Trả lời:
Căn cứ khoản 1, Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
….
Căn cứ khoản 1, Điều 170 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
…
Như vậy, việc gia đình xây dựng nhà ở trên phần diện tích đất vườn là trái quy định của pháp luật đất đai, do sử dụng đất không đúng mục đích sử dụng đất.
Căn cứ điểm a, khoản 2 và khoản 4, Điều 11 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai như sau:
Điều 11. Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
…
2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
…
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
Theo quy định nêu trên, việc gia đình xây dựng trái phép trên phần diện tích đất vườn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khung hình phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phụ hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, đồng nghĩa với việc phải tháo dỡ phần công trình xây dựng trái phép.
Ngoài ra, căn cứ điểm e, khoản 1 và khoản 2, Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Đối chiếu quy định nêu trên và căn cứ điểm b, khoản 4, Điều 11 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP nêu trên, gia đình có thể thực hiện thủ tục để xin cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất vườn sang đất ở để sử dụng, nhằm bảo vệ quyền lợi của gia đình và để không phải tháo dỡ phần công trình đã xây dựng.
Xem thêm: Năm 2023, sử dụng đất không đúng mục đích sẽ bị thu hồi?
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi “Xây dựng nhà vượt quá diện tích đất ở trong sổ đỏ?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!