Quyết định 1161/QĐ-TTg 2024 Kế hoạch Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1161/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1161/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/10/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030
Ngày 11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 1161/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
1. Mục tiêu thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030 như sau:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 04/5/2024; xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra;
- Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh việc chuyển đổi và phát triển của các ngành, các tiểu vùng, các địa phương trong vùng theo quy hoạch đã được phê duyệt;
- Thiết lập khung kết quả thực hiện theo từng giai đoạn làm cơ sở để rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.
2. Các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch như sau:
- Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào; trước hết tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông để phát triển các hành lang kinh tế gắn với Thành phố Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn - Cao Bằng, Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên,...
- Tập trung phát triển khu vực động lực, các cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế quan trọng, các ngành kinh tế có lợi thế. Phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ, hình thành các cụm liên kết ngành, các chuỗi sản phẩm của vùng tập trung chủ yếu tại Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ - Hòa Bình;
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là giáo dục nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng với nhu cầu của từng tiểu vùng, từng khu vực; chú trọng thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ tại chỗ;
- Tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng và hợp tác quốc tế.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 1161/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1161/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1161/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía
Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
____________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 7237/TTr-BKHĐT ngày 10 tháng 9 năm 2024 về việc ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về tính hợp pháp, chính xác, số liệu, thông tin, nội dung hồ sơ, trình tự, thủ tục, các ý kiến tiếp thu, giải trình, bảo đảm đúng nội dung Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch Tổng thể quốc gia, các Quy hoạch ngành quốc gia, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng Trung du và miền núi phía Bắc và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
KẾ HOẠCH
Thực hiện Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
(Kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-TTg
ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
___________
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra.
b) Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh việc chuyển đổi và phát triển của các ngành, các tiểu vùng, các địa phương trong vùng theo quy hoạch đã được phê duyệt.
c) Thiết lập khung kết quả thực hiện theo từng giai đoạn làm cơ sở để rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; đảm bảo tính liên kết, thống nhất, không chồng lấn, mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương.
b) Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập quốc tế.
c) Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển nhanh và bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
d) Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực, đầu tư công có tính dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội để tạo ra sự phát triển đột phá, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và địa phương theo hướng giá trị cao và hiệu quả cao.
đ) Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các địa phương trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng hàng không, sân bay, cấp nước, giáo dục, y tế.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH
1. Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm
a) Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào; trước hết tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông để phát triển các hành lang kinh tế gắn với thành phố Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn - Cao Bằng, Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn, Hà Nội - Tuyên Quang - Hà Giang, Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng, Hà Nội - Phú Thọ - Tuyên Quang - Bắc Kạn - Cao Bằng. Đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Xây dựng, nâng cấp hạ tầng logistics, hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, các khu du lịch, hạ tầng thông tin, truyền thông và hạ tầng kinh tế số.
- Giai đoạn 2021 - 2025:
+ Về đường bộ, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc, gồm: Hữu Nghị - Chi Lăng, Tuyên Quang - Phú Thọ, Chợ Mới - Bắc Kạn, Tuyên Quang - Hà Giang và tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; tập trung đầu tư nâng cấp một số đoạn ưu tiên trên các đường vành đai 1 (quốc lộ 4), vành đai 2 (quốc lộ 279) và vành đai 3 (quốc lộ 37) và một số tuyến như quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 3B, quốc lộ 6, quốc lộ 12, quốc lộ 15, quốc lộ 31, quốc lộ 32C...
+ Về hàng không, đầu tư cảng hàng không Sa Pa theo hình thức đối tác công tư (PPP); đầu tư nâng cấp cảng hàng không Điện Biên.
+ Về đường sắt, cải tạo, nâng cấp các ga hàng hóa để khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có; đầu tư kết nối tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
+ Về đường thủy, đầu tư nạo vét luồng lạch tại các điểm nghẽn hạ tầng trên sông Hồng để kết nối thuận lợi về Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; thu hút đầu tư ngoài ngân sách vào các cảng cạn tại Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Cao Bằng; nâng cao hiệu quả khai thác vận tải thủy trên các lòng hồ thủy điện trong vùng.
- Giai đoạn 2026 - 2030
+ Về đường bộ, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc, gồm: Đồng Đăng - Trà Lĩnh; Hoà Bình - Mộc Châu - Sơn La, Đoan Hùng - Chợ Bến; vành đai 5 qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang; tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; mở rộng theo quy hoạch một số tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư (Yên Bái - Lào Cai, Hòa Lạc - Hòa Bình...).
+ Về hàng không, nghiên cứu, kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc các hình thức đầu tư khác đối với các cảng hàng không trong vùng như: Nà Sản, Lai Châu với phương châm đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Về đường sắt, đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng.
+ Về đường thủy nội địa, đầu tư nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai; tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác vận tải thủy trên các lòng hồ thủy điện trong vùng.
b) Tập trung phát triển khu vực động lực, các cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế quan trọng, các ngành kinh tế có lợi thế. Phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ, hình thành các cụm liên kết ngành, các chuỗi sản phẩm của vùng tập trung chủ yếu tại Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ - Hòa Bình; các chuỗi giá trị ngành, sản phẩm của vùng như trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao tại Thái Nguyên và Bắc Giang, trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp tại Sơn La, trung tâm sản xuất và chế biến gỗ tại Tuyên Quang, trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc tại Lào Cai. Phát triển các cực tăng trưởng của vùng tại Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Phú Thọ. Đẩy mạnh phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp, du lịch đặc trưng và kinh tế cửa khẩu.
Tập trung phát triển hệ thống 05 khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn gồm: Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang; khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng; khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu; khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Trong đó, ưu tiên tập trung đầu tư, hoàn thiện và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng tại khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Phát triển 3 cửa khẩu áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu biên giới gồm: Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, tỉnh Sơn La; cửa khẩu Chiềng Khương, tỉnh Sơn La; cửa khẩu quốc tế Tây Trang, tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu khả năng hình thành khu kinh tế cửa khẩu tại cửa khẩu U Ma Tu Khoòng, tỉnh Lai Châu.
c) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là giáo dục nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng với nhu cầu của từng tiểu vùng, từng khu vực; chú trọng thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ tại chỗ. Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 gắn với đẩy mạnh thông tin thị trường lao động. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
- Phát triển Thái Nguyên là khu vực nghiên cứu - đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao cho toàn vùng. Từng bước chuẩn bị điều kiện để phát triển Trường Đại học Tây Bắc (Sơn La) thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của vùng; Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang (Bắc Giang); Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của tiểu vùng khi có điều kiện về nguồn vốn, trong đó ưu tiên đào tạo và thực hành nghề chất, lượng cao, nghiên cứu - quảng bá - bảo tồn văn hóa, lịch sử và lối sống của cộng đồng dân tộc. Nghiên cứu tiềm năng phát triển các trường đại học cấp tiểu vùng tại Điện Biên và Lai Châu.
- Đầu tư một số trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, ưu tiên tại khu vực động lực phát triển của vùng.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có uy tín tham gia đầu tư phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp, liên kết đào tạo nhân lực có chất lượng cao.
d) Tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng và hợp tác quốc tế. Thực hiện thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới, đặc thù trong phát triển vùng, đặc biệt là đối với các địa bàn, khu vực giữ vai trò quan trọng về bảo vệ rừng, an ninh biên giới, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng. Bảo vệ nghiêm ngặt nước đầu nguồn, thực hiện thí điểm cơ chế chia sẻ nguồn nước giữa các ngành trong vùng, giữa vùng với vùng đồng bằng sông Hồng; nâng cao năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc từ nay đến năm 2030. Đầu tư xây dựng các công trình tạo nguồn cấp nước, chuyển nước quy mô liên vùng, liên tỉnh, trong đó ưu tiên:
- Nâng cấp hệ thống thủy lợi Pá Khoang - Nậm Rốm (Điện Biên); hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn (Bắc Giang); hệ thống thủy lợi Thác Huống (Thái Nguyên); hệ thống thủy lợi Núi Cốc (Thái Nguyên).
- Xây mới hồ Nà Lạnh (Bắc Giang) tiếp nguồn cho các hồ chứa hiện có và bổ sung nguồn nước cho vùng Lục Ngạn - Bắc Giang; hồ Nghinh Tường (Thái Nguyên) cấp nước và tiếp nguồn cho hệ thống sông Cầu; hồ Thượng Tiến (Hòa Bình); hồ Phiêng Lúc (Lai Châu); hệ thống trữ và cấp nước cho cao nguyên Mộc Châu; hệ thống dẫn nước, chuyển nước thừa từ hồ Cấm Sơn sang hồ Khuôn Thần.
- Bảo vệ, duy trì và cải tạo các trục tiêu bị bồi lấp, ách tắc để cải thiện khả năng tiêu tự chảy; bổ sung các công trình tiêu bằng động lực để tăng khả năng tiêu thoát cho các đô thị trong vùng; cải tạo các trạm bơm tiêu ra sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (Thái Nguyên, Bắc Giang). Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê sông (Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái).
- Đầu tư đổi mới hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, thiên tai và biến đổi khí hậu vùng. Xây dựng thí điểm một số mô hình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng. Nghiên cứu cơ chế phân bổ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng. Cụ thể:
+ Ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng, nhất là bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên, rừng phòng hộ xung yếu, rừng đầu nguồn tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Tuyên Quang.
+ Đối với rừng đặc dụng: Tăng cường duy trì ổn định các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan có giá trị đa dạng sinh học cao; bảo tồn các hệ sinh thái rừng nhiệt đới núi cao và nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm; nâng cao chất lượng rừng đặc dụng tại các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Tuyên Quang, Lai Châu để hình thành các hành lang kết nối với các khu rừng phòng hộ.
+ Đối với rừng phòng hộ: Tập trung xây dựng và củng cố hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn các hệ thống sông, nhất là các khu rừng phòng hộ đầu nguồn theo các bậc thang thủy điện trên sông Đà và sông Mã. Khoanh vùng và bảo vệ các khu rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Mã, các công trình thủy điện - thủy lợi lớn như Hòa Bình, Lai Châu, Thác Bà, Na Hang và Sơn La. Duy trì, bảo vệ các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan tại Mường Tè - Mường Nhé, Điện Biên - Sơn La, Hoàng Liên Sơn, vùng núi chiến khu Việt Bắc phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.
+ Đối với rừng sản xuất: Phát triển trồng rừng nguyên liệu, các mô hình nông, lâm kết hợp, trồng và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ; phát triển lâm nghiệp cộng đồng và lâm nghiệp đô thị; tăng cường các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, các dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
đ) Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ; quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên địa bàn vùng. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Tuyên truyền vận động người dân tuân thủ các quy định của Nhà nước trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Tăng cường giáo dục quốc phòng, an ninh, xây dựng cơ sở vững mạnh, toàn diện, góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc.
e) Đánh giá thực hiện các mục tiêu quy hoạch
Các bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch vùng đề ra (chi tiết tại Phụ lục I).
2. Triển khai các dự án quan trọng của vùng
a) Dự kiến triển khai các dự án quan trọng của vùng sử dụng vốn đầu tư công
- Việc triển khai các dự án phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Phù hợp với các định hướng phát triển của đất nước, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW.
+ Là các dự án quan trọng đã được xác định trong Quy hoạch vùng; các dự án phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia trên địa bàn vùng.
- Dự kiến các dự án quan trọng cần ưu tiên thực hiện:
+ Ưu tiên cao nhất cho việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật có tính kết nối liên vùng, liên tỉnh, gồm: Hệ thống giao thông kết nối; phát triển nguồn điện, lưới điện; hạ tầng thủy lợi, cấp, thoát nước, phòng chống thiên tai; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các khu vực động lực đã được xác định trong Quy hoạch vùng.
+ Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các dự án hạ tầng xã hội cấp vùng mang tính lan tỏa, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, gắn với đảm bảo an sinh xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn vùng.
b) Dự kiến dự án quan trọng của vùng sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công
- Việc triển khai các dự án phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Phù hợp với các định hướng phát triển của đất nước, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW.
+ Phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển trong các quy hoạch cấp quốc gia và định hướng phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc.
- Loại hình dự án quan trọng dự kiến ưu tiên:
+ Thu hút triển khai các dự án quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, những “điểm nghẽn” trong phát triển của vùng ở giai đoạn vừa qua, tập trung vào các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp. Ưu tiên các dự án gắn với phát triển các hành lang kinh tế, vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ, vùng động lực trên địa bàn vùng; các dự án gắn với giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra trong quy hoạch.
+ Các dự án mang lại lợi ích tích cực về kinh tế - xã hội, mang tính đòn bẩy, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của vùng. Quan tâm đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ kết nối các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn với những khu vực có vai trò động lực của vùng.
+ Dự án có công nghệ hiện đại, kết nối đồng bộ với các công trình hạ tầng cấp quốc gia trên địa bàn vùng nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
c) Danh mục các dự án quan trọng của vùng dự kiến triển khai
Danh mục các dự án quan trọng của vùng dự kiến triển khai (chi tiết tại Phụ lục II).
3. Kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ vào Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia, Kế hoạch sử dụng đất của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương thời kỳ 2021 - 2030 đã được cấp có thẩm quyền ban hành, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương trong vùng có trách nhiệm triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn vùng phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền giao, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
4. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù
Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đã được xác định trong Quy hoạch vùng, trình cấp có thẩm quyền ban hành để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng (chi tiết tại Phụ lục III).
5. Danh mục các quy hoạch hết hiệu lực
Danh mục các quy hoạch trên địa bàn vùng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương hết hiệu lực, trong đó có các quy hoạch đã được tích hợp vào Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc theo Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ (chi tiết tại Phụ lục IV).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc
a) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo điều phối, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm tổ chức thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch vùng, cơ chế điều phối, liên kết vùng trình cấp có thẩm quyền ban hành.
c) Huy động nguồn lực trong nước, quốc tế, điều phối việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công, kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm đối với các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án để triển khai thực hiện quy hoạch vùng; hoạt động xúc tiến đầu tư chung của vùng.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Công bố Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tới các cơ quan, tổ chức liên quan, nhà đầu tư, đối tác phát triển trong nước và quốc tế nhằm huy động nguồn lực thực hiện các mục tiêu quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương có liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hằng năm và 05 năm về kết quả thực hiện Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan
- Tổ chức lập, thẩm định, góp ý kiến quy hoạch đô thị, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn vùng theo chức năng quản lý, đảm bảo cụ thể hóa, thống nhất, đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt
- Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương trong vùng triển khai các chương trình, dự án đã được xác định tại Quy hoạch vùng và Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo chức năng quản lý.
- Ưu tiên nguồn lực và tập trung triển khai các chương trình, dự án về giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, bảo vệ tài nguyên, môi trường trên địa bàn vùng, góp phần giải quyết an sinh xã hội, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa đa dạng, đặc sắc của vùng.
- Đánh giá thực hiện các quy hoạch thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá thực hiện Quy hoạch vùng hàng năm, 05 năm theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
c) Các địa phương vùng trung du và miền núi phía Bắc
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền và người dân hiểu đúng và đầy đủ về nội dung Quy hoạch vùng và Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngay sau khi quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gắn với việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm và Kế hoạch đầu tư công hằng năm của địa phương.
- Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai cho các chương trình, dự án; chủ trì thực hiện việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn theo chức năng quản lý.
- Trường hợp cần thiết, rà soát trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch tỉnh bảo đảm phù hợp với Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024.
- Phối hợp và triển khai đồng bộ các dự án có tính chất liên vùng, liên tỉnh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương trong vùng trung du và miền núi phía Bắc gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Phụ lục I. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
____________
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Đến năm 2030 | Giai đoạn 2021 - 2030 | Cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá |
1 | Tốc độ tăng trưởng bình quân | % |
| 8,5 - 9% | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
2 | Quy mô kinh tế vùng | VNĐ giá hiện hành | 2.100 nghìn tỷ |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
3 | Cơ cấu kinh tế |
|
|
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
3.1 | Dịch vụ | % |
| 37-38 |
|
3.2 | Công nghiệp | % |
| 45-46 |
|
3.3 | Nông, lâm, thủy sản | % |
| 12-13 |
|
4 | GDP bình quân đầu người | VNĐ |
| 140 triệu/người/năm | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
5 | Tổng thu ngân sách nhà nước | VNĐ | khoảng 190 nghìn tỷ |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
6 | Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP | % |
| 20-30 | Bộ Thông tin và Truyền thông |
7 | Tỷ lệ đô thị hóa | % | 40 |
| Bộ Xây dựng |
8 | Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới | % | 80 |
| Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
9 | Chỉ số phát triển con người |
| >0,75 |
|
|
10 | Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ | % | 35-40 |
| Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
11 | Tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trường | % | >95 |
| Bộ Giáo dục và Đào tạo |
12 | Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi tiểu học đến trường | % | 100 |
| Bộ Giáo dục và Đào tạo |
13 | Số giường bệnh trên 1 vạn dân | Giường bệnh | 32 |
| Bộ Y tế |
14 | Số bác sỹ trên 1 vạn dân | Bác sỹ | 11 |
| Bộ Y tế |
15 | Tỷ lệ che phủ rừng | % | 54-55 |
| Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
16 | Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung | % | 95-100 |
| Bộ Xây dựng |
17 | Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn | % | 93 - 95% |
| Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
18 | Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn | % | 100 |
| Bộ Tài nguyên và Môi trường |
19 | Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn | % | 90 |
| Bộ Tài nguyên và Môi trường |
20 | Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo tiêu chuẩn | % | 98 |
| Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Phụ lục II. DỰ KIẾN PHÂN KỲ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN QUAN TRỌNG CỦA VÙNG
(Kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
____________
TT | Các chương trình, dự án | Địa điểm | Cơ quan thực hiện | Phân kỳ đầu tư | Ưu tiên sử dụng nguồn vấn | |||
2021- 2025 | 2026- 2030 | Sau 2030 | (NSNN, ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài) | (Vốn ngoài ngân sách nhà nước) | ||||
I | HẠ TẦNG GIAO THÔNG |
|
|
|
|
|
|
|
| Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường bộ, cao tốc, tuyến quốc lộ, đường sắt kết nối quốc tế, liên vùng và các kết nối liên tỉnh theo quy hoạch cấp quốc gia được phê duyệt. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện một số tuyến giao thông sau: |
|
| x | x | x | x |
|
1 | Cao tốc Sơn La - Điện Biên* |
| Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh Sơn La, Điện Biên |
| x |
| x | x |
2 | Cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng* |
| Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng |
| x | x | x | x |
3 | Nâng cấp một số đoạn ưu tiên trên các đường vành đai 1 (quốc lộ 4, 4A, 4B, 4C, 4D, 4H), vành đai 2 (quốc lộ 279), và vành đai 3 (quốc lộ 37)* |
| Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh có liên quan | x | x |
| x | x |
4 | Nâng cấp quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 32, quốc lộ 70, quốc lộ 6, quốc lộ 12, quốc lộ 12B, quốc lộ 32C, quốc lộ 32B, quốc lộ 2C, quốc lộ 1B, quốc lộ 34, quốc lộ 43, quốc lộ 279B, quốc lộ 32D, quốc lộ 70B, quốc lộ 3C, quốc lộ 17, quốc lộ 37C* |
| Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh có liên quan | x | x |
| x | x |
5 | Nâng cấp quốc lộ 3B, quốc lộ 4G, quốc lộ 4E, quốc lộ 6B, quốc lộ 279D, quốc lộ 6C, quốc lộ 2D, quốc lộ 34B, quốc lộ 280, đường nối cột cờ Lũng Cú* |
| Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh có liên quan | x | x |
| x | x |
6 | Cao tốc kết nối Sơn La với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Cao tốc Sơn La - Yên Bái) (Triển khai khi được điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050) |
| UBND các tỉnh có liên quan |
| x | x | x |
|
7 | Tuyến đường bộ kết nối tiểu vùng Tây Bắc với tiểu vùng Bắc Trung Bộ (tuyến Hòa Bình - Ninh Bình) (Triển khai khi được điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050) |
| UBND tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình |
| x | x | x |
|
8 | Nâng cấp cảng hàng không Điện Biên thành cảng hàng không quốc tế (cấp 4E) (Triển khai khi được điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050) |
| Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Điện Biên |
|
| x | x |
|
II | HẠ TẦNG THỦY LỢI1 |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Xây dựng mới và nâng cấp các hệ thống thủy lợi và hồ đập theo quy hoạch, cấp quốc gia được phê duyệt |
| Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh có liên quan | X | X | X | X |
|
2 | Xây mới cụm hồ Căn Co, Phiêng Lúc và Chu Va (Lai Châu) | Tỉnh Lai Châu | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Lai Châu |
| x |
| x |
|
3 | Nâng cấp hệ thống thủy lợi Núi Cốc (Thái Nguyên) | Tỉnh Thái Nguyên | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Thái Nguyên |
| x |
| x |
|
4 | Xây dựng cụm hồ Khuôn Tát, Đầm Làng và hồ Kẹm bổ sung nguồn nước cho hồ Núi Cốc | Tỉnh Thái Nguyên | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Thái Nguyên |
|
| x | x |
|
5 | Nghiên cứu xây dựng trạm bơm Hoàng Vân trên sông cầu bổ sung nước cho kênh Trôi của hệ thống Thác Huồng | Tỉnh Bắc Giang | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Bắc Giang |
|
| x | x |
|
6 | Xây mới cụm hồ Mai Sơn, Sơn La (Bản Hịa, Nà Lốc, Noong Tầu Thái, Noong Tầu Mông, Bản Mờn) | Tỉnh Sơn La | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Sơn La |
| x | x | x |
|
7 | Xây mới cụm hồ Thuận Châu, Sơn La (Bản Mặn, Bản Mảy) | Tỉnh Sơn La | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Sơn La |
| x |
| x |
|
8 | Xây mới cụm hồ huyện Lục Ngạn, Bắc Giang (Cái Cặn, Làng Chả, Đồng Công, Đá Húc, Duồng) | Tỉnh Bắc Giang | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Bắc Giang |
| x |
| x |
|
9 | Xây mới cụm hồ huyện Sơn Động, Bắc Giang (Bàn Thờ, Chùm Dâu, Ba Vành) | Tỉnh Bắc Giang | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Bắc Giang |
| x |
| x |
|
10 | Xây mới hồ Cò Chịa (Mai Châu) bổ sung nguồn nước cho công trình thủy lợi Chờ Lồng (tỉnh Sơn La) | Tỉnh Sơn La | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Sơn La |
| x |
| x |
|
11 | Xây mới hồ Nậm Xả, Nậm Là, Chiều Tính, Nậm Seo, đập Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) | Tỉnh Điện Biên | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Điện Biên |
| x |
| x |
|
12 | Xây mới hồ Thục Luyên (tỉnh Phú Thọ) | Tỉnh Phú Thọ | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Phú Thọ |
| x | x | x |
|
13 | Xây mới hồ Cao Ngỗi (Tuyên Quang) | Tỉnh Tuyên Quang | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Tuyên Quang |
| x |
| x |
|
14 | Xây mới cụm công trình Hà Giang (Hồ Thôn Kem, Nà Ôm, Ngòi Hốc; đập Tân Trịnh, Thôn Thượng) | Tỉnh Hà Giang | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Hà Giang |
| x |
| x |
|
III | HẠ TẦNG KINH TẾ |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Xây dựng, nâng cấp hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND các tỉnh có liên quan |
| x | x | x |
|
2 | Thí điểm xây dựng mô hình khu cửa khẩu thông minh tại một số cửa khẩu quốc tế lớn |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND các tỉnh có liên quan |
| x |
| x |
|
3 | Xây dựng, phát triển một số trung tâm logistics cấp vùng tại các khu kinh tế cửa khẩu |
| Bộ Công Thương, UBND các tỉnh có liên quan |
| x | x |
| x |
4 | Xây dựng các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao cấp vùng trong lĩnh vực nông nghiệp |
| Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh có liên quan |
| x | x |
| x |
IV | Y TẾ, GIÁO DỤC, VĂN HÓA, THỂ THAO |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Kiên cố hóa trường, lớp học tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn | Các tỉnh | Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh có liên quan |
| x |
| x |
|
2 | Phát triển Đại học Thái Nguyên thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm vùng | Tỉnh Thái Nguyên | Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Thái Nguyên |
| x |
| x |
|
3 | Phát triển Trường Đại học Tây Bắc thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của vùng | Tỉnh Sơn La | Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Sơn La |
|
| x | x |
|
4 | Phát triển Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của tiểu vùng Đông Bắc.* | Tỉnh Bắc Giang | Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Bắc Giang |
|
| x | x |
|
5 | Phát triển Trường Đại học Hùng Vương thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của tiểu vùng Trung tâm.* | Tỉnh Phú Thọ | Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Phú Thọ |
|
| x | x |
|
6 | Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm vùng tại Yên Bái | Tỉnh Yên Bái | Bộ Y tế, UBND tỉnh Yên Bái |
| x |
| x |
|
7 | Trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt | Các tỉnh có liên quan | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các tỉnh có liên quan |
| x |
| x |
|
8 | Nâng cấp, cải tạo Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên) | Tỉnh Thái Nguyên | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thái Nguyên |
| x |
| x |
|
9 | Nâng cấp, cải tạo Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc (Thái Nguyên) | Tỉnh Thái Nguyên | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thái Nguyên |
| x |
| x |
|
10 | Xây dựng trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia tại Sa Pa (Lào Cai) | Tỉnh Lào Cai | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Lào Cai |
| x |
| x |
|
11 | Phát triển trung tâm thể dục thể thao vùng tại Thái Nguyên | Tỉnh Thái Nguyên | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thái Nguyên |
| x |
|
|
|
12 | Phát triển các khu du lịch quốc gia |
| Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các tỉnh có liên quan |
| x | x |
|
|
V | KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo vùng |
| Bộ Khoa học và Công nghệ |
| x | x | x |
|
2 | Phát triển Thái Nguyên thành trung tâm chuyển đổi số của vùng | Tỉnh Thái Nguyên | Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Thái Nguyên |
| x | x | x |
|
VI | MÔI TRƯỜNG |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Thành lập Vườn quốc gia Bát Xát trên cơ sở nâng hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai | Tỉnh Lào Cai | Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lào Cai |
| x |
| x |
|
2 | Thành lập mới khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Cao Tả Tùng, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang | Tỉnh Hà Giang | Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Hà Giang |
| x |
| x |
|
3 | Thành lập mới khu bảo vệ cảnh quan Cột cờ Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang | Tỉnh Hà Giang | Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Hà Giang |
| x |
| x |
|
4 | Thành lập mới khu bảo vệ cảnh quan Thác Tiên - Đèo Gió, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang | Tỉnh Hà Giang | Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Hà Giang |
| x |
| x |
|
5 | Thành lập mới khu bảo vệ cảnh quan Hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang | Tỉnh Bắc Giang | Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Bắc Giang |
| x |
| x |
|
6 | Thành lập mới hành lang đa dạng sinh học Na Hang - Ba Bể (Tuyên Quang - Bắc Kạn) | Tỉnh Bắc Kạn | Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn |
| x |
| x |
|
7 | Thành lập mới hành lang đa dạng sinh học Nam Xuân Lạc - Na Hang (Tuyên Quang - Bắc Kạn) | Tuyên Quang - Bắc Kạn | Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Tuyên Quang, UBND tỉnh Bắc Kạn |
| x |
| x |
|
8 | Mở rộng khu xử lý chất thải Sông Công (Thái Nguyên) | Tỉnh Thái Nguyên | UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường |
| x |
|
| x |
____________________
1 Đối với các cụm hồ có thể đầu tư từng hồ độc lập hoặc cả cụm hồ tùy theo khả năng cân đối nguồn vốn.
Phụ lục III. XÂY DỰNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ CHO VÙNG
(Kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
____________
TT | Nhiệm vụ, đề án | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian trình | Cấp trình |
1 | Đề án nghiên cứu phát triển Thái Nguyên thành trung tâm chuyển đổi số của vùng | Bộ Thông tin và Truyền thông | Các bộ ngành có liên quan và các địa phương trong vùng | Năm 2025 | Thủ tướng Chính phủ |
2 | Xây dựng cơ chế, chính sách hiệu quả trong quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên, nhất là tài nguyên nước, khoáng sản, tài nguyên rừng | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các bộ, ngành và các địa phương | Năm 2025 | Thủ tướng Chính phủ |
3 | Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh liên kết trong ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các bộ, ngành và các địa phương | Năm 2025 | Thủ tướng Chính phủ |
Phụ lục IV. DANH MỤC CÁC QUY HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG THUỘC THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG HẾT HIỆU LỰC
(Kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
______________
TT | Tên quy hoạch | Cơ quan ban hành | Số Quyết định ban hành | Ngày ban hành |
1 | Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020 | Thủ tướng Chính phủ | 1064/QĐ-TTg | 08/7/2013 |
2 | Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 | Bộ trưởng Bộ Công Thương | 1092/QĐ-BCT | 05/4/2012 |
3 | Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 | Bộ trưởng Bộ Công Thương | 9527/QĐ-BCT | 16/12/2013 |
4 | Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 | Bộ trưởng Bộ Công Thương | 8217/QĐ-BCT | 28/12/2012 |
5 | Quy hoạch phát triển điện lực vùng trung du miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2025 | Bộ trưởng Bộ Công Thương | 6798/QĐ-BCT | 23/12/2011 |
6 | Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 | Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 91/2008/QĐ-BVHTTDL | 30/12/2008 |