Quyết định 654/QĐ-UBND Nam Định 2024 thẩm định dự án Xây dựng khu dân cư xã Cộng Hòa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 654/QĐ-UBND

Quyết định 654/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng khu dân cư tập trung xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản”
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Nam ĐịnhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:654/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Anh Dũng
Ngày ban hành:03/04/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH NAM ĐỊNH
__________

Số: 654/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Nam Định, ngày 03 tháng 4 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án “Xây dựng khu dân cư tập trung xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản”

_______________________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 27/9/2021 của UBND tỉnh ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường;

Xét Văn bản số 493/STNMT-CCMT ngày 31/01/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng khu dân cư tập trung xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản ”;

Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng khu dân cư tập trung xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản” đã được chỉnh sửa, bổ sung gửi kèm Tờ trình số 43/TTr-UBND ngày 14/3/2024 của UBND huyện Vụ Bản;

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1259/TTr-STNMT ngày 02/4/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng khu dân cư tập trung xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản” (sau đây gọi là Dự án) của UBND huyện Vụ Bản (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định với các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Chủ dự án và UBND xã Cộng Hòa có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Sở Tài nguyên và Môi trường;

- UBND huyện Vụ Bản;

- UBND xã Cộng Hòa;

- BQLDA đầu tư xây dựng huyện Vụ Bản;

- Chi cục Bảo vệ môi trường;

- Cổng TTĐT tỉnh;

- Lưu: VP1, VP3.

KT. CH TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Trần Anh Dũng

Phụ lục

CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN
“XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ TẬP TRUNG XÃ CỘNG HÒA, HUYỆN VỤ BẢN”

(Kèm theo Quyết định s: 654/QĐ-UBND ngày 03/4/2024

của UBND tỉnh Nam Định)

__________________________

1. Thông tin về dự án

1.1. Thông tin chung

- Tên dự án: Xây dựng khu dân cư tập trung xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản.

- Địa điểm thực hiện: Xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

- Chủ dự án: UBND huyện Vụ Bản.

- Địa chỉ liên hệ: Thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

- Đại diện chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vụ Bản.

1.2. Phạm vi, quy mô, công suất

- Phạm vi: Dự án “Xây dựng khu dân cư tập trung xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản” được triển khai trên diện tích khoảng 4,8 ha gồm 171 lô đất (trong đó có 155 lô đất ở liền kề và 16 lô đất ở biệt thự). Khi dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 680 người.

- Quy mô: Dự án nhóm C theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư

TT

Hạng mục

Quy mô

1

San nền mặt bằng

23.216,8 m2

2

Đường giao thông

25.811,5 m2

3

Hệ thống cấp nước

01 hệ thống

4

Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

01 hệ thống

5

Hệ thống chiếu sáng

01 hệ thống

(Chi tiết diện tích các hạng mục công trình khác được nêu trong báo cáo ĐTM)

1.4. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Theo Điểm đ Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án có yếu tố nhạy cảm do có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước 02 vụ với diện tích 42.427 m2 thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

2.1. Giai đoạn thi công

- Hoạt động bóc tách tầng đất mặt.

- Hoạt động nạo vét kênh mương.

- Hoạt động san lấp mặt bằng.

- Hoạt động thi công hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường: Hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước mưa và nước thải, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống cấp điện, hệ thống bể xử lý nước thải,...

2.2. Giai đoạn vận hành

- Người dân trúng đấu giá quyền sử dụng đất vào xây dựng nhà và sinh sống trong khu dân cư.

- Hoạt động sinh hoạt của người dân trong dự án.

- Vận hành hệ thống bể xử lý nước thải tập trung.

3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư

3.1. Nước thải, khí thải

3.1.1. Đối với nước thải

a) Giai đoạn thi công xây dựng

- Nước thải từ hoạt động xây dựng: Phát sinh chủ yếu do quá trình rửa cát, đá xây dựng, bảo dưỡng, vệ sinh máy móc, thiết bị thi công với tổng lượng nước thải khoảng 1,5 m3/ngày.đêm. Thành phần ô nhiễm: Đất, cát, dầu mỡ khoáng,

- Nước thải sinh hoạt của công nhân phát sinh khoảng 02 m3/ngày.đêm. Thành phần ô nhiễm: BOD5, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), COD, sunfua, Amoni (tính theo N), Nitrat, Phốt phat (tính theo P), dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, tổng Coliforms.

- Nước mưa chảy tràn phát sinh khoảng 91.680 m3/năm. Thành phần ô nhiễm: Chất rắn lơ lửng, độ đục,…

b) Giai đoạn vận hành

- Nước mưa chảy tràn phát sinh khoảng 88.621 m3/năm. Thành phần ô nhiễm: Chất rắn lơ lửng, độ đục,…

- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân trong khu vực dự án với khối lượng khoảng 81,6 m3/ngày.đêm. Thành phần ô nhiễm: BOD5, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), COD, sunfua, Amoni (tính theo N), Nitrat, Phốt phat (tính theo P), dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, tổng Coliforms.

3.1.2. Đối với bụi, khí thải

a) Giai đoạn thi công xây dựng

- Bụi, khí thải phát sinh trong các công đoạn như quá trình san lấp mặt bằng, bóc tách tầng đất mặt, nạo vét kênh mương, thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hoạt động của các phương tiện vận chuyển, công đoạn hàn, thi công phun, rải nhựa đường, rác thải trên công trường với thành phần ô nhiễm: Bụi đất, bụi đá, bụi cát, khí SO2, CO2, NO2, hydrocacbon, hơi dầu, hắc ín, CO, H2S, CH4, NH3.

b) Giai đoạn vận hành

- Bụi, khí thải phát sinh từ các hoạt động giao thông vận tải. Thành phần gồm: Khí SO2, NO2, CO, CO2, VOC và bụi,…

- Hơi mùi khí thải phát sinh từ hoạt động nấu ăn. Thành phần gồm: Bụi, CO, SO2, NOx, CO2, HF, H2S, chất hữu cơ,…

- Khu vực tập kết rác thải tạm thời, hệ thống bể xử lý nước thải trong khu dân cư phát sinh hơi mùi khí thải với thành phần chủ yếu là khí CH4, NH3, H2S,... phát sinh từ sự phân huỷ các chất hữu cơ có trong rác thải, nước thải.

3.2. Chất thải rắn, chất thải nguy hại (CTNH)

3.2.1. Đối với chất thải rắn thông thường:

a) Giai đoạn thi công, xây dựng dự án:

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tham gia thi công với khối lượng phát sinh khoảng 20 kg/ngày. Thành phần gồm: Thức ăn thừa, vỏ bao bì đựng thực phẩm, vỏ hoa quả thải, giấy vụn,…

- Chất thải rắn xây dựng thông thường phát sinh khoảng 50,13 tấn. Thành phần gồm: Bê tông, gạch, đá, gỗ vụn,... phát sinh chủ yếu do hao hụt, rơi vãi, hỏng hóc,...

- Khối lượng bùn đất nạo vét kênh mương phát sinh khoảng 900 m3.

b) Giai đoạn vận hành

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân với khối lượng khoảng 340 kg/ngày; rác thải công cộng phát sinh khoảng 3,4 kg/ngày. Thành phần gồm: Thức ăn thừa, phần thải bỏ từ rau, củ, quả,…; bùn thải phát sinh từ hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tập trung khoảng 760 kg/năm; vật liệu lọc từ hệ thống bể xử lý nước thải khoảng 480 kg/năm.

3.2.2. Đối với chất thải nguy hại

a) Giai đoạn thi công xây dựng

Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình thi công xây dựng với khối lượng khoảng 43 kg/giai đoạn. Thành phần gồm: Dầu thải; giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ; sơn thải, vỏ hộp sơn thải; que hàn thải có kim loại nặng;...

b) Giai đoạn vận hành

Chất thải nguy hại phát sinh khoảng 05 kg/ngày. Thành phần gồm: Pin thải, bóng đèn huỳnh quang thải, đồ điện tử hỏng,...

3.3. Đối với tầng đất mặt bóc tách từ đất trồng lúa nước 02 vụ

Khối lượng tầng đất mặt được bóc tách từ đất trồng lúa nước 02 vụ khoảng 8.165 m3.

3.4. Tiếng ồn, độ rung

a) Giai đoạn thi công xây dựng

Tiếng ồn, độ rung chủ yếu từ hoạt động của các máy móc, thiết bị (như máy bơm hút cát, máy xúc, máy trộn bê tông, máy đầm, máy hàn,...); từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải.

b) Giai đoạn vận hành

Nguồn gây tiếng ồn và độ rung chủ yếu từ hoạt động của người dân trong khu dân cư phát sinh từ các phương tiện giao thông lưu hành trong khu vực và các vùng lân cận.

3.5. Tác động khác

a) Giai đoạn thi công xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng có thể xảy ra các rủi ro, sự cố như: Sự cố cháy n, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố dịch bệnh,...

b) Giai đoạn vận hành

Trong quá trình dự án đi vào hoạt động có thể xảy ra các rủi ro, sự cố như: Sự cố cháy nổ, sự cố từ hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tập trung,...

4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư

4.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

4.1.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

a) Giai đoạn thi công xây dựng

- Đối với nước thải sinh hoạt: Đơn vị thi công sẽ lắp đặt 02 nhà vệ sinh di động đơn buồng tại khu vực lán trại (thể tích khoảng 1,5 m3/bể/nhà vệ sinh) và thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.

- Đối với nước thải từ quá trình xây dựng: Đơn vị thi công xây dựng rãnh thu nước, bể lắng cặn dung tích 2,25 m3, nước thải xây dựng sẽ theo rãnh thu nước bố trí xung quanh vào bể lắng cát tạm thời, phần nước sẽ được tái sử dụng để đập bụi, đối với cát lắng dưới đáy bể sẽ được công nhân tiến hành nạo vét 02 tuần/lần để đảm bảo khả năng lắng và tiêu thoát nước thải thi công. Bể lắng cát tạm sẽ bị phá bỏ sau khi hoàn thành công tác xây dựng dự án.

- Đối với nước mưa chảy tràn: Che chắn nguyên vật liệu tập kết tại công trường để hạn chế nước mưa cuốn trôi các tạp chất bn và cử công nhân thu dọn các chất thải rắn, phế liệu sau mỗi ngày làm việc.

b) Giai đoạn vận hành

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom toàn bộ nước thải phát sinh của dự án về hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tập trung công suất 85 m3/ngày.đêm và xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) sẽ thoát ra mương phía Tây Nam dự án qua 01 điểm xả.

- Chủ dự án xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa tách riêng hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

- Đối với nước mưa: Xây dựng hệ thống cống thoát nước mặt bằng tuyến cống B500, D800 trên vỉa hè tuyến đường nội bộ của dự án rồi dẫn ra mương phía Tây Nam dự án tại 4 cửa xả.

- Nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong khu dân cư sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn sẽ được dẫn vào hệ thống thu gom nước thải đặt sau nhà để về hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của khu dân cư.

- Chủ dự án xây dựng 01 hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tập trung công suất 85 m3/ngày.đêm đặt ngầm trong khu đất cây xanh dự án với diện tích 120 m2 để xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt của khu dân cư.

Quy trình xử lý nước thải của hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tập trung như sau: Nước thải sinh hoạt ® Ngăn thu ® Ngăn yếm khí ® Ngăn lắng ® Ngăn lọc ® Ngăn khử trùng ® Hố ga (Nước thải đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) ® Mương phía Tây Nam dự án.

(Chi tiết thông số kỹ thuật của hệ thống bể xử lý nước thải tập trung
được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường)

4.1.2. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý khí thải

a) Giai đoạn thi công xây dựng

- Thường xuyên phun ẩm khu vực xây dựng để hạn chế bụi, khí thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Sử dụng phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn quy định về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường, không sử dụng thiết bị thi công cũ, lạc hậu.

- Đối với khí thải phát sinh từ công đoạn hàn: Trong quá trình hàn cắt kim loại che chắn bằng các vật liệu không cháy hoặc di chuyển các vật liệu dễ cháy ra khỏi khu vực hàn cắt; trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp hàn như quần áo bảo hộ, kính hàn, khẩu trang, giày bảo hộ, để giảm thiểu tác động do khí thải hàn gây ra.

- Đối với khí thải phát sinh từ hoạt động trải thảm bê tông nhựa: Sử dụng công nghệ tưới nhựa dính bám, thấm bám và trải thảm bê tông nhựa nóng được cơ quan chuyên ngành thẩm định và phê duyệt; trang bị bảo hộ lao động cho công nhân khi thực hiện tưới nhựa dính bám, thấm bám và trải thảm bê tông nhựa nóng; bố trí lịch thi công phù hợp, tránh tưới nhựa và trải bê tông nhựa vào các ngày có gió lớn để hạn chế phát tán bụi, khí thải vào không gian rộng.

b) Giai đoạn vận hành

- Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải từ hoạt động giao thông: Trồng và chăm sóc cây xanh dọc các tuyến đường giao thông; kẻ vạch phân luồng giao thông; cắm biển báo hạn chế tốc độ khi ra vào khu dân cư.

- Biện pháp giảm thiểu hơi mùi từ hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tập trung: Hệ thống bể xử lý được xây ngầm trong khuôn viên khu đất cây xanh, các ngăn của hệ thống bể xử lý thiết kế có nắp đậy bằng bê tông cốt thép để giảm thiểu phát sinh hơi mùi; định kỳ 1 - 2 tuần/lần phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột xung quanh khu vực xử lý nước thải để hạn chế hơi mùi phát sinh.

- Trồng cây xanh với diện tích 1.602 m2.

- Trong giai đoạn các hộ dân xây dựng nhà ở, để giảm thiểu bụi UBND xã yêu cầu các hộ dân thực hiện các biện pháp như sau: Sử dụng bạt che chắn khu vực chứa vật liệu xây dựng và tưới nước tạo độ ẩm. Ngoài ra đối với các phương tiện vận chuyển phải chở đúng trọng tải và có bạt che chắn.

4.2. Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

4.2.1. Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, xử lý các loại chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

a) Giai đoạn thi công xây dựng

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Bố trí 02 thùng rác (thể tích 50 lít/thùng) tại khu vực dự án để thu gom chất thải rắn sinh hoạt và hợp đồng với đơn vị có chức năng ở địa phương thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.

- Đối với chất thải rắn xây dựng

+ Các loại sắt thép vụn, bao bì,... thu gom tái sử dụng hoặc bán cho đơn vị có nhu cầu sử dụng, tái chế.

+ Đối với chất thải từ quá trình thi công xây dựng: Được thu gom, vận chuyển đến vị trí bãi đất xóm Mới xã Kim Thái, diện tích 7.000 m2 cách vị trí thực hiện dự án khoảng 7,3 km (Khu vực này được phân thành 2 khu: Khu 1 tiếp nhận chất thải rắn xây dựng có diện tích 175 m2, khu 2 tiếp nhận nhận đất mặt bóc tách có diện tích 6.825 m2).

b) Giai đoạn vận hành

- Rác thải sinh hoạt phát sinh khi dự án đi vào vận hành sẽ được đơn vị thu gom rác thải của địa phương thu gom, tập kết và vận chuyển, xử lý tại khu xử lý rác thải tập trung của xã theo quy định.

- Bùn thải từ hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tập trung được lưu giữ trong các ngăn xử lý và định kỳ hàng năm sẽ được UBND xã thuê đơn vị có chức năng đến hút bỏ (bằng xe bồn) vận chuyển xử lý.

- Thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường trước khi vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định.

4.2.2. Công trình, biện pháp quản lý chất thải nguy hại

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

a) Giai đoạn thi công xây dựng

- Bố trí khu vực lưu giữ CTNH có diện tích 05 m2 gần khu vực tập kết vật liệu xây dựng trong khu vực dự án; trong khu vực lưu giữ bố trí 03 thùng chứa có nắp đậy (thể tích 100 lít/thùng). Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH phát sinh theo quy định.

- Ngoài ra đơn vị thi công hạn chế việc sửa chữa phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị trong khu vực dự án nhằm giảm thiểu dầu thải, giẻ lau dính dầu phát sinh trên công trường.

b) Giai đoạn vận hành

UBND xã Cộng Hòa bố trí các thùng chứa pin thải, bóng đèn huỳnh quang thải để người dân tập kết CTNH trong các hộ gia đình và định kỳ đơn vị chức năng sẽ thu gom, vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định về quản lý CTNH.

4.3. Biện pháp quản lý tầng đất mặt được bóc tách từ đất trồng lúa nước 02 vụ

Khối lượng đất từ quá trình bóc tách tầng đất mặt khoảng 8.165 m3, trong đó khoảng 1.343,2 m3 được tận dụng trồng cây xanh trong dự án, còn lại khoảng 6.821,8 m3 được vận chuyển đến vị trí bãi đất xóm mới xã Kim Thái thuộc quản lý của UBND xã Kim Thái có diện tích lưu trữ là 7.000 m2, chiều cao đ thải cho phép là 01 m, cách dự án khoảng 7,3 km. Khu vực này phân thành 2 khu: Khu 1 tiếp nhận chất thải rắn xây dựng có diện tích 175 m2, khu 2 tiếp nhận đất mặt bóc tách có diện tích 6.825 m2. UBND xã Kim Thái có trách nhiệm sử dụng đất bóc tách từ tầng đất mặt vào mục đích nông nghiệp theo quy định của pháp luật.

4.4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung giai đoạn thi công xây dựng dự án

- Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

+ Bố trí thời gian vận chuyển cát san lấp và vận hành thiết bị thi công, tránh vận hành trong thời gian nghỉ trưa và vào ban đêm.

+ Không sử dụng máy móc thiết bị quá cũ trong thi công xây dựng.

+ Quy định tốc độ xe ra vào công trình, vận hành máy móc đúng thông số kỹ thuật đã quy định.

+ Không làm việc vào những giờ nghỉ từ 22h hôm trước đến 06h sáng ngày hôm sau và từ 11h30 đến 13h30.

+ Trang bị bảo hộ lao động, dụng cụ chống ồn cho công nhân lao động tham gia thi công trên công trường.

- Biện pháp giảm thiểu độ rung

+ Biện pháp kết cấu: Cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động,...

+ Biện pháp dùng kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su,... được lắp giữa máy và bệ máy, đồng thời định kỳ kiểm tra hoặc thay thế. Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn và hư hỏng.

+ Bố trí khoảng cách vận hành giữa các thiết bị tránh sự cộng hưởng làm tăng độ rung của các loại máy móc.

4.5. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

a) Giai đoạn thi công xây dựng

- Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và an toàn giao thông khu vực

+ Quy định thời gian, tốc độ và tải trọng xe vận chuyển thiết bị, dụng cụ, vật liệu xây dựng và chất thải lưu thông trên tuyến đường; nhanh chóng khắc phục, sửa chữa đường giao thông khi xảy ra sự cố.

+ Nghiêm cấm đ vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt bừa bãi không đúng nơi quy định.

+ Chủ dự án giám sát đơn vị thi công trong quá trình xây dựng về biện pháp thi công, tiến độ và chất lượng công trình.

+ Đơn vị thi công xây dựng các hạng mục công trình đúng trong phạm vi quy hoạch.

- Biện pháp bảo đảm an toàn lao động: Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động như: Mũ cứng bảo hiểm trên công trường, khẩu trang, áo phản quang, đèn tín hiệu, cờ báo, phòng hộ cá nhân trong các công việc xây dựng nguy hiểm dễ gây thương tích; công nhân trực tiếp thi công được huấn luyện và thực hành thao tác, kiểm tra, vận hành đúng kỹ thuật và đáp ứng kịp thời khi có sự cố xảy ra.

b) Giai đoạn vận hành

- Biện pháp ứng phó sự cố đối với hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tập trung

+ Vận hành thường xuyên hệ thống bể xử lý nước thải đảm bảo hệ thống luôn trong trạng thái hoạt động ổn định nhất.

+ Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống để phát hiện và khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra.

+ Khi hệ thống bể xử lý nước thải tập trung gặp sự cố như nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn cho phép, hệ thống nước thải vượt công suất hoặc tắc nghẽn, vỡ đường ống thu gom, UBND xã cử cán bộ kiểm tra hệ thống bể xử lý nước thải, tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời. Sau khi khắc phục các sự cố trên, nước thải được xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) mới thải ra mương phía Tây Nam dự án.

- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ: Hệ thống phòng cháy chữa cháy được bố trí phù hợp trong dự án; quy mô và thiết bị được bố trí đáp ứng các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.

4.6. Danh mục công trình bảo vệ môi trường

TT

Hạng mục bảo vệ môi trường

Quy mô

1

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

01 hệ thống

2

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải

01 hệ thống

3

Hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tập trung công suất 85 m3/ngày.đêm

01 hệ thống

4

Cây xanh (tỷ lệ 3,34 %)

1.602 m2

5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.1. Chương trình quản lý môi trường

Sau khi hoàn thành thi công xây dựng cơ sở hạ tầng và hoàn tất hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoàn thiện thủ tục về môi trường, UBND huyện Vụ Bản sẽ bàn giao cho UBND xã Cộng Hòa quản lý địa giới hành chính và chịu trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ môi trường của dự án. UBND xã Cộng Hòa có trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá khu dân cư và gia đình văn hóa.

- Chăm sóc cây xanh trong khuôn viên khu dân cư.

- Vận hành thường xuyên hệ thống bể xử lý nước thải đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường. Thực hiện quan trắc, giám sát môi trường nước thải theo quy định.

- Tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

- Chịu trách nhiệm quản lý việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của khu dân cư.

5.2. Chương trình giám sát môi trường

5.2.1. Giám sát môi trường không khí xung quanh trong giai đoạn thi công xây dựng

- Vị trí quan trắc, giám sát: 02 vị trí phía Tây và phía Nam khu đất dự án (ưu tiên gần khu vực dân cư) cuối hướng gió trong thời gian quan trắc.

- Thông số giám sát: Tiếng ồn, tổng bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2.

- Tần suất giám sát: 06 tháng/lần (02 lần/năm) (trong quá trình xây dựng).

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Khi có sự thay đi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường sẽ áp dụng thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng mới nhất.

5.2.2. Giám sát môi trường nước thải trong giai đoạn vận hành

- Vị trí quan trắc, giám sát: 01 mẫu lấy tại hố ga sau ngăn khử trùng của hệ thống bể xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra mương phía Tây Nam dự án.

- Thông số quan trắc, giám sát: Lưu lượng nước thải đầu ra của hệ thống bể xử lý (m3/ngày.đêm), pH, BOD5, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), COD, sunfua, Amoni (tính theo N), Nitrat, phosphat (tính theo P), dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, tổng Coliforms.

- Tần suất quan trắc, giám sát: 06 tháng/lần (02 lần/năm).

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Hệ số áp dụng K = 1).

Khi có sự thay đổi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường sẽ áp dụng thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng mới nhất.

6. Các yêu cầu khác

UBND huyện Vụ Bản có trách nhiệm chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vụ Bản, UBND xã Cộng Hòa chịu trách nhiệm thực hiện một số nội dung công việc sau:

- Thực hiện đúng với nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đảm bảo tính chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu và kết quả tính toán trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Hoàn thiện các thủ tục về môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện bảo vệ, quản lý và sử dụng tầng đất mặt theo quy định tại Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ về bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác và theo các quy định của pháp luật về khoáng sản.

- Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về xây dựng, đất đai, quy hoạch, giao thông, phòng cháy chữa cháy và các quy định pháp luật khác có liên quan trước khi triển khai và trong quá trình thực hiện dự án.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại đối với môi trường, xã hội nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường xung quanh và gây ra sự cố môi trường.

Ngoài ra, UBND xã Cộng Hòa có trách nhiệm:

- Vận hành thường xuyên, duy trì bảo dưỡng hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường và đảm bảo nguồn lực tài chính để các công trình bảo vệ môi trường của dự án được duy trì và vận hành hiệu quả. Cam kết đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) khi cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh có văn bản yêu cầu.

- Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người dân xây dựng bể tự hoại đảm bảo thể tích theo quy định.

- Giữ gìn, tôn tạo công viên cây xanh, mặt nước, đường giao thông trong khu dân cư đảm bảo yêu cầu về cảnh quan môi trường, không sử dụng sai mục đích.

- Duy trì yếu tố tự nhiên, văn hoá và đảm bảo tỷ lệ không gian xanh, cảnh quan môi trường theo quy hoạch. Bố trí, hướng dẫn thiết bị, phương tiện địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh trong khu dân cư./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi