Quyết định 1848/QĐ-TTg 2018 Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1848/QĐ-TTg

Quyết định 1848/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1848/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
27/12/2018
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1848/QĐ-TTg

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1848/QĐ-TTg DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1848/QĐ-TTg PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 1848/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2018

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu phát triển:

- Xây dựng và phát triển vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện đại.

- Là trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

- Phát triển ngành du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch canh nông và du lịch văn hóa - di sản, danh lam thắng cảnh tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

- Phát triển hệ thống đô thị - nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh, khả thi và phù hợp với xu thế hội nhập, sẵn sàng ứng phó vi biến đổi khí hậu. Phát triển các không gian đô thị, làng đô thị xanh, không gian du lịch, không gian sản xuất nông nghiệp hài hòa vời không gian cảnh quan rừng đặc trưng và không gian bảo tồn đa dạng sinh hc của vùng cao nguyên.

- Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, làm cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả vùng.

- Quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

2. Phạm vi, quy mô:

Phạm vi lập quy hoạch: toàn tỉnh Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 9.783,34 km2 bao gồm 12 đơn vị hành chính: thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và 10 huyện (Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên).

3. Tính chất:

- Là vùng kinh tế động lực của vùng Nam Tây Nguyên; vùng bảo tồn rừng cảnh quan, tài nguyên nước và đa dạng sinh học của vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và quốc gia; bảo vệ đầu nguồn hệ thống sông Đồng Nai, Sêrêpốk, sông Lũy, sông Cái Phan Rang.

- Là vùng đặc thù về nông nghiệp chuyên canh; Trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp chế biến nông lâm sản và khoáng sản; trung tâm dịch vụ - du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch canh nông và du lịch văn hóa - di sản, danh lam thắng cảnh tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành tầm quốc gia; trung tâm nghiên cứu hạt nhân, sinh học cấp quốc gia; trung tâm chăm sóc sức khỏe cấp quốc tế.

- Đầu mối giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; nằm giữa 3 vùng kinh tế trọng điểm quốc gia: vùng Tây Nguyên, vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của vùng Nam Tây Nguyên.

- Vùng có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh đối với Tây Nguyên và cả nước.

4. Các dự báo phát triển vùng:

a) Dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa:

- Đến năm 2025: dân số toàn tỉnh khoảng 1.430.000 - 1.450.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 54%.

- Đến năm 2035: dân số toàn tỉnh khoảng 1.660.000 - 1.680.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 58,8%.

- Đến năm 2050: dân số toàn tỉnh khoảng 2.240.000 - 2.250.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 62,6%.

b) Dự báo nhu cầu sử dụng đất:

- Đất xây dựng đô thị: đến năm 2025 khoảng 14.000 - 16.000 ha; đến năm 2035 khoảng 18.000 - 20.000 ha, đến năm 2050 khoảng 22.000 - 25.000 ha.

- Đất khai thác du lịch đến năm 2025 khoảng 8.000 - 10.000 ha, đến năm 2035 khoảng 12.000 - 15.000 ha.

- Đất xây dựng khu dân cư nông thôn: đến năm 2025 khoảng 9.000 - 9.500 ha, đến năm 2035 khoảng 9.500 - 10.000 ha.

5. Định hướng phát triển không gian vùng:

a) Phân vùng phát triển kinh tế: Vùng tỉnh Lâm Đồng được phân thành 3 tiểu vùng phát triển kinh tế như sau:

- Tiểu vùng I:

+ Phạm vi và tính chất: thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận là vùng phát triển kinh tế động lực của tỉnh bao gồm thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà. Là Trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Lâm Đông; Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; Trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia và quốc tế; Trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia; Trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học cấp quốc gia; Trung tâm thương mại dịch vụ, hội chợ triển lãm; Trung tâm văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao và giải trí cấp vùng; có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh đối với khu vực Tây Nguyên và cả nước. Trong đó thành phố Đà Lạt là đô thị trung tâm vùng tỉnh Lâm Đồng, trung tâm du lịch cấp quốc gia, trung tâm chuyên ngành về nghiên cứu, đào tạo cấp vùng Tây Nguyên và cấp quốc gia.

+ Định hướng phát triển: Phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận theo mô hình chuỗi các đô thị liên kết theo tuyến vành đai và xuyên tâm; kết nối với các vùng du lịch sinh thái, các vùng cảnh quan rừng, cảnh quan nông nghiệp; phát triển bền vững; bảo tồn và phát huy tính đặc thù về tự nhiên và văn hóa - lịch sử.

- Tiểu vùng II:

+ Phạm vi và tính chất: là vùng đệm sinh thái bao gồm huyện Di Linh, Đam Rông và phía Tây huyện Lâm Hà. Trong đó thị trấn Di Linh là trung tâm của tiểu vùng.

+ Định hướng phát trin: Phát triển đô thị dọc theo quốc lộ 20 và phía Bắc quốc lộ 27, hạt nhân là thị trấn Di Linh. Phát triển vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển thương mi dịch vụ tại thị trấn Di Linh, Đinh Văn, Đạ Rsal, các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thng, du lịch sinh thái rừng, du lịch điều dưỡng.

- Tiểu vùng III:

+ Phạm vi và tính chất: là vùng động lực kinh tế phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng bao gồm thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Trong đó thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận là trung tâm tiểu vùng phía Nam của tỉnh, phát triển tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I.

+ Định hướng phát triển: phát triển vùng đô thị Bảo Lộc và vùng phụ cận trên trục quốc lộ 20, quốc lộ 55 và vùng đô thị phía Tây trên quốc lộ 20, đường tỉnh 721. Phát triển chủ yếu công nghiệp nhẹ (chế biến nông sản, dệt may, tơ tằm, công nghiệp phụ trợ, khai thác và chế biến sản phẩm sau khai khoáng). Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái rừng. Các vùng chuyên canh theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao (chè, cà phê, dâu tằm, cây ăn quả, lúa, dược liệu), gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Bảo tồn đa dạng sinh học trong vườn quốc gia Cát Tiên, hành lang đa dạng sinh học phía Bắc của tiểu vùng.

b) Cấu trúc không gian vùng:

- Các trục hành lang kinh tế trọng điểm:

+ Trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia quốc lộ 20 và cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt.

+ Trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia quốc lộ 27.

+ Trục hành lang quốc lộ 28.

+ Trục hành lang quốc lộ 55.

+ Trục hành lang đường tỉnh 721 (dự kiến nâng cấp thành quốc lộ, nối từ Bình Thuận - Lâm Đồng - Bình Phước).

- Các vùng đô thị - công nghiệp tập trung:

+ Vùng đô thị - công nghiệp thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.

+ Vùng đô thị - công nghiệp thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận.

+ Vùng đô thị Di Linh.

+Tuyến đô thị dọc quốc lộ 27.

+ Tuyến đô thị Đạ Huoai - Đạ Tẻh - Cát Tiên.

- Các vùng cảnh quan và không gian mở:

+ Các khu vực vườn quốc gia và hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tại Lạc Dương, Cát Tiên, Lâm Hà, Bảo Lâm,...

+ Các tuyến cảnh quan không gian mở dọc các sông, suối chính: sông Đồng Nai, Đa Nhim, Đạ Dâng, Đạ Rsal, Đại Bình, Đạ Quay, suối Cam Ly,...

+ Các vùng cảnh quan mặt nước hồ Tuyền Lâm, Đankia - Suối Vàng, Đại Ninh, Đơn Dương, Đạ Tẻh, Kala,...

c) Định hướng phát triển hệ thống đô thị trên địa tỉnh:

- Dự báo hệ thống đô thị:

+ Đến năm 2025: toàn tỉnh có 19 đô thị; trong đó 01 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt), 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc), 06 đô thị loại IV (Đức Trọng, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Di Linh, Lộc Thắng, Mađaguôi) và 11 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ’ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Nam Ban, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Phưc Cát).

+ Năm 2035: toàn tỉnh có 19 đô thị, trong đó 01 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt), 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc), 02 đô thị loại III (đô thị Đức Trọng, Di Linh), 06 đô thị loại IV (Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Nam Ban, Lộc Thắng, Mađaguôi, Đạ Tẻh), 9 đô thị loại V (Lạc Dương, Đ’ran, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Lộc An, Hòa Ninh, Đạ Mri, Cát Tiên, Phước Cát). Phát triển 02 thị tứ đạt tiêu chuẩn đô thị loại V (Lộc Phú, huyện Bảo Lâm và Tân Hà, huyện Lâm Hà).

- Định hướng hệ thống đô thị:

+ Đô thị trung tâm vùng tỉnh: Thành phố Đà Lạt là đô thị loại I, đáp ứng các tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương, cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Nam Tây nguyên.

+ Đô thị trung tâm tiểu vùng:

. Thành phố Bảo Lộc là đô thị hạt nhân phía Nam tỉnh Lâm Đồng. Trung tâm Dịch vụ - Thương mại hỗn hợp; Trung tâm Văn hóa thể thao cấp quốc gia; Trung tâm nông nghiệp chuyên canh theo hướng công nghệ cao; Trung tâm Dịch vụ du lịch cấp vùng và quốc gia; Trung tâm y tế và giáo dục - đào tạo cấp vùng; trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cấp vùng và quốc gia; Trung tâm công nghiệp phụ trợ; chế biến sản phẩm nông nghiệp của vùng; chế biến dược liệu; công nghiệp chế biến sâu sản phm từ khai khoáng.

. Đô thị Di Linh là trung tâm hành chính, chính trị của huyện Di Linh. Trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng, trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Đô thị theo chức năng tổng hợp: gồm đô thị Đức Trọng, Lạc Dương, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Lộc Thắng, Mađaguôi, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bằng Lăng. Trong đó đô thị Đức Trọng là cửa ngõ giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; trung tâm công nghiệp dược, mỹ phẩm cấp vùng.

+ Đô thị chuyên ngành, đô thị mới cấp huyện: đô thị Nam Ban, Đ’ran, Đạ Mri, Hòa Ninh, Phước Cát, Đạ Rsal.

d) Định hướng tổ chức hệ thống dân cư nông thôn:

- Phát triển dân cư nông thôn theo mô hình nông thôn mới, đảm bảo đạt các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Phát huy thế mạnh riêng của từng vùng để phát triển mô hình kinh tế nông thôn khác nhau của từng vùng huyện, thành phố và khu vực.

- Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu theo Tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Có các tiêu chí cao hơn so với khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới đã được công nhận.

- Xây dựng và thí điểm mô hình làng đô thị xanh dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo hướng tăng trưởng xanh, gắn với phát triển mô hình du lịch canh nông hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Mô hình sản xuất hàng hóa trải rộng, gắn liên kết các cơ sở sản xuất hộ gia đình thuộc khu dân cư của làng, có thể theo mô hình hợp tác xã kiểu mới.

đ) Định hướng phát triển công nghiệp:

- Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh, khai thác tài nguyên và nguồn nhân lực tại chỗ, xây dựng các nhóm hàng hóa chủ lực. Hướng đến sản xuất các sản phẩm có thương hiệu đặc trưng, tham gia vào chuỗi xuất khẩu và chuỗi cung ứng của vùng Tây Nguyên, khu vực và quốc tế.

- Ưu tiên các ngành công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, sạch và tiêu tốn ít năng lượng, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp, tiu thủ công nghiệp phục vụ các ngành du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, đem lại giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản thực phẩm, đặc biệt dựa trên 2 nhóm ngành được ưu tiên là công nghiệp chế biến nông sản và chế biến rượu, nước trái y với trình độ công nghệ cao, khai thác được thế mạnh nguồn nguyên liệu sẵn có, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp địa phương.

- Các vùng công nghiệp tập trung:

+ Vùng công nghiệp Đức Trọng - Di Linh: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, đồ uống, hóa chất, dược mỹ phẩm; công nghiệp công nghệ cao, điện tử; dệt may da giày, hàng tiêu dùng. Phát triển thành trung tâm sản xuất dược mỹ phẩm lớn của cả nước.

+ Vùng công nghiệp Bảo Lộc - Bảo Lâm: công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến sâu sản phẩm sau khai khoáng, dệt may, vật liệu xây dựng. Định hướng thành phố Bảo Lộc là trung tâm thời trang tơ lụa tầm cỡ quốc gia, hội nhập với thời trang trong khu vực và trên thế giới.

+ Vùng công nghiệp Đà Lạt: cụm công nghiệp Phát Chi, Ka Đô, chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản, đồ uống (sản phẩm đặc sản Đà Lạt, rượu - nước trái cây đặc trưng), hàng tiêu dùng.

+ Các cụm công nghiệp khác: cụm công nghiệp Đạ Huoai, Đạ Rsal, chủ yếu là công nghiệp chế biến nông lâm sản, cơ khí,...

e) Định hướng phát triển các vùng du lịch:

Phát triển du lịch trong tổng thể quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên và tăng cường liên kết với vùng Thành phố Hồ Chí Minh, Duyên hải Nam Trung bộ, các vùng có tim năng khác trên cả nước.

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao, mang tầm quốc gia và quốc tế. Hướng tới phát triển du lịch thông minh, là một trong những trụ cột để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn về chiều sâu và chiều rộng, là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên toàn thế giới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên.

- Trung tâm du lịch quốc gia - quốc tế: bao gồm thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, một phần huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà. Trong đó địa bàn trọng điểm là thành phố Đà Lạt với 2 Khu dịch quốc gia: hồ Tuyền Lâm và Đan kia - Suối Vàng.

- Cụm du lịch cấp vùng:

+ Cụm du lịch Đức Trọng.

+ Cụm du lịch Bảo Lộc - Di Linh.

+ Cụm du lịch Đạ Huoai - Cát Tiên.

- Các sản phẩm du lịch:

+ Sản phẩm du lịch chính, có tính cạnh tranh cao, đặc trưng mang thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng:

. Du lịch nông nghiệp.

. Du lịch thể thao.

. Du lịch mạo hiểm.

+ Sản phẩm du lịch truyền thống và có lợi thế của tỉnh:

. Du lịch vui chơi giải trí cao cấp.

. Du lịch nghỉ dưỡng.

. Du lịch sinh thái.

. Du lịch tham quan, tổ chức hội nghị, hội thảo.

. Du lịch sự kiện - lễ hội, du lịch tâm linh.

- Tuyến du lịch nội vùng và liên kết vùng:

+ Du lịch nội vùng: Tuyến du lịch xuất phát từ thành phố Đà Lạt đi thành phố Bảo Lộc và các huyện và tuyến du lịch xuất phát từ thành phố Bảo Lộc và các huyện trong tỉnh.

+ Du lịch liên kết vùng trong nước: Vùng Tây Nguyên - Duyên hải Nam Trung Bộ - vùng Thành phố Hồ Chí Minh - vùng đồng bằng sông Cửu Long - các tỉnh phía Bắc.

+ Tuyến du lịch quốc gia - quốc tế: du lịch quốc tế bằng đường bộ và hàng không hướng các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới,...

g) Định hướng phát triển vùng nông nghiệp:

Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành. Lâm Đồng là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước; vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao trên thị trường quốc tế. Trọng tâm là 04 mục tiêu hướng đến: (i) Xây dựng thương hiệu số một Việt Nam, (ii) Xây dựng cụm sản xuất rau hoa số một Đông Nam Á, (iii) Xây dựng điểm du lịch nông nghiệp số một Việt Nam, (iv) Hình thành trung tâm đào tạo nhân lực và nghiên cứu nông nghiệp chủ lực tại Tây Nguyên.

Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với phát triển làng hoa, làng nghề truyền thống, xây dựng làng đô thị xanh và phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp.

- Vùng nông nghiệp:

+ Vùng chuyên canh rau, hoa ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà, sản xuất nấm thực phẩm cao cấp và nấm dược liệu. Vùng trồng lúa ở Cát Tiên, Đạ Tẻh, Lâm Hà.

+ Vùng chuyên canh chè ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Đạ Huoai, Đà Lạt, Lâm Hà, Đạ Tẻh. Vùng chuyên canh cà phê: cà phê vối tại Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lộc, cà phê chè tại Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đà Lạt, vùng trồng cà phê công nghệ cao. Trồng cây mắc ca ở Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đơn Dương, Đam Rông, Bảo Lộc.

+ Vùng trồng cây ăn quả ở Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh. Vùng chuyên canh dâu tằm ở Lâm Hà, Cát Tiên, Đạ Tẻh, thành phố Bảo Lộc.

+ Vùng trồng dược liệu: thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, Đơn Dương với độ cao từ 1.000 m trở lên, trồng cây di thực; các huyện và thành phố Bảo Lộc trở lên phía Đà Lạt trồng đinh lăng, đương quy,...; huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Cát Tiên trồng bạc hà, diệp hạ châu,...

- Vùng chăn nuôi:

+ Phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại công nghiệp, trong đó chăn nuôi bò sữa tập trung ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc; bò thịt ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lộc. Chăn nuôi heo ở Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đà Lạt, Bảo Lộc. Khuyến khích hình thành các cơ sở chuyên sản xuất giống.

+ Chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại, không khuyến khích phát triển đàn thủy cầm; tập trung tại Lâm Hà, Bảo Lâm, Đam Rông, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

+ Phát triển vùng trng cây thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi bò sữa và bò thịt ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lộc.

- Vùng phát triển lâm nghiệp: thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa và dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên. Bảo vệ diện tích rừng đặc dụng hiện có, tập trung ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, vườn quốc gia Cát Tiên. Bảo vệ rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, các lưu vực sông Đồng Nai, Sêrêpốk, tập trung ở Lạc Dương, Đam Rông, Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng. Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, phần lớn là rừng nguyên liệu giấy, tập trung ở Di Linh, Bảo Lâm, Đam Rông, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Đơn Dương, Lạc Dương, đảm bảo bền vững môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp. Phát triển vùng trồng tre nguyên liệu ở Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Đam Rông, Bảo Lâm và Di Linh, cung cấp cho công nghiệp chế biến, phù hợp với xu thế hội nhập thế giới. Gắn kết giữa trồng rừng sản xuất với chế biến tinh, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khu, các công ty lâm nghiệp xây dựng và quản lý rừng bền vững đđược cấp chứng nhận về quản lý rừng (FSC).

- Vùng thủy sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản, gắn với chế biến, tiêu thụ, trọng tâm là cá nước lạnh, gồm cá hồi ở huyện Lạc Dương, Đam Rông, thành phố Đà Lạt; cá tầm ở huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc. Giai đoạn đầu triển khai các dự án nuôi cá nước lạnh kết hợp du lịch hồ Đắk Long Thượng (Bảo Lâm), nuôi cá nước ngọt ở hồ Lộc Thanh, Mai Thành (Bảo Lộc).

6. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội:

a) Phân bố hệ thống giáo dục đào tạo:

- Trung tâm giáo dục - đào tạo cấp vùng, cấp quốc gia tại thành phố Đà Lạt và phụ cận: bao gồm trường Đại học Yersin Đà Lạt, Đại học Đà Lạt, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (cơ sở tại Đà Lạt), Học viện Lục quân,... Xây dựng Làng đại học quốc tế tại huyện Lạc Dương.

- Trung tâm giáo dục - đào tạo cấp vùng tại thành phố Bảo Lộc: đại học Tôn Đức Thắng, đại học Nguyễn Tất Thành (cơ sở Bảo Lộc).

- Trung tâm giáo dục đào tạo nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng.

b) Phân bố hệ thống y tế vùng:

- Xây dựng Bệnh viện đa khoa quốc tế và khu điều dưỡng cao cấp chủ yếu tại Bảo Lộc và bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp vùng tại Thnh Mỹ. Nâng cấp Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng thành Bệnh viện hiện đại, đủ khả năng phục vụ cho toàn vùng Tây Nguyên.

- Thành lập Trung tâm chuẩn đoán y học kỹ thuật cao, Trung tâm y học hạt nhân và xạ trị khu vực Tây Nguyên tại thành phố Bảo Lộc.

c) Phân bố hệ thống văn hóa, thể dục thể thao vùng:

- Xây dựng mới trung tâm văn hóa nghệ thuật, Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao cấp quốc gia xây dựng mới tại thành phố Đà Lạt, Trung tâm văn hóa - thể dục thể thao tỉnh, các công viên thể dục thể thao cấp vùng tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và đô thị Đức Trọng.

- Xây dựng sân vận động tại thành phố Bảo Lộc đạt tiêu chuẩn thi đấu cấp vùng Tây Nguyên, Khu liên hp thể thao tại thành phố Bảo Lộc.

d) Phân bố hệ thống thương mại dịch vụ:

- Hình thành các trung tâm thương mại cao cấp và phát triển hỗn hp cấp vùng tại thành phố Đà Lạt (trung tâm thương mại Hòa Bình), thành phố Bảo Lộc (trung tâm thương mại tại chợ cũ Bảo Lộc, khu đô thị mới, trung tâm thương mại B’lao), khu thương mại cao cấp Đankia - Đà Lạt, khu trung tâm triển lãm và dịch vụ phi thuế quan tại thị xã Đức Trọng, các trung tâm thương mại (trung tâm thương mại khu vực Liên Nghĩa - Liên Khương), trung tâm hội chợ triển lãm thương mại tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, trung tâm logistics tại thành phố Bảo Lộc.

- Xây dựng trung tâm thương mại cấp tỉnh tại thị trấn Madaguôi, đô thị Di Linh, thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà). Xây dựng Chợ đầu mối nông sản tại Bảo Lộc, Đức Trọng, Di Linh, chợ chuyên doanh rau, nông sản tại Đơn Dương; Chợ - Trung tâm giao dịch hoa tại thành phố Đà Lạt.

đ) Phân bố hệ thống trung tâm nghiên cứu:

- Trung tâm nghiên cứu cấp vùng và quốc gia: Viện Sinh học Tây Nguyên, Trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau và hoa (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam), Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt,...

- Trung tâm nghiên cứu cấp vùng: hình thành Khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Lâm Đồng (xã Đạ Sar, Đạ Nhim, huyện Lạc Dương); Trung tâm nghiên cứu, phát triển và bảo tồn giống hoa, cây cảnh tại thành phố Đà Lạt; Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt (xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương).

7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

- Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu liên kết vùng, để đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối thuận lợi với các vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó ưu tiên phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, các trục giao thông kết nối các phân vùng kinh tế và hệ thống giao thông đô thị.

- Hoàn thiện hệ thống cấp và thoát nước đảm bảo nhu cầu sử dụng sinh hoạt và sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Hình thành các khu xử lý chất thải rắn có công nghệ hiện đại, phù hợp, đảm bảo xu hướng tăng trưởng xanh, bền vững.

a) Cao độ nền và thoát nước mặt:

- Khu vực hạn chế xây dựng:

Cấm xây dựng trong khu vực rừng đặc dụng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, vườn quốc gia Cát Tiên, rừng phòng hộ đu nguồn, khu vực hành lang bảo vệ dc sông Krông Nô, Đng Nai, Đa Nhim, Đạ Dâng, các hồ thủy điện để bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên nước. Hạn chế xây dựng ở khu vực ven sông có nguy cơ sạt lở, nền đất không ổn định.

- Cao độ nền đất xây dựng:

+ Cao độ khống chế nền xây dựng của các đô thị phải đảm bảo không bị ngập lụt, giữ được cảnh quan thiên nhiên, hạn chế đào đắp nhiều và tạo địa hình thoát nước tốt cho đô thị.

+ San nền cục bộ bám theo địa hình tự nhiên nhằm hạn chế khối lượng đào đắp, phá vỡ địa hình. Khu vực đất thấp trũng ở các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai. Giải pháp san nền đối với khu vực này là san nền cục bộ đối với các khu vực xây dựng hiện hữu, san lấp tập trung tại các khu xây dựng mới.

- Thoát nước mặt:

+ Đối với các đô thị hiện tại đã có mạng lưới thoát nước chung ở các khu trung tâm. Trong tương lai cần cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cống để thu gom nước thải dẫn về trạm xử lý trước khi đổ vào sông, hồ.

+ Các khu vực xây dựng mới với mật độ cao, khu vực thành phố, các khu công nghiệp cần xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Nước mưa được thoát trực tiếp ra kênh rạch, nước thải được thu gom về trạm xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ Các thị trấn tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương có các giải pháp khác nhau để xác định hệ thống thoát nước riêng, nửa riêng hay chung nhưng cũng phải có các biện pháp thu gom nước thải để xử lý trước khi xả ra môi trường.

+ Đối với các điểm dân cư nhỏ lẻ xây dựng với mật độ thấp có thể xây dựng hệ thống thoát nước chung giữa nước thải và nước mưa nhưng nước thải phải được xử lý trước bằng bể tự hoại hoặc hồ sinh vật đảm bảo chất lượng nước được xử lý đạt chuẩn theo quy định; vị trí của các điểm thoát nước sau khi xử lý phải tránh xa nguồn cấp nước sinh hoạt; thường xuyên nạo vét các sông, kênh, rạch gn khu vực để thoát nước.

- Định hướng chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn:

+ Đối với các điểm dân cư nông thôn có địa hình thấp cần phải tôn nền chống ngập nhưng chủ yếu là san đắp cục bộ khu vực xây dựng. Đối với khu vực có địa hình cao không bị ngập lụt chỉ san đắp tạo hướng dốc thoát nước, cân bằng đào đắp tại chỗ.

+ Xây dựng hệ thống thoát nước chung; không lấp sông suối, vùng trũng, cần tạo hchứa nước vào mùa lũ, chống hạn vào mùa khô.

- Phòng chống thiên tai, phòng chống lũ:

+ Kè các khu vực thường xuyên trượt lở trên các đường giao thông, vị trí các đoạn bờ sông đã bị xói lở.

+ Kè các khu vực sườn dốc chống trượt lở, đá lăn khi san mặt bằng xây dựng đô thị và các điểm dân cư, các đường giao thông.

+ Tuyên truyền cảnh báo cho cộng đồng dân cư các vùng có nguy cơ cao về lũ bùn, trượt lở, lũ quét ở các nhánh suối.

+ Tăng cường quản lý và trồng rừng đầu nguồn để chống xói lở và lũ quét, cải tạo đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng phòng hộ đu nguồn.

b) Giao thông:

- Đường bộ: Thực hiện theo Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013.

+ Đường cao tốc: Đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt có chiều dài 209 km; đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng có chiều dài 139,2 km, xây dựng đường cao tốc 4 làn xe; các nút giao với đường tỉnh 721 (tại Đạ Hoai); Đam B'ri (Bảo Lộc); quốc lộ 55 (Bảo Lộc); quốc lộ 28 (Di Linh); Tân Hội (Đức Trọng); quốc lộ 27 (Đức Trọng).

+ Quốc lộ: Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện các tuyến: quốc lộ 20, quốc lộ 27, quốc lộ 28, quốc lộ 55.

+ Các tuyến tnh lộ: Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh 721, đường tỉnh 722, đường tỉnh 724, đường tỉnh 726, đường tỉnh 727, đường tỉnh 728 và đường tỉnh 729.

. Đề xuất nâng cấp toàn tuyến đường tỉnh 725, kết hợp với mở mới một vài đoạn tuyến thành QL. Trường Sơn Đông kết nối từ đường tỉnh 721 (tại Đạ Tẻh), quốc lộ 55, quốc lộ 28, quốc lộ 27, mở mới đoạn qua Lâm Hà từ quốc lộ 27 đến thị trấn Nam Ban, đi trùng với đường tránh phía Tây thành phố Đà Lạt, kết nối vi đường Trường Sơn Đông. Quy mô tuyến từ cấp IV đến cp III miền núi.

. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông đô thị theo các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt. Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng các tuyến đường tránh quốc lộ qua đô thị, các tuyến đường vành đai đô th đhạn chế giao thông đối ngoại đi xuyên qua đô thị, đảm bảo an toàn giao thông. Đầu tư nâng cấp hệ thống đưng giao thông đô thị của thành ph Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ tầng khác đ hình thành kết cấu hạ tng đô thị hợp lý hoàn chỉnh; quỹ đất giành cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt 20% - 26% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị.

- Đường sắt:

+ Đường sắt quốc gia: Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, chiều dài 84 km.

+ Đường sắt đô thị: Thành phố Đà Lạt đã quy hoạch 6 tuyến đường sắt đô thị bằng Monorail phục vụ các tuyến du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt với tổng chiều dài 89,63 km.

- Mạng lưới vận tải:

+ Đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt thành một nhánh của mạng lưới đường bộ các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng;

+ Quốc lộ 27 sẽ là một nhánh trong tuyến du lịch từ Thái Lan qua Lào, Việt Nam tại cửa khẩu Bờ Y tỉnh Kon Tum. Từ Kon Tum đi Đắk Lắk (qua quốc lộ 14), đi Đà Lạt (qua quốc lộ 27) và đến Nha Trang.

+ Phát triển tuyến du lịch quốc tế từ Môndulkiri (Campuchia) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) theo quốc lộ 28 đến Di Linh (Lâm Đồng) và Phan Thiết (Bình Thuận).

- Đường hàng không: Thực hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2018.

+ Nâng cấp cảng hàng không Liên Khương đạt tiêu chuẩn 4E là cảng hàng không nội địa có các hoạt động bay quốc tế.

+ Sân bay quân sự kết hợp dân dụng Cam Ly (Đà Lạt).

- Giao thông thông minh: trên cơ sở phát triển giao thông thông minh tại đề án xây dựng Đà Lạt trở thành thành phthông minh giai đoạn 2018 - 2025 để nhân rộng mô hình giao thông thông minh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

c) Cấp nước:

- Nguồn nước: Cân đối và sử dụng hiệu quả các nguồn nước mặt, đặc biệt là các nguồn nước kết hợp giữa cấp nước và thủy lợi. Tập trung khai thác nước mặt hệ thống sông Đồng Nai, sông Srêpôk và các hồ. Hạn chế, tiến tới chấm dứt việc khai thác nguồn nước ngầm trước năm 2020.

- Nhu cầu dùng nước: Tổng nhu cầu dùng nước (đô thị, nông thôn, công nghiệp, du lịch) toàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 250.700 m3/ngày đêm, đến năm 2035 khoảng 347.600 m3/ngày đêm và đến năm 2050 khoảng 450.400 m3/ngày đêm.

- Giải pháp cấp nước chung:

+ Hạn chế và dần chấm dứt việc khai thác thêm nguồn nước ngầm, ưu tiên khai thác các nguồn nước mặt.

+ Nâng cao số lượng và chất lượng nước phục vụ các nhu cầu sử dụng, đưa các công nghệ mới, dần thay thế mạng lưới cấp nước gim thất thoát nâng cao hiệu quả sử dụng của các trạm cấp nước hiện có.

+ Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có, mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị trong giai đoạn đầu và có định hướng cho giai đoạn sau.

+ Cân đối và sử dụng hiệu quả các nguồn nước mặt. Đặc bit là các nguồn nước kết hợp giữa cấp nước và thủy lợi. Tập trung nguồn lực khai thác nước mặt hệ thống sông Đồng Nai và sông Srêpôk và các hồ lớn trên địa bàn tỉnh.

+ Quản lý khai thác nước ngầm, đánh giá trữ lượng và quản lý cht chẽ vấn đề khai thác các giếng khoan mới, quy trình đào giếng, kiểm soát theo dõi giếng đang khai thác (thay đổi lưu lượng, mực nước tĩnh, chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng...). Đặc biệt cần quản lý các cơ sở khoan khai thác nước ngầm cho cả mục tiêu cấp nước cho sinh hoạt và nông nghiệp.

+ Xây dựng các hồ chứa mới (thượng nguồn hồ Đankia - khu vực Bidoup Núi Bà và hồ Pren) theo quy hoạch.

+ Các vùng nông thôn gn kề các đô thị tùy theo vị trí, quy mô và điều kiện hiện trạng và địa hình sẽ kết hợp sử dụng nguồn cấp nước của các đô thị, đối với các khu vực phân tán sử dụng hệ thống cung cấp theo quy hoạch cấp nước sạch vệ sinh môi trường do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

- Cấp nước đô thị: Xây dựng hệ thống cấp nước hoàn chỉnh cho các đô thị trung tâm vùng, trung tâm các tiểu vùng và các đô thị loại IV trở lên; đảm bảo 100% dân số sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

+ Thành phố Đà Lạt: đến năm 2050 nâng công suất cấp nước nhà máy nước Đan Kia lên 80.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước hồ Tuyền Lâm công suất dự kiến 20.000 m3/ngày đêm. Dự kiến nguồn nước mặt để phục vụ sinh hoạt cho thành phố được chuyn tải nước thô từ khu vực xây dựng mới hồ chứa nước tại khu vực Bidoup - Núi Bà và khu vực thượng nguồn hồ Đan Kia.

+ Thành phố Bảo Lộc: đến năm 2050 với công suất sử dụng dự kiến là 110.000 m3/ngày đêm, nâng công suất nhà máy cấp nước hồ Nam Phương lên 110.000 m3/ngày đêm; xây dựng thêm nhà máy nước tại hồ Lộc Thanh, hồ Mai Thành xã Lộc Tiến. Nguồn nước mặt từ hệ thống sông Đa Brium thông qua các hồ chứa Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm), Nam Phương; chấm dứt việc khai thác nguồn nước ngầm trước năm 2020.

+ Đô thị Đức Trọng: xây dựng nhà máy nước tại hệ thống sông Đạ Dâng và các hồ lớn khu vực xung quanh, công suất đến năm 2050 là 100.000 m3/ngày đêm. Nguồn nước mặt từ hệ thống sông Đạ Dâng, sông Đa Nhim và các hồ chứa Tuyền Lâm, Đơn Dương.

+ Nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy nước tại các đô thị.

- Cấp nước nông thôn:

+ Đối với khu vực dân cư tập trung (các trung tâm xã): Tiếp tục sử dụng các công trình cấp nước theo chương trình nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh đang triển khai. Khu vực gần các nhà máy nước mặt của thị trấn có thể đấu nối trực tiếp với các tuyến ống cấp nước của thị trấn.

+ Đối với các khu vực dân cư phân tán: Khu vực có nguồn nước ngầm dồi dào, trữ lượng tốt dùng nguồn nước ngầm khoan sâu (100 - 150 m) với bơm lắc tay kết hợp lu vại chứa nước mưa. Cấp nước bằng bể, lu chứa nước mưa quy mô hộ gia đình ở nơi khó khăn hoặc không thể khai thác được nước ngầm và nước mặt.

- Cấp nước các khu công nghiệp: Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với nguồn nước mặt thuận lợi thì xây dựng nhà máy cấp nước cho khu công nghiệp; còn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp không thuận lợi về nguồn nước mặt thì giai đoạn đầu khi chưa có hệ thống cấp nước đô thị thì khoan khai thác nước ngầm; khi có hệ thống cấp nước đô thị sẽ đấu nối sử dụng nước từ hệ thống cấp nước đô thị và ngừng khai thác nước ngầm.

d) Cấp năng lượng:

- Tổng công suất điện yêu cầu toàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 754,34 MW, năm 2035 khoảng 1.083,9 MW.

- Nguồn điện: Nguồn điện cấp điện chính cho tỉnh Lâm Đồng là nguồn điện lưới quốc gia qua các tuyến và trạm biến thế 220 kV, 110 kV. Nguồn điện tại chỗ là nhà máy điện Đa Nhim.

- Lưới điện: Xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện Krông Nô, Yan Tanh Sienn, Đa Nhim Thượng,... Nâng công suất trạm 500/220 kV Di Linh, 220/110 kV Đức Trọng, Bảo Lộc, Đa Nhim. Xây dựng trạm 220/110 kV Đức Trọng. Nâng cấp các trạm 110/22 kV hiện hữu.

- Năng lượng khác: phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, biogas. y dựng các nhà máy điện gió ở huyện Đức Trọng, Di Linh, Lâm Hà.

đ) Quản lý chất thải và nghĩa trang:

- Thoát nước thải đô thị và công nghiệp:

+ Lưu lượng nước thải các đô thị, khu, cụm công nghiệp toàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 136.100 m3/ngày đêm, năm 2035 khoảng 206.500 m3/ngày đêm và đến năm 2050 khoảng 265.000 m3/ngày đêm.

+ Đối với các đô thị đang sử dụng hệ thống cống thoát nước chung (nước mưa và nước thải sinh hoạt): Xây dựng hệ thống thoát nước chung một nửa (có cống bao tách nước thải và trạm xử lý nước thải), xây dựng các hố ga tách dòng để thu gom nước thải về khu xử lý nước thải.

+ Xây dựng hệ thống thoát nước thải và nước mưa riêng biệt, có trạm xử lý nước thải tập trung cho các khu vực xây dựng mới.

+ Nước thải sinh hoạt tại các đô thị phải được xử lý đạt tiêu chuẩn hiện hành trước khi thoát ra hệ thống thoát nước của khu vực.

+ Nước thải sinh hoạt tại các đô thị dự kiến phát triển, cụm dân cư tập trung quy mô nhỏ sẽ được xử lý bằng phương pháp tự làm sạch tại các hồ sinh học.

+ Nước thải các khu, cụm công nghiệp: Xây dựng hệ thống nước thải riêng (nước mưa riêng), xây dựng trạm xử lý nước thải cho các khu Công nghiệp tập trung để thu gom từng dự án. Nước thải ở các khu công nghiệp tập trung phải được xử lý đạt loại A của QCVN40-2011/BTNMT,... trước khi xả ra nguồn. Nước thải của các xí nghiệp, nhà máy có mức độ độc hại cao cần phải được xử lý sơ bộ đến tiêu chuẩn cho phép trước khi xử lý tập trung.

- Quản lý chất thải rắn (CTR):

+ Lượng rác thải sinh hoạt các đô thị, khu, cụm công nghiệp toàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 834 tấn/ngày, đến năm 2035 khoảng 1.381 tấn/ngày và đến năm 2050 khoảng 1.894 tấn/ngày.

+ Khu xử lý chất thải rắn cấp vùng tỉnh: xây dựng 3 khu xử lý gồm: khu xử lý Xuân Trưng, thành phố Đà Lạt, công suất tiếp nhận 200 tấn/ngày; khu xử lý Đại Lào, thành phố Bo Lộc, công suất tiếp nhận 200 tấn/ngày; khu xử lý Tân Thành, huyện Đức Trọng, công suất tiếp nhận 180 tấn/ngày. Từng bước thay thế lò đốt CTR y tế bằng hệ thống hấp, khử khuẩn theo công nghệ vi sóng tại trung tâm y tế các huyện.

+ Khu xử lý chất thải rắn cấp vùng huyện: xây dựng 10 khu xử lý với tổng diện tích khoảng 98 ha tại thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương); xã Ka Đô (huyện Đơn Dương); thị trấn Đinh Văn (huyện Lâm Hà); xã Rô Men (huyện Đam Rông); xã Liên Đầm (huyện Di Linh); xã Lộc Phú (huyện Bảo Lâm); xã Đạ Kho (huyện Đạ Tẻh); xã Phù Mỹ (huyện Cát Tiên). Dự kiến điều chỉnh quy hoạch để xử lý lượng chất thải rắn của 3 huyện phía nam tại xã Đạ Kho (huyện Đạ Tẻh).

+ Đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20% đối với cơ sở xử lý CTR sinh hoạt mới được xây dựng.

- Nghĩa trang: trên cơ sở định hướng quy hoạch vùng, quy mô nghĩa trang được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành, trong đó:

+ Nghĩa trang cấp vùng tỉnh: Khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng tại các nghĩa trang.

. Thành phố Đà Lạt: nghĩa trang tại xã Xuân Thọ (khoảng 50 ha, tương lai mở rộng khoảng 83 ha) và xã Tà Nung (khoảng 52 ha) phục vụ cho thành phố Đà Lạt, thị xã Đức Trọng, huyện Đơn Dương, huyện Lạc Dương và các đô thị xung quanh (có khoảng cách phù hợp).

. Thành phố Bảo Lộc: bố trí nghĩa trang tại thành phố Bảo Lộc (quy mô khoảng 48 ha) phục vụ cho khu vực thành phố Bảo Lộc, đô thị Di Linh, huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Đạ Huoai và các đô thị xung quanh.

+ Nghĩa trang cấp vùng huyện: xây dựng nghĩa trang riêng (quy mô khoảng 10 - 20 ha), chủ yếu là địa táng kết hợp với hỏa táng với công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu cho dân cư thị trấn, các đô thị và các xã trên địa bàn trong tương lai.

+ Nghĩa trang nông thôn: xây dựng nghĩa trang (quy mô khoảng 2 - 5 ha) phục vụ các điểm dân cư nông thôn nằm gần nhau (bán kính nhỏ hơn 3 km).

8. Đánh giá môi trường chiến lược:

- Triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động xấu đến môi trường trong quá trình phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch. Xác định các khu vực cần bảo vệ môi trường, tăng cường sử dng năng lượng sạch, năng lượng tái chế, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm, phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ứng phó vi biến đổi khí hậu. Đánh giá ảnh hưởng, đề xuất các yêu cầu, giải pháp bảo vệ môi trường đối với công nghiệp khai thác bô xít, chế biến Alumin trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Các đô thị lớn, vùng phát triển công nghiệp tập trung cần được cách ly với các khu dân cư, các khu bảo tồn bằng các hành lang xanh. Khuyến khích phát triển giao thông công cộng để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do giao thông.

- Bảo tồn nghiêm ngặt các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài/sinh cảnh, rừng phòng hộ để bảo vệ nguồn nước, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, các hành lang xanh dọc các sông, hồ,... Hạn chế các hoạt động phát triển làm biến đổi dòng chảy, biến đổi địa hình gây mất an toàn đối với các khu dân cư và cơ sở hạ tầng.

- Bảo vệ, trùng tu và khai thác các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, cảnh quan danh thắng. Bảo tồn cảnh quan đô thị di sản tại thành phố Đà Lạt.

- Xây dựng các chương trình quản lý tổng hợp các lưu vực sông trong vùng; xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường do chất thải từ các đô thị, khu, cụm công nghiệp, giao thông vận tải; xây dựng hệ thống giám sát chất lượng môi trường vùng, hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm tác động của biến đổi khí hậu như cảnh báo nước sông dâng lên bất thường, hạn hán kéo dài.

9. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư:

Ưu tiên phát triển các chương trình, dự án trọng điểm cấp quốc gia và vùng, làm động lực chính phát triển lan tỏa trong toàn tỉnh. Tập trung ưu tiên đầu tư các dự án có vai trò tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn tỉnh theo từng lĩnh vực cụ thể:

- Về chương trình: Thực hiện chương trình phát triển hệ thống đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt; Chương trình định canh đnh cư, sắp xếp lại dân cư vùng sạt lở, vùng sâu, vùng xa, làng đô thị xanh, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa; Chương trình cung cấp nước sạch đô thị, nông thôn; Chương trình bảo tồn vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, vườn quốc gia Cát Tiên; xây dựng, nâng cấp hoàn thiện hệ thống xử lý rác thải cho các khu vực trung tâm vùng và các tiểu vùng; Chương trình phát triển khung giao thông cấp vùng; các dự án phát triển đô thị.

- Về hạ tầng kỹ thuật: ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật khung kết nối với quốc tế, quốc gia và vùng như các dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; nâng cấp quốc lộ 28, 55. Nâng cấp đường tỉnh 725 và mở mới vài đoạn để thành đường Trường Sơn Đông; xây dựng đường vành đai ngoài thành phố Đà Lạt, đường tránh phía Nam và phía Tây thành phố Bảo Lộc; xây dựng tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm; nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Liên Khương; xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt; xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho thành phố Bảo Lộc; xây dựng hồ chứa nước thượng nguồn hồ Đan Kia, khu vực Bidoup - Núi Bà (huyện Lạc Dương) và hồ Prenn (Đà Lạt);

- Về dự án phát triển đô thị: dự án nâng cấp, mở rộng thành lập mới đô thị; điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận; lập mới và điều chỉnh quy hoạch đô thị ở các cấp độ khác nhau; cải tạo nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cải tạo môi trường ở của các đô thị hiện có.

- Về hạ tầng xã hội: đầu tư các dự án trọng điểm trung tâm y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa - thể dục thể thao, thương mại dịch vụ, nghiên cứu cấp vùng tại Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương.

- Về thương mại dịch vụ, khoa học công nghệ, du lịch: ưu tiên đầu tư các dự án lớn tại Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương, Cát Tiên, gắn với các đầu mối giao thông quan trọng.

- Về phát triển khu công nghiệp, kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Ưu tiên đầu tư Khu công nghiệp Phú Bình, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng, Khu nông nghiệp công nghệ cao Tân Phú, Phú Hội; vùng sản xuất trồng trọt và chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn trồng rau, hoa, chè, cà phê, dâu tằm.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng triển khai các công việc sau:

1. Ban hành Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.

2. Phối hợp với Bộ Xây dựng, tổ chức công bố công khai đồ án Quy hoạch xây dng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.

3. Lập chương trình phát triển đô thị, hồ sơ khu vực phát triển đô thị, lập quy hoạch đô thị tiếp theo để cụ thể hóa đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng và ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc các đô thị.

4. Xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện các chương trình và dự án phát triển đô thị ưu tiên đầu tư theo đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt.

5. Các bộ, ngành trung ương liên quan trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đng thực hiện Quy hoch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đng đến năm 2035 và tm nhìn đến năm 2050.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ;
- Ủy ban Dân tộc;
- Tỉnh ủy, H
ĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TG
Đ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, QHĐP, NC, KGVX, NN;
- Lưu: VT, CN (2)
.XH 27

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi