mặt không làm việc của gạch chịu lửa và sâu vào trong sản phẩm tới 2mm, hoặc dùng chất màu đóng dấu vào nơi đã quy định. Những chất màu này phải khác với màu của viên gạch chịu lửa được ghi, không được mất đi do ẩm, ma sát và tác động của nhiệt.

Nhãn của gạch chịu lửa samốt được quy định như sau: Nhãn của gạch samôt loại A: SA;

Nhãn của gạch samôt loại B: SB; Nhãn của gạch samôt loại C: SC;

Ngoài ra cần có thêm kí hiệu của cơ sở sản xuất.

6.2. Khi xuất gạch chịu lửa cơ sở sản xuất phải bảo đảm có giấy chứng nhận trong đó ghi rõ:

Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất; Số hiệu lô và cỡ lô;

Loại gạch (SA, SB hay SC) và dạng gạch;

Độ chịu lửa và hàm lượng nhôm ôxit; Ngày cấp giấy chứng nhận;

Số hiệu tiêu chuẩn này.

6.3. Bảo quản gạch chịu lửa samốt

6.3.1. Gạch chịu lửa samốt phải được bảo quản trong kho theo từng lô và bảo đảm không bị ẩm ướt, bị lẫn các vật liệu khác.

6.3.2. Gạch chịu lửa xếp trong kho loại tiêu chuẩn cũng như định hình phải xếp theo từng cột với kích thước đáy không lớn hơn 1 u 1m và chiều cao không lớn hơn 1,8m. Trên mỗi cột gạch chịu lửa tiêu chuẩn cần để từ một đến hai viên gạch vuông góc với cột xếp, để chứng tỏ cột gạch thuộc loại đó. Còn trên cột gạch chịu lửa định hình phải có bảng chữ để chứng tỏ loại gạch đó.

Khoảng mười cột gạch tạo thành một kiêu. Khối lượng một kiêu gạch chịu lửa không được lớn hơn 30 tấn, lối đi giữa các kiêu gạch chịu lửa không được nhỏ hơn 0,6m. Các kiêu gạch chịu lửa phải xếp theo một thứ tự sao cho kiểm tra được từ tất cả các phía và lấy mẫu dễ dàng.

6.4. Gạch chịu lửa samốt được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên chở nhưng các phương tiện này phải bảo đảm cho gạch chịu lửa không bị va đập làm sứt góc cạnh không bị ẩm ướt và các vật lạ lẫn vào. Xếp dỡ gạch samôt phải nhẹ nhàng, không được quăng ném. Gạch chịu lửa vận chuyển tới các địa phương trong nước không cần phải bao gói đóng hòm nhưng phải có vật liệu mềm như rơm hoặc phoi bào lót kê vào giữa các viên gạch để tránh cho gạch khỏi bị sứt mẻ, nứt rạn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi