Chỉ thị 05/2007/CT-BXD của Bộ Xây dựng về việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2007 - 2010
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 05/2007/CT-BXD
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 05/2007/CT-BXD | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Hồng Quân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 09/04/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Doanh nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 05/2007/CT-BXD
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
 CHỈ THỊ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 05/2007/CT-BXD NGÀY 09
THÁNG 4 NĂM 2007
VỀ VIỆC TIẾP TỤC NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
THUỘC BỘ XÂY DỰNG
GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
         Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, lần thứ chín
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX; thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ
giao tại các Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 28-2-2003, số 102/2005/QĐ-TTg ngày
12-5-2005 về việc phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc Bộ Xây dựng
giai đoạn 2003 – 2005, trong 02 năm 2005, 2006; đến nay, các Tổng công ty, Công
ty độc lập trực thuộc Bộ đã hoàn thành cổ phần hóa và thực hiện các giải pháp sắp
xếp khác đối với hầu hết các đơn vị thành viên hạch toán độc lập và nhiều đơn vị
phụ thuộc; toàn bộ các Tổng công ty nhà nước và các Công ty độc lập thuộc Bộ đã
chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con; các Công
ty mẹ sau chuyển đổi đã, đang và sẽ được cổ phần hóa theo lộ trình đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
           Để bảo đảm hoàn thành kế hoạch và tiếp
tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc Bộ giai đoạn
2007 – 2010; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số
1447/VPCP-ĐMDN ngày 20-3-2007 về sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn
2007 - 2010, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu : Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc các Tổng công ty – Công ty mẹ trong mô hình Công ty mẹ – Công ty con
trực thuộc Bộ khẩn trương tổ chức thực hiện những nội dung công việc dưới đây :
           1. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao
chất lượng về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty (Công ty) theo mô hình Công
ty mẹ – Công ty con
           1.1. Tổ chức quán triệt và thực hiện
nghiêm túc các quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty theo
mô hình Công ty mẹ – Công ty con đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt, đặc
biệt là các quy định về mối quan hệ giữa Tổng công ty với các Công ty con, Công
ty liên kết; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý tài chính
của Tổng công ty.
           1.2. Kiện toàn về số lượng và chất lượng
Hội đồng quản trị Tổng công ty, bảo đảm phân công phân nhiệm rành mạch, làm rõ
quyền và trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng quản trị.
           1.3. Xây dựng, báo cáo Bộ kế hoạch bán
bớt hoặc bán hết phần vốn nhà nước tại các đơn vị đã cổ phần hóa mà xét thấy không
cần thiết phải nắm giữ cổ phần, cổ phần chi phối; góp vốn thành lập mới các Công
ty cổ phần ở những lĩnh vực cần phát triển nhằm thực hiện cơ cấu hợp lý vốn đầu
tư vào các doanh nghiệp khác, giảm bớt số đầu mối doanh nghiệp có quy mô nhỏ,
hoạt động cùng ngành, nghề, cùng địa bàn. Việc giảm tỷ lệ phần vốn nhà nước có
thể được thực hiện thông qua hình thức giữ nguyên phần vốn nhà nước và tăng vốn
điều lệ của Công ty cổ phần.
           1.4. Rà soát, điều chỉnh danh sách cán
bộ được cử làm đại diện phần vốn của Tổng công ty ở các doanh nghiệp khác; xây
dựng và ban hành Quy chế hoạt động của người đại diện, trong đó quy định cụ thể
quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ và mối quan hệ của những cán bộ này đối với
doanh nghiệp mà họ được cử làm đại diện phần vốn của Tổng công ty, đối với Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc, các phòng ban chức năng của Tổng công ty.
1.5. Tổ chức theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đã
cổ phần hóa, phát hiện kịp thời những diễn biến bất thường để có giải pháp xử lý
phù hợp.                 Â
           1.6. Xây dựng và tổ chức thực hiện các
giải pháp lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, phân loại và xử lý nợ xấu, linh
hoạt trong huy động và sử dụng vốn cho sản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển.
1.7. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng
các kiến thức về kinh tế thị trường, quản trị kinh doanh, những cam kết khi Việt
Nam gia nhập WTO có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ
quản lý; xây dựng lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao để chủ động đáp ứng
yêu cầu sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty.
2. Đẩy mạnh cổ phần hóa các Công ty mẹ đã được chuyển đổi
từ các Tổng công ty, Công ty độc lập thuộc Bộ
Kế hoạch cổ phần hóa các Công ty mẹ được chuyển đổi từ các Tổng công ty thuộc
Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày
29-12-2006. Trong điều kiện một số chính sách liên quan đến cổ phần hóa có thay
đổi và tính chất, đặc điểm của mỗi đơn vị có khác nhau, việc triển khai các bước
công việc cổ phần hóa phải được nghiên cứu kỹ, tiến hành thận trọng, đặc biệt là
khâu xác định giá trị doanh nghiệp, xác định cơ cấu vốn điều lệ, bán đấu giá cổ
phần...
2.1. Đối với 05 Công ty mẹ (gồm 04 Tổng
công ty và 01 Công ty độc lập) đã có Quyết định cổ phần hóa trong năm 2007, việc
triển khai quy trình cổ phần hóa được khẩn trương tiến hành ngay từ đầu năm. Các
đơn vị xây dựng lộ trình cụ thể, trong đó ấn định rõ các thời điểm : trình Bộ
quyết định giá trị doanh nghiệp, trình Bộ thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt phương án cổ phần hóa, bảo đảm hoàn thành cổ phần hóa theo đúng kế hoạch.
           2.2. Đối với các Công ty mẹ (Tổng công
ty) sẽ cổ phần hóa trong các năm 2008 - 2010, song song với việc tiếp tục kiện
toàn về tổ chức và hoạt động theo các nội dung nêu tại mục 1 trên đây, phải chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng thực hiện cổ phần hóa hoặc áp dụng các hình
thức sắp xếp khác trong thời gian sớm nhất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nghiên cứu, xây dựng định hướng phát triển của Tổng công
ty (Công ty) theo hướng tăng cường tích tụ, tập
trung các nguồn lực, hình thành các tổ chức kinh tế mạnh, đa sở hữu trong đó sở
hữu nhà nước giữ vai trò chi phối; kinh doanh đa ngành trong đó có ngành nghề
kinh doanh chính thuộc những lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển ngành;
có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; có đủ năng lực cạnh
tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, làm nòng cốt trong việc xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước :
3.1. Phân tích, rà soát, đánh giá chính xác, trung thực, khách quan thực trạng
của đơn vị về tổ chức, cán bộ, tài chính, năng lực và hiệu quả sản xuất – kinh
doanh, khả năng phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn 2007- 2010.
3.2. Trên cơ sở phân tích các yếu tố thị trường, thực trạng của đơn vị, tổ
chức xây dựng định hướng phát triển và xác định các giải pháp về tổ chức, về vốn,
công nghệ, thị trường... nhằm thực hiện định hướng phát triển.
3.3. Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc hình
thành và phương thức tổ chức, cơ chế vận hành của mô hình tổ chức kinh tế mạnh
(Tập đoàn kinh tế) để đề xuất phương án đổi mới tổ chức của đơn vị, phù hợp với
quy định của pháp luật và phù hợp với định hướng phát triển của đơn vị trong
giai đoạn 2007- 2010.
3.4. Hội đồng
quản trị Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam phối hợp với Ban Đổi
mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ khẩn trương chỉ đạo việc xây dựng và hoàn
chỉnh Đề án hình thành Tập đoàn kinh tế, báo cáo Bộ trong Quý II-2007; Ban Đổi
mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Xây dựng tổ chức nghiên cứu việc hình thành Tập
đoàn Phát triển nhà ở và đô thị để chi phối được thị trường bất động sản, trình
Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số
1447/VPCP-ĐMDN ngày 20-3-2007.
Với các nội dung công việc nêu trên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng
công ty (Công ty mẹ) xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng đầu việc, báo
cáo về Bộ trước ngày 20-4-2007.
           Giao Ban Đổi mới và phát triển doanh
nghiệp Bộ Xây dựng, các Vụ : Tổ chức cán bộ, Kinh tế tài chính, Kế hoạch thống
kê, Xây lắp theo chức năng, nhiệm vụ của mình theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn
vị tổ chức thực hiện; định kỳ hàng Quý tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả thực
hiện của các đơn vị.
           Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc các Tổng
công ty, Công ty mẹ trong mô hình Công ty mẹ – Công ty con và Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
   BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân