Quyết định 1314/QĐ-UBND Thanh Hóa 2024 đánh giá tác động môi trường Dự án Khai thác mỏ đá vôi núi Thung Moong

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1314/QĐ-UBND

Quyết định 1314/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Thung Moong, xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá (Giai đoạn nâng công suất từ 27.000m3/năm lên 54.000 m3/năm) của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Mã
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh HóaSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1314/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Đức Giang
Ngày ban hành:03/04/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường

tải Quyết định 1314/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1314/QĐ-UBND PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1314/QĐ-UBND DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

_____________

Số: 1314/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Thanh Hóa, ngày 03 tháng 4 năm 2024

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi Thung Moong, xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Giai đoạn nâng công suất từ 27.000m3 /năm lên 54.000 m3 /năm) của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Mã

___________________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh về việc ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh;

Căn cứ Văn bản số 2166/UBND-CN ngày 24/02/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chấp thuận chủ trương nâng công suất khai thác mỏ đá vôi tại núi Thung Moong, xã Điền Lư, huyện Bá Thước của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Mã;

Xét Văn bản số 1099/STNMT-BVMT ngày 31/01/2024 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả thẩm định báo cáo ĐTM dự án Nâng công suất khai thác mỏ đá vôi tại núi Thung Moong, xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Mã;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 461/Tr-STNMT ngày 25/3/2024.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường (Giai đoạn nâng công suất từ 27.000m3/năm lên 54.000 m3/năm) (sau đây gọi là Dự án) của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Mã (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại núi Thung Moong, xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá với các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 37, Luật Bảo vệ môi trường và Điều 27, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND tỉnh về kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường (Giai đoạn nâng công suất từ 27.000m3/năm lên 54.000 m3/năm) của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Mã thực hiện tại núi Thung Moong, xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Mã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3, QĐ;

- Bộ TN&MT (để b/c);

- UBND xã Điền Lư (để giám sát);

- Lưu: VT, CCBVMT, PgNN.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH



Lê Đức Giang

 

CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Dự án Khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại núi
Thung Moong, xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Giai đoạn
nâng công suất từ 27.000m3/năm lên 54.000 m3/năm) của Công ty cổ phần
Đầu tư và Xây dựng Thiên Mã

(Kèm theo Quyết định số 1314/QĐ-UBND ngày 03/04/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

 

1. Thông tin về dự án

1.1. Thông tin chung

- Tên dự án: Khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường (Giai đoạn nâng công suất từ 27.000m3/năm lên 54.000 m3/năm).

- Địa điểm thực hiện dự án: Tại núi Thung Moong, xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Mã.

+ Người đại diện: Mai Thế Ngự - Chức vụ: Giám đốc.

+ Địa chỉ liên hệ: xã Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

- Vị trí địa lý:

Khu vực

Điểm góc

Hệ tọa độ VN-2000

 

Kinh tuyến trục 105, múi chiếu 30

Khu vực khai thác 30.686 m2

3

2247 841.80

532 252.80

4

2247 793.90

532 393.10

5

2247 963.50

532 488.60

11

2248 038.97

532 363.53

Khu vực khai trường 24.645 m2

4

2247 793.90

532 393.10

10

2247 793.60

532 498.90

9

2247 867.40

532 556.00

8

2247 885.90

532 613.60

12

2248 076.29

532 396.21

11

2248 038.97

532 363.53

5

2247 962.80

532 488.50

Diện tích: 55.331 m2

 

 

1.2. Phạm vi, quy mô, công suất

- Phạm vi, quy mô: Tổng diện tích thực hiện Dự án là 55.331 m2, bao gồm:

+ Diện tích khu vực khai thác: 30.686 m2.

+ Diện tích khu vực khai trường: 24.645 m2.

Công suất: 54.000 m3/năm.

- Thời gian khai thác: 14 năm.

1.3. Công nghệ khai thác

- Mỏ khai thác bằng phương pháp khai thác lộ thiên, hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng cắt tầng, công tác xúc bốc vận tải thực hiện tại chân tuyến vận chuyển bằng ô tô đến khu vực chế biến.

- Quy trình công nghệ khai thác như sau: Bóc tầng phủ → Khoan nổ mìn → Bốc xúc → Vận chuyển → Trạm nghiền sàng → Tiêu thụ.

1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.4.1. Các hạng mục công trình chính

a. Các hạng mục công trình hiện hữu:

- Nhà điều hành diện tích 50,0 m2

- Kho chất thải nguy hại diện tích 35,0 m2

- Kho chứa VLNCN diện tích 42,0 m2

- Rãnh thu nước mưa chiều dài 260m (kích thước rộng 1,2m, sâu 0,8m).

- Hồ lắng dung tích 900m3 (kích thước dài 30m, rộng 15m, sâu 2,0m)

- Bãi thải có diện tích 500m2 (kích thước dài 50m, rộng 10m)

- Trạm cân 80 tấn

- Trạm nghiền đá công suất 250 tấn/giờ

- 02 tuyến hào lên núi.

b. Các công trình xây dựng mới.

- Thi công tuyến tiếp nhận đá diện tích 10.300m2.

- Tạo mặt bằng công tác ban đầu diện tích 95 m2

1.4.2. Các hoạt động của Dự án

- Hoạt động khai thác đá vôi làm VLXD thông thường gồm: Khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển đá về trạm nghiền, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.

- Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại mỏ.

- Hoạt động sửa chữa máy móc trang thiết bị tại mỏ.

2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

Các tác động môi trường chính của Dự án trong giai đoạn vận hành Dự án như sau:

- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực khai thác, khu vực bãi thải.

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận tải.

- Khí thải phát sinh từ hoạt động của các thiết bị khai thác, chế biến.

- Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng, chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động của Dự án.

- Quá trình nổ mìn, khai thác, vận chuyển đá nguyên khối, đá thải phát sinh tiếng ồn, độ rung gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động.

Quá trình phát quang thảm thực vật, khai thác làm mất lớp phủ thực vật, ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực khai thác.

Các rủi ro, sự cố do cháy nổ, trượt lở bờ mỏ, trượt lở bãi thải, tai nạn lao động.

3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư (giai đoạn vận hành dự án)

3.1. Nước thải

- Tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 1,6m3/ngày đêm. Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng (TSS), BOD5, COD và tổng Nitơ (N), tổng Photpho (P), coliform,...

- Nước mưa chảy tràn: Lưu lượng nước mưa chảy tràn ngày mưa lớn nhất khoảng 9.602,0 m3/ngày. Thành phần chủ yếu là TSS.

3.2. Bụi, khí thải

Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động khoan phá đá, từ hoạt động bốc xúc, từ hoạt động vận chuyển đất đá về khu vực trạm nghiền, từ hoạt động nghiền sàng, từ hoạt động vận chuyển đá thành phẩm đi tiêu thụ. Thành phần chủ yếu là bụi, SO2, NOx, CO....

3.3. Chất thải rắn thông thường

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 12 kg/ngày. Thành phần chủ yếu là túi nilon, vỏ chai, thủy tinh, thức ăn thừa, vỏ hoa quả,...

- Đất đá thải từ quá trình khai thác khoảng 540 m3 đá nguyên khối/năm

- Ngoài ra, còn có lượng bùn thải phát sinh từ quá trình nạo vét hệ thống mương thu gom, hồ lắng.

3.4. Chất thải nguy hại (CTNH)

- Chất thải rắn nguy hại phát sinh gồm: Giẻ lau chùi máy móc, vỏ chai đựng dầu nhớt, pin, ắc quy, nhựa... khối lượng khoảng 10 kg/tháng phát sinh từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc.

- Chất thải lỏng nguy hại chủ yếu là dầu máy khoảng 154 lít/năm.

3.5. Tác động không liên quan đến chất thải:

- Tác động do nổ mìn: Tác động đến người và công trình, máy móc, thiết bị,. do đá văng trong quá trình nổ mìn. Theo tính toán, khoảng cách an toàn đối với người và công trình do đá văng tối thiểu 250m, đối với thiết bị tối thiểu 150m, khoảng cách ảnh hưởng do sóng chấn động tối thiểu 174m.

- Tiếng ồn, độ rung: Phát sinh từ hoạt động nổ mìn, từ hoạt động xúc chuyển đá xuống bãi xúc và từ hoạt động di chuyển của thiết bị, từ hoạt động của các trạm nghiền sàng, thiết bị, máy móc khu mỏ.

4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư

4.1. Các công trình và biện pháp thu gom xử lý nước thải

- Nước thải nhà vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn dung tích 6,0m3, sau đó dẫn về bể khử trùng trước khi dẫn về hồ lắng để tái tuần hoàn sử dụng vào mục đích phun nước dập bụi.

- Nước mưa chảy tràn: Nước trên các tầng khai thác Rãnh thoát nước (kích thước dài 260m, rộng 1,2m, sâu 0,8m) Hồ lắng thể tích 900m3 (tự chảy) Hệ thống mương thoát nước của khu vực.

4.2. Các công trình và biện pháp thu gom xử lý bụi, khí thải

- Áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai và thuốc nổ theo hồ sơ thiết kế cơ sở đã được duyệt để giảm thiểu phát tán bụi và khí thải.

- Tuân thủ quy trình kỹ thuật khi tiến hành nổ mìn, khống chế khoảng cách an toàn đối với người và thiết bị, máy móc.

- Bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên các máy thi công và phương tiện vận tải làm việc trong mỏ; các phương tiện vận chuyển phải có bạt che phủ.

- Phun nước định kỳ cho những khu vực phát sinh bụi (khu vực khai thác; khu vực đường vận tải nội mỏ).

- Bảo tồn cây xanh xung quanh khu vực khai thác, trồng cây xanh dọc tuyến đường vận tải mỏ.

- Việc nổ mìn phải được bóc sạch tầng phủ trước khi thực hiện nhằm hạn chế thấp nhất lượng bụi phát tán vào không khí.

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho cán bộ, công nhân làm việc trực tiếp tại mỏ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.

- Khu vực khai trường của Dự án không bố trí khu vực rửa xe vận chuyển, các xe vận chuyển đá được rửa lốp, bánh xe với tần suất 2 chuyến/lần rửa tại khu vực tiếp nhận đá khai thác (trạm nghiền sàng nằm ngoài dự án).

4.3. Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom vào 03 thùng chứa dung tích 20 lít/thùng có nắp đậy kín tại khu vực khai trường. Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.

- Chất thải thông thường phát sinh trong quá trình khai thác chủ yếu là đất đá thải được tận dụng để san lấp tuyến đường nội, ngoại mỏ và một phần phối trộn cùng đá base làm vật liệu san lấp; phần còn lại được lưu chứa tại bãi thải có kích thước dài 50 m x 10,0 m.

- Bùn thải phát sinh từ quá trình nạo vét hệ thống mương thu gom, thoát nước, hồ lắng không chứa thành phần nguy hại được tận dụng vun gốc cây dọc tuyến đường vận chuyển.

4.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý CTNH

- Trang bị ít nhất 06 thùng đựng CTNH (dung tích 200 lít/thùng), đặt tại kho chứa CTNH diện tích 35,0m2. Kho được thiết kế kiểu kho kín, gắn biển cảnh báo CTNH theo đúng quy định.

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

4.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung, sóng chấn động và va đập không khí

- Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung:

Thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thiết bị làm việc tại mỏ, trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp.

Hạn chế sử dụng cùng một lúc nhiều máy móc, thiết bị trên công trường thi công gây độ ồn lớn để tránh tác động cộng hưởng tiếng ồn, rung.

Bố trí lao động thích hợp, hạn chế tối đa số lượng công nhân có mặt tại khu vực phát sinh tiếng ồn cao.

Giảm thiểu tác động do hoạt động nổ mìn:

Áp dụng phương án nổ mìn kỹ thuật đảm bảo an toàn cho các công trình xung quanh khu vực dự án; thực hiện nổ mìn theo đúng phương pháp và hộ chiếu nổ mìn được cơ quan chức năng phê duyệt;

Có lịch thông báo cụ thể cho người dân địa phương được biết; vị trí nổ mìn phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với người tối thiểu 250m và công trình do đá văng và sóng xung kích trong không khí tối thiểu là 150,0 m;

Bố trí hợp lý giờ làm việc tuân thủ theo đúng quy định.

4.6. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Tại khu vực khai trường khai thác: hàng năm, tiến hành gia cố bờ đáy mỏ khai thác và các tầng khai thác, gia cố mái taluy xung quanh khu vực khai trường đã kết thúc khai thác, hạn chế sạt lở ra khu vực xung quanh.

Bố trí kè chân bãi thải và bờ bao chắn xung quanh hồ lắng.

Định kỳ nạo vét hệ thống mương thu thoát nước và hồ lắng.

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi mức nước trong hồ lắng (trong trường hợp mưa lớn), nhằm kịp thời xử lý các tình huống tránh sự cố xảy ra.

Thực hiện nổ mìn theo đúng hộ chiếu nổ mìn đã được phê duyệt.

- Trang bị bình chữa cháy, kiểm tra đường dây, thiết bị điện, cấm hút thuốc ở gần kho vật liệu nổ công nghiệp.

Thực hiện theo phương án ứng phó sự cố khi xảy ra sạt lở, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Thực hiện chương trình kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân.

4.7. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

4.7.1. Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường

- Khu vực khai thác: Cậy gỡ đá treo, đá om trên các sườn tầng; cắm biển báo nguy hiểm; san gạt mặt bằng, phủ đất màu; trồng cỏ khu vực đáy moong.

- Khu vực khai trường: Tháo dỡ công trình, di dời máy móc thiết bị, san gạt mặt bằng, phủ đất màu và trồng cây keo tai tượng Úc.

Tuyến đường vận chuyển ngoài mỏ: Gia cố tuyến đường, nạo vét kênh mương.

Tổng hợp khối lượng các công tác cải tạo, phục hồi môi trường

TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

ĐƠN VỊ

KHỐI

LƯỢNG

A

Khu vực moong khai thác

 

 

1

Cậy gỡ đá treo bằng thủ công

m3

84,4

2

Làm biển báo bê tông cốt thép, loại tam giác 0, 7x0, 7x0, 7m

cái

7

3

Chi phí xây dựng cột biển báo

cái

7

4

San gạt mặt bằng (sử dụng đất tại mỏ và mua đất mảu phủ bề mặt)

100m3

67,08

5

Mua đất màu

m3

2.236

6

Trồng cỏ gừng

ha

2,236

B

Khu vực sân công nghiệp

 

 

1

Phá dỡ tường gạch

m3

30,64

2

Phá dỡ móng đá hộc

m3

97,6

3

Phá dỡ nền móng xi măng không cốt thép

m3

3,9

4

Tháo dỡ bệ móng máy nghiền

m3

8

5

Tháo dỡ cửa chính, cửa sổ

m2

10,08

6

Tháo dỡ xà gồ

tấn

1,27

7

Tháo dỡ mái tôn

m2

152,4

8

Tháo dơ chậu rửa thủ công

Cái

1

9

Tháo dỡ bệ xí thủ công

Cái

1

10

Vận chuyển đổ thải

100m3

1,4014

11

San gạt mặt bằng tại khu vực đổ thải

100m3

1,4014

12

Tháo dỡ cột bê tông chữ H cao 4,5m

tấn

0,6

15

Tháo dỡ dây cáp điện

công

1

16

Tháo dỡ trạm điện

công

3

17

Tháo dỡ dây chuyền nghiền sàng

Máy

Thủ công

ca công

1

10

18

Trám lấp giếng khoan

Chi phí nhân công

mcông

0,88

1

19

Di dời máy móc thiết bị

Chuyến

10

20

Lấp hồ lắng, rãnh thoát nước trong khai trường;

m3

1.149,6

21

San gạt mặt bằng khai trường (sử dụng đất tại mỏ)

100m3

73,935

22

Mua đất màu

m3

110,5

23

Trồng cây keo tai tượng Úc

ha

2,4645

C

Khu vực bãi thải

 

 

1

Tháo dỡ tường kè xung quanh bãi thải, tường xây đá hộc.

m3

6,6

2

Vận chuyển đổ thải

100m3

0,066

D

Khu vực xung quanh

 

 

1

Nạo vét mương thoát nước

100m3

0,56

2

Gia cố tuyến đường ngoại mỏ

100m2

28,0

 

 

4.7.2. Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường

Tổng kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường là 530.027.547 đồng (Năm trăm ba mươi triệu, không trăm hai mươi bảy triệu, năm trăm bốn mươi bảy đồng).

Chủ dự án đã thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa với số tiền là 114.640.441 đồng (Một trăm mười bốn triệu, sáu trăm bốn mươi nghìn, bốn trăm bốn mươi mốt đồng).

Tổng giá trị còn lại phải ký quỹ là 415.387.106 đồng (Bốn trăm mười lăm triệu, ba trăm tám mươi bảy nghìn, một trăm lẻ sáu đồng). Chủ dự án thực hiện ký quỹ như sau:

Số lần ký quỹ: 14 lần.

Số tiền ký quỹ lần đầu (20%): 83.077.421Thời điểm ký quỹ: Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

+ 13 (mười ba) lần tiếp theo, số tiền mỗi lần: 25.562.283 đồng. Thời điểm ký quỹ: Thực hiện trong khoảng thời gian không quá 07 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền công bố chỉ số giá tiêu dùng của năm trước năm ký quỹ.

- Đơn vị nhận ký quỹ: Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa.

5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ Dự án

Theo quy định tại Điều 111, Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 và Điều 97, Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải, khí thải.

Chủ đầu tư đề xuất thực hiện giám sát môi trường không khí:

Vị trí giám sát: 01 vị trí tại khu vực cổng ra vào mỏ.

Thông số giám sát: bụi, tiếng ồn, độ rung, SO2, NO2, CO.

Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

 6. Các điều kiện có liên quan đến môi trường

- Thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định tại Điều 114 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đối với các loại chất thải phát sinh phải được thu gom, quản lý và xử lý đạt các yêu cầu quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; QCVN 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 26:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành khác có liên quan, đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện dự án.

- Tuân thủ các quy định hiện hành về môi trường, đất đai, xây dựng, khoáng sản; tài nguyên, lâm nghiệp; an ninh, quốc phòng; bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, xả nước thải vào nguồn nước; các quy định về phòng cháy chữa cháy, ứng cứu sự cố và các quy định pháp luật khác có liên quan trong quá trình thực hiện dự án nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những rủi ro cho môi trường.

- Tổ chức khai thác theo đúng toạ độ, diện tích, trữ lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật hiện hành về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ cho hoạt động khai thác mỏ, đặc biệt là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ.

- Đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Theo dõi, giám sát xói mòn, trượt lở đất đá, giám sát rung chấn trong quá trình nổ mìn, giám sát hệ thống thoát nước, giám sát an toàn công trình để có giải pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa hiện tượng biến dạng bề mặt, dịch chuyển, sạt lở đất đá; khi phát hiện có dấu hiệu xảy ra sự cố phải dừng ngay các hoạt động khai thác, khẩn trương đưa người và thiết bị ra khỏi khu vực nguy hiểm, đồng thời báo cho cơ quan có thẩm quyền để phối hợp xử lý.

Tuân thủ các biện pháp an toàn trong phòng, chống sự cố cháy nổ, trượt lở, sụt lún, đá lăn, đá văng trong khu vực khai thác và các tuyến đường vận tải mỏ nhằm đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; thực hiện nghiêm túc công tác cảnh báo nguy hiểm, thông báo tới công nhân và dân cư xung quanh thời gian, kế hoạch nổ mìn và các hoạt động có rủi ro cao khác.

Tuân thủ nghiêm túc công tác cải tạo, phục hồi môi trường, chế độ thông tin, báo cáo về việc thực hiện nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định này và theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thường xuyên thực hiện giám sát sạt lở, sụt lún, an toàn nổ mìn, khả năng tiêu thoát nước của Dự án.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để bảo đảm an ninh, trật tự; tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, khoáng sản, an toàn lao động, giao thông vận tải, phòng ngừa, ứng cứu sự cố sụt lở, sự cố thiên tai, cháy nổ, tai nạn lao động, rủi ro, sự cố môi trường; thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại đối với môi trường và xã hội nếu trong quá trình hoạt động gây ô nhiễm môi trường xung quanh và gây ra sự cố môi trường.

Thực hiện yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Đảm bảo tính chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu và kết quả tính toán trong báo cáo đánh giá tác động môi trường./.

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Quyết định 57/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Quy chế phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa Văn phòng đăng ký đất đai, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Quyết định 57/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Quy chế phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa Văn phòng đăng ký đất đai, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Đất đai-Nhà ở, Thuế-Phí-Lệ phí, Cơ cấu tổ chức

loading
×
×
×
Vui lòng đợi